Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » » 300 Câu Hỏi Và Giải Đáp: Phần 1- Nếp Sống Cơ Đốc Nhân

300 Câu Hỏi Và Giải Đáp: Phần 1- Nếp Sống Cơ Đốc Nhân

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A








Câu 1: Chưa sống cho Chúa
Tại bạn hiểu lầm ý nghĩa chữ SỐNG CHO CHÚA. Sống cho Chúa có ý nghĩa gì?Galati 2:20-21 Phao lô giải thích: "Người sống cho Chúa là người không muốn làm cho ân điển của Đức Chúa Trời ra vô ích." Nghĩa là bạn đã được cứu rồi, thì hãy chia sẻ với những người chưa được cứu và gây dựng đức tin anh em như Phao lô đã làm.
Câu 2: Kính sợ Chúa là gì?
bày tỏ lòng yêu kính Chúa trong Giăng 14:15; 15:12; I Giăng 4:20-21. Nghĩa là người yêu kính Chúa là người phải làm theo điều Chúa dạy. Điều Chúa dạy ấy là phải yêu thương lẫn nhau.
Câu 3: Đặc điểm Cơ đốc nhân
• Giăng 13: 34-35
• Philíp 2: 15
Nghĩa là phải sống thánh khiết và yêu thương dầu thanh niên hay bất cứ hạng tuổi nào.
Câu 4: Tương giao với Chúa
Chỉ khi nào bạn biết Chúa là ai, Ngài đã làm gì cho bạn?
Những câu Kinh thánh sau đây giúp bạn hiểu rõ Chúa là ai?Giăng 15:15; Luca 11:5-13. Khi nào bạn hiểu được Chúa Giêxu là NGƯỜI BẠN THÂN THIẾT thì bạn mới dám chuyện trò, tâm sự, muốn gặp, muốn nghe.+ Chúa Giêxu là gì của bạn? Một vị thần? Một bác sĩ? Một giáo sư? Hay một người bạn?
Câu 5: Cầu nguyện để làm gì?
+ Bạn đừng hiểu lầm Đức Chúa Trời an bài, định cho bạn, nhưng Đức Chúa Trời biết bạn cần gì (Thi thiên 139:1-4). Cũng như cha mẹ biết con mình cần ăn nhưng con có muốn ăn không? Cho nên cầu nguyện là cơ hội để bạn bày tỏ nhu cầu của mình với Chúa.+ Hơn nữa, cầu nguyện cũng có nghĩa là trò chuyện, tâm sự với Chúa. Có khi bạn không cần xin, nhưng bạn cần tâm sự với Cha trên trời. Cầu nguyện là THỞ, nó báo hiệu đời sống thuộc linh cần sống.
Câu 6: Chán cầu nguyện
+ Tình trạng của bạn giống như tình trạng trong Mathiơ 26:41 của sứ đồ Phierơ, Giacơ và Giăng.+ Lý do xảy ra tình trạng này là do:
• Cơ thể mệt mỏi vì thiếu nghỉ ngơi (Mathiơ 26:43).
• Họ không ý thức được nhu cần cầu nguyện (Mathiơ 26:45-46).
+ Bạn đặt mình vào 2 lý do trên để biết tại sao. Nếu vì cớ mệt mỏi thì tìm từ nguyên nhân nào: vì bệnh thì chữa trị (Êsai 53:5); nếu vì nhiều lo lắng thì trao cho Chúa (I Phierơ 5: 7); nếu vì làm việc nhiều quá (Êphêsô 5:15-17). Hoặc bạn không ý thức nhu cần cầu nguyện:
• Cầu nguyện vì vui buồn.
• Không thấy hoạn nạn chung của anh em.
• Không thấy ma quỉ đang đe dọa chính mình.
Như vậy, bạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Hãy quì gối xuống ngay bây giờ và nói: Lạy Chúa, xin cứu con.'
Câu 7: Hoàn cảnh khó khăn
+ Điều bạn phải nhớ trên thế gian này ai cũng gặp khó khăn cả, không lúc này thì lúc khác; không khó khăn phương diện này thì khó khăn phương diện khác (I Phierơ 5:8).+ Điều đáng cảm tạ Chúa là bạn đã nghĩ đến nhờ cậy Chúa trong hoàn cảnh khó khăn. Thế thì muốn nhờ cậy Chúa, bạn phải làm 2 điều :
• Bạn phải biết rõ Chúa là ai? Có đáng cho bạn nhờ cậy trong lúc khó khăn không? Bạn hãy đọc những câu Kinh thánh sau đây rồi quyết định :
Thi thiên 68:19; Sáng 18:14.
I Phierơ 5:8-9; Luca 1:37.
• Bạn có bằng lòng giao phó những khó khăn cho Chúa không? Giao hoàn toàn và không nghi ngờ, với đức tin như Thi thiên 23:4.
• Được như vậy, bạn hãy bắt đầu cầu nguyện và tin cậy, Chúa sẽ cho bạn cách giải đáp.
+ Tuy nhiên, bạn cũng phải suy xét:
• Có những khó khăn do bạn tưởng tượng ra (Châm 22:13; 26:13).
• Có những khó khăn do bạn gây ra vì không vâng phục Chúa (Êsai 48:22). Trường hợp này, bạn phải hạ mình ăn năn, thì khó khăn sẽ vượt qua.
Câu 8: Cầu nguyện lặp lại
+ Lập lại vì nhu cầu hằng ngày thì không có gì sai. Vấn đề là nên cầu nguyện hết lòng.
+ Muốn có vấn đề cầu nguyện, bạn nên nhớ đến người chung quanh, tham dự nhóm cầu nguyện trong Hội thánh để ghi thêm vấn đề cầu nguyện.
Câu 9: Gặp nhiều hoạn nạn
+ Xin gởi đến bạn sự cảm thông trong Chúa giữa hoạn nạn. Dầu vậy, bạn đừng nghĩ rằng chỉ một mình bạn có nhiều hoạn nạn. Bạn hãy đọc lại đời sống của Gióp (Gióp 1: và 2 ; hoạn nạn của Phaolô (II Côrinhtô 11:23b-29); hoạn nạn của các thánh đồ trong Hêbơrơ 11:36-39; I Phierơ 5:9. Những lời đó có an ủi bạn không? Bạn hãy vui mừng vì bạn được đứng chung với hàng các thánh đồ được thử luyện.+ Nhưng hoạn nạn cũng có khi do tội lỗi, khiến Chúa dùng ngọn roi để sửa phạt bạn (Hêbơrơ 12:4-6). Nếu thế, bạn nên tỉnh thức ăn năn.+ Mathiơ 11:28 Chúa hứa với người bằng lòng ĐẾN, TRAO CHO CHÚA (I Phierơ 5:7). Và yên nghỉ không phải là bạn sẽ hết hoạn nạn, nhưng là bạn không cần quan tâm đến hoạn nạn.
Câu 10: Chúa không chữa bệnh
+ Bạn nên xem xét tại sao bạn bệnh :
1. Vì bạn sống không điều độ: Thức khuya, ăn uống không đúng giờ. Nếu vậy, bạn phải sửa lại, vì chính bạn phá hủy thân thể Chúa ban cho (I Côrinhtô 3:16-17).
2. Vì thiếu điều kiện dinh dưỡng: Do không biết cách ăn hay không đủ ăn. Bạn đừng quan niệm thức ăn đắc tiền là tốt. Hãy biết tạo ra những món ăn ngon, bổ, thích hiệp với cơ thể
3. Máu cao, thay vì ăn thịt thì nên ăn rau
4. Đaniên 1:8-16 là bằng chứng cách ăn.
5. Vì bạn thiếu vận động: Luca 12:19 Người này chỉ ăn, ngủ, hưởng thụ, kết quả tức khắc chết liền. Không phải vận động để trở thành một lực sĩ, nhưng để mạnh khỏe. Và cũng đừng say mê nó (I Timôthê 4:8).
6. Vì nhiều lo buồn: Chứng tỏ bạn thiếu đức tin (Châm 17:22; Nêhêmi 8:10b). Nhiều người bệnh vì tâm lý lo buồn, quan tâm quá về mình. Hãy quên nó đi. Bạn hãy nhớ tội lỗi là nguyên nhân đưa đến lo buồn. Hãy nên ăn năn từ bỏ.
7. Vì ý muốn của Chúa: Sau khi bạn đã kiểm tra tất cả các lý do trên bạn nên thuận phục ý Chúa như Phaolô trong II Côrinhtô 12:7-10, như trường hợp David Brainer, Tống Thượng Tiết.
Câu 11: Làm Sao Để Biết Ý Chúa?
+ Có 5 cách để biết ý Chúa:
1. Qua một sự hiện thấy như Giôsép thấy chiêm bao.
2. Qua cảm giác vui buồn, bình an.
3. Qua một điều kiện thử Chúa như Ghêđêôn.
4. Qua ý kiến của một người yêu mến Chúa.
5. Qua Kinh thánh.
+ Tuy nhiên cả 4 cách trên đều phải được kiểm chứng bằng Lời của Đức Chúa Trời là cách thứ 5. Lý do:

• Không phải chiêm bao hay sự hiện thấy nào cũng là ý Chúa, do Chúa (Truyền đạo 5:3).
• Cảm giác của bạn sẽ sai lầm do đau yếu phần thuộc thể lẫn thuộc linh.
• Điều kiện nêu ra có thánh khiết, xứng hiệp Lời Chúa dạy không.
• Con người dầu yêu mến Chúa cũng có sai lầm hay có tính cách cá biệt hoàn cảnh.
Câu 12: Làm Sao Biết Được ý Chúa
+ Có nhiều cách để biết ý Chúa (câu hỏi số 11) kể cả cách bạn đã nói. Nhưng tất cả phải đặt trên sự kiểm soát của Kinh thánh. Điều quan trọng là biết ý Chúa rồi, bạn có vâng phục không? Thí dụ, Chúa trả lời không được hay Chúa cho bạn một điều khó, một điều khác.
Câu 13: Lười đọc Kinh thánh
+ Lười biếng đọc Kinh thánh có thể do sức khỏe hay do không biết cách đọc. Nếu vì sức khỏe, thì bạn nên xem lại để chữa trị sớm. Nếu vì không biết cách đọc hoặc học, thì bạn thử theo cách sau:
• Đọc sách ngắn trước, hoặc đọc sách bạn thích trước.
• Bạn đọc một khúc hay một đoạn, đến câu nào thích thì ghi ra sổ tay. Có thể ghi chú vài lời mà bạn nhận được sự dạy dỗ.
• Nếu gặp câu khó, không hiểu bạn cứ ghi không hiểu, có dịp hỏi sau.
+ Dầu sao, lười biếng cũng là một tính xấu. Biếng ăn là dấu hiệu của bệnh tật. Cám ơn Chúa bạn đã nói ra, nhưng bạn đừng để nó làm lý do tiếp tục lười biếng. Trái lại, khắc phục và nhờ ơn Chúa bỏ đi.+ Nếu bạn đọc sai chữ, bạn càng phải đọc Kinh thánh để biết đọc chữ và đọc lời Chúa. Ích cả hai bề.
Câu 14: Không đọc Kinh thánh
+ Không phải không đọc Kinh thánh là tội, nhưng vì bạn không đọc Kinh thánh nên bạn không biết cách nào sống đẹp lòng Chúa, đó là cơ hội để bạn phạm tội. Chính việc bạn không đọc Kinh thánh nên bạn đã không biết Chúa ra lệnh phải học Lời Chúa, đó là một cái tội.+ Cảm ơn Chúa là bạn đã nhận ra sự yếu đuối và muốn đọc Lời Chúa. Bạn hãy đọc một khúc Kinh thánh, một đoạn, rồi tìm một câu thích nhất ghi vào sổ tay, đồng thời cho biết tại sao bạn thích. Ghi ngắn. Bạn hãy theo cách này vài ngày, bạn sẽ ngạc nhiên về những ý tưởng đã được ghi ra.

+ Tuy nhiên, bạn nhớ cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho, bằng lời cầu nguyện ngắn trước khi học. Có câu nào bạn không hiểu, bạn cứ ghi ra để hỏi khi có dịp.
Câu 15: Không có phương tiện đi nhà thờ
+ Cám ơn Chúa vì bạn có lòng yêu mến sự thờ phượng Chúa nơi nhà thờ. Tôi tin rằng tấm lòng đó sẽ giúp bạn vượt trở ngại đường xa. Tuy vậy, nếu trường hợp không đến được hay có đến được nhà thờ, bạn cũng nên tìm cách thờ phượng Chúa thêm trong gia đình và cá nhân.+ Bạn tin Chúa mà không đi thờ phượng Chúa vì không muốn, nó biểu lộ thái độ không vâng lời Chúa dạy (Hêbơrơ 10:25), mà không vâng lời là một tội. Muốn đi mà không đi được là một vấn đề khác. Bạn có tấm lòng muốn đi, nếu không thường thì thỉnh thoảng, vì đó là cơ hội thông công với Chúa, và thông công với anh em.
Câu 16: Tự học Kinh thánh
+ Đi nhóm là mạng lệnh của Chúa (Hêbơrơ 10:25) và đó là cơ hội giúp đời sống thuộc linh tăng trưởng. Nhưng không có nghĩa chỉ cần đi nhóm, không cần tự học; cũng không phải đi nhóm là đi LỄ, mà đi nhóm là dự phần thông công với Chúa (cầu nguyện, học Kinh thánh) và với anh em trong Chúa. Tôi nhắc lại, đi nhóm là tìm cơ hội tăng trưởng đời sống thuộc linh.+ Còn ở nhà tự học Kinh thánh là điều cũng phải làm. Nhưng Cơ đốc nhân không phải chỉ ở nhà để tu, mà cần phải thông công với mọi người. Vả lại, ở nhà tự học có 2 điều khó cho bạn:
• Khó bền lòng.
• Khó đào sâu lời Chúa (Châm ngôn 15:22).
+ Bạn hãy học gương của Hội thánh đầu tiên trong Công vụ 2:46. Đạo của Chúa kỳ diệu ở đặc điểm này: Ở đâu cũng có Chúa, ở đâu cũng nhóm.
Câu 17: Yêu thích Lời Chúa
+ Phải dùng 2 cách sau đây:
1. Phải biết giá trị của Lời Chúa, nghĩa là phải biết Lời Chúa là Lời của ai? Có công hiệu như thế nào? (II Timôthê 3:15).
2. Phải biết cách học Lời Chúa, nghĩa là phải lựa sách học vừa trình độ, không mất quá nhiều thì giờ của bạn, hợp với sở thích (có thể theo đề tài).
+ Điều cần yếu là chính bạn phải quyết tâm, bền chí và xin Chúa thêm sức.
Câu 18: Thất bại
+ Việc bạn thất bại trong tội lỗi là việc cũng thường gặp trong đời sống Cơ đốc nhân khác (I Giăng 1:8). Vấn đề là ở chỗ sau khi biết mình thất bại bạn có ăn năn, xưng tội và xin Chúa tha thứ không? (I Giăng 1:9; Giăng 8:11). Nhất là không tái phạm nữa.
+ Khi đối diện với tội lỗi, với kẻ thù mà bạn không thắng được thì bạn phải giải quyết trong 2 cách:
• Mathiơ 6:13 Cầu nguyện trước khi đối diện.
• I Tês 5:22 Tránh xa nó đi, đừng tiếp xúc với nó (Thi 1:1)
Câu 19: Tâm trạng bất an
1.
Nếu từ những bất an dẫn đến những hành động bực bội . . ., thì đó là trạng thái bình thường về tâm sinh lý, có thể là sức khỏe của bạn không tốt, hoặc đang bị bệnh. Đề nghị bạn kiểm tra lại tâm sinh lý của bạn.
2. Ngược lại, nếu từ sự ích kỷ, tư lợi dẫn đến bất an, cô đơn thì đó là sự yếu đuối thuộc linh. Bạn đã để xác thịt thắng hơn.
+ Điều bạn thiếu là: Quì xuống, ăn năn tội và lìa bỏ nó (Châm 28:13).
Câu 20: Giận người khác
+ Vấn đề phải giải quyết:
• Giận vì lý do gì?
• Giận bao lâu?
• Chúa phán gì trong cơn giận?
• Thái độ đối với Lời Chúa dạy về việc giận nầy?
Có những điều cũng đáng giận: 'Chúa giận vì dân Isơraên cứng lòng, vì người Pharisi không làm theo Kinh thánh, chỉ sống giả hình.'

+ Cũng có những cơn giận vì ích kỷ, vì tư lợi, ganh tị . . .
+ Êphêsô 4:26-27, Phao lô chấp nhận: giận như là việc bình thường trong bản tính con người, nhưng giận phải có giới hạn, phải tự kiểm soát được, không được giận điên giận dại.+ Lời Chúa bao giờ cũng dạy chúng ta yêu thương, tha thứ kẻ thù nghịch. Như vậy, sau một phút giận, chúng ta có vâng lời Chúa để tha thứ, làm hòa không?Nếu không, đó chính là không đầu phục Chúa, chứ không phải là thiếu đầu phục Chúa.+ Điều quan trọng là trong giờ này bạn còn giận không? (Mathiơ 5:22-24).
Câu 21: Chửi hàng xóm
+ Mathiơ 5:11-12, 23, 44 Đức Chúa Giêxu dạy bạn vui mừng khi bị vu cáo, mắng nhiếc; và yêu kẻ thù nghịch.
+ Bạn chửi lại là phạm tội rồi, vì môi miệng ô uế (Gia cơ 3:9-12). Bạn cũng phạm tội vì làm cho người hàng xóm không thể tin Chúa.+ Tôi xin bạn hãy xem xét tại sao người đó phiền trách bạn hoài, để bạn sửa lại. Chắc chắn bạn có một khuyết điểm gì đó. Rồi cầu nguyện cho họ và xin Chúa ban năng lực cho bạn nhịn nhục hầu chinh phục người hàng xóm nầy cho Chúa. Khi đó bạn sẽ không bị quấy rầy nữa. Hãy biến kẻ thù thành bạn.
Câu 22: Tánh nóng
+ Bạn là con cái Chúa mà bạn không giống Chúa, thì bạn giống ai? Còn tính nóng cũng không phải là sai, đó là đặc ân của Đức Chúa Trời ban cho cá nhân bạn. Tuy nhiên, bạn phải biết điều khiển nó hay đúng hơn là bạn dâng cho Chúa điều khiển. Lửa rất cần cho con người, nhưng không biết điều khiển thì lửa sẽ gây nguy hiểm.
+ Chúa không cất tính nóng của bạn đâu, vì cất đi thì bạn đâu còn là bạn nữa. Bạn hãy quyết định giao cho Chúa điều khiển. Hãy biết nổi nóng đúng lúc, đúng khi cần.
Câu 23: Người già người trẻ
+ Chúng ta phải biết nguyên nhân có tình trạng đó: thường do sự bất đồng quan niệm sống giữa người lớn tuổi (già) và người trẻ. Những người lớn tuổi thường nghiêm khắc, khó hơn, không thích ồn ào, ăn mặc đơn giản, không được đi chơi . . . Người trẻ thì ngược lại hoàn toàn. Do đó dễ có sự xung khắc.+ Tốt nhất là chính mình lo giúp an ủi bà mẹ, tránh cho những cháu nhỏ tiếp xúc với người già. Thỉnh thoảng nên rầy các con để bà mẹ vừa ý, cũng như êm dịu giải thích cho bà mẹ thông cảm. Điều quan trọng là có buồn thì buồn ít và phải có đức tin tin rằng Chúa sẽ giải quyết cho.
Câu 24: Hi sinh không được
+ Bạn hãy đọc những câu Kinh thánh sau đây, bạn sẽ thấy tại sao bạn yêu thương anh em không được: II Côrinhtô 5:14-15; I Giăng 4:19-8.Lời Chúa chứng tỏ bạn chưa nếm trải tình yêu thương của Chúa cho chính mình. Có thể bạn là người chưa tin Chúa hoặc bạn chưa kinh nghiệm Chúa yêu bạn như thế nào (nghĩa là bạn chưa thấy địa vị đáng chết của bạn).+ Tuy nhiên, bạn cũng cần học lại II Côrinhtô 13: 4 -7 để đừng hiểu lầm yêu thương là bỏ qua những lỗi lầm của anh em. Điều bạn cần làm là :
• Bạn đã tin nhận Đức Chúa Giêxu làm Cứu Chúa chưa?
• Bạn có biết Chúa yêu bạn như thế nào không?
Câu 25: Không được đi đâu quá 21 giờ
+ Thái độ của ông bà đối với cô là con gái như vậy là hợp lý, và vì thương cô. Do đó :
1. Cô phải vâng lời, nếu có thể được xin ông bà cho thêm 30 phút (vì Hội thánh cũng nhóm tối đa đến 9 giờ 30 phút).
2. Cô phải giữ đúng lời hứa là chỉ đi nhóm ở nhà thờ, để ông bà tin cậy và yên tâm. Đi nhà thờ nào phải nói rõ, để khi phụ huynh tìm thì đúng như vậy.
