+ Kinh thánh không phải là một quyển sách chỉ dạy những điều hay lẽ phải, mà Kinh thánh có mục đích là đem sự cứu rỗi cho loài người. Đó là điều mà các sách khác không bao giờ có (Giăng 20:31; II Timôthê 3:15-16).
+ Kinh thánh cũng là sách chân thật, vì những lời trong Kinh thánh hoàn toàn ứng nghiệm trên thế giới, nhất là trên dân Isơraên và trên chính người tin nhận Kinh thánh.
+ Kinh thánh cũng là sách chân thật, vì những lời trong Kinh thánh hoàn toàn ứng nghiệm trên thế giới, nhất là trên dân Isơraên và trên chính người tin nhận Kinh thánh.
Câu 193. Cựu, Tân ước khác nhau?
+ Cựu ước + Tân ước
Về hình thức :
(1) Có 39 sách (1) Có 27 sách
(2) Viết bằng tiếng Hibálai (2) Viết bằng tiếng Hilạp
(3) Đa số là tiên tri viết (3) Đa số là sứ đồ viết
(4) Dùng danh Giêhôva (4) Dùng danh Cha
Về nội dung:
(a) Đề cập lịch sử Isơraên (a) Đề cập lịch sử Hội thánh
(b) Căn bản trên luật pháp (b) Căn bản trên huyết Chúa Giêxu
(c) Từ tốt đẹp đến tội lỗi (c) Từ tội lỗi đến tốt đẹp
+ Tuy nhiên, sự khác nhau này không phải là trái nhau, nhưng bổ sung cho nhau.
Về hình thức :
(1) Có 39 sách (1) Có 27 sách
(2) Viết bằng tiếng Hibálai (2) Viết bằng tiếng Hilạp
(3) Đa số là tiên tri viết (3) Đa số là sứ đồ viết
(4) Dùng danh Giêhôva (4) Dùng danh Cha
Về nội dung:
(a) Đề cập lịch sử Isơraên (a) Đề cập lịch sử Hội thánh
(b) Căn bản trên luật pháp (b) Căn bản trên huyết Chúa Giêxu
(c) Từ tốt đẹp đến tội lỗi (c) Từ tội lỗi đến tốt đẹp
+ Tuy nhiên, sự khác nhau này không phải là trái nhau, nhưng bổ sung cho nhau.
Câu 194. Công giáo dùng Kinh thánh
+ Nói chung, bản Kinh thánh giữa Giáo hội Công giáo và Tin lành trong phạm vi 66 sách thì không có gì khác (chỉ khác cách dùng từ). Tuy nhiên, các bản dịch của Công giáo Lamã thường thêm vài sách không có trong kinh điển Tin lành và Do thái giáo. Ngoài ra, người Công giáo Lamã còn công nhận giáo lịnh của Giáo hoàng như Lời Chúa, cùng một số lời truyền khẩu.
+ Vấn đề học Kinh thánh không hiểu, không phải chỉ có ở ngày nay, mà đã có từ thời Đức Chúa Giêxu trên đất với nhiều lý do:
• Giăng 5:39, Hiểu sai mục đích của Chúa.
• II Timôthê 3:7, Người phạm tội không ăn năn nên học Kinh thánh mà không hiểu.
• II Phierơ 3:16, Tin không quyết nên hiểu sai.
• II Côr 3:14-15, Có định kiến với Kinh thánh nên không thể hiểu.
+ Kinh nghiệm giải kinh cho thấy người Công giáo dùng Kinh thánh giải thích điều họ làm thay vì phải làm theo điều Kinh thánh dạy.
+ Vấn đề học Kinh thánh không hiểu, không phải chỉ có ở ngày nay, mà đã có từ thời Đức Chúa Giêxu trên đất với nhiều lý do:
• Giăng 5:39, Hiểu sai mục đích của Chúa.
• II Timôthê 3:7, Người phạm tội không ăn năn nên học Kinh thánh mà không hiểu.
• II Phierơ 3:16, Tin không quyết nên hiểu sai.
• II Côr 3:14-15, Có định kiến với Kinh thánh nên không thể hiểu.
+ Kinh nghiệm giải kinh cho thấy người Công giáo dùng Kinh thánh giải thích điều họ làm thay vì phải làm theo điều Kinh thánh dạy.
Câu 195. Kinh thánh và Khoa học
+ Câu mà tôi muốn hỏi bạn là có điều nào bạn thấy trong Kinh thánh không theo kịp tiến bộ của khoa học? Trái lại, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy khoa học càng ngày càng tìm được những bằng cớ hổ trợ cho Kinh thánh.
1. Sáng 1:2
. . . Khoa học cho rằng NƯỚC là dấu hiệu của sự sống và Kinh thánh đã nói đến NƯỚC trước khi bắt đầu có các sự sống khác trên trái đất.
2. Sáng 1:6-8
Kinh thánh cho biết bầu trời với màu xanh của nước trước khi các sinh vật xuất hiện. Bạn hãy hỏi các khoa học gia tại sao có và công dụng của bầu trời xanh, khoa học biết được khi nào?
3. Gióp 26:7
Hơn 4.000 năm trước, Kinh thánh đã nói chỗ đứng của Trái đất. Bạn biết khoa học giải thích và chứng minh Trái đất trong không gian khi nào không?
4. Thi thiên 19:1-4, Kinh thánh đã nói sóng vô tuyến, còn khoa học giải thích khi nào?
+ Điều bạn phải nhớ là Kinh thánh không phải là quyển sách được viết ra để bạn chỉ tìm những vấn đề khoa học, mà chính là để bạn biết một điều khoa học không có: Tội lỗi của bạn và SỰ CỨU RỖI trong ĐỨC CHÚA GIÊXU (Giăng 20:31).
1. Sáng 1:2
. . . Khoa học cho rằng NƯỚC là dấu hiệu của sự sống và Kinh thánh đã nói đến NƯỚC trước khi bắt đầu có các sự sống khác trên trái đất.
2. Sáng 1:6-8
Kinh thánh cho biết bầu trời với màu xanh của nước trước khi các sinh vật xuất hiện. Bạn hãy hỏi các khoa học gia tại sao có và công dụng của bầu trời xanh, khoa học biết được khi nào?
3. Gióp 26:7
Hơn 4.000 năm trước, Kinh thánh đã nói chỗ đứng của Trái đất. Bạn biết khoa học giải thích và chứng minh Trái đất trong không gian khi nào không?
4. Thi thiên 19:1-4, Kinh thánh đã nói sóng vô tuyến, còn khoa học giải thích khi nào?
+ Điều bạn phải nhớ là Kinh thánh không phải là quyển sách được viết ra để bạn chỉ tìm những vấn đề khoa học, mà chính là để bạn biết một điều khoa học không có: Tội lỗi của bạn và SỰ CỨU RỖI trong ĐỨC CHÚA GIÊXU (Giăng 20:31).
Câu 196. Chiếc tàu Nô ê
+ Kinh thánh không hề nói Nôê đem tất cả các loài súc vật trên thế giới vào tàu (Sáng 6:19-20; 7:19). Chúng ta có thể hiểu:
1. Những súc vật nầy trong khả năng Nôê tìm được (không tập hợp đủ cả).
2. Hoặc Nôê đem vào tàu những loài không thể bảo tồn sự sống được.
3. Hoặc những súc vật nào đến được tàu.
Để hiểu được một chút loài vật nào, chúng ta đọc Lêviký 11.
+ Tuy nhiên, từ khúc Kinh thánh nầy, chúng ta lại thấy nhiều điều hợp lý:
• Các dân tộc trên thế giới đều có truyền thuyết về nước lụt.
• Năm 1609 - 1621, một người Hòa Lan tên Peter Janson đã đóng thí nghiệm một chiếc tàu có kích thước giống như vậy. Điều kỳ diệu là nó vừa chịu được sóng gió, vừa có khả năng tồn trữ khá cao.
• Câu chuyện nầy cũng dạy cho loài người về khả năng tiên đoán về thiên tai (nước lụt) của một số sinh vật, chúng biết trước và đã vào tàu với Nôê.
+ Còn lại vài chi tiết, chúng ta chưa hiểu hết, chưa giải thích được không có nghĩa là không đúng. Chúng ta còn chờ đợi Đức Chúa Trời ban cho nhân loại thêm hiểu biết để giải thích thêm. Ngoài ra, xin nhắc bạn nhớ về Đức Chúa Trời trong Sáng 18: 14; Luca 1:37.
1. Những súc vật nầy trong khả năng Nôê tìm được (không tập hợp đủ cả).
2. Hoặc Nôê đem vào tàu những loài không thể bảo tồn sự sống được.
3. Hoặc những súc vật nào đến được tàu.
Để hiểu được một chút loài vật nào, chúng ta đọc Lêviký 11.
+ Tuy nhiên, từ khúc Kinh thánh nầy, chúng ta lại thấy nhiều điều hợp lý:
• Các dân tộc trên thế giới đều có truyền thuyết về nước lụt.
• Năm 1609 - 1621, một người Hòa Lan tên Peter Janson đã đóng thí nghiệm một chiếc tàu có kích thước giống như vậy. Điều kỳ diệu là nó vừa chịu được sóng gió, vừa có khả năng tồn trữ khá cao.
• Câu chuyện nầy cũng dạy cho loài người về khả năng tiên đoán về thiên tai (nước lụt) của một số sinh vật, chúng biết trước và đã vào tàu với Nôê.
+ Còn lại vài chi tiết, chúng ta chưa hiểu hết, chưa giải thích được không có nghĩa là không đúng. Chúng ta còn chờ đợi Đức Chúa Trời ban cho nhân loại thêm hiểu biết để giải thích thêm. Ngoài ra, xin nhắc bạn nhớ về Đức Chúa Trời trong Sáng 18: 14; Luca 1:37.
Câu 197. Ngày thứ tư vô lý
+ Bạn nên xem lại Kinh thánh kỹ hơn. Đức Chúa Trời không hề dựng nên sự tối và không khoa học gia nào nói: Sự tối và sự sáng chỉ do mặt trời và mặt trăng.
+ Kinh thánh cho chúng ta biết rằng, ngoài mặt trời và mặt trăng, chúng ta còn có một nguồn sáng nữa (Khải 21:23-25), ấy là chính Chúa. Khoa học cũng xác nhận không phải chỉ có một mặt trời trong vũ trụ, mà có khoảng 100.000 tỉ sao như mặt trời trong thiên hà của chúng ta, rồi trong Vũ trụ lại có độ 2.000 tỉ thiên hà như vậy.
+ Do đó vấn đề ngày thứ tư phải hiểu theo 2 cách:
1. Sự sáng trong vũ trụ đã có trước (Khải 21:23-25) và ngày thứ tư mới có mặt trời.
2. Trong ngày thứ nhất đã xuất hiện các vì sao, trong đó có mặt trời và mặt trăng; nhưng lúc bấy giờ chưa xuất hiện rõ trong bầu trời (vì mây mù?). Phải đợi đến ngày thứ tư mới lộ ra trên bầu trời.
Dầu khoa học chưa xác định nguồn gốc vũ trụ, nhưng các giả thuyết đưa ra: Thuyết tinh vân, bụi vũ trụ . . . cũng đủ hổ trợ cho Kinh thánh. Bạn thấy rõ khoa học đã hổ trợ Kinh thánh.
+ Kinh thánh cho chúng ta biết rằng, ngoài mặt trời và mặt trăng, chúng ta còn có một nguồn sáng nữa (Khải 21:23-25), ấy là chính Chúa. Khoa học cũng xác nhận không phải chỉ có một mặt trời trong vũ trụ, mà có khoảng 100.000 tỉ sao như mặt trời trong thiên hà của chúng ta, rồi trong Vũ trụ lại có độ 2.000 tỉ thiên hà như vậy.
+ Do đó vấn đề ngày thứ tư phải hiểu theo 2 cách:
1. Sự sáng trong vũ trụ đã có trước (Khải 21:23-25) và ngày thứ tư mới có mặt trời.
2. Trong ngày thứ nhất đã xuất hiện các vì sao, trong đó có mặt trời và mặt trăng; nhưng lúc bấy giờ chưa xuất hiện rõ trong bầu trời (vì mây mù?). Phải đợi đến ngày thứ tư mới lộ ra trên bầu trời.
Dầu khoa học chưa xác định nguồn gốc vũ trụ, nhưng các giả thuyết đưa ra: Thuyết tinh vân, bụi vũ trụ . . . cũng đủ hổ trợ cho Kinh thánh. Bạn thấy rõ khoa học đã hổ trợ Kinh thánh.
Câu 198. Chúa giết Môi se
+ Lý do Chúa muốn giết Môise là ông không làm phép cắt bì cho con của ông, tức là Môise bội nghịch giao ước của Chúa (Sáng 17: 14). Chúa kêu gọi Môise làm công việc Chúa, dẫn dắt dân sự nhưng chính ông lại không vâng lời Chúa, không làm gương cho dân sự thì tội thật đáng chết.
+ Đây là bài học cho bạn, nếu bạn biết Chúa thật kêu gọi bạn hầu việc Chúa, mà bạn không vâng lời, không làm gương tốt, thì chắc chắn không tránh khỏi cơn giận của Chúa.
+ Đây là bài học cho bạn, nếu bạn biết Chúa thật kêu gọi bạn hầu việc Chúa, mà bạn không vâng lời, không làm gương tốt, thì chắc chắn không tránh khỏi cơn giận của Chúa.
Câu 199. Mâu thuẩn Kinh thánh
+ Câu nầy được giải thích nhiều cách:
• Mathiơ nói chung là đem theo như một gia tài riêng để dự bị. Còn Mác nói như một phương tiện cần thiết để đi đường.
• Trong nguyên văn Hilạp, Mathiơ 10:10 dịch chữ GIÀY, Mác 6:8 là chữ DÉP và Mathiơ 10:10 dùng chữ CÁC cây gậy (nhiều) còn Mác 6:8 nhấn mạnh MỘT cây gậy.
+ Điều Đức Chúa Giêxu muốn dạy chúng ta là: Đi giảng Tin lành không phải là đi du lịch, nên không cần đem theo quá nhiều tài sản; đi giảng Tin lành không phải là đi ăn xin, nên cần có những nhu cầu tối thiểu cho cá nhân mình.
• Mathiơ nói chung là đem theo như một gia tài riêng để dự bị. Còn Mác nói như một phương tiện cần thiết để đi đường.
• Trong nguyên văn Hilạp, Mathiơ 10:10 dịch chữ GIÀY, Mác 6:8 là chữ DÉP và Mathiơ 10:10 dùng chữ CÁC cây gậy (nhiều) còn Mác 6:8 nhấn mạnh MỘT cây gậy.
+ Điều Đức Chúa Giêxu muốn dạy chúng ta là: Đi giảng Tin lành không phải là đi du lịch, nên không cần đem theo quá nhiều tài sản; đi giảng Tin lành không phải là đi ăn xin, nên cần có những nhu cầu tối thiểu cho cá nhân mình.
Câu 200. Mâu thuẩn Rôma 2:13; 3: 20
+ Bạn đứng quan điểm bên ngoài thì nhận định của bạn đúng. Nhưng nếu bạn đứng vào vị trí khác nhau của 2 câu Kinh thánh trên thì bạn sẽ thấy không mâu thuẫn. Vị trí đó như thế nầy :
• Rôma 2:13 là vị trí một người chưa phạm tội, chưa phạm luật pháp thì việc tuân giữ luật pháp có hiệu quả là xưng công bình cho người đó.
• Rôma 3:20 là vị trí của một người phạm tội, đã vi phạm luật pháp (3:10-18), một người đã phạm tội thì việc tuân giữ luật pháp sau đó không còn hiệu lực xưng công bình, mà là chỉ cho biết tội thêm.
+ Một tội nhân giết người bỏ chạy đến một ngã tư đường, thì chấp hành luật lệ giao thông, ngừng lại khi đèn đỏ. Hành động giữ luật giao thông nầy không giúp anh ta miễn tội giết người, mà chỉ càng mau bị hình phạt.
+ Bạn phải nhớ tất cả chúng ta đều ở vị trí Rôma 3:20.
• Rôma 2:13 là vị trí một người chưa phạm tội, chưa phạm luật pháp thì việc tuân giữ luật pháp có hiệu quả là xưng công bình cho người đó.
• Rôma 3:20 là vị trí của một người phạm tội, đã vi phạm luật pháp (3:10-18), một người đã phạm tội thì việc tuân giữ luật pháp sau đó không còn hiệu lực xưng công bình, mà là chỉ cho biết tội thêm.
+ Một tội nhân giết người bỏ chạy đến một ngã tư đường, thì chấp hành luật lệ giao thông, ngừng lại khi đèn đỏ. Hành động giữ luật giao thông nầy không giúp anh ta miễn tội giết người, mà chỉ càng mau bị hình phạt.
+ Bạn phải nhớ tất cả chúng ta đều ở vị trí Rôma 3:20.
Câu 201. Hôsana
+ Theo tiếng Hibálai (Hêbơrơ) HÔSANA có nghĩa là 'Vậy xin hãy cứu' được dùng như tiếng hoan hô, hoan nghinh.
Câu 202. Mathiơ 11: 12
+ Có 2 ý để giải thích :
• Chữ HÃM ÉP (bản cũ) có thể hiểu là hạn chế. Từ Cựu ước đến đời Giăng Báptít (11:13), thì nước Thiên đàng hay sự cứu rỗi bị sức mạnh của tội lỗi, xác thịt, ma quỉ tìm cách hạn chế, ngăn cản (cho nên việc tuân giữ luật pháp để được cứu không thành, Rôma 3:10) choán lấy.
• Bản nhuận chánh dịch: "Từ ngày Giăng Báptít đến nay, phải nổ lực mà vào Nước Trời, kẻ nổ lực chiếm được." Có nghĩa là thời kỳ Giăng Báptít là thời kỳ luật pháp, là thời con người nổ lực, cố gắng, phải LÀM theo luật pháp để chiếm được (thời ân điển loài người chỉ cần TIN nên kể là lớn hơn Giăng).
Kết hiệp 2 ý lại, chúng ta có cái nình toàn diện về thái độ đối với Nước Thiên đàng (sự cứu rỗi):
• Bên ngoài thì kẻ thù tìm cách ngăn trở.
• Bên trong vẫn còn nhiều người nổ lực vào.
Phần Kinh thánh nầy, Đức Chúa Giêxu đang so sánh giữa Cựu và Tân ước. Một bên Cựu ước đòi con người cố gắng và có nhiều mặt hạn chế; bên Tân ước chỉ cần TIN.
• Chữ HÃM ÉP (bản cũ) có thể hiểu là hạn chế. Từ Cựu ước đến đời Giăng Báptít (11:13), thì nước Thiên đàng hay sự cứu rỗi bị sức mạnh của tội lỗi, xác thịt, ma quỉ tìm cách hạn chế, ngăn cản (cho nên việc tuân giữ luật pháp để được cứu không thành, Rôma 3:10) choán lấy.
• Bản nhuận chánh dịch: "Từ ngày Giăng Báptít đến nay, phải nổ lực mà vào Nước Trời, kẻ nổ lực chiếm được." Có nghĩa là thời kỳ Giăng Báptít là thời kỳ luật pháp, là thời con người nổ lực, cố gắng, phải LÀM theo luật pháp để chiếm được (thời ân điển loài người chỉ cần TIN nên kể là lớn hơn Giăng).
Kết hiệp 2 ý lại, chúng ta có cái nình toàn diện về thái độ đối với Nước Thiên đàng (sự cứu rỗi):
• Bên ngoài thì kẻ thù tìm cách ngăn trở.
• Bên trong vẫn còn nhiều người nổ lực vào.
Phần Kinh thánh nầy, Đức Chúa Giêxu đang so sánh giữa Cựu và Tân ước. Một bên Cựu ước đòi con người cố gắng và có nhiều mặt hạn chế; bên Tân ước chỉ cần TIN.
Câu 203. I Côrinhtô 3: 15
+ Tham khảo Mathiơ 3: 12; 13: 40 chúng ta biết lửa ở đây là chỉ về sự phán xét của Chúa. Phần Kinh thánh nầy, Phao lô đang nói về những công tác mà Cơ đốc nhân làm bởi cớ tích nào, từ cớ tích đó Chúa sẽ thưởng phạt cho họ.
+ Một người qua lửa là một người thoát ra khỏi trận cháy như Lót thoát khỏi trận cháy Sôđôm, không còn lại một vật nào, chỉ cứu được chính mình.
+ Bạn phải lưu ý cách dùng chữ so sánh câu của Phaolô: DƯỜNG NHƯ giống như, Phaolô muốn dùng một hình ảnh cụ thể (đám cháy) để diễn tả một việc thiêng liêng (được cứu mà không được thưởng). Có một số người hiểu sai, cho rằng phải vào một nơi có lửa để luyện tội (ngục luyện tội) ở đời sau.
+ Kết lại, Phaolô trình bày trường hợp Cơ đốc nhân được cứu, nhưng không được thưởng, không phải vì họ lười biếng, nhưng vì cớ tích làm việc cho Chúa của họ không đặt trên sự gây dựng (nền tảng Đức Chúa Giêxu Christ) Philíp 1:17 - Cho nên vấn đề không phải là có làm công việc Chúa không, mà chính là nguyên nhân nào khiến bạn làm công việc Chúa.
+ Một người qua lửa là một người thoát ra khỏi trận cháy như Lót thoát khỏi trận cháy Sôđôm, không còn lại một vật nào, chỉ cứu được chính mình.
+ Bạn phải lưu ý cách dùng chữ so sánh câu của Phaolô: DƯỜNG NHƯ giống như, Phaolô muốn dùng một hình ảnh cụ thể (đám cháy) để diễn tả một việc thiêng liêng (được cứu mà không được thưởng). Có một số người hiểu sai, cho rằng phải vào một nơi có lửa để luyện tội (ngục luyện tội) ở đời sau.
+ Kết lại, Phaolô trình bày trường hợp Cơ đốc nhân được cứu, nhưng không được thưởng, không phải vì họ lười biếng, nhưng vì cớ tích làm việc cho Chúa của họ không đặt trên sự gây dựng (nền tảng Đức Chúa Giêxu Christ) Philíp 1:17 - Cho nên vấn đề không phải là có làm công việc Chúa không, mà chính là nguyên nhân nào khiến bạn làm công việc Chúa.
Câu 204. Tư tưởng cao quá lẽ
+ Câu Kinh thánh này có nghĩa: "Coi mình cao quá đáng" (Rôma 12:3) đó là tinh thần kiêu ngạo, coi mình là quan trọng.
+ Việc của bạn giống như các sứ đồ, các anh hùng đức tin là ước muốn tốt. Vì Chúa chẳng phải muốn bạn giống như những người đó, mà muốn bạn giống như chính Ngài (Philíp 3:10-11) và làm những việc lớn hơn Ngài làm (Giăng 14:12).
+ Nhưng bạn muốn có một đời sống như vậy để làm gì? Để khoe khoang? Hay là để Chúa dùng phục sự Chúa như các vị đó?
+ Muốn sống như vậy, bạn phải đọc lại Rôma 12:1-2 trước khi đọc câu 3 nầy, rồi đọc câu 4 đến đoạn 15 và cứ làm theo.
+ Việc của bạn giống như các sứ đồ, các anh hùng đức tin là ước muốn tốt. Vì Chúa chẳng phải muốn bạn giống như những người đó, mà muốn bạn giống như chính Ngài (Philíp 3:10-11) và làm những việc lớn hơn Ngài làm (Giăng 14:12).
+ Nhưng bạn muốn có một đời sống như vậy để làm gì? Để khoe khoang? Hay là để Chúa dùng phục sự Chúa như các vị đó?
+ Muốn sống như vậy, bạn phải đọc lại Rôma 12:1-2 trước khi đọc câu 3 nầy, rồi đọc câu 4 đến đoạn 15 và cứ làm theo.
Câu 205. Quan xét 11
+ Có 2 ý giải thích:
1. Con gái Giép thê ở ẩn, biệt mình vào nơi kể như đã chết.
2. Hoặc Giép thê thật đã giết con dâng tế.
+ Dầu giải thích cách nào, chúng ta cũng học được 2 điều theo Truyền đạo 5:2-5 :
• Chớ vội vàng hứa nguyện (hứa nguyện theo cảm xúc).
• Kinh thánh không nói, nhưng chắc chắn Giép thê đã hoàn nguyện. Đức Chúa Trời là Đấng Thánh yêu thương, chắc chắn không để sự hoàn nguyện nầy vi phạm bản tánh của Ngài. Trong Sáng 22, Chúa không cho Ápraham giết Ysác để dâng, Ngài chỉ thử.
1. Con gái Giép thê ở ẩn, biệt mình vào nơi kể như đã chết.
2. Hoặc Giép thê thật đã giết con dâng tế.
+ Dầu giải thích cách nào, chúng ta cũng học được 2 điều theo Truyền đạo 5:2-5 :
• Chớ vội vàng hứa nguyện (hứa nguyện theo cảm xúc).
• Kinh thánh không nói, nhưng chắc chắn Giép thê đã hoàn nguyện. Đức Chúa Trời là Đấng Thánh yêu thương, chắc chắn không để sự hoàn nguyện nầy vi phạm bản tánh của Ngài. Trong Sáng 22, Chúa không cho Ápraham giết Ysác để dâng, Ngài chỉ thử.
Câu 206. Con thú Khải huyền 13
+ Điều chắc chắn Kinh thánh không nói con thú là 'con thú' theo nghĩa đen. Nhưng những con thú nầy chỉ về những thế lực của ma quỉ và thế lực chống lại Đức Chúa Trời.
+ Về ứng dụng cụ thể, có nhiều cách giải thích khác nhau chỉ về nước nầy hoặc vua kia, nhưng chỉ là những lời giải thích dự đoán. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý đó là các thế lực chống lại chính Chúa. Đó là ma quỉ và những con người thuộc về ma quỉ.
+ Về ứng dụng cụ thể, có nhiều cách giải thích khác nhau chỉ về nước nầy hoặc vua kia, nhưng chỉ là những lời giải thích dự đoán. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý đó là các thế lực chống lại chính Chúa. Đó là ma quỉ và những con người thuộc về ma quỉ.
Câu 207. Đặc quyền của Phierơ
+ Tôi không hiểu bạn muốn nói đặc quyền nào? Đặc quyền mà Đức Chúa Giêxu ban cho Phierơ là mở cánh cửa giảng Tin lành:
• Công vụ 2:14-15, chính Phierơ là người mở cửa Tin lành đầu tiên cho người Do thái.
• Công vụ 10, cũng chính Phierơ là người mở cửa Tin lành cho người ngoại bang.
Thật vậy, Phierơ luôn luôn là người đi tiên phong trong những đối tượng mới để giảng Tin lành.
+ Điều chắc chắn là Đức Chúa Giêxu không hề ban cho Phierơ đặc quyền làm Đức Chúa Trời trên đất. Chúng ta hãy nghe Phierơ phát biểu ý kiến :
• Công vụ 3:12, 16 ông không có quyền năng gì.
• Công vụ 4:12 không có danh nào trừ ra Đức Chúa Giêxu cứu con người.
• Công vụ 10:25-26 ông cũng là người.
• I Phierơ 5:1 ông cũng chỉ là một trong các Trưởng lão.
+ Bạn cũng phải nhớ Đức Chúa Giêxu ban cho Phierơ đặc quyền mở cửa (công đầu) giảng Tin lành, vì Phierơ nhìn biết Đức Chúa Giêxu là Đấng Christ chứ không phải vì thấy ông là người đại diện cho Chúa.
+ Hội thánh đầu tiên trong 4 thế kỷ đầu không hề có ý niệm gì về chức vụ Giáo hoàng.
• Công vụ 2:14-15, chính Phierơ là người mở cửa Tin lành đầu tiên cho người Do thái.
• Công vụ 10, cũng chính Phierơ là người mở cửa Tin lành cho người ngoại bang.
Thật vậy, Phierơ luôn luôn là người đi tiên phong trong những đối tượng mới để giảng Tin lành.
+ Điều chắc chắn là Đức Chúa Giêxu không hề ban cho Phierơ đặc quyền làm Đức Chúa Trời trên đất. Chúng ta hãy nghe Phierơ phát biểu ý kiến :
• Công vụ 3:12, 16 ông không có quyền năng gì.
• Công vụ 4:12 không có danh nào trừ ra Đức Chúa Giêxu cứu con người.
• Công vụ 10:25-26 ông cũng là người.
• I Phierơ 5:1 ông cũng chỉ là một trong các Trưởng lão.
+ Bạn cũng phải nhớ Đức Chúa Giêxu ban cho Phierơ đặc quyền mở cửa (công đầu) giảng Tin lành, vì Phierơ nhìn biết Đức Chúa Giêxu là Đấng Christ chứ không phải vì thấy ông là người đại diện cho Chúa.
+ Hội thánh đầu tiên trong 4 thế kỷ đầu không hề có ý niệm gì về chức vụ Giáo hoàng.
Câu 208. Nêhêmi 13: 27
+ Bạn đọc lại Nêhêmi 13:23; 24: 26-27 sẽ thấy những người Isơraên (kể cả Salômôn) đều vì kết hôn với người ngoại bang mà phạm tội với Đức Chúa Trời. Lý do là những người đó xui dân Isơraên thờ hình tượng, không vâng lời Chúa.
+ Trường hợp sách Rutơ, bạn đọc kỹ sẽ thấy Đức Chúa Trời không hề ban phước cho gia đình Êlimêléc, khi họ đến Mô áp (Rutơ 1:5; 20 -21) trái lại, Đức Chúa Trời đã làm cho họ trở nên Mara (cay đắng) như bà Naômi đã nhận.
Đức Chúa Trời ban phước cho Rutơ vì nàng quyết định trở lại cùng Đức Chúa Trời (Rutơ 1:16-17). Rutơ thật đã trở nên dân của Đức Chúa Trời trên danh nghĩa.
+ Trường hợp sách Rutơ, bạn đọc kỹ sẽ thấy Đức Chúa Trời không hề ban phước cho gia đình Êlimêléc, khi họ đến Mô áp (Rutơ 1:5; 20 -21) trái lại, Đức Chúa Trời đã làm cho họ trở nên Mara (cay đắng) như bà Naômi đã nhận.
Đức Chúa Trời ban phước cho Rutơ vì nàng quyết định trở lại cùng Đức Chúa Trời (Rutơ 1:16-17). Rutơ thật đã trở nên dân của Đức Chúa Trời trên danh nghĩa.
Câu 209. Cây vả không trái
+ Đặc tính của cây vả: có lá là có trái, nhưng ở cây vả nầy có lá mà không có trái, nghĩa là nó nghịch mùa.
+ Đức Chúa Giêxu quở trách cây vả để dùng nó làm bài học cảnh tỉnh chúng ta. Đời sống Cơ đốc nhân phải có kết quả thật, chứ không phải chỉ bề ngoài.
+ Đức Chúa Giêxu quở trách cây vả để dùng nó làm bài học cảnh tỉnh chúng ta. Đời sống Cơ đốc nhân phải có kết quả thật, chứ không phải chỉ bề ngoài.
Câu 210. Đức Chúa Trời giết Uxa
+ Bạn đọc lại I Samuên 7:1 trở về trước đến đời Các Quan xét, hơn 400 năm Hòm Giao ước của Đức Chúa Trời bị khinh dễ và quên lãng. Mãi đến đời Đavít Hòm Giao ước mới được nhớ đến, nhưng Isơraên đã quên luật lệ về Hòm Giao ước: 'Thầy tế lễ phải khiêng' (Xuất 25:14), mà bây giờ họ lại chở bằng xe.
Hành động phạt Uxa có 2 lý do :
• Đức Chúa Trời không cho dùng xe.
• Cảnh cáo dân sự về vật thánh. Nếu không sẽ có nhiều tội khác xảy ra.
+ Còn Đavít vào đền thờ và ông xin thầy tế lễ vì nhu cầu sự sống cho ông ăn (I Samuên 21:4-6). Nếu Đavít lấy quyền tự cướp lấy, tôi tin rằng Đavít sẽ chết (trường hợp vua Ôxia, II Sử 26:16-21).
Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ và Ngài cũng không vị nể ai, dầu là vua.
Hành động phạt Uxa có 2 lý do :
• Đức Chúa Trời không cho dùng xe.
• Cảnh cáo dân sự về vật thánh. Nếu không sẽ có nhiều tội khác xảy ra.
+ Còn Đavít vào đền thờ và ông xin thầy tế lễ vì nhu cầu sự sống cho ông ăn (I Samuên 21:4-6). Nếu Đavít lấy quyền tự cướp lấy, tôi tin rằng Đavít sẽ chết (trường hợp vua Ôxia, II Sử 26:16-21).
Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ và Ngài cũng không vị nể ai, dầu là vua.
Câu 211. Tha thứ 70 x 7
+ Bạn hãy đọc Sáng 3 sau khi Ađam phạm tội, thì :
• Sáng 3:9 Chúa vẫn yêu thương tìm Ađam.
• Sáng 3:11 Đức Chúa Trời mở đường cho Ađam ăn năn.
• Sáng 3:13a Đức Chúa Trời mở đường cho Êva ăn năn.
+ Rất tiếc cả 2 đã không ăn năn, nên đã bị án phạt. Chúa dạy, Ngài cũng thực hành sự tha thứ theo như bản tánh của Ngài trong Xuất 34:6-7. Tuy nhiên, Ngài tha thứ cho kẻ có tội biết ăn năn nhưng không kể có tội là vô tội.
• Sáng 3:9 Chúa vẫn yêu thương tìm Ađam.
• Sáng 3:11 Đức Chúa Trời mở đường cho Ađam ăn năn.
• Sáng 3:13a Đức Chúa Trời mở đường cho Êva ăn năn.
+ Rất tiếc cả 2 đã không ăn năn, nên đã bị án phạt. Chúa dạy, Ngài cũng thực hành sự tha thứ theo như bản tánh của Ngài trong Xuất 34:6-7. Tuy nhiên, Ngài tha thứ cho kẻ có tội biết ăn năn nhưng không kể có tội là vô tội.
Câu 212. Xem thường nữ giới
+ Không phải Kinh thánh xem thường nữ giới, nhưng Kinh thánh muốn đặt nặng trách nhiệm về phía nam giới, vì nam giới được ban cho sức mạnh về thể xác nhiều hơn (I Phierơ 3:7) và luôn kêu gọi người nam yêu thương bảo bọc người nữ. Bạn cũng thấy những quốc gia ảnh hưởng Cơ đốc giáo, tức là theo sự dạy dỗ của Kinh thánh, thì nữ giới luôn luôn được tôn trọng.
+ Chúa dùng người nam cho công việc bên ngoài, phần việc nặng; cho nữ giới công việc bên trong, phần việc vừa sức. Bạn đừng nghĩ bên ngoài là quan trọng hơn, chỉ dễ thấy hơn, do đó bị hiểu lầm là quan trọng và nhiều hơn. Trong thân thể, các chi thể bên ngoài cũng lệ thuộc ngũ tạng bên trong. Hơn nữa trong Kinh thánh mỗi lần xuất hiện một người nữ là có một biến cố quan trọng xảy ra :
• Sáng 3 Êva xuất hiện, làm đảo lộn Êđen.
• I Samuên 1 - 2 An ne xuất hiện, chấm dứt thời kỳ loạn lạc của Quan xét.
• II Samuên 11:2 Bátsêba xuất hiện, làm rung chuyển triều đình vua Đavít.
• Êxơtê xuất hiện, dân Giuđa được giải cứu.
• Rutơ xuất hiện, nối lại đường dây gia phổ về Đấng Cứu thế đã bị đứt.
• Luca 1:26-38 Mari xuất hiện đem hy vọng cho thế giới.
Chừng ấy phụ nữ mà còn làm đảo lộn, rung chuyển cả thế giới, bạn còn đòi hỏi hết thảy xuất hiện, thì việc gì sẽ xảy ra!
+ Chúa dùng người nam cho công việc bên ngoài, phần việc nặng; cho nữ giới công việc bên trong, phần việc vừa sức. Bạn đừng nghĩ bên ngoài là quan trọng hơn, chỉ dễ thấy hơn, do đó bị hiểu lầm là quan trọng và nhiều hơn. Trong thân thể, các chi thể bên ngoài cũng lệ thuộc ngũ tạng bên trong. Hơn nữa trong Kinh thánh mỗi lần xuất hiện một người nữ là có một biến cố quan trọng xảy ra :
• Sáng 3 Êva xuất hiện, làm đảo lộn Êđen.
• I Samuên 1 - 2 An ne xuất hiện, chấm dứt thời kỳ loạn lạc của Quan xét.
• II Samuên 11:2 Bátsêba xuất hiện, làm rung chuyển triều đình vua Đavít.
• Êxơtê xuất hiện, dân Giuđa được giải cứu.
• Rutơ xuất hiện, nối lại đường dây gia phổ về Đấng Cứu thế đã bị đứt.
• Luca 1:26-38 Mari xuất hiện đem hy vọng cho thế giới.
Chừng ấy phụ nữ mà còn làm đảo lộn, rung chuyển cả thế giới, bạn còn đòi hỏi hết thảy xuất hiện, thì việc gì sẽ xảy ra!
Câu 213. Kinh thánh Là thiên sử hay triết học
+ Kinh thánh không phải chỉ là Thiên sử, vì Kinh thánh được viết ra nói về những sự liên hệ trên trời có mục đích để giải quyết nhu cầu của chính con người (Giăng 20:31).
+ Kinh thánh không phải chỉ là Thánh sử, nghĩa là không phải quyển sách ghi lịch sử người thánh, chuyện thánh, nhưng Kinh thánh cũng ghi những tội nhân, chuyện loài người phạm tội, chuyện hình phạt tội nhân.
+ Kinh thánh không phải là sản phẩm Triết học, dầu Kinh thánh có gợi ý cho nhiều người về những triết lý.
+ II Timôthê 3:15-16 khẳng định Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời.
• Giăng 5:39 Kinh thánh làm chứng về Đức Chúa Giêxu.
• Giăng 20:31 Kinh thánh là sách dẫn con người vào sự cứu rỗi qua Đức Chúa Giêxu.
+ Kinh thánh không phải chỉ là Thánh sử, nghĩa là không phải quyển sách ghi lịch sử người thánh, chuyện thánh, nhưng Kinh thánh cũng ghi những tội nhân, chuyện loài người phạm tội, chuyện hình phạt tội nhân.
+ Kinh thánh không phải là sản phẩm Triết học, dầu Kinh thánh có gợi ý cho nhiều người về những triết lý.
+ II Timôthê 3:15-16 khẳng định Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời.
• Giăng 5:39 Kinh thánh làm chứng về Đức Chúa Giêxu.
• Giăng 20:31 Kinh thánh là sách dẫn con người vào sự cứu rỗi qua Đức Chúa Giêxu.
Câu 214. Ý nghĩa một thì, các thì
+ Trong Đaniên 7:25; Khải 12:4
Là cách dùng từ để chỉ một nửa khoảng thời gian độ 3,5 năm, vì trong tiếng Aram không có từ Đôi (Duel).
+ Đaniên 7:25 chỉ thời gian "Cái sừng nhỏ khác" của con thú thứ tư tồn tại.
• Đaniên 12: 7 chỉ thời gian từ Đaniên đến kỳ sau rốt.
• Khải 11:2 chỉ thời gian thành thánh bị dân ngoại xâm chiếm.
• Khải 11:3 chỉ thời gian 2 chứng nhân nói tiên tri (Dân Dothái đi giảng).
+ Có 3 ý kiến:
* 1 kỳ là 1 năm (3, 5 năm)
* 1 ngày = 1 năm (Dân 14:34; Êxê 4:6).
Như vậy 3, 5 = 1.260 ngày thì là 1. 260 năm.
* Chỉ tượng trưng, 7 = trọn vẹn; 3, 5 = bất toàn.
Là cách dùng từ để chỉ một nửa khoảng thời gian độ 3,5 năm, vì trong tiếng Aram không có từ Đôi (Duel).
+ Đaniên 7:25 chỉ thời gian "Cái sừng nhỏ khác" của con thú thứ tư tồn tại.
• Đaniên 12: 7 chỉ thời gian từ Đaniên đến kỳ sau rốt.
• Khải 11:2 chỉ thời gian thành thánh bị dân ngoại xâm chiếm.
• Khải 11:3 chỉ thời gian 2 chứng nhân nói tiên tri (Dân Dothái đi giảng).
+ Có 3 ý kiến:
* 1 kỳ là 1 năm (3, 5 năm)
* 1 ngày = 1 năm (Dân 14:34; Êxê 4:6).
Như vậy 3, 5 = 1.260 ngày thì là 1. 260 năm.
* Chỉ tượng trưng, 7 = trọn vẹn; 3, 5 = bất toàn.
Câu 215. Tôn giáo là thuốc phiện
Đây là câu nói của Karl Marx, người sáng lập chủ nghĩa Cộng sản. Một số người đã vội vàng lấy câu nầy để chủ trương cần tiêu diệt Tôn giáo.
Thật ra chúng ta phải hiểu Thuốc Phiện theo hai ý:
1. Thuốc phiện là một loại dược chất, được sử dụng trong y khoa, nhất là cần cho an thần và giảm đau.
2. Thuốc Phiện là độc chất nếu bị lạm dụng.
Thật ra chúng ta phải hiểu Thuốc Phiện theo hai ý:
1. Thuốc phiện là một loại dược chất, được sử dụng trong y khoa, nhất là cần cho an thần và giảm đau.
2. Thuốc Phiện là độc chất nếu bị lạm dụng.
Câu 216. Lêvi 11: 2 cấm ăn
+ Trong Lêvi 11: Chúa cấm ăn vì ích lợi cho con người; còn trong I Timộhê 4:4-5, những giáo sư giả cấm ăn vì lý do Cứu rỗi, họ dạy phải kiêng ăn mới được cứu.
Câu 217. II Samuên 14: 27
+ Có 2 cách giải thích:
(1) Tham khảo 13:1, thì 14:27 nói đến Tama là em gái, thay vì dịch là con gái. Như vậy, BA CON TRAI phải dịch là EM TRAI, và 18:18, Ápsalôm không có con trai.
(2) Theo cách nói như trong Rutơ 1:5 (không chồng, không con), thì các con Ápsalôm đều chết sớm.
(1) Tham khảo 13:1, thì 14:27 nói đến Tama là em gái, thay vì dịch là con gái. Như vậy, BA CON TRAI phải dịch là EM TRAI, và 18:18, Ápsalôm không có con trai.
(2) Theo cách nói như trong Rutơ 1:5 (không chồng, không con), thì các con Ápsalôm đều chết sớm.
Câu 218. II Samuên 24: 1
+ Phải tham khảo với I Sử 21:1: "Satan . . ." chứng tỏ động cơ tu bộ nầy là do Satan cám dỗ Đavít. Từ chỗ Đavít kiêu ngạo muốn tự hào về những thành quả của mình (Đaniên 4:2-30; Luca 12:16-20), Đavít đã để cho Satan cám dỗ và quyết lòng tu bộ với sự kiêu ngạo đó, dầu đã được khuyên can (I Sử 21:3-4).
+ Sự đòi hỏi đó khiến Đức Chúa Trời CHO PHÉP để sửa dạy Đavít.
Trường hợp nầy giống như:
• Dân 22:15-21 Balaam muốn đi và Chúa đã để cho Balaam đi.
• Thi 106:13-15 Dân Isơraên đã vì lòng tham dục đòi hỏi, Chúa đã cho để làm tổn hại họ.
+ Sự đòi hỏi đó khiến Đức Chúa Trời CHO PHÉP để sửa dạy Đavít.
Trường hợp nầy giống như:
• Dân 22:15-21 Balaam muốn đi và Chúa đã để cho Balaam đi.
• Thi 106:13-15 Dân Isơraên đã vì lòng tham dục đòi hỏi, Chúa đã cho để làm tổn hại họ.
Câu 219. Chúa không phạt Đavít
+ Về nguyên tắc lãnh đạo, khi một người lãnh đạo sai lầm thì cả dân sự bị thiệt hại. Một tài xế bất cẩn thì tất cả hành khách bị hại. Đó là 1 cách phạt người lãnh đạo.
+ Về phương diện tình cảm, trong một nước, một gia đình có những đứa con chết, thì sự đau đớn về cha mẹ (Sáng 37:33-35).
+ Về phương diện tâm lý, một nỗi buồn còn sống thì đau khổ hơn nỗi buồn đã chết. Hình phạt nầy khiến Đavít càng đau hơn.
+ Về phương diện tình cảm, trong một nước, một gia đình có những đứa con chết, thì sự đau đớn về cha mẹ (Sáng 37:33-35).
+ Về phương diện tâm lý, một nỗi buồn còn sống thì đau khổ hơn nỗi buồn đã chết. Hình phạt nầy khiến Đavít càng đau hơn.
Câu 220. Tiên tri già, trẻ
+ Tôi muốn nhắc lại câu trả lời về hình phạt Đavít; Đức Chúa Trời đã để cho tiên tri già sống để chiêm nghiệm cái đau khổ của một tiên tri mà nói dối. Một hình phạt đau khổ và dài nhất, so với hình phạt ngắn bằng cái chết của tiên tri trẻ (Khải 9:6).
Câu 221. Êlise không có tình yêu thương
+ Có thể hiểu 2 phương diện :
(1) Ê lisê có tình yêu thương:
Nhưng tình yêu thương chẳng làm điều trái phép, tình yêu thương phải có tiết độ.
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời yêu thương (Giăng 3:16; I Giăng 4:8, 16), nhưng Xuất 20:5 cho thấy Chúa cũng sẵn sàng phạt đến 3, 4 đời.
Cho nên một sự phạm thánh không thể tha thứ được.
(2) Êlisê không có tình yêu thương:
Êlisê dầu là một tiên tri có đầy ơn, nhưng ông cũng là người nên vẫn có lúc yếu đuối, nhất là khi mới bắt đầu chức vụ. Kinh thánh không hề thiên vị, ghi những điểm tốt mà cũng ghi những điều xấu của các thánh đồ. Tuy nhiên, chúng ta không còn tìm thấy yếu đuối nầy lần thứ hai.
(1) Ê lisê có tình yêu thương:
Nhưng tình yêu thương chẳng làm điều trái phép, tình yêu thương phải có tiết độ.
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời yêu thương (Giăng 3:16; I Giăng 4:8, 16), nhưng Xuất 20:5 cho thấy Chúa cũng sẵn sàng phạt đến 3, 4 đời.
Cho nên một sự phạm thánh không thể tha thứ được.
(2) Êlisê không có tình yêu thương:
Êlisê dầu là một tiên tri có đầy ơn, nhưng ông cũng là người nên vẫn có lúc yếu đuối, nhất là khi mới bắt đầu chức vụ. Kinh thánh không hề thiên vị, ghi những điểm tốt mà cũng ghi những điều xấu của các thánh đồ. Tuy nhiên, chúng ta không còn tìm thấy yếu đuối nầy lần thứ hai.
Câu 222. Vua Môáp dâng con
+ Câu Kinh thánh nầy không hề nói là Chúa nổi giận. Câu Kinh thánh nầy nhờ vào Thượng văn cho thấy vua Môáp trong thế cùng quyết tử chiến với dân Isơraên, nên đem con thiêu, có lẽ hành động nầy làm lòng dân Môáp phẩn nộ (kích động lòng dân), khiến họ liều tử chiến.
Một bên quyết liều chết, một bên đã thỏa mãn chiến thắng thì chắc chắn phe tử chiến sẽ thắng.
Một bên quyết liều chết, một bên đã thỏa mãn chiến thắng thì chắc chắn phe tử chiến sẽ thắng.
Câu 223. Gióp ở thời nào?
+ Thật ra khó xác định Gióp sống thời đại nào, nhưng không thể sau Môise hay trước Ápraham.
+ Theo bản 70 thì cho Gióp chính là Giôbáp (Sáng 36:33) vua thứ hai của Êđôm.
+ Các tên và địa điểm nhắc đến dòng dõi Êsau (Gióp 2 .
+ Câu chuyện mang tính chất cổ như thời Ápraham.
+ Về sách Gióp thì có 3 ý kiến:
(1) Chính Gióp viết trong tuổi già vì phong tục giống người Arập nói.
(2) Có lẽ do Êlihu, một người đời sau viết, vì sự can thiệp của Eâlihu có tính chất đột xuất, không được giới thiệu trước (Gióp 2:11 so với 32:1-6).
Những điều Êlihu trình bày dường như bổ khuyết cho Lời Chúa dạy Gióp và các bạn.
(3) Có thể do Môise viết trong những ngày ở đồng vắng Mađian. Vì cách dùng văn Hibálai rất hay và Danh Đức Giêhôva là Danh mới do Chúa xưng với Môise (Xuất 3:14; 6:3).
+ Theo bản 70 thì cho Gióp chính là Giôbáp (Sáng 36:33) vua thứ hai của Êđôm.
+ Các tên và địa điểm nhắc đến dòng dõi Êsau (Gióp 2 .
+ Câu chuyện mang tính chất cổ như thời Ápraham.
+ Về sách Gióp thì có 3 ý kiến:
(1) Chính Gióp viết trong tuổi già vì phong tục giống người Arập nói.
(2) Có lẽ do Êlihu, một người đời sau viết, vì sự can thiệp của Eâlihu có tính chất đột xuất, không được giới thiệu trước (Gióp 2:11 so với 32:1-6).
Những điều Êlihu trình bày dường như bổ khuyết cho Lời Chúa dạy Gióp và các bạn.
(3) Có thể do Môise viết trong những ngày ở đồng vắng Mađian. Vì cách dùng văn Hibálai rất hay và Danh Đức Giêhôva là Danh mới do Chúa xưng với Môise (Xuất 3:14; 6:3).
Câu 224. Thi 106: 15
+ Bạn phải đọc lại Thi 106:14 trước khi đọc câu 15. Sự cầu nguyện cố xin của dân Isơraên trong trường hợp nầy là từ lòng THAM DỤC QUÁ ĐỔI, không phải vì yêu thương hay nhu cầu (Giacơ 4:3).
+ Bạn cũng phải cẩn thận, có những điều Kinh thánh không trực tiếp cấm nhưng không có nghĩa là Kinh thánh cho phép. Kinh thánh không ghi: 'Cấm cờ bạc', nhưng Kinh thánh ghi 'Ngươi chớ THAM LAM . . .' (Xuất 20: 17). Kinh thánh cũng ghi: "Lòng tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác" (I Timôthê 6:10).
+ Nếu bạn xét thấy nhu cầu đang cầu nguyện là từ lòng yêu thương, từ bản tánh thánh khiết, từ thái độ kính sợ Chúa, thì cứ tiếp tục cầu nguyện và chờ đợi Chúa trả lời.
Duy có điều là người thuộc linh như bạn chắc sẽ biết nghe tiếng Chúa trả lời sự cầu nguyện theo 3 cách:
(1) Được tức thì.
(2) Không được.
(3) Được nhưng phải chờ đợi.
+ Bạn cũng phải cẩn thận, có những điều Kinh thánh không trực tiếp cấm nhưng không có nghĩa là Kinh thánh cho phép. Kinh thánh không ghi: 'Cấm cờ bạc', nhưng Kinh thánh ghi 'Ngươi chớ THAM LAM . . .' (Xuất 20: 17). Kinh thánh cũng ghi: "Lòng tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác" (I Timôthê 6:10).
+ Nếu bạn xét thấy nhu cầu đang cầu nguyện là từ lòng yêu thương, từ bản tánh thánh khiết, từ thái độ kính sợ Chúa, thì cứ tiếp tục cầu nguyện và chờ đợi Chúa trả lời.
Duy có điều là người thuộc linh như bạn chắc sẽ biết nghe tiếng Chúa trả lời sự cầu nguyện theo 3 cách:
(1) Được tức thì.
(2) Không được.
(3) Được nhưng phải chờ đợi.
Câu 225. Châm 24: 17
+ Sách Talmud (sách ghi lời truyền khẩu, giải thích Ngũ kinh của các Đạo sư Do thái, người Do thái rất tin cậy) cấm không được chào nhau (chúc phước) trước khi cầu nguyện buổi sáng.
Câu 226. Truyền 10:2, Trái tim bên hữu
+ Câu nầy, chữ TRÁI TIM có nghĩa là TẤM LÒNG; bên hữu là bên lẽ phải. Như vậy câu nầy chó nghĩa là tấm lòng người khôn bao giờ cũng suy nghĩ điều phải, đi đường ngay thẳng.
Đức Chúa Giêxu Christ là Đức Chúa Trời tự nguyện làm người giống như chúng ta (Hêbơrơ 2:17).
Đức Chúa Giêxu Christ là Đức Chúa Trời tự nguyện làm người giống như chúng ta (Hêbơrơ 2:17).
Câu 227. Làm trọn luật pháp
+ Không mâu thuẫn, mà người Pharisi nói sai. Lý do:
(1) Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời. Ngài là Chúa thì không nói dối, nói sai. Còn người Pharisi chỉ là con người, mà con người thì dễ sai lầm (Rôma 3:10; Giacơ 3:2).
(2) Mathiơ 22:29; Mác 12:24 Chứng tỏ người Pharisi không hiểu Kinh thánh. Lý do như Đức Chúa Giêxu giải thích trong Giăng 5: 9 và Phaolô chứng minh trong II Côrinhtô 3:14-16.
+ Đức Chúa Giêxu đến để làm trọn luật pháp và nâng cấp cho đời sống Cơ đốc nhân sống cao hơn luật pháp. Đức Chúa Giêxu đã chứng minh lời nầy qua cách so sánh nếp sống luật pháp với nếp sống Cơ đốc trong Mathiơ 5:21 - 7:23.
(1) Đức Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời. Ngài là Chúa thì không nói dối, nói sai. Còn người Pharisi chỉ là con người, mà con người thì dễ sai lầm (Rôma 3:10; Giacơ 3:2).
(2) Mathiơ 22:29; Mác 12:24 Chứng tỏ người Pharisi không hiểu Kinh thánh. Lý do như Đức Chúa Giêxu giải thích trong Giăng 5: 9 và Phaolô chứng minh trong II Côrinhtô 3:14-16.
+ Đức Chúa Giêxu đến để làm trọn luật pháp và nâng cấp cho đời sống Cơ đốc nhân sống cao hơn luật pháp. Đức Chúa Giêxu đã chứng minh lời nầy qua cách so sánh nếp sống luật pháp với nếp sống Cơ đốc trong Mathiơ 5:21 - 7:23.
Câu 228. Thuyết sáng thế
(1) Những điều chưa giải thích được:
Với một khoa học gia chân chính (đúng nghĩa khoa học), thì họ đều luôn đặt Một vấn đề vào điểm nghi vấn, tìm hiểu, chớ không bác bỏ hoặc chế nhạo. Thí dụ: chương trình UFO (Unidentified Flying Object - vật thể bay không xác định được). Trước đây người ta cũng nhân danh khoa học để bác bỏ, nhưng bây giờ đã để tâm nghiên cứu nghiêm chỉnh.
Cũng vì thái độ chế nhạo NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT, NHỮNG ĐIỀU CHƯA GIẢI THÍCH ĐƯỢC, mà làm cho bước tiến của nhân loại chậm lại - bài học ngay trong khoa học: khi Edison phát minh chiếc đĩa biết nói, người ta cũng cho là không thể, là mê tín, là ma quái. Bài học trong lịch sử Việt Nam khi người ta chế tạo những Tường trình khoa học của Nguyễn Trường Tộ.
Thời kỳ chế tạo đã qua rồi! Nhất là nhân loại cũng chưa có thuyết nào thay thế thuyết Sáng tạo.
(2) Vấn đề nước lụt:
Có vài chi tiết trong câu chuyện Nước lụt mà chúng ta chưa biết vì Kinh thánh không ghi:
Thí dụ:
• Kinh thánh không ghi lại bao nhiêu loại vào tàu. Sáng 7:9, từ 'ĐẾN CÙNG' có thể hiểu là ở gần, ở cạnh, trong khả năng quản trị của Nôê.
Nhưng Kinh thánh ghi rõ:
• Số lượng tối đa cho loài được vào tàu (7:2-5).
So với Lêvi 11: cho thấy số lượng choán chỗ không nhiều lắm.
Sáng 6:16, trước đây người ta chế tạo: một cửa sổ làm sao đủ? Nhưng bây giờ họ biết: cửa sổ là cửa thông gió (có thể chung quanh tàu).
6:14 Đức Chúa Trời dạy Nôê dùng một loại gỗ chịu nổi sức mạnh sóng nước hơn hết.
Những chi tiết đó hoàn toàn thích ứng. Điều mà con người ngày nay phải ngạc nhiên là kỹ thuật nầy có từ trước đây mấy ngàn năm.
Các ý kiến Khoa học ủng hộ truyện Nước lụt của Kinh thánh:
• Những Truyền thuyết của các dân tộc hầu hết mô tả cảnh Nước lụt.
• Hãy nghe (quyển sách ghi ý kiến của các Khoa học gia, quyển 'Sứ giả từ Vũ trụ' - tài liệu đính kèm) ý kiến nhà sinh học Liên xô Ghê véc ghi Lentơbe - Chắc chắn đó không phải là những người mê tín, dại khờ.
(3) Tuổi trái đất:
Bài báo ghi: Những người theo 'Thuyết sáng tạo' lập luận Trái đất hình thành khoảng 10.000 năm về trước. Bài báo chế nhạo vì cho rằng khoa học ước tính tuổi Vũ trụ khoảng 15 - 20 tỉ năm, tuổi loài người từ 1,750 đến 2 triệu năm . . .
Thật ra Kinh thánh không ghi tuổi Vũ trụ hay Trái đất là bao nhiêu năm, Sáng 1:1 ghi "Ban đầu= khởi sơ". Các Thần học gia thì căn cứ vào Sáng 1:1-2 hay 2:4-5, so với Êsai 14:12-15; Êxêchiên 28:1-19, giải thích đã có thời Tiền Ađam, rồi mới đến thời Ađam. Từ Ađam đến nay ít nhất có trên 5.000 năm.
Con số đó đúng hay sai? Quyển 'Sứ giả từ Vũ trụ' trả lời.
(Trích ghi trong quyển nầy). Vả lại, có ai sống trên 10.000 năm, 1 triệu năm để xác định đúng hay là sai. Đầu là phương pháp C14?
(4) Tinh thần của Khoa học gia chân chính:
Chúng ta hãy nghe những danh nhân, vĩ nhân Khoa học nói :
• Đừng thấy cái bóng to của mình trên vách mà tưởng mình vĩ đại (Pythagore).
• Bác học chi (Học cho rộng), thẩm vấn chi (Tìm hỏi nhiều), Thân tư chi (Suy nghĩ cẩn thận), Minh biện chi (Biện bạch sáng suốt), Đốc hành chi (Nổ lực hành động).
• Điều ta biết chỉ như một giọt nước, Điều ta chưa biết là cả một đại dương (Newton).
• Nhảy từ mặt đất lên cung trăng, hay lên được hỏa tinh, kim tinh, hoặc tới các sao chổi, tới các giải ngân hà đi nữa, kể ra cũng rất tài tình và can đảm thật đấy. Nhưng so với vũ trụ thì có đáng kể là bao đâu (André Mauroix).
• Nếu không có Thượng đế, thì cũng không có con người. (một triết gia Liên xô. Đài VOA 10/4/1991).
• Đi ngược lại hay lấn quyền Tạo hóa, xem ra không phải bao giờ cũng tốt cả (Kiến Thức Ngày Nay 3/91).
• Thêm cho ta ít năm để học Kinh Dịch, khả dĩ không bị sai lầm lớn (Khổng Tử).
• Tri bất tri, thượng. Bất tri tri, bệnh (Biết cái không biết, hơn hết. Không biết cho là biết, hỏng (lỗi) (Lão Tử).
• That Bible on the table is a book to you. It is far more than a book to me. It speaks to me; it is as it were a person (Napoléon Bonaparte).
• Năm 1983, lúc đội Juventus đang tranh cúp C2, một thằng tướng đến gần tôi và bảo: 'Sau Thượng đế là Anh.' Thật tình tôi thấy xấu hổ vì câu nầy. Tôi không ngờ đã gây ảnh hưởng . . . thô bạo như vậy trong lòng người hâm mộ.' (Michel Platini trả lời phỏng vấn khi người ta tôn anh làm Thần tượng).
(5) Vấn đề thú lớn ăn thú nhỏ: (trang 27, cột 1).
• Bài báo mượn lý thuyết của Charles Darwin để bác thuyết Sáng tạo. Tôi cũng mượn lời Chales Darwin nói: 'Một điều đáng chú ý, ấy là vào một thời kỳ thật xa xưa, lần đầu tiên khi loài người đến một xứ nào, thì loài vật sống tại đó đã không cảm thấy một cái sợ do bản năng hay do di truyền đối với nó, và do đó chúng sẽ được chế phục dễ dàng hơn ngày nay' (giải nghĩa tiên tri Êsai).
