Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » , , , » Những Trách Nhiệm Của Người Tin Chúa Với Cộng Đồng Xã Hội ....

Những Trách Nhiệm Của Người Tin Chúa Với Cộng Đồng Xã Hội ....

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







Tiến sĩ/ Thạc sĩ Bùi Qúy Đôn





Vấn đáp 1: Trách nhiệm của Cơ Đốc Nhân đối với Chúa, với xã hội, với tha nhân, với đất nước, với những kẻ lạc lối: 


Đặc tính của Đạo đức học Cơ Đốc giáo mang đặc tính cộng đồng, dưới đây là những trách nhiệm mà Cơ Đốc Nhân cần phải có:
1.1  Đối với Chúa
Ngay từ lúc đầu, Đức Chúa Trời đã tạo dựng loài người nhằm mục đích thờ phượng Ngài và tận hưởng Ngài mãi mãi. Dó đó, Cơ Đốc Nhân trước tiên đối với Chúa chúng ta cần phải quay trở lại đúng mục đích mà Đức Chúa Trời tạo dựng.
Đức Chúa Trời không phải “kể công” trong công cuộc cứu chuộc tức là Ngài không cứu chúng ta rồi bắt chúng ta phải làm việc cho Ngài. Mà những việc chúng ta làm trên đất này cho Chúa, cho xã hội, cho tha nhân, cho đất nước và đối với những người lạc lối phải xuất phát từ tấm lòng biết ơn của chúng ta đối với Ngài, là người phản ánh hình ảnh của Ngài trên đất –  là “làm bàn tay của Ngài làm việc, làm miệng để nói, làm chân để ra đi … thay cho Chúa làm người đại diện cho Ngài”.
Tiếp theo, Cơ Đốc nhân cần bày tỏ tấm lòng của mình qua việc vâng giữ Điều Răn Lớn (Mác 12: 30- 31), Đại Mạng Lệnh  (Ma-thi-ơ 28: 18- 20) và những việc làm đối với (trong) Hội Thánh (Vì Chúa làm đầu Hội Thánh và Hội Thánh là thân thể của Chúa thấy được. Nếu chúng ta không làm được đối với điều chúng ta thấy được là Hội Thánh thì khó có thể làm được với Đấng mà chúng ta không thấy I Giăng 4: 20).
1.2  Với xã hội
Chúa cứu chúng ta, không để chúng ta sống “biệt riêng” ra một chỗ sống tách biệt với xã hội. Chúa kêu gọi chúng ta “là muối của đất” “là ánh sáng của thế gian” (Ma-thi-ơ 5: 13- 16), Chúa gọi chúng ta sống ở giữa thế gian, đi vào thế gian (Giăng 15: 18- 24, Ma-thi-ơ 28: 18- 20). Như vậy Cơ Đốc nhân có đời sống biệt riêng cho Chúa nhưng lại không tách biệt với thế gian. Chúa Giê-xu đã nhập thế, nhập thể, đã yêu thương, phục vụ, tha thứ, tìm và cứu chuộc … chứ không “xuất thế”.  Và với một cương vị chung nào đó thì toàn thể nhân loại này đều là con của Đức Chúa Trời, được tạo dựng theo hình ảnh của chính Ngài. Do đó chúng ta là con của Chúa được kêu gọi trước, hãy có đời sống sao cho cộng đồng xã hội xung quanh chúng ta được tươi đẹp, tốt hơn, hạnh phúc hơn (Mác 12: 31 “Nầy là điều thứ hai: Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình”).. Chúng ta được Chúa ban cho những ân tứ khác nhau (Rô-ma 12: 3- 8, II Cô-rinh-tô 12) đâu chỉ riêng phục vụ/ trách nhiệm gây dựng Hội Thánh mà còn trong cả cộng đồng xã hội nữa. Với tôi, Cơ Đốc nhân không quan tâm đến cộng đồng xã hội trước là xung quanh mình (sau là xa hơn, sau nữa là xa hơn nữa) thì người đó là đang khước từ trách nhiệm mà thôi!
1.3  Với tha nhân
Tha nhân là một phần trong xã hội thì Cơ Đốc nhân cũng không thể tách trách nhiệm tha nhân riêng ra với trách nhiệm xã hội được. Dù là tha nhân, hay là khách lạ họ đều được đáng tôn trọng. Chúng ta cần phải đạt đến một “trình độ” cao thượng của khuôn vàng thước ngọc được bày tỏ trong Kinh Thánh đó là: “Hãy làm cho người khác điều các con muốn họ làm cho mình” (Ma-thi-ơ 7:12). Không chỉ những vậy, chúng ta hãy nhìn xem Chúa Giê-xu đã làm gì đối với tha nhân “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.” Mác 10: 45.  Chúa Giê-xu đã đến, Ngài đã tiếp đón, Ngài đã phục vụ, và Ngài đã hy sinh cho tha nhân. Ngài đã dành toàn bộ cuộc đời mình cho tha nhân. Như thế điều tốt lành cho Cơ Đốc nhân chúng ta là chúng ta cũng không hạn chế cuộc đời mình cho đời sống của tha nhân, đỉnh điểm đó là tinh thần hy sinh- mất sự sống mình (Ma-thi-ơ 10: 39).
·        Đến đây làm tôi nhớ đến bài hát CHÍNH TA ĐÃ CHỌN CON, lời bài hát rất có ý nghĩa cho đạo đức cơ đốc đối với xã hội và tha nhân (Các bạn có thể nghe được thêm phần khích lệ  https://www.youtube.com/watch?v=z-zpeX0D-Gw).
1.4  Với đất nước
Đối với đất nước, Cơ Đốc nhân hãy là công dân tốt:
- Kính trọng / tôn trọng các cán bộ nhà nước (I Phi-e-rơ 2: 17)
- Vâng phục chính quyền nhà nước . (Rô-ma 13: 1, I Phi-e-rơ 2: 13- 14). Vì chính quyền nhà nước là thể chế và là cơ quan đại diện của Đức Chúa Trời nên chẳng ai được miễn trừ sự vâng phục ấy cho đến khi nào sự vâng phục ấy đi ngược lại ý muốn của Đức Chúa Trời vốn được bày tỏ rõ ràng trong Lời Chúa (Công vụ các sứ đồ 5: 29; Đa-ni-ên 3: 1- 18; 6: 10).
- Đóng đúng thuế, nghĩa vụ của mình đối với nhà nước đòi hỏi (Rô-ma 13: 6-7 Ma-thi-ơ 22: 15- 21).
- Phục vụ chính quyền nhà nước theo ý muốn của Chúa (Tít 3: 1) Việc tham gia đáp ứng với sự kêu gọi vào nghĩa vụ dân sự hay quân sự đó là điều phải lẽ bởi việc đó mang lại quyền công bằng, quyền sinh tồn, giải phóng khỏi áp bức nô lệ của con người trong việc làm xứng đáng của một đất nước.
- Cầu nguyện cho đất nước, các cán bộ nhà nước (I Ti-mô-thê 2: 1- 3)
1.5  Với những kẻ lạc lối
Cụm từ kẻ lạc lối theo tôi thường được hiểu là những Cơ Đốc nhân đang đi sai Lời Chúa. Đối với họ mình cầu nguyện cho họ, và nhẹ nhàng khuyên bảo, khải đạo dìu dắt họ trở lại con đường đúng.
Nếu họ đã bị kỉ luật trong cộng đồng Hội Thánh thì mình hãy có tấm lòng trách nhiệm như một người tha nhân, đang cần được cứu rỗi.