Câu 26: Phải sống đạo tốt trước
+ Điều bạn nghĩ là đúng, nhưng coi chừng bạn làm không đúng. I Timôthê 3:1-13 dạy tư cách người phục sự Chúa phải sống đạo đúng. Nhưng nếu bạn dựa vào đó để từ chối hầu việc Chúa và kéo dài cuộc sống không tốt hoặc để chỉ trích người khác, thì bạn đã làm sai. Nếu bạn đang phục sự Chúa mà không sống đạo đúng như Chúa dạy thì bạn nên ăn năn ngay, quyết tâm lìa bỏ và xin Chúa ban năng lực để đắc thắng.
+ Nếu bạn chưa có chức vụ hầu việc Chúa, nhưng bạn sống đạo đúng, thì đó là một cách để hầu việc Chúa.
+ Bây giờ xin bạn đừng NGHĨ nữa, mà hãy LÀM đi.
Câu 27: Sống đạo trong nhà trường
+ Bạn đã nói lên một vấn đề sống đạo thực tế và tôi tin rằng câu hỏi bạn nêu ra đã giúp bạn vơi đi được băn khoăn 50%. Tôi cũng cám ơn Chúa là bạn đã RẤT MUỐN NHƯ VẬY. Điều cần là cái MUỐN đó xin thêm quyền năng của Chúa (Philíp 4:13; Giacơ 1:5). Tôi quả quyết rằng Chúa sẽ ban cho bạn khôn ngoan, năng lực làm điều đẹp lòng Chúa và đẹp lòng người ta. Cá nhân tôi cũng đã gặp những trường hợp như vậy, tôi đã áp dụng những cách như sau :
1. Thường ngày tỏ ra cho mọi người biết tôi đã tin Chúa.
2. Sống vui vẻ, hòa thuận với mọi người và giúp điều gì giúp được.
3. Khi xảy ra những hành động sai, như bạn gặp, tôi không ủng hộ, cũng không phê phán gì cả.
4. Trường hợp cúp cua tập thể, tập thể không có nghĩa là hết thảy, sẽ có một số bạn ở lại với bạn. Bạn phải là người về sau cùng.
+ Trường hợp quay bài: Đây là hành động của một học sinh lười học hay không biết học. Thay vì quay bài, bạn cầu xin Chúa cho bạn khôn ngoan học, rồi sửa lại cách học. Hãy siêng năng và tin cậy Chúa.+ Trường hợp phải cho bạn xem bài: Bạn cứ học hết điều bạn cần học, đừng học theo cách chia bài ra. Đó là một trò chơi nguy hiểm. Bạn hãy học để có căn bản khái quát, rồi suy luận, hơn là không biết gì cả. Bạn phải nhớ học THI không phải học CHƠI.+ Rôma 12:2 dạy: 'Đừng làm theo đời này.'
Câu 28: Giao phó không làm
+ Hãy nói với người bạn nầy là: Bạn nói đúng, Chúa không bao giờ bảo: Bạn tin Chúa để nhờ đó khỏi làm mà có ăn, Chúa không dạy Cơ đốc nhân làm người lười biếng. Trái lại, Chúa dạy: "Ai không khứng làm việc thì không được phép ăn" (II Têsalônica 3:10). "Hãy siêng năng mà chớ làm biếng" (Rôma 12:11).+ Tuy nhiên có 2 ý sai ở đây:
• Nếu người nào bảo tin Chúa để khỏi làm mà có ăn là sai vì tin Chúa không phải chỉ được đời nầy.
• Ngược lại, nếu bảo làm là có ăn, khỏi cần tin Chúa thì cũng sai. Vì có những người làm khó nhọc, nhưng đã chết đói vì hạn hán thiên tai, và con người cũng không sống chỉ nhờ ăn (Mathiơ 4:4).
+ Như vậy, bạn tin Chúa Giêxu để được sống vui thỏa về đời nầy và đời sau. Bạn chưa tin Chúa, bạn làm gì cũng bởi sức riêng của mình, sự thành công của bạn chỉ tối đa 50%. Bạn tin Chúa, thì quyền năng của Chúa ở cùng bạn, sự thành công của bạn sẽ là 100%. Những lúc khó khăn hoạn nạn, bạn sẽ nghe Chúa dạy :Mathiơ 11:28; I Phierơ 5:7; Thi thiên 68:19.Mong rằng bạn sẽ khôn ngoan chọn lựa cho bạn một cuộc sống vững chắc,
Câu 29: Làm ăn khá hơn
+ Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời thật có ban phước cho những người tin Ngài, phước vật chất lẫn thuộc linh, như Thi thiên 23. Nhưng nếu bạn tin Chúa để được làm ăn khá hơn, thì đó là một sự sai lầm (I Côrinhtô 15:19).
+ Sự ban phước của Chúa không phải là cho phép chúng ta lừa lọc, bất hợp pháp. Tôi thấy bạn dùng chữ 'vô mánh,' thì bạn nên xem lại cách làm ăn (Mathiơ 4:8-9), có khi ma quỉ cho bạn thành công để nó cám dỗ bạn xa Chúa bằng cách dối trá, say mê làm ăn mà quên Chúa.
+ Nhờ ơn Chúa, bạn tra xét lại cách làm ăn của mình. Nếu sia đường lối của Chúa thì sửa lại. Nếu thật là ơn phước thì đừng quên chia xẻ ơn phước đó cho anh em khác và dùng nó hầu việc Chúa.
Câu 30: Giải trí
+ Bạn phải hiểu 2 chữ 'giải trí,' có nghĩa gì? Tự điển Việt Nam định nghĩa: Giải trí là làm cho trí được thoải mái, thanh thản. Thế thì những món bạn nêu ra, khi tham gia có giúp cho bạn thoải mái không? Vấn đề không phải là hình thức giải trí mà chính là cách bạn giải trí. Một bản nhạc bạn nghe, bạn hát có giúp bạn giảm nghĩ không? Hay làm cho thần kinh của bạn bị kích động?
+ Đối với Cơ đốc nhân, tại bạn hiểu lầm hoặc do bạn đã sống làm cho người khác hiểu lầm, vì Kinh thánh luôn dạy Cơ đốc nhân vui vẻ. Trước một hình thức giải trí, đề nghị bạn trả lời 3 câu hỏi:
1. I Côrinhtô 10:23a: Cơ đốc nhân tự do làm việc, nhưng việc đó có ích cho bạn không?
2. I Côrinhtô 10:23b: Bạn được tự do, việc đó có ích cho bạn, nhưng có gây dựng người khác không?
3. I Côrinhtô 10:31: Có ích cho bạn, gây dựng người khác, nhưng có vinh hiển danh Chúa không?
+ Nếu trả lời thỏa mãn 3 điều đó, bạn cứ sống giải trí bình an, vui thỏa.
Câu 31: Không hát Thánh ca
+ Bạn không hát được Thánh ca có thể vì bạn không quen âm điệu hoặc chưa biết thưởng thức Thánh ca, hay chưa biết hát Thánh ca.
+ Còn đối với 'nhạc vàng', có lẽ do trước khi tin Chúa bạn đã tiếp xúc nhiều, nên âm điệu dễ hát đối với bạn. Đó cũng có thể do bạn chưa được tái sanh, chưa kinh nghiệm trong Chúa. Vì bạn thích âm điệu than thở, kêu gào qua nhạc đời, bởi nó đúng tâm trạng của bạn. Bạn nên xem lại việc tin Chúa của bạn.
Câu 32: Chúa hóa rượu
+ Câu hỏi bạn nêu ra chứng tỏ bạn có tham khảo Kinh thánh, vì trong Kinh thánh không hề cấm uống rượu. Và bạn cũng phải để ý Kinh thánh không hề khuyến khích uống rượu.Trường hợp Phaolô khuyên Timôthê trong thư I Timôthê 5:23 với 2 lý do:
1. Uống một ít, uống thỉnh thoảng (thay vì uống nước lã luôn).
2. Vì cớ tì vị còn yếu (bệnh bao tử); nó như một thứ thuốc.
Phao lô không hề bảo uống rượu cho vui hay để giải buồn.
+ Một điều quan trọng nữa là Đức Chúa Trời cho con người sự tự do, Ngài không cấm, nhưng ngài tỏ cho bạn thấy sự tai hại của rượu. Ngài khuyên dạy (Châm 20:1; 23:29-32; Êsai 5:11, 22-23; Êphêsô 5:18a). Vậy, bạn hãy sử dụng sự tự do mà Chúa đã cho bạn làm người để chứng tỏ bạn khôn ngoan.
+ Việc Đức Chúa Giêxu hóa rượu tại Cana. Không cần tranh luận là rượu gì, duy có điều tôi biết chắc là Đức Chúa Giêxu không ban rượu để họ uống say. Nếu có cảnh say rượu đó, thì Giăng 2:11 không thể có 'Môn đồ bèn tin Ngài.' Và bạn biết là cả cuộc đời của Chúa Giêxu không ai có thể chỉ trích Ngài.
+ Vấn đề uống rượu vin vào phép lạ hóa rượu và cho rằng không sợ phạm tội, thì những kẻ đó đang đùa giỡn với tội lỗi. Uống rượu chưa phải là phạm tội, nhưng uống rượu đưa đến phạm tội như:
• Uống rượu sẽ đưa đến ghiền rượu, ghiền là trở thành nô lệ (Châm 23:29).
• Rượu uống say làm cho hỗn hào, không kiểm soát được mình, đó là tội (Sáng 9:21).
• Uống rượu sẽ đưa đến những chứng bệnh gây nguy hiểm như: gan, thần kinh . . . mà “Thân thể anh em là đền thờ Đức Chúa Trời (I Côrinhtô 3:16-17).
• Uống rượu sẽ làm cho anh em mình vấp phạm (những người yếu đuối, không hiểu sẽ uống nhiều hoặc khinh dễ cuộc sống Cơ đốc), thì đó là tội (Mathiơ 18: 6; Rôma 14:15-16, 20).
Thế giới đã và đang kêu gọi cai rượu, cai thuốc lá, còn Cơ đốc nhân lại đặt vấn đề để lao mình vào uống rượu, hút thuốc, không làm sự sáng cho thế gian, đó là tội.Hơn nữa, những người say rượu chỉ tìm cơ hội để uống rượu (ngụy biện) vì họ không vin vào cớ Đức Chúa Giêxu đi bộ trên mặt biển, Đức Chúa Giêxu kiêng ăn 40 ngày, Đức Chúa Giêxu giảng Tin Lành mà kiêng ăn thử, đi thử, giảng thử xem.
Câu 33: Bói khoa, số mệnh
+ Chúng ta thấy việc bói khoa có những cái giả dối (loại thầy bói nói láo ăn tiền), nhưng cũng có những điều đúng căn cứ vào: tâm lý học, khoa học (như xét nghiệm nhóm máu, dáng người) và Kinh thánh cũng cho thấy là có bàn tay ma quỉ (Công vụ 16:16).
+ Theo Cựu ước, Đức Chúa Trời cấm dân sự của Chúa xem bói khoa (Xuất 22:18; Lêvi 20:6-8; Phục 18:9-14), vì những tập tục đó xui giục người của Chúa dễ dàng rơi vào tội gớm ghiếc như đã nêu ra trong các sách đã trưng dẫn đồng thời làm cho con người trở nên sống tiêu cực, mê tín. Đến Tân ước, Chúa dạy chúng ta sống cao hơn, nghĩa là không cần cấm nhưng tự chúng ta tin cậy Chúa nên không cần bói khoa, vì I Phierơ 5:7 mọi lo lắng đã trao cho Chúa (Giăng 14:16, 18; 16:33).
+ Về số mệnh, con người có số mệnh (Thi 139), nhưng cám ơn Chúa, Ngài không cho chúng ta biết chúng ta số mấy, nên bạn có thể nói như Phaolô trong Philíp 4: 13, thay vì làm kẻ lười biếng ngồi tưởng tượng có khó khăn (con sư tử ngoài đường) rồi không làm gì cả (Châm 26:13).
Câu 34: Ăn đồ cúng
+ Điều khẳng định là KHÔNG ĂN: Vì đó là lời Chúa dạy trong I Côrinhtô 8:10.
+ Bạn ăn sẽ phạm những tội sau:I Côrinhtô 8:9-13: Làm vấp phạm anh em mình (Rôma 14:20).I Côrinhtô 10:19-20: Thông đồng với quỉ.+ Điều không thể tránh là bạn sẽ gặp bắt bớ. Nhưng đó là điều Đức Chúa Giêxu đã phán trong Giăng 15:18-20. Tuy nhiên, chính thái độ của bạn khi khước từ không ăn cũng quyết định sự bắt bớ. Do đó, bạn nên lễ phép, lịch sự, dùng lời êm dịu giải thích ngắn để giúp thân nhân cảm thông (Đaniên 1:8-13).
Câu 35: Việc cúng bái
+ Tôi không biết bạn trưng dẫn câu Kinh thánh ở đâu. Còn I Côrinhtô 8: 8 không hề nói 'ăn của cúng thì ăn cũng được.' Bạn phải cẩn thận về việc đọc và học Kinh thánh. Đọc cẩn thận và không chỉ dùng một câu là đủ.
+ Bạn cũng phải để ý đến phương pháp lý luận của Phao lô; không bao giờ trình bày sự việc chỉ một câu, bạn phải đọc cả thượng hạ văn. Đến câu 13, Phao lô dứt khoát là không ăn; rồi bạn đọc I Côrinhtô 8:18-22.
+ Còn việc cúng giỗ bạn nên để ý 2 phương diện:
• Bạn có thể phụ giúp gia đình những việc như quét nhà, rửa chén, đừng bao giờ dự phần việc cúng như: bày đồ cúng, đốt nhang, lạy . . .
• Mục đích của bạn làm là gì? Vì mục đích tỏ lòng thương yêu người thân bận rộn giúp đỡ việc nhà hay vì mục đích cúng? Nếu vì mục đích để cúng thì bạn đừng làm.
+ Điều quan trọng là bạn hãy cầu nguyện, dùng đời sống của bạn để làm chứng cho người nhà của bạn sớm tin Chúa. Nếu bạn chậm trể thì trách nhiệm thuộc về bạn. Bạn cũng phải chuẩn bị chịu trách nhiệm để vì Chúa chịu bắt bớ.
Câu 36: Cơ đốc nhân lì xì
+ Chữ 'lì xì' có nghĩa 'lợi nhỏ,' nếu bạn làm việc này với tính cách mê tín để mong lợi lớn, thì đừng làm, nhất là có thái độ không vui vì không có lì xì.
+ Nếu bạn dùng như một món quà tặng ngày Tết cho các thanh thiếu nhi, thì không có gì đáng lo nghĩ. Chỉ nên lưu ý cái hình trên bao lì xì để đựng tiền có trái với đức tin không (hình có nhang đèn, cúng quảy).
Câu 37: Kiêng cử ngày Tết
+ Câu trả lời là KHÔNG. Nhưng bạn đừng hiểu lầm vì chữ 'không' đó mà trở nên lập dị hay đụng chạm đến sự kiêng kỵ của người chưa tin. Trái lại, bạn né tránh để đừng làm mích lòng. Họ không quét nhà, bạn cũng đừng đứng ra quét nhà chọc họ.
+ Trong khi đó, Cơ đốc nhân dầu không kiêng kỵ nhưng tự nhiên vẫn giữ như:
• Vui vẻ với mọi người.
• Thăm viếng nhau.
• Cầu nguyện, đi nhóm đầu năm.
Bạn hãy học cách sống như Phaolô trong I Côrinhtô 9:22-23.
Câu 38: Cơ đốc nhân bị bỏ bùa
+ Theo nhận xét cho biết, những người bị bỏ bùa ngãi thường là những người tham lam (bị gạt cờ bạc bịp), người thiếu cảm giác bình an (cứ ngó lông bông), hoặc biết khoảng đường nguy hiểm vẫn cứ đi một mình (Mathiơ 4: 5-6), người đang nhiều lo nghĩ, tâm trí không ổn định.
+ Vì vậy, bạn hãy cầu nguyện trước và sau khi đi đường, trước khi điều ác xảy ra và xin Chúa đừng để sa vào sự cám dỗ (Mathiơ 6:13). Đừng tham dự vào những hình thức cờ bạc, gói cất tiền bạc kín đáo, đừng đeo nữ trang khoe khoang; nên suy nghĩ về Chúa, Kinh thánh, công việc Chúa hay làm chứng đạo. Nhất là đừng bao giờ than thở với người đi đường.Đừng đi trên những đường vắng hoặc có tiếng nguy hiểm nếu không có nhiều người cùng đi.
Câu 39: Đắc thắng tội lỗi

+ Bạn có biết bài Thánh ca 309 không? - THẮNG BỞI ĐỨC TIN. Rôma 10:17 cho biết đức tin đến từ Lời Đức Chúa Trời. Vậy, phải học Kinh thánh, ghi nhớ Lời Chúa dạy để biết cách sống đắc thắng.
+ Dầu vậy, nói thắng thì phải đề phòng bại. Khi thất bại thì sao? Hạ mình xuống ăn năn ngay và xin Chúa ban cho đức tin để đắc thắng.
Câu 40: Điều phải quan tâm
+ Đức Chúa Giêxu dạy điều nầy trong Mathiơ 22:37-40, và thể hiện lòng kính Chúa, yêu người nầy qua hai hành động: Truyền giảng Tin lành và gây dựng Hội thánh bằng sự thăm viếng chăm sóc.
Câu 41: Muốn tránh tội
+ Bạn hãy nghe Phaolô trả lời trong Rôma 7:14-23, và tâm trạng của bạn là ở 7:24.
Thế thì phương pháp đắc thắng là ở câu 25: Nhờ Đức Chúa Giêxu Christ!
+ Nhờ Đức Chúa Giêxu Christ có nghĩa gì? Có 2 ý:
(1) Bạn phải tin nhận Đức Chúa Giêxu Christ làm Cứu Chúa của mình.
Nếu bạn chưa ăn năn tội (nghĩa là biết ghét tội, quyết tâm từ bỏ, rồi xin Chúa tha thứ) - thì bạn không thể tránh tội được. Vì bản chất của bạn vẫn là tội lỗi, thì làm sao tránh hay từ bỏ được?
(2) Trường hợp bạn đã tin Chúa, nhưng còn phạm tội.
Trên căn bản thì tội lỗi bạn đã được tha, nhưng bạn vẫn còn chừa lại một cái gì riêng cho bạn, như một loại chùm gởi bám vào cây. Tại bạn không quyết tâm quăng bỏ (Hêbơrơ 12:1b).
+ Đức Chúa Trời có quyền cất tội lỗi cho bạn, nhưng Ngài cũng cho bạn sự tự do, nghĩa là bạn không phải chỉ muốn, mà phải quyết định. Chúa muốn mà bạn không quyết định, thì Ngài không làm vì đụng đến tự do của bạn.
Bạn muốn hay quyết định mà không có quyền năng của Chúa, thì vô ích; vì bản tánh xác thịt bao giờ cũng mạnh hơn bạn.
Câu 42 : Phạm tội có hệ thống
+ Bạn hãy đọc lại Êphêsô 4: 25 - 5:14, Lời Chúa dạy phương pháp để không vi phạm nữa. Phương pháp gồm hai phương diện:
(1) Phương diện con người: Ê phêsô 4:25 - 5:13.
• Cá nhân bạn phải chừa, bỏ, chớ làm . . . nghĩa là bạn phải có ý chí dứt khoát, quay lưng lại với tội lỗi quá khứ.
• Đối với hiện tại, bạn phải quyết định bắt chước Đức Chúa Trời.
(2) Phương diện Đức Chúa Trời: Ê phêsô 5:14, khi bạn cương quyết vùng ra khỏi đám người chết, thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng bạn, quyền năng của Chúa sẽ hành động, Chúa sẽ ban cho bạn năng lực lìa bỏ tội lỗi.
+ Nếu thiếu một trong hai phương diện đó, thì bạn sẽ thất bại. Ý chí của bạn mà không có quyền năng của Chúa, thì ý chí đó sẽ lung lay. Quyền năng của Chúa sẽ không kết quả, nếu bạn không muốn; vì Chúa tôn trọng tự do của bạn.
+ Cảm ơn Chúa, bạn đã có ý thức không muốn phạm tội nữa, hãy đưa ý thức lên một bước là ý chí, nghĩa là quyết định dứt khoát. Sau đó hãy cầu xin Chúa ban năng lực để đủ sức mạnh thi hành từ bỏ.
Câu 43 : Không cần làm việc thiện
+ Có thể bạn đã hiểu lầm hoặc ai đó đã giải thích sai về giáo lý của Chúa cho bạn.
Chính bạn cũng biết một trong những câu Kinh thánh Chúa dạy về việc lành (Mathiơ 25:31-46).
+ Nhưng Chúa dạy rõ: Không phải vì việc thiện đó mà bạn được cứu (Êphêsô 2:8-10). Vì vậy, vấn đề giữa tin Chúa với việc thiện có liên hệ như sau :
1. Nếu chỉ làm việc thiện, mà không tin Chúa, thì không được cứu (Êsai 64:6; Êphêsô 2:8-9).
2. Nếu nói chỉ tin Chúa, không cần quan tâm làm việc thiện, thì chúng ta nghi ngờ đức tin người đó vì trái với Kinh thánh dạy trong Giacơ 1:27.
3. Nếu nói tin Chúa Giêxu và cũng cần phải làm việc thiện để được cứu thì đó là tà giáo (Galati 3:1-7).
4. Nếu nói chỉ bởi đức tin nơi Đức Chúa Giêxu Christ thì được cứu, sau đó bày tỏ đức tin qua việc thiện. Đó là điều Chúa dạy (Giacơ 2:14-26).
Câu 44: Người Tin lành giao tiếp
+ Đạo Tin lành của Đức Chúa Giêxu là Đạo nhập thế, không phải là xuất thế, nghĩa là vào đời, ở giữa đời, như Chúa Giêxu đã cầu nguyện trong Giăng 17:15a: "Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian."
Như vậy, người tin Chúa trong Tin lành vẫn sống giao tiếp và kết bạn thân mật với mọi người kể cả người ngoài Tin lành. Tuy nhiên, ngoài những mục đích xã giao, sinh sống . . . người Tin lành còn có mục đích cao cả hơn theo Chúa Giêxu dạy trong Mác 16:15, ấy là đem Tin lành yêu thương của Chúa cho mọi người. Do đó, họ càng được khuyến khích giao tiếp và kết bạn với mọi người.
Câu 45: Thu phục mọi người
+ Bạn dùng chữ 'mọi người' là bạn có ý tham lam quá.
Người ta nói: 'Khi bạn muốn làm vừa lòng mọi người, là bạn không làm vừa lòng một ai.' Bạn chỉ có thể dùng chữ một người hoặc đa số.
+ Muốn như vậy, bạn phải có các điều kiện tối thiểu:
(1) Sự thành thật.
(2) Lý do chánh đáng.
(3) Thời điểm nêu vấn đề thích hiệp.
(4) Có lợi cho nhiều người.
+ Bạn hãy áp dụng câu Philíp 2:1-5.
Câu 46: Thân mật trước mặt
+ Bạn phải cẩn thận về nhận định này của bạn. Làm sao bạn biết được ý nghĩ người khác? Chỉ có Chúa thôi bạn ạ.
+ Vấn đề bạn nêu có 3 trường hợp:
1. Thật sự giả dối, như bạn biết.
2. Người đó không có giả dối như vậy, nhưng không khéo nên làm hiểu lầm.
3. Tại bạn có thành kiến, nên nghĩ 'xấu' về người đó.
+ Nếu người đó thật sự giả dối như vậy, thì cũng cần bình tỉnh suy xét:
• Lòng người đó chân thật, nhưng người chung quanh cứ làm cho người đó khó khăn, nên phản ứng lại như vậy.
• Tại bản chất chưa được đổi mới trong Chúa.
• Có trường hợp trong con người đó có 2 nhân cách khác nhau mà chính người đó không biết.
+ Bạn hãy đọc Galati 6:1, hãy lấy lòng mềm mại sửa họ lại, nghĩa là:
• Phải chọn đúng dịp.
• Phải chọn đúng lời.
• Phải cầu nguyện trước.
Nhưng Galati 6: 1b cũng cảnh cáo bạn, e rằng bạn chưa khuyên xong chính bạn lại mắc vào, khuyên không được nên đi nói xấu người.
Câu 47: Trả thù
+ Bạn có biết tại sao Chúa dạy tha thứ không? Chính vì Chúa yêu thương bạn. Đây là những lý do Chúa yêu thương bạn:
1. Bạn muốn trả thù, nhưng bạn có trả thù được không? Chúa biết bạn không trả thù được, nên để Ngài trả thù cho. Bạn hãy đọc những cách Chúa trả thù cho con cái Chúa:
• Êsai 10: là cách Chúa trả thù người Arisi, vì dân Isơraên.
• Công vụ 12:1-3 so với 12:23 Chúa trả thù Hêrốt thay cho Giacơ.
• Công vụ 26:14 Chúa trả thù Saulơ thay cho Hội thánh.
1. Chúa muốn bạn sống bình an, vui vẻ (Galati 5:22 . . . bình an, vui mừng, Giăng 14:27). Người đời nói: 'Người quân tử 10 năm sau trả thù cũng chưa muộn.' Nhưng bạn nghĩ trong 10 năm đó, người quân tử sống thế nào? - Cay đắng, căm hờn. Thế thì sao còn gọi là quân tử? Mà liệu sống đến 10 năm không, vì buồn khổ, căm hờn sẽ giết người quân tử chết.
Do đó, bạn đừng nhớ đến nữa. Có câu danh ngôn gởi bạn: 'Tha thứ là tốt. Nhưng quên là tốt hơn.' Cũng có câu: 'Cách trả thù tốt nhất là biến kẻ thù thành bạn.' Đời còn dạy thế, huống chi bạn là con cái Chúa.
Bạn hãy đọc lại Công vụ 7:60, bắt chước Êtiên để ngủ ngon.
Câu 48: Lòng không thanh thản
+ Bạn hãy đọc lại Xuất 21:-22:; Lêvi 5: -6:; Luca 19:1-10. Cám ơn Chúa là bạn đã bước qua được chặng khó nhất: biết lỗi và xin Chúa tha thứ.
Nhưng đây là lỗi có liên hệ con người; vì vậy, bạn cần học gương Xachê phải bồi hoàn, xin lỗi với người.
+ Lý do bạn chưa được thanh thản là vì thiếu phần với người. Bạn nên gặp người bạn đó và chịu lỗi ngay để được thanh thản.
Câu 49: Nỗi buồn vẫn còn
+ Bạn hãy xem lại 'nỗi buồn' của bạn thuộc loại nào sau đây:
1. Buồn vì phạm tội: Nói ngược lại vì bạn phạm tội nên buồn đeo đuổi. Cách giải quyết là không phải xin Chúa cho đừng buồn mà phải ăn năn, từ bỏ, xin Chúa tha thứ, như Đavít trong Thi 51:1-9 rồi Chúa sẽ ban cho bạn sự vui mừng theo câu 10-19.
2. Buồn vì tình cảm: Như người thân xa cách, qua đời, thất tình, thất bại trong việc làm, việc học.
Trường hợp này ai cũng buồn cả, để giải quyết, bạn nên:
• Phải nhớ thời gian là liều thuốc hay giúp nỗi buồn vơi đi.
• Tìm việc làm để xoay sự chú ý vào hướng khác.
• Trình bày với Chúa (cầu nguyện), với người đáng tin cậy để xin ý kiến.
3. Trường hợp buồn vì công việc Chúa:
• Vì linh hồn tội nhân hư mất, vì Hội thánh yếu đuối, thì bạn cứ buồn. Nếu bạn không biết buồn về trường hợp nầy, thì tôi nghĩ bạn chưa phải là một Cơ đốc nhân.
• Tuy nhiên, dầu buồn vì bất cứ lý do nào, bạn hãy trình bày với Chúa (I Vua 19:9-14) như Êli, sau đó bạn có quyết định.
Câu 50: Toan tính khôn ngoan
Xin chỉ dẫn cách sống đúng, đẹp lòng Chúa mà vẫn đạt được những nhu cần trong đời sống.
+ Cảm ơn Chúa là bạn còn có được lòng mong ước sống đúng và sống đẹp lòng Chúa.
Câu nói đó chứng tỏ bạn biết cách sống giả dối . . . là không đúng và không đẹp lòng Chúa.
Không đúng là tại sao?
• Vì một con người đạo đức bình thường cũng không chấp nhận.
• Vì sống gian dối chưa chắc đạt thành sở nguyện. Bạn khôn khéo, nhưng có người sẽ khôn khéo hơn, vì mọi người không phải ngu hết, chỉ có một mình bạn khôn. Nếu có chỉ tạm thời, sau đó không lâu sẽ lộ ra. Hằng ngày có biết bao nhiêu tin tức báo chí đưa tin những kẻ sống gian dối … bị vạch ra và hình phạt đã dành cho họ.
• Không đúng vì bạn đã nói: Con người có hai nhu cần vật chất và tinh thần (phi vật chất). Có thể thủ đoạn giúp bạn được lợi vật chất, nhưng ít nhất, lương tâm bạn sẽ cắn rứt bạn (chưa kể Đức Thánh Linh trong lòng bạn), như vậy bạn không đạt nhu cần tinh thần.
Không đẹp lòng Chúa, tại sao?
• Vì Rôma 12:2 Chúa dạy: "Đừng làm theo đời nầy", bởi bạn là người đã dâng mình cho Chúa (12:1).
• Vì I Phierơ 2:11-12 dạy bạn chỉ là khách trọ, phải làm gương sáng về Chúa cho mọi người.
• Vì Mathiơ 16:26 dạy linh hồn là quý hơn cả thế gian.
Và bạn hãy đọc lại kinh nghiệm sống khôn ngoan, giàu có của Salômôn trong sách Truyền đạo, để rồi nghe ông kết luận trong 11:9 và 12:1; Châm 3:5.
+ Thế thì tôi giới thiệu bạn lời Chúa dạy cách sống như bạn cần trong Mathiơ 10:16 :
• Đơn sơ không phải là ngu dại (Ê phêsô 5:15-17), nghĩa là trong lòng không có chút chi giả dối.
• Khôn như rắn, không phải là thủ đoạn, xảo quyệt, mà biết cách xử sự khôn ngoan.
Đơn sơ mà không khôn ngoan thì thành dại dột; khôn ngoan mà không đơn sơ thì thành xảo quyệt.
Và để giữ bạn trong đường lối Chúa dạy như vậy, bạn hãy nhớ câu bạn đã nói: 'Đạt được những nhu cần trong đời sống'; chớ không phải là tham lam (I Timôthê 6:6-10).
Bạn hãy chọn cái đời đời như Phaolô, dầu có thiệt hại (Philíp 3:7-8).
Câu 52: Chân thật thì nghèo khổ
+ Bạn muốn làm chứng cho người chưa tin thì bạn phải hiểu những điều sau để giải thích:
1. Điều mà chúng ta phải học về vấn đề nầy là trong Mathiơ 13:28-30 và I Côrinhtô 4:5 nghĩa là đừng vội vàng xét đoán. Chúng ta làm sao biết lòng người mà cho rằng thật hay giả.
Cũng không hẳn người sống thật thì lại nghèo, hay nghèo thì sống thật; ngược lại cũng không hẳn người sống giả dối bao giờ cũng giàu hay giàu là giả dối.
Cũng không hẳn người nghèo mà khổ, người giàu mà sướng (Luca 12:20).
Cái điều mà bạn nên thấy là người sống thật cho Chúa, dầu họ nghèo nhưng vẫn được như Phaolô nói (II Côrinhtô 6:3-10).
2. Và khác nhau rõ hơn hết giữa ngoài đời và trong Chúa là: người trong Chúa chỉ tin Chúa và nhìn xem Chúa (Hêbơrơ 12:2). Bạn nên nhìn vào Chúa và tin Chúa. Phần còn lại là chính bạn đang nghèo hay giàu? Sống thật hay giả dối?
Câu 53: Trách nhiệm gia đình
• Tôi mới lập gia đình, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không có thời gian sinh hoạt với Hội thánh, với Thanh niên.
• Làm cách nào để Thanh niên đã lập gia đình mà vẫn giữ được thì giờ sinh hoạt với Hội thánh, với Thanh niên?
+ Bạn phải đọc lại Sáng 2:18 để biết mục đích Đức Chúa Trời cho bạn lập gia đình: 'Để giúp đỡ', không phải làm một gánh nặng hay một sự ngăn trở bạn hầu việc Chúa.
+ Đề nghị bạn những điều sau:
1. Về tinh thần: Bạn phải bỏ ngay ý nghĩ có gia đình là bận rộn, là gánh nặng. Chính cái ý nghĩ ấy làm cho bạn có cảm tưởng bận rộn, gánh nặng. Dĩ nhiên là bạn có trách nhiệm, nhưng tình yêu thương Chúa, yêu thương nhau sẽ khiến bạn thấy trách nhiệm là vui chớ không phải là gánh nặng (I Côrinhtô 7: 29; I Giăng 4: 18).
2. Về nhu cần gia đình: Bạn hãy đọc những câu Kinh thánh sau đây: Thi 127:1-2; Mathiơ 6:25-34; I Tinmôthê 6:6-10; Philíp 4:11-12.
• Bạn nên tập biết thỏa lòng trong cái mình có.
• Phải biết tin cậy nơi sự tiếp trợ của Chúa.
Bạn phải làm việc để sống, nhưng đừng làm cho càng giàu hơn, giàu hơn.
Bạn cũng đừng tưởng rằng tất cả những người hầu việc Chúa, dự phần trong công việc Hội thánh là những người giàu, dễ sống. Những người đó dự phần được, thì tôi tin bạn cũng được.
3. Về thì giờ:
• Bạn hãy đọc Luca 19:11-13, Chúa giao mỗi người một nén bạc, nghĩa là thì giờ của mọi người đều giống nhau. Ai cũng có 24 giờ một ngày. Thế thì bạn phải biết khôn ngoan lợi dụng thì giờ (Êphêsô 5:15-16), xếp đặt, dành riêng ra.
• Nếu cuộc đời bạn chỉ làm việc để sống, thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và cằn cỗi, hạnh phúc gia đình bạn bị đe dọa. Bạn nên để thì giờ lo cho linh hồn mình và nghĩ đến tha nhân (Philíp 2:4).
• Bạn nên có một thời khóa biểu tương đối và tự có kỷ luật để cố thực hiện đúng một thời gian.
Câu 54: Làm chứng cho gia đình
Nhưng để làm chứng cho gia đình thì tôi cảm thấy bất lực quá. Tôi không biết phải sống thế nào đây: Tiếp tục cầu nguyện lập đi lập lại nan đề nầy hay tôi cứ bình thản hầu việc Chúa và chờ đợi một ngày nào Chúa trả lời. Chỉ có một điều là tôi luôn áy náy và buồn khi nghĩ đến gia đình, dần dần mất đi sự khao khát đem gia đình trở về với Chúa.
+ Trước hết tôi xin cảm thông với hoàn cảnh và tấm lòng của bạn trước trách nhiệm thuộc linh cho gia đình. Người đời bảo: 'Bụt trong nhà không thiêng.' Đức Chúa Giêxu phán: "Tiên tri không được tôn trọng trong quê hương" (Luca 4:24).
+ Tôi đề nghị vì bạn là người yêu Chúa, yêu người thân, nên đừng đánh mất lòng ao ước cho gia đình được cứu. Điều bạn phải làm là cứ tiếp tục cầu nguyện và chờ đợi.
Tuy nhiên, bạn cần tích cực hơn trong khi chờ đợi bằng cách:
1. Cầu nguyện: Cá nhân cầu nguyện, xin Hội thánh cầu nguyện, thỉnh thoảng cầu nguyện cho gia đình nghe.
2. Sống đạo: Xin Chúa giữ bạn trong cuộc sống đạo đức, siêng năng, yêu thương, nhịn nhục. Sự chán nãn dễ làm cho bạn cáu bực, sự cáu bực đó sẽ phá hỏng chương trình cứu rỗi.
3. Làm chứng: Mời đi nhóm vào dịp đặc biệt. Nhờ người trong Hội thánh làm chứng nhẹ nhàng. Chính mình tìm cơ hội làm chứng.
Bạn hãy nắm chắc lời Chúa hứa trong Công 16: 31. Bạn đã cảm thấy cá nhân bạn bất lực, nghĩa là bạn hết dựa vào cái mà bạn gọi là ơn làm chứng đó, thì Chúa sẽ bắt đầu làm việc.
Câu 55: Người chồng chế giễu
+ Trước hết tôi tin rằng mọi người biết trường hợp nầy đều cảm thông với chị và Chúa cũng vậy (Xuất 3:7-9; Hêbơrơ 4:14-16).
+ Điều chị phải làm bây giờ là vâng theo lời Chúa dạy về trường hợp nầy trong I Pherơ 3:1-2. Nghĩa là chị cần phải làm như sau:
1. Nhờ ơn Chúa cứ giữ sự yêu thương với chồng.
2. Những lúc anh ấy say rượu về, thay vì chị ngồi đọc Kinh thánh, cầu nguyện, thì chị nên săn sóc anh ấy, êm dịu, an ủi.
3. Không được cãi lẫy, phiền trách anh ấy.
4. Tiếp tục cầu nguyện xin Chúa cứu anh ấy. Đừng quên nhờ Hội thánh cầu thay. Trong khi cầu nguyện hãy đặt đức tin trên Lời Hứa của Chúa trong Kinh thánh sách Công vụ 16:31; I Phierơ 3:1-2.
Câu 56: Cha mẹ và vợ
+ Vấn đề không phải là điều nào quan trọng hơn, vì cả hai đều là Lời Chúa dạy và là điều răn (Xuất 20:12, 14). Vấn đề chính là tại sao có tình trạng đó?
1. Vì cảnh cha mẹ chồng nàng dâu.
Có thể do cha mẹ chồng già, tánh khó (tâm lý người già) hoặc tại muốn tỏ ra là cha mẹ chồng (tập tục).
Có thể do nàng dâu không biết cách xử sự (cho rằng theo tân học hay thành kiến mẹ chồng nàng dâu).
2. Vì giữa vợ chồng không biết cư xử nhau. Có những bất hòa, vợ chồng về mách cha mẹ, gây hiểu lầm; rồi lại có ý ly hôn nên hướng về cha mẹ.
+ Cách giải quyết:
1. Sáng 2:24 Vợ chồng nên lần lần xin cha mẹ cho ở riêng và đừng bao giờ về mách cha mẹ. Có điều gì thì vợ chồng nên tự giải quyết.
2. Học lại I Côrinhtô 7:3- 4; Êphêsô 5:33 để tạo hạnh phúc gia đình. Khi vợ chồng yêu thương nhau sẽ giúp nhau hiếu thảo cha mẹ.
Câu 57: Bắt chước gương đức tin
+ I Côrinhtô 11:1, Phaolô kêu gọi chúng ta bắt chước ông, vì ông bắt chước Đấng Christ. Chúng ta cảm ơn Chúa vì Đức Chúa Trời cho ghi lại trong Kinh thánh nhiều gương các anh hùng đức tin, chắc chắn mục đích là để chúng ta noi theo. Tuy nhiên phải nhớ :
• Bắt chước có nghĩa là HỌC, học theo lúc họ yêu mến Chúa, tránh những điều khi họ quên Chúa.
• Bắt chước họ về đức tin, chớ không phải bắt chước làm những việc mà chúng ta thích, hay muốn bắt chước vì tưởng là nhờ đó sẽ làm những dấu kỳ phép lạ.
• Chủ đích không phải giống họ, mà là giống Chúa (Êphêsô 4:23-24; Philíp 3:10).
Câu 58: Giao thiệp bị ảnh hưởng
+ Giăng 17:15, lời cầu nguyện của Đức Chúa Giêxu là xin Cha cứ để chúng ta sống giữa thế gian (nhập thế), nhưng quan trọng là tránh được điều ác.
Như vậy, Chúa vẫn muốn chúng ta giao tiếp với mọi người, nhưng cũng phải nhớ đừng nhuốm điều ác.
+ Mathiơ 10:16, phải nhớ Cơ đốc nhân ở giữa thế gian như chiên giữa bầy muông sói, nên dễ bị sói ăn thịt.
Qua những lời dạy của Chúa, người Thanh niên Cơ đốc phải sống hòa mình với mọi người, mọi tầng lớp. Nhưng phải nhờ ơn Chúa đứng vững để làm muối, làm sự sáng cho thế gian. Bài học cho chúng ta là cách sống của Phaolô trong II Côrinhtô 9:22-23. Hòa mình với mọi người để cứu người, đừng hòa mình với mọi người để bị ảnh hưởng giống mọi người.
Câu 59: Thiếu niên sử dụng thì giờ
+ Thì giờ mà phung phí, để trôi đi mà không học hỏi được gì đó là không có ích.
+ Thiếu niên là tuổi học hỏi, học văn hóa, học nghề, học kinh nghiệm vào đời. Vì vậy em nên chia thì giờ như sau:
• Thì giờ học (học ở trường, ở nhà).
• Thì giờ dự phần công việc Chúa.
• Thì giờ tiếp cha mẹ việc nhà.
• Thì giờ nghỉ ngơi, giải trí.
Tập có kỷ luật về thì giờ, nhưng đừng biến thành máy móc. Tránh đừng để thì giờ nghĩ vơ vẩn.
Câu 60: Có nên xem Tivi?
+ Tivi (Vô tuyến truyền hình) là một phương tiện truyền thông cần cho mọi người. Nhưng vấn đề là bạn xem mục nào, chương trình gì trong đó.
+ Ở những nước ngoài, vì chương trình tivi có sự cạnh tranh của tư nhân nên có nhiều chương trình phải cẩn thận, nhất là đối với Thanh Thiếu nhi.
+ Bạn cũng phải kiểm soát giờ xem để không làm trở ngại sinh hoạt thờ phượng Chúa, trở ngại việc học của con em.
+ Ngoài ra, bạn cũng phải biết cách ngồi xem tivi, vì ánh sáng và độ chớp sẽ làm hại mắt. Bạn không nên xem quá nhiều, không được ngồi quá gần.
+ Bạn hãy đọc I Côrinhtô 6:12 và làm theo.
Câu 61: Bài hát Công giáo
+ Cuộc sống Cơ đốc là cuộc sống tự do (I Côrinhtô 6:12; 10:23) nhưng sự tự do phải có ích, phải gây dựng, phải làm gương tốt.
+ Cho nên người Tin lành có thể hát, đàn mọi thể loại nhạc đời, đạo, ngay cả của Công giáo Lamã.
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là TÔN VINH CHÚA, nên phải cẩn thận chọn lựa thể loại, tiết tấu, ngôn từ xứng hiệp. Nếu không, người nghe sẽ hiểu lầm bạn thuộc về một tôn giáo nào, hoặc đang trong một Câu lạc bộ âm nhạc, có khi tệ hơn nữa là một chỗ vui chơi trần tục.
Câu 62: Thiếu niên dâng phần mười
+ Cảm ơn Chúa là em biết đặt vấn đề dâng 1/10 ngay buổi niên thiếu.
+ Hiện nay em còn nhờ cha mẹ cho tiền. Thế thì khi cha mẹ cho tiền, em có thể trích ra 1/10 dâng. Nên nhớ tiền cha mẹ cho, không phải đòi cha mẹ.
+ Tôi tin rằng Chúa ban phước cho mọi người, cũng ban phước cho em. Em có thể trình bày với cha mẹ, để cha mẹ chỉ dạy thêm.
Câu 63: Dâng mà lòng tiếc
+ Nguyên nhân khiến bạn không thắng được sự cám dỗ ngăn trở bạn dâng 1/10 cho Chúa:
1. Vì bạn không biết đó là mạng lịnh của Chúa. Malachi 3:9-12 ghi lại mạng lịnh nầy. Có 3 ý trong mạng lịnh:
• Đây là mạng lịnh của Chúa nên bạn phải vâng lời. Nếu không, sẽ bị Chúa quở trách, rủa sả (Malachi 3:9).
• Chúa dùng từ ĐEM hay là NỘP, không phải là DÂNG. Nghĩa là bắt buộc chứ không phải tình nguyện muốn hay không muốn.
• Mạng lịnh nầy là thời luật pháp. Một người sống dưới luật pháp thì số dâng tối thiểu là 1/10, còn người sống dưới ân điển thì phải dâng như Rôma 12: 1 đã dạy.
2. Vì bạn không biết có một phần thưởng thật lớn cho người vâng theo mạng lịnh nầy (Malachi 3: 10b-12), và đã có biết bao người đã nhận được.
+ Người đời dạy: 'Vạn sự khởi đầu nan.' Bắt đầu bao giờ cũng là cái khó, nhưng hãy cứ bắt đầu. Ý chí của bạn sẽ cộng tác với quyền năng của Chúa, lúc ấy bạn sẽ sống vui thỏa vì biết rằng bạn đã thắng.
Câu 64: Quyền năng ngày nay
+ Hêbơrơ 13:8 xác nhận Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giêxu là Đấng không bao giờ thay đổi, nên quyền năng Ngài còn đến đời đời.
+ Tuy nhiên, quyền năng của Chúa được bày tỏ theo 2 cách:
1. Chung: Muôn vật chung quanh, sự tồn tại, hoạt động trong cõi thiên nhiên, đó là quyền năng của Chúa.
2. Đặc biệt: Có những việc đặc biệt như dấu kỳ phép lạ và quyền năng cứu rỗi con người, thì Đức Chúa Trời thực hiện khi: Đức Chúa Trời biết cần thiết, nên Đức Chúa Trời không bày tỏ quyền năng để biểu diễn.
Khi con người có lòng tin (Mathiơ 12:38-39; 13:58). Bạn phải nhớ Chúa tỏ quyền năng vì họ có lòng tin, chớ không phải để họ tin (Giăng 2:23-25).
Câu 65: Chúa làm ngơ
+ Giacơ 4:1-3 là câu giải đáp cho bạn:
1. Giacơ 4:1-2, Sự tranh chiến đã xảy ra trong lòng bạn.
2. Giacơ 4:3, Lời cầu nguyện của bạn mà không nhận lãnh được là do cầu xin trái lẽ.
Bạn phải hiểu lời cầu nguyện nào Chúa cũng nghe (Thi 139:4), nhưng để trả lời, Chúa sẽ có 3 cách:
1. Trả lời ban cho tức thì (Sáng 24:15; Đaniên 9:20-21).
2. Chúa cho, nhưng phải chờ đợi (Sáng 37:5-11 và Giôsép phải chờ đến 13 năm sau: Sáng 41:46).
3. Chúa trả lời không (Mathiơ 26:39; II Côrinhtô 12:8-9a). Vì lời cầu nguyện đó theo tư dục, mà Chúa biết nguy hiểm cho chúng ta.
Theo tôi, vấn đề của bạn đã được trả lời, tại bạn không vâng phục nên sự tranh chiến làm bạn khốn khổ. Bạn nên học lại bài học của Saulơ trong I Samuên 15:22-23.
Câu 66: Báptem bằng Thánh Linh
+ Bạn hãy đọc Công vụ 2: để biết những dấu hiệu một người hay một Hội thánh được Báptem bằng Đức Thánh Linh:
• 2:1 Họ là những môn đồ, nghĩa là những người có đủ điều kiện trong đoạn 1 (biết rõ, tin quyết, quyết tâm làm việc chớ không đứng ngóng lên trời, họ đã hiệp một cầu nguyện, đã loại bỏ những tên Giuđa, đã sửa lại những điều thiếu sót).
• 2: 1 Đức Thánh Linh đến trên một đời sống, một Hội thánh cầu nguyện với tinh thần khao khát (1:14).
• 2:4-41 Mọi người đều nổ lực truyền giảng Tin lành, cứu tội nhân.
• 2:42-49 Có những đời sống hiệp một, vui mừng, yêu mến Lời Chúa.
Bạn đọc cả sách Công vụ, mỗi lần Đức Thánh Linh đầy dẫy, thì dấu hiệu đó xảy ra.
Câu 67: Tin Chúa hay chửi
+ Tại sao có tình trạng đó?
1. Vì tánh tình? Vì thói quen? Vì thất chí với hoàn cảnh? Vì bịnh hoặc do sức khỏe kém nên dễ sinh bực dọc? Vì tin Chúa mà không hiểu nên đời sống chưa được tái sanh? (Phải biết lý do thuyết phục tin Chúa. Có khi bị thuyết phục sai).
2. Và có thể do người vợ không biết cách xử sự (Châm 15:1). Sự xúc phạm đến Chúa có thể do người vợ gợi ra lúc người chồng đang nóng giận.
+ Đề nghị bà nên áp dụng lời Chúa dạy trong Châm 15:1; I Côrinhtô 7:34 và I Phierơ 3:1-6, chắc chắn gia đình bà sẽ thay đổi. Điều mà bà cần làm ngay là thay đổi cách xưng hô, không nên gọi chồng là ông ta, ít nhất cũng gọi là anh hay ông ấy.
Câu 68: Tin Chúa rồi bỏ cuộc
+ Chữ 'bỏ cuộc' phải được xác định rõ là bỏ cuộc thế nào?
1. Vẫn tin Chúa, nhưng không còn đi nhóm, không còn sốt sắng vì lý do gì đó.
2. Hoặc bỏ cuộc là chối bỏ đức tin, không còn tin Chúa.
+ Trường hợp (1), người đó vẫn được cứu rỗi, vì vẫn còn tin Chúa, nhưng sẽ giống người được cứu dường như qua lửa (I Côrinhtô 3:15). Tuy nhiên, tình trạng nầy sẽ dẫn đến bỏ cuộc là bỏ cả đức tin. Do đó họ cần được nhắc nhở, tỉnh thức.
+ Trường hợp (2), vì đã chối bỏ đức tin, nên giống Hêb 6:4-6, nếu họ không ăn năn.
+ Dầu sao, cả hai trường hợp đều cần bạn đến an ủi, cảnh tỉnh để họ ăn năn như Chúa dạy trong Giuđe 22-23. Điều tôi mong ước là cá nhân bạn đừng bỏ cuộc (I Côrinhtô 9:24). Nếu bạn là người đang bỏ cuộc thì xin Chúa cho bạn ăn năn.
Câu 69: Tự tử
+ Câu hỏi của bạn có 2 trường hợp:
1. Nếu bạn là Cơ đốc nhân: Bạn đã không làm gương tốt bằng đời sống tin cậy Chúa. Hành động tự tử (dầu không chết) đã nói lên sự vô tín của bạn (Hêbơrơ 3:12, 19).
2. Nếu bạn không phải là Cơ đốc nhân: Dầu bạn chưa chết, thì bạn vẫn là một tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời, vì chưa tiếp nhận Chúa Giêxu (Giăng 3:36)
Tuy nhiên, cả 2 trường hợp phải cảm ơn Chúa là Ngài còn cho bạn sống để ăn năn, hoặc tin Đức Chúa Giêxu Christ (nếu chưa tin), hoặc ăn năn sự vô tín của mình (nếu đã tin).
Câu 70: Hội thánh không phát triển
+ Phải nhờ ơn Chúa ban sự khôn ngoan, bình tỉnh tự xét theo những lý do sau đây:
1. Do thiếu ý thức trách nhiệm đối với Chúa, đối với linh hồn tội nhân hư mất, đối với anh em trong Hội thánh, đưa đến thiếu cầu nguyện, thiếu Lời Chúa.
2. Phải cầu nguyện xin Chúa cho Hội thánh và chính mình, dùng Lời Chúa để giải bày khích lệ.
3. Do không biết hướng dẫn (điều động nhân sự).
Tổ chức những buổi huấn luyện giúp anh em trong Hội thánh biết cách đi ra chứng đạo, chăm sóc, biết khai thác và sử dụng khả năng trong Hội thánh.
Đến học hỏi, quan sát cách điều động nhân sự nơi các Hội thánh phát triển.
4. Do thiếu hiệp một trong Hội thánh. Đây là lý do đáng sợ. Hãy tìm một vài người thấy được vấn đề dâng thì giờ cầu nguyện, hạ mình ăn năn trước mặt Chúa. Và tổ chức những Hội đồng Bồi linh để Chúa dùng Lời Chúa đem lại sự phục hưng trong Hội thánh.
5. Do không muốn phát triển: Vì ngại mệt nhọc vì khó khăn bắt bớ. Đừng nhìn vào một người nào, hãy học câu Chúa trả lời cho Ê li trong I Vua 19:18 và tìm một, hai người sẵn sàng dâng mình âm thầm cầu nguyện, đi ra chứng đạo, chăm sóc, thăm viếng.
+ Điều quan trọng là không vì cớ đó nản lòng hay gây thêm chia rẻ trong Hội thánh (Rôma 11:1-5).
Cũng đừng hiểu lầm là Hội thánh phát triển là Hội thánh có những tổ chức chi li, hoặc làm những việc ồn ào, nhưng là một Hội thánh biết lo giảng Tin lành và yêu thương chăm sóc nhau trong Lời Chúa.
Câu 71: Hướng phát triển
+ Từ trong Kinh thánh, chúng ta đã nghe chính Đức Chúa Giêxu vạch ra hướng phát triển tương lai cho Hội thánh chung toàn thế giới trong Mathiơ 24:14; 28:19-20; Mác 16:15; Công vụ 1:8).
Câu 72: Phát triển Hội thánh
+ Hội thánh Tin lành Việt Nam có tổ chức Hội đồng Mục sư, Truyền đạo (có khi gọi là Hội đồng giáo phẩm) cấp Tổng liên hội, Địa hạt hay khu vực. Thường trong các Hội đồng này có những mục đích:
1. Bồi linh chức vụ qua sự giảng dạy.
2. Cầu nguyện cho nhau và công việc Chúa chung.
3. Bàn định những công việc liên quan đến chức vụ để phát triển công việc Chúa.
+ Tuy nhiên, nếu có những ý kiến liên hệ công việc chung về tổ chức, về tín lý thì đề nghị lên các Hội đồng Địa hạt hoặc Đại Hội đồng Tổng liên hội.
+ Nên nhớ, Hội đồng Mục sư, Truyền đạo chỉ giải quyết việc thi hành chức vụ. Còn quyền quyết định công việc, đường lối Hội thánh là do Hội đồng Địa hạt, hay Đại Hội đồng Tổng Liên Hội
Câu 73: Vấn đề xã hội
+ HTTLVN có quan tâm đến công tác xã hội, vì đó là lời Chúa dạy (Mathiơ 22:39; Giacơ 1:27; 2:15-16; I Giăng 3:17-18).
+ Tuy nhiên, đó không phải là mục đích chính của HTTLVN, như Chúa dạy trong Mác 1:38. Nghĩa là HTTL có mục đích chính là giảng Tin lành bình an, vui mừng, đem lại sự sống và sự sống phong phú, đó là căn bản giải quyết sự nghèo thiếu.
+ Dầu vậy, từ trước đến nay vì nguồn tài chính của Hội thánh đều do sự dâng hiến của các Cơ đốc nhân, không từ những phương cách kinh doanh cho nên công tác xã hội của Hội thánh Tin lành Việt Nam còn hạn chế.
Câu 74: Trách nhiệm ai nặng?
+ Bạn đã dùng từ ngữ rất đúng là 'công việc Chúa chung.' Đã là chung thì ai cũng có trách nhiệm như nhau.
+ Tuy nhiên, trách nhiệm mỗi người khác nhau về công tác. Như I Côrinhtô 12:12-30 đã dạy:
1. Trách nhiệm chung là lo cho cả thân thể lớn lên, mà thân thể chỉ có một.
2. Thân có nhiều chi thể, mỗi chi thể có vị trí, công việc khác nhau, nhưng chỉ hiệp thành một thân. Chi thể nào cũng cần yếu, cũng quan trọng.
+ Trong Mathiơ 25:14-30, Đức Chúa Giêxu đã không đánh giá trên trách nhiệm 5, 2, 1 ta lâng, mà trên tinh thần thi hành trách nhiệm có ngay lành, trung tín không.
Câu 75: Để làm Mục sư
+ Trước hết cần phải hiểu hai chữ 'Mục sư': Mục là chăn (chăn nuôi), sư là thầy (người dạy). Vậy Mục sư là người thầy cho đời sống tín hữu như một người chăn nuôi (con chiên).
+ Làm Mục sư cần có 2 điều kiện:
1. Đối với chính mình: (I Timôthê 3:1-7) Phải là người đã tin nhận Đức Chúa Giêxu làm Cứu Chúa, đã học qua những khóa Kinh thánh căn bản: Phước Âm yếu chỉ (khi Báptem), Kinh thánh đoản kỳ, Trường Chúa nhật, và đặc biệt qua trường Thánh Kinh Thần Học.
Phải có đời sống sốt sắng hầu việc Chúa và biết rõ mình được chính Đức Chúa Trời kêu gọi vào chức vụ này.
Phải tỏ ra nếp sống đạo đức tin kính.
Tất cả những tiêu chuẩn trên phải được Hội thánh tại địa phương mà người đó đang sinh hoạt và Giáo hội cấp địa hạt, Tổng liên hội chứng nhận.
2. Đối với tha nhân: (Thi 23; Mathiơ 28:19-20) Phải là người yêu mến linh hồn tội nhân để giảng Tin lành cứu họ và yêu mến Hội thánh của Đức Chúa Trời để hết lòng lo cho anh em tín hữu được hiểu biết Chúa.
Câu 76: Tư cách người lãnh đạo
+ Tôi đề nghị 3 từ cho người lãnh đạo Thanh niên:
1. Thân thiện: Tuổi trẻ là tuổi thích tâm sự, thích yêu thương. Vì vậy, người lãnh đạo Thanh niên phải thân thiện với Thanh niên (I Timôthê 5:1-2). Từ sự thân thiện đó mới cảm thông được với Thanh niên và được cảm thông lại. Sự cảm thông này sẽ giúp hiểu được Thanh niên, từ đó sự lãnh đạo sẽ có hướng đáp ứng nhu cần.
2. Thẳng thắn:
Châm 29: 25 dạy sự sợ loài người là một cái bẫy, lãnh đạo là phải có sự can đảm, từ sự can đảm mới thẳng thắn. Thanh niên là tuổi thích liều, như xe không có thắng, nếu người lãnh đạo nhút nhát thì không thể khiến Thanh niên tin phục. Hãy tạo sự tin phục bằng sự thẳng thắn. Dĩ nhiên, từ sự thân thiện mới thẳng thắn được khi cần quở trách.
3. Thành thật: Điều làm mất tín nhiệm trong lãnh đạo là sự giả dối.
Ê phêsô 4:25 dạy phải chừa sự nói dối.
Mathiơ 25:21 Đức Chúa Giêxu cũng đòi hỏi phải ngay lành. Hãy thành thật với chính mình và với Thanh niên.
+ Khi thành thật thì mới thân thiện, thẳng thắn được. Khi thẳng thắn thì mới tỏ ra thành thật, thân thiện được. Không thể thiếu một trong ba.
Câu 77: Giảng theo ý riêng
+ Theo nguyên tắc dân chủ, thì người nghe có quyền hỏi ngay. Nhưng để tỏ ra người lịch sự, tôn trọng mọi người và nhất là kính sợ sự hiện diện của Chúa, chúng ta nên nhẫn nại chờ giảng xong, gặp riêng góp ý.
+ Phép lịch sự dạy chúng ta không nên hoan nghinh hay phản đối nơi công cộng cách bất lịch sự.
+ Tuy nhiên cần nói rõ:
1. Làm thế nào biết là giảng theo ý riêng?
2. Có thể diễn giả không có ác ý, nhưng tại cách diễn đạt không khéo (như chỉ vào một người), hoặc tại người nghe 'có tịch nên nhút nhít,' hoặc người nghe có thành kiến với người giảng.
3. Có thể diễn giả thật không ngay thẳng giảng Lời lẽ thật. Nếu vậy, người nghe nên góp ý sau.
+ Rốt lại:
1. Galati 6:1, nếu người giảng có sai hãy lấy lòng mềm mại sửa họ lại.
2. Hêb. 3:7, nếu giảng đúng người nghe chớ cứng lòng.
Câu 78: Ý Chúa, ý tôi
+ Đa số Cơ đốc nhân đều có lòng ao ước như bạn: Sống theo ý Chúa. Nhưng rồi cũng đa số dằn vặt vì không biết đâu là ý Chúa. Bạn cần biết 2 điều:
1. Cách biết ý Chúa: Chúa tỏ bằng một trong năm cách:
1. Qua một cảm giác: bình an, thỏa lòng.
2. Qua một sự hiện thấy đặc biệt (có thể như chiêm bao của Giôsép).
3. Qua một dấu hiệu (như Ghêđêôn xin).
4. Qua một người có ơn Chúa (như Đức Chúa Trời dùng Êsai trả lời cho vua Êxêchia).
5. Qua Kinh thánh. Tuy nhiên bốn điều trên phải được điều thứ năm kiểm soát. Vì vậy bạn phải đọc, phải học Kinh thánh, vì Kinh thánh bày tỏ trọn vẹn ý Chúa.
2. Biết vâng phục ý Chúa:
1. Hầu hết đều nghĩ rằng việc gì theo ý Chúa sẽ luôn luôn thành công không bị hoạn nạn, khó khăn, đó là ý nghĩ sai. Lẽ thật là bao giờ ý Chúa cũng tốt lành cho chúng ta vì Ngài là yêu thương, không bị điều ác cám dỗ (Giacơ 1:13)
2. Nhưng sự yêu thương của Đức Chúa Trời có khi đặt chúng ta trong những cảnh khó theo chúng ta, làm chúng ta tưởng không phải là ý Chúa. Như: Trường hợp Ôsê cưới vợ ngoại tình, rõ ràng là ý Chúa (Ôsê 1:; 3 . Trường hợp Đức Chúa Giêxu, dầu Ngài là Con, nhưng việc phải mang thập tự giá là ý Chúa (Hêbơrơ 5:8).
+ Vấn đề bạn cần là: vâng phục và tin cậy Chúa luôn tốt lành trong mọi hoàn cảnh như Phaolô (Philíp 4:11-12).





Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »