Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Sự khác nhau giữa Đạo Tin Lành và Công Giáo

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







Câu hỏi: 

Xin cho tôi được biết nhiều hơn về đạo Tin Lành và Thiên Chúa Giáo (hay còn gọi là Công Giáo). Giữa hai đạo Tin Lành và Thiên Chúa Giáo có gì khác biệt với nguồn gốc lịch sử hình thành?

Trả lời: 


[HTTL Kiền Bái] Trước hết, chúng tôi xin được trình bày với bạn những điểm căn bản nhất của niềm tin Tin Lành để từ đó có thể đưa ra sự khác biệt giữa Công Giáo và Tin Lành. Niềm Tin Tin Lành tin vào Đức Chúa Trời theo như Kinh Thánh bày tỏ. Kinh Thánh Sáng Thế Ký 1:1 cũng cho chúng ta biết “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo vũ trụ này, tạo ra bạn và tôi và là Đấng tối cao toàn quyền điều khiển mọi sự trên thế giới thọ tạo của Ngài. Đức Chúa Trời là Đấng rất nhân từ yêu thương nhưng cũng hết sức thánh khiết, Ngài không chấp nhận tội lỗi. Xuất Êdíptôký 34:6-7 Đức Chúa Trời nói về mình rằng “Giêhôva! Giêhôva! Là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ơn huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá đều gian ác, tội trọng và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội làvô tội và nhơn tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời…”

Bởi đức thánh khiết của Ngài, Ngài không chấp nhận một tội lỗi nào dù chỉ trong tư tưởng, lời nói. Tiêu chuẩn công chính của Chúa được trình bày trong Kinh Thánh. Nếu bạn đọc sẽ rõ những tiêu chuẩn đó thật cao quá so với khả năng “làm lành” của bất kỳ một con người nào thiện hảo nhất. Ví dụ Chúa dạy chúng ta phải hết lòng yêu kính Chúa, Chúa dạy chúng ta nếu ai chỉ ghét người khác thì phạm tội cũng như tội giết người, Chúa dạy phải yêu thương kẻ thù nghịch mình, Chúa dạy phải hạ mình coi người khác tôn trọng hơn mình… và còn nhiều tiêu chuẩn khác nữa của Ngài mà khi nghiêm túc xét mình trước những tiêu chuẩn đó thì chúng ta sẽ phải nhận ra rằng chúng ta có quá nhiều tội. Không ai trong chúng ta, dù tốt lành đến đâu, có thể được kể là “không có tội trước mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta không tài nào cố gắng nổ lực để được chấp nhận trong mắt Đức Chúa Trời và đáng phải nhận hình phạt nơi hỏa ngục vì tội lỗi mình. Không có con đường nào cho chúng ta, ngoại trừ một con đường duy nhất mở ra bởi tình thương của Đức Chúa Trời: Vì tình yêu thương, Đức Chúa Trời không muốn bỏ mặc con người trong hình phạt tội lỗi nên đã thực hiện một chương trình cứu rỗi cho con người: Đức Chúa Trời đã sai Chúa Giêxu, cũng là Đức Chúa Trời, đến thế gian làm con người và chịu chết trên thập tự giá, chịu hình phạt thay cho con người, “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rôma 5:8). Cũng giống như một người phạm một tội gì đó phải chịu án tù. Luật pháp không thể “tha trắng án” người đó được nhưng có một người khác “vô tội” chịu đứng ra nhận án phạt cho người đó thì người đó có thể được trắng án. Chúa Giêxu là Đấng hoàn toàn không có tội, nhưng Ngài đã chấp nhận đứng vào chỗ chúng ta để chịu án thay cho chúng ta để tiêu chuẩn công bình của Đức Chúa Trời được thỏa đáng mà con người cũng thoát khỏi hình phạt đời đời nơi hỏa ngục. Thế thì tình trạng bế tắc kể trên của con người chỉ được giải quyết bằng một giải pháp duy nhất là TIN NHẬN ƠN CỨU CHUỘC CỦA CHÚA GIÊ-XU CHO MÌNH. Con người không thể cố gắng làm lành để được cứu vì dù làm lành mấy thì lấy gì bù vào cho những tội đã phạm? Chỉ có một cách là một Đấng không hề có tội chịu thay án phạt cho con người mà thôi và con người chỉ có thể bởi lòng tin nhận lấy công lao của Ngài cho mình để mình được cứu. Thế thì Chúa Giêxu mà chắc hẳn bạn thường nghe nhắc đến khi nói đến đạo Tin Lành là Đức Chúa Trời xuống thế gian làm người cách đây hơn 2000 năm, để chết thay cho loài người. Ngài đã sống lại sau ba ngày và về trời.

Theo hiểu biết của chúng tôi, vấn đề khác biệt lớn nhất giữa niềm tin Thiên Chúa Giáo và niềm tin Tin Lành là vấn đề con người có nhờ công đức mà được sự cứu rỗi hay không. Niềm tin Tin Lành tin rằng con người được cứu hoàn toàn bởi đức tin nơi sự cứu chuộc của Chúa Giêxu mà không nhờ một chút nào vào công đức của bản thân người đó, nghĩa là một người được cứu chỉ bởi nhận mình có tội và nhận lấy công lao cứu chuộc của Chúa Giêxu cho mình mà thôi. Ở điểm này, niềm tin Công Giáo cho rằng sự cứu rỗi của con người có sự góp phần của công đức của người đó nữa, rằng bởi mình tin và cố gắng làm lành thì mình được cứu chớ chẳng phải do tin Chúa chết thay mình mà thôi. Dù rằng Thiên Chúa Giáo cũng tin Chúa Giêxu chết thay cho tội lỗi con người, nhưng để được cứu, con người còn phải làm điều thiện nữa.

Niềm tin Tin Lành dựa trên nền tảng Kinh Thánh Êphêsô 2:8,9 nói “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời, ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.” Kinh Thánh cũng dạy chúng ta làm điều tốt, Galati 6:9 nói “Chớ mệt nhọc về sự làm lành.” Tuy nhiên, vấn đề là thứ tự của nó: nghĩa là chúng ta phải TIN ĐỂ ĐƯỢC CỨU, rồi bởi là Con Chúa, chúng ta LÀM LÀNH BỞI MUỐN LÀM THEO LỜI CHÚA. Chúng ta không cố gắng làm lành để có công mà được cứu vì công trạng của chúng ta không thể cứu chúng ta.

Một vấn đề khác biệt nữa giữa niềm tin Công Giáo và Tin Lành là việc cầu xin qua trung gian bà Mari và các thánh. Giáo hội Công Giáo cho phép tín hữu cầu nguyện với Đức Chúa Trời qua trung gian là đức mẹ Mari và các thánh. Niềm tin Tin Lành chỉ cầu nguyện với Đức Chúa Trời qua một mình Chúa Giêxu mà thôi vì tin rằng mọi người khác dù tốt lành đến đâu cũng chỉ là con người với những tội lỗi của mình và đều cần được cứu, chỉ có Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời làm người, là Đấng trọn vẹn không tội lỗi. Kinh Thánh dạy trong 1Timôthê 2:5, “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Giêxu Christ, là người.” Theo đó, chúng ta chỉ có thể cầu nguyện thông qua (hay “trong danh”) Chúa Giêxu mà thôi.

Martin Luther
Về mặt lịch sử giáo hội, từ ban đầu chỉ có một giáo hội mà thôi. Từ khi Chúa Giêxu sống lại, về trời trong thế kỷ thứ nhất, các môn đồ Ngài vâng lời Ngài đi ra rao giảng đạo Chúa khắp nơi và có nhiều người tin theo Chúa. Những người này họp nhau học lời Chúa, cầu nguyện, thờ phượng Chúa… và được gọi là “Christian” nghĩa là người theo Đấng Christ hay người theo Chúa Cơ Đốc, mà ngày nay gọi ngắn lại là Cơ Đốc Nhân. Vậy ban đầu chỉ có Cơ Đốc Giáo mà thôi. Tuy nhiên cùng với thời gian, Cơ Đốc Giáo phát triển lan rộng, có quy cũ tổ chức hẳn hoi. Cùng với sự phát triển đó cũng có những sự lệch lạc trong cách giảng dạy và giải thích Kinh Thánh, những nghi thức tôn giáo do con người đặt ra xen vào giáo hội. Vì vậy mà càng lúc giáo hội Cơ đốc càng đi xa khỏi sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Đến thế kỷ 16, Martin Luther, một tu sĩ trong dòng tu Cơ Đốc, đã đứng ra kêu gọi giáo hội sửa đổi những sai trật để đi đúng lại với niềm tin ban đầu của Kinh Thánh. Vấn đề chính ông đưa ra là sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin mà thôi mà không bởi chút công trạng nào của con người. Con người không thể dùng tiền bạc hay công trạng nào của mình để mua lấy sự cứu rỗi. Ông cũng đề nghị bỏ đi một số hình thức tôn giáo mê tín sai lạc của giáo hội lúc bấy giờ. Giáo hội lúc ấy đã bác bỏ đề nghị của Martin Luther và vì thế mà Luther cùng với một số người khác đã lập nên giáo hội Cải Chánh mà ngày nay tiếng Việt gọi là giáo hội Tin Lành. Như đã trình bày ở trên, vấn đề khác biệt lớn nhất đưa đến sự thành lập giáo hội Tin Lành là vấn đề con người được cứu chỉ bởi đức tin nơi sự cứu chuộc của Chúa Giêxu mà thôi mà hoàn toàn không bởi chút công đức nào.


Sau đây là một số điểm khác nhau để dễ so sánh giữa hai Giáo Hội Tin Lành và Công Giáo: 



1/ Đạo Công Giáo tin nhận tất cả 64 quyển Kinh Cựu Ước, trong khi Đạo Tin Lành chỉ tin nhận 39 quyển Kinh Thánh Cựu ước.

2/ Đạo Công Giáo coi Kinh Thánh, các nghị quyết Cộng đồng và quyết định của Giáo Hoàng là cơ sở pháp lý; trong khi Đạo Tin Lành cho rằng Kinh Thánh là chuẩn mực căn bản và duy nhất của giáo lý và đức tin. Ngoài Kinh Thánh ra không còn văn bản nào khác.

3/ Đạo Công Giáo chủ yếu sử dụng hai loại kinh Nguyện và kinh Bổn (sách giáo lý) trong sinh hoạt tôn giáo; trong khi Đạo Tin Lành chỉ sử dụng Kinh Thánh làm nền tảng trong sinh hoạt mọi tôn giáo.

4/ Đạo Công Giáo cho rằng Đức Mẹ Mari đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa; trong khi Đạo Tin Lành chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-xu và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chú không tôn sùng thờ lạy bà Mari

5/ Đạo Công Giáo đề cao tôn sùng các Thánh, trong khi Đạo Tin Lành chỉ kính trọng và noi gương các Thánh, không đề cao, tôn sùng.

6/ Đạo Công Giáo chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh để được ơn phúc; trong khi Đạo Tin Lành không chủ trương hành hương viếng các nơi Thánh.

7/ Đạo Công Giáo tin có Thiên Đàng, địa ngục và luyện ngục, Đạo Tin Lành chỉ tin có Thiên đàng, địa ngục chứ không có luyện ngục.

8/ Đạo Công Giáo có bảy phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, thánh thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối; Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện lễ rửa tội, (báp-têm), lễ tiệc Thánh, ngoài ra Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

9/ Đạo Công Giáo thực hiện lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh bằng vẩy nước và đặt tên Thánh cho người được rửa tội, trong khi Đạo Tin Lành chỉ thực hiện phép này gọi là báp-têm cho người trưởng thành, chủ yếu bằng cách dìm mình dưới nước có tính chất biểu tượng nhằm tuyên xưng đức tin của tín đồ trước Hội Thánh và có ý nghĩa thuộc linh là chết đi cuộc đời tội lỗi cũ và tái sinh một cuộc đời mới trong Chúa Giê-xu. Nước trong lễ Báp-têm không có giá trị rửa tội mà chính đức tin của mỗi tín đồ nơi Chúa Giê-xu mới là điều quan trọng để người đó được tha tội. Đa số hệ phái Tin Lành không đặt tên Thánh cho người chịu phép báp-têm.

10/ Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm để nhớ đến Chúa Giê-xu qua sự chết của Ngài, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

11/ Đạo Công Giáo qui định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục, Đạo Tin Lành quan niệm tín đồ chỉ xưng tội với Thiên Chúa.

12/ Đạo Công Giáo thường sử dụng hình thức cầu nguyện chung bằng các bài Kinh nguyện đã soạn sẵn, trong khi Đạo Tin Lành, tín đồ tự cầu nguyện nói lên ước vọng của mình với Thiên Chúa như con cái nói chuyện với Cha và chỉ cầu nguyện hai bài chung là Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính (Bài tín điều các Sứ đồ).

13/ Đạo Công Giáo khi cầu nguyện có sử dụng tràng hạt, quỳ lạy, làm dấu Thánh, Đạo Tin Lành không sử dụng tràng hạt, không quỳ lạy, không làm dấu Thánh khi cầu nguyện.

14/ Đạo Công Giáo thờ hình tượng và ảnh; Đạo Tin Lành không thờ hình tượng và ảnh vì cho rằng trong kinh Cựu Ước Thiên Chúa đã nói đến việc không thờ hình tượng.

15/ Đạo Công Giáo lấy lễ là chính, bắt buộc các tín đồ phải thực hiện các nghi lễ theo qui định, trong Đạo Tin Lành, sinh hoạt tôn giáo lấy sự hiểu biết lẽ Đạo qua Kinh Thánh, tín đồ không nhất thiết phải thực hiện các lễ nghi.

16/ Đạo Công Giáo thường xây dựng nhà thờ theo kiểu Gô-tích nhiều hoa văn họa tiết cầu kỳ và có Thánh quan thầy bảo hộ, trong khi nhà thờ Đạo Tin Lành có lối kiến trúc hiện đại, trong ngoài nhà thờ không có tranh tượng, chỉ đặt Thập tự giá biểu tượng Chúa Giê-xu chịu nạn và không có Thánh quan thầy bảo hộ.

17/ Đạo Công Giáo xây dựng một giáo hội thống nhất, có cơ quan trung ương là Giáo Triều Vatican; Đạo Tin Lành không có một tổ chức giáo hội thống nhất, chia ra thành nhiều hệ phái, mỗi hệ phái có nhiều giáo hội độc lập.

18/ Đạo Công Giáo điều hành giáo hội chịu ảnh hưởng của cơ chế phong kiến, quyền lực tập trung vào Giáo Hoàng; trong khi Đạo Tin Lành điều hành giáo hội theo cơ chế dân chủ, tín đồ được tham dự các hoạt động của giáo hội một cách trực tiếp hoặc theo cơ chế đại cử tri.

19/ Đạo Công Giáo có hàng giáo phẩm với phẩm trật theo thứ tự trên dưới khác nhau: Giáo Hoàng, Hồng Y; Giám Mục; Linh Mục;…. Trong hàng giáo phẩm Đạo Tin Lành gồm các chức: Mục sư; Trưởng lão và Chấp sự. Một số hệ phái Đạo Tin Lành có cả nữ phái tham gia hàng giáo phẩm.

20/ Đạo Công Giáo hàng giáo phẩm duy trì chế độ độc thân có thần quyền rất lớn, trong khi Đạo Tin Lành hàng giáo phẩm được lập gia đình và không có thần quyền.

21/ Đạo Công Giáo hình thành hệ thống dòng tu nam, nữ và thường được chia làm nhiều dòng tu theo quy chế địa phận, dòng tu theo qui chế Toà Thánh, Đạo Tin Lành không có duy trì dòng tu nào.

Thật ra vấn đề bạn nêu lên là một đề tài lớn. Trong giới hạn cho phép, chúng tôi xin được trình bày như trên. Ước mong câu trả lời của chúng tôi giúp ích cho sự tìm hiểu của bạn.

* Xem thêm
                  Tin Lành Giáo Trong Dòng Lịch Sử Cơ Đốc Giáo


Qúy Đôn sưu tầm

 (Nguồn tài liệu: tinlanh.com và Tạp chí Công tác Tôn giáo của Ban Tôn Giáo Chính Phủ)




Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »