Đời người là một cuộc hành trình bước đi trên những con đường. Có người bước đi những con đường bằng phẳng, êm ái, nhưng cũng có người bước đi trên những con đường đầy chông gai, gian khổ và thử thách. Nhưng, con đường nào là đích điểm cuối cùng cho chúng ta đến.? Đó là con đường của Chúa Giê-su vì Ngài là Đường, là Thật và là Sự Sống. Qua trang Tin mừng hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau ngắm nhìn con đường Chúa đã đi qua, nhờ đó chúng ta có thể xác định hướng đi cho chính mình.
Con đường vào thành Giêrusalem. Lúc bấy giờ, dân chúng từ khắp nơi hành hương về Giêrusalem đến dự lễ. Khi nghe tin Chúa Giê-su có mặt, mọi người hớn hở đi đón Chúa trên tay cầm cành lá reo hò, kẻ thì trải áo xuống đường và tung hô rằng: " Chúa tụng vua Israel, Đấng nhân Chúa mà đến". Thế nhưng, một số người thuộc nhóm Pharisiêu và luật sĩ đã tức giận vì dân chúng tung hô Ngài là vua. Chỉ vài ngày sau, họ đã tìm cách xách động đám đông dân chúng gào thét như điên cuồng trước tòa án Philatô: " Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó vào thập giá". Tình người thay trắng đổi đen là thế, họ thay lòng đổi dạ, quay lưng lại để kết án Chúa Giê-su.
Con đường ra pháp trường. Trước sự gào thét bao vây của dân chúng và bọn lính, Chúa Giê-su sẵn sàng tiến vào thành Giêrusalem. Cụ thể qua bài thương Khó, chúng ta thấy có một sự đối kháng giữa Chúa Giêsu và giai cấp lãnh đạo tôn giáo lúc bấy giờ. Sự đối kháng đó càng trở nên quyết liệt bởi ba lãnh vực để kết tội Chúa Giê-su. Thứ nhất là Chúa Giê-su đối với lề luật. Kế đến, Ngài bị buộc tội là kẻ phạm thượng vì Ngài xưng mình là Con Thiên Chúa. Sau cùng, họ tố cáo Chúa Giêsu đòi phá Đền Thờ Thiên Chúa.
Khi chiêm ngắm vào cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trong quá trình lịch sử, chúng ta thấy có sự đối kháng giữa Chúa Giêsu và giai cấp lãnh đạo về lề luật, đền thờ và Đấng cứu độ. Từ cuộc đối kháng đó, giai cấp lãnh đạo quyết định thủ tiêu Chúa Giê-su, vì họ sợ ảnh hưởng đến đường lối chính trị. Nguyên nhân sâu xa là họ sợ dân chúng tin và đi theo Chúa Giêsu thì chính quyền Rôma lúc bấy giờ sẽ hủy diệt và truất phế hết địa vị và uy quyền mà họ đang được hưởng. Chính vì thế, tên Cai-pha đã nói: "Thà một người chết thay cho toàn dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt". Như thế, cây thập giá của Chúa Giêsu là đỉnh cao của cuộc đối kháng giữa Chúa Giêsu và giai cấp lãnh đạo lúc bấy giờ.Từ nơi cây thập giá, chúng ta thấy được tội ác và sự phản bội của con người.
Đau khổ là thế. Đau thương là thế. Sự đau đớn là tủi nhục lại chính những người đã từng được sống chung, từng được nghe lời giảng dạy. Kết cuộc là một bản án treo trên cây thập tự như một tên tử tội, bị người đời khinh chê, nhục mạ, khạc nhổ, đánh đòn và đóng đinh..., đau đớn tột cùng cho một vị vua. Cay đắng quá! Cô đơn quá! Điểm tựa sau cùng của Chúa Giê-su là Thiên Chúa Cha khi Ngài trút hơi thở cuối cùng: " Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm".
Chúng ta cũng đang đi trên con đường của Chúa Giê-su và tham dự vào cuộc khổ nạn của Ngài, mỗi người chúng ta có thể nhận diện nơi chính mình:
- Đám đông ngày hôm trước reo hò, tung hô vạn tuế Đức Vua, nhưng ngày hôm sau lại hô đóng đinh nó vào thập giá.
- Các thượng tế, Tổng trấn Philatô, Cai-pha và các tên lý hình chỉ vì chức quyền, danh vọng mà kết án một người vô tội một cách dã man, bán rẻ lương tri và công lý.
- Các Môn đệ đi theo Chúa đã thề thốt:" Dù phải chết cùng Thầy, con cũng xin vâng", nhưng khi gặp khó khăn nguy hiểm đe dọa, thì sẵn sàng chối bỏ Chúa:" Tôi không biết người ấy là ai".
- Giu-đa, người được Chúa Giê-su tin tưởng trao cho túi tiền, nhưng chỉ vì một chút bổng lộc vật chất để phản bội và bán đi người Thầy của mình.
Cho dẫu con người có bất công và tội lỗi, nhưng Chúa Giê-su vẫn thực hiện sứ mạng Người Tôi Trung của Thiên Chúa để mang lại sự vinh quang phục sinh và ơn cứu độ cho con người.
Con đường phục sinh. Sự phục sinh của Chúa Giê-su đã mở ra cho nhân loại một thế giới. Chúa Giê-su phục sinh điều đó chứng tỏ rằng, sự sống mạnh hơn sự chết. Tình thương thì lớn hơn sự hận thù và chân lý thì mạnh hơn gian dối. Nơi thánh giá của Chúa Giê-su được gắn liền với ơn hòa giải, chúng ta được đón nhận từ Thiên Chúa. Cái chết của Ngài là để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi. Tình yêu Thiên Chúa không chỉ tỏ lộ bằng Lời, nhưng là bằng chính Người Con yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô.
Ước gì mỗi lần chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Thương Khó của Chúa Giê-su, thì chúng ta cũng nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Và nơi thánh giá Chúa Giê-su, chúng ta nhận ra tình yêu thương của Chúa, Ngài đã chết cho con người tội lỗi của chúng ta bằng con đường hy sinh, đau khổ để cho chúng ta được đến trong vinh quang Nước Chúa. Đó là ý nghĩa con đường đích thực mà Chúa Giêsu dẫn dắt chúng ta đi.
Lạy Chúa con đường nào Chúa đã đi qua
Con đường nào Ngài ra pháp trường
Mão gai nào hằn sâu trên trán
Lạy Chúa, Thánh Giá nào Ngài vác trên vai
Đau thương nào phủ kín tâm tư
Đường tình đó Ngài giành cho con
.......................................
( Con đường Chúa Đã Đi Qua- Văn Chi)
Lm. John Nguyễn, Utica, New York.
suutam
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!