• Rồi đọc Êsai 11:6-9; Rôma 8:6.
(6) Thuyết Sáng thế không phải của dân tộc Hoa kỳ.
Bài báo ghi: Tất cả các dân tộc đều có những huyền thoại về sự sáng thế. Huyền thoại của dân tộc Hoa kỳ là thuyết 'Khởi nguyên sáng thế' (The book of Genesis) trong kinh Cựu ước.
Đây là một sự áp đặt sai lầm, vì kinh Cựu ước không phải của Hoa kỳ, mà là của Isơraên, nói chính xác hơn: Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời, nên thuyết Sáng thế không phải là của dân Hoa kỳ.
Để kết luận, chúng ta có những ghi nhận:
1. Bài báo Khoa Học Phổ Thông ra tháng 3/ 1998, thì tháng 8/ 1998, quyển 'Sứ giả từ Vũ trụ' đã bác bỏ ngay.
2. Mới đây (1991), trong một tạp chí đã ghi lại lời xin lỗi về việc dạy thuyết Tiến hóa của Darwin.
Với một khoa học gia chân chính (đúng nghĩa khoa học), thì họ đều luôn đặt Một vấn đề vào điểm nghi vấn, tìm hiểu, chớ không bác bỏ hoặc chế nhạo. Thí dụ: chương trình UFO (Unidentified Flying Object - vật thể bay không xác định được). Trước đây người ta cũng nhân danh khoa học để bác bỏ, nhưng bây giờ đã để tâm nghiên cứu nghiêm chỉnh.
Cũng vì thái độ chế nhạo NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT, NHỮNG ĐIỀU CHƯA GIẢI THÍCH ĐƯỢC, mà làm cho bước tiến của nhân loại chậm lại - bài học ngay trong khoa học: khi Edison phát minh chiếc đĩa biết nói, người ta cũng cho là không thể, là mê tín, là ma quái. Bài học trong lịch sử Việt Nam khi người ta chế tạo những Tường trình khoa học của Nguyễn Trường Tộ.
Thời kỳ chế tạo đã qua rồi! Nhất là nhân loại cũng chưa có thuyết nào thay thế thuyết Sáng tạo.
(2) Vấn đề nước lụt:
Có vài chi tiết trong câu chuyện Nước lụt mà chúng ta chưa biết vì Kinh thánh không ghi:
Thí dụ:
• Kinh thánh không ghi lại bao nhiêu loại vào tàu. Sáng 7:9, từ 'ĐẾN CÙNG' có thể hiểu là ở gần, ở cạnh, trong khả năng quản trị của Nôê.
Nhưng Kinh thánh ghi rõ:
• Số lượng tối đa cho loài được vào tàu (7:2-5).
So với Lêvi 11: cho thấy số lượng choán chỗ không nhiều lắm.
Sáng 6:16, trước đây người ta chế tạo: một cửa sổ làm sao đủ? Nhưng bây giờ họ biết: cửa sổ là cửa thông gió (có thể chung quanh tàu).
6:14 Đức Chúa Trời dạy Nôê dùng một loại gỗ chịu nổi sức mạnh sóng nước hơn hết.
Những chi tiết đó hoàn toàn thích ứng. Điều mà con người ngày nay phải ngạc nhiên là kỹ thuật nầy có từ trước đây mấy ngàn năm.
Các ý kiến Khoa học ủng hộ truyện Nước lụt của Kinh thánh:
• Những Truyền thuyết của các dân tộc hầu hết mô tả cảnh Nước lụt.
• Hãy nghe (quyển sách ghi ý kiến của các Khoa học gia, quyển 'Sứ giả từ Vũ trụ' - tài liệu đính kèm) ý kiến nhà sinh học Liên xô Ghê véc ghi Lentơbe - Chắc chắn đó không phải là những người mê tín, dại khờ.
(3) Tuổi trái đất:
Bài báo ghi: Những người theo 'Thuyết sáng tạo' lập luận Trái đất hình thành khoảng 10.000 năm về trước. Bài báo chế nhạo vì cho rằng khoa học ước tính tuổi Vũ trụ khoảng 15 - 20 tỉ năm, tuổi loài người từ 1,750 đến 2 triệu năm . . .
Thật ra Kinh thánh không ghi tuổi Vũ trụ hay Trái đất là bao nhiêu năm, Sáng 1:1 ghi "Ban đầu= khởi sơ". Các Thần học gia thì căn cứ vào Sáng 1:1-2 hay 2:4-5, so với Êsai 14:12-15; Êxêchiên 28:1-19, giải thích đã có thời Tiền Ađam, rồi mới đến thời Ađam. Từ Ađam đến nay ít nhất có trên 5.000 năm.
Con số đó đúng hay sai? Quyển 'Sứ giả từ Vũ trụ' trả lời.
(Trích ghi trong quyển nầy). Vả lại, có ai sống trên 10.000 năm, 1 triệu năm để xác định đúng hay là sai. Đầu là phương pháp C14?
(4) Tinh thần của Khoa học gia chân chính:
Chúng ta hãy nghe những danh nhân, vĩ nhân Khoa học nói :
• Đừng thấy cái bóng to của mình trên vách mà tưởng mình vĩ đại (Pythagore).
• Bác học chi (Học cho rộng), thẩm vấn chi (Tìm hỏi nhiều), Thân tư chi (Suy nghĩ cẩn thận), Minh biện chi (Biện bạch sáng suốt), Đốc hành chi (Nổ lực hành động).
• Điều ta biết chỉ như một giọt nước, Điều ta chưa biết là cả một đại dương (Newton).
• Nhảy từ mặt đất lên cung trăng, hay lên được hỏa tinh, kim tinh, hoặc tới các sao chổi, tới các giải ngân hà đi nữa, kể ra cũng rất tài tình và can đảm thật đấy. Nhưng so với vũ trụ thì có đáng kể là bao đâu (André Mauroix).
• Nếu không có Thượng đế, thì cũng không có con người. (một triết gia Liên xô. Đài VOA 10/4/1991).
• Đi ngược lại hay lấn quyền Tạo hóa, xem ra không phải bao giờ cũng tốt cả (Kiến Thức Ngày Nay 3/91).
• Thêm cho ta ít năm để học Kinh Dịch, khả dĩ không bị sai lầm lớn (Khổng Tử).
• Tri bất tri, thượng. Bất tri tri, bệnh (Biết cái không biết, hơn hết. Không biết cho là biết, hỏng (lỗi) (Lão Tử).
• That Bible on the table is a book to you. It is far more than a book to me. It speaks to me; it is as it were a person (Napoléon Bonaparte).
• Năm 1983, lúc đội Juventus đang tranh cúp C2, một thằng tướng đến gần tôi và bảo: 'Sau Thượng đế là Anh.' Thật tình tôi thấy xấu hổ vì câu nầy. Tôi không ngờ đã gây ảnh hưởng . . . thô bạo như vậy trong lòng người hâm mộ.' (Michel Platini trả lời phỏng vấn khi người ta tôn anh làm Thần tượng).
(5) Vấn đề thú lớn ăn thú nhỏ: (trang 27, cột 1).
• Bài báo mượn lý thuyết của Charles Darwin để bác thuyết Sáng tạo. Tôi cũng mượn lời Chales Darwin nói: 'Một điều đáng chú ý, ấy là vào một thời kỳ thật xa xưa, lần đầu tiên khi loài người đến một xứ nào, thì loài vật sống tại đó đã không cảm thấy một cái sợ do bản năng hay do di truyền đối với nó, và do đó chúng sẽ được chế phục dễ dàng hơn ngày nay' (giải nghĩa tiên tri Êsai).
• Rồi đọc Êsai 11:6-9; Rôma 8:6.
(6) Thuyết Sáng thế không phải của dân tộc Hoa kỳ.
Bài báo ghi: Tất cả các dân tộc đều có những huyền thoại về sự sáng thế. Huyền thoại của dân tộc Hoa kỳ là thuyết 'Khởi nguyên sáng thế' (The book of Genesis) trong kinh Cựu ước.
Đây là một sự áp đặt sai lầm, vì kinh Cựu ước không phải của Hoa kỳ, mà là của Isơraên, nói chính xác hơn: Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời, nên thuyết Sáng thế không phải là của dân Hoa kỳ.
Để kết luận, chúng ta có những ghi nhận:
1. Bài báo Khoa Học Phổ Thông ra tháng 3/ 1998, thì tháng 8/ 1998, quyển 'Sứ giả từ Vũ trụ' đã bác bỏ ngay.
2. Mới đây (1991), trong một tạp chí đã ghi lại lời xin lỗi về việc dạy thuyết Tiến hóa của Darwin.
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!