Vấn đáp 2: Ngày nay Cơ đốc nhân có nên tham gia chính trị không? tại sao có? Tại sao không? 


Với tôi, tôi chia Cơ Đốc nhân thành 2 nhóm: Nhóm 1 là những mục sư, Nhóm 2 là người tin Chúa không phải là mục sư.
Thì câu hỏi ngày nay Cơ Đốc nhân có nên tham gia vào chính trị không, thì tôi xin trả lời như sau:
- Cơ Đốc nhân nói chung (trong đó có cả nhóm 2) đều được tham gia vào chính trị, và làm những việc của chính trị. (Tùy thuộc vào từng đất nước, thể chế, luật pháp của nước đó).  Vì sao? Đứng trên một cái nhìn chung thì chính trị, thể chế của một đất nước là bởi Chúa, do Chúa mà có. Như vậy phục vụ trong lãnh vực chính trị cũng là phục vụ Chúa cho đến khi nào sự chính trị, lãnh đạo đó cố ý chống đối đi ngược lại ý muốn của Đức Chúa Trời (lập luận trên phần 1.4). 

- Với Cơ Đốc nhân trong lãnh vực, chức vụ mục sư – đó là Thiên chức Đức Chúa Trời giao thác thì để chuyên tâm trong chức vụ (I Phi-e-rơ 5: 2- 4) đó thì mục sư (nhóm 1) không nên tham gia hay thực hiện những việc làm lãnh đạo trong chính trị. Điều này không có nghĩa là không phải là 1 công dân tốt, hay không được làm cố vấn cho những người lãnh đạo/ cán bộ chính trị.  Thiên chức mà Đức Chúa Trời giao cho là mục sư ngang hàng thậm chí còn cao hơn chức vụ làm chính trị. Còn Cơ Đốc nhân nhóm 2 thì không có sự ràng buộc  trong chức vụ Thiên chức mục sư, thì hãy nhờ cậy Chúa ban sự khôn ngoan để làm tốt trách nhiệm (phần 1.4 ở trên) hay làm chính trị tốt trong sự kính sợ Chúa.

- Nhưng cũng rất hay, vì đó là ý tưởng và đường lối của Đức Chúa Trời cho từng cá nhân mà Ngài chọn lựa và sử dụng trong thời điểm tốt lành của Ngài. Chúa có quyền dùng mục sư vừa chăn bầy, lại có ảnh hưởng đến chính trị, làm chính trị như Môi-se, Giô-suê, Đa-vít, Nê-hê-mi … Đôi khi Chúa lại kêu gọi những người đang làm chính trị, cán bộ của đất nước lại trở thành mục sư như Phao-lô ,…  hoặc những người đang làm chính trị lại vào học hay được cố vấn bởi các nhà thần học, mục sư. Tất cả đều là đường lối và ý tưởng của Chúa, Ngài muốn làm điều gì Ngài muốn làm cho đúng thời điểm của Ngài. Và đường lối, ý tưởng của Ngài cao hơn đường lối ý tưởng của chúng ta./.





Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »