CHỨC VỤ MÔN ĐỒ HÓA (HUẤN LUYỆN) CỦA SỨ ĐỒ PHAO LÔ THEO KINH THÁNH
Dẫn Nhập
Sau khi một Hội Thánh được thành lập, người mở Hội Thánh có thể chuyển sang nơi khác để truyền giáo và mở Hội Thánh mới. Vì Hội Thánh phải tiếp tục lớn lên và phát triển công việc của mình nên sự lãnh đạo Hội Thánh cần đặt trong tay của những người lãnh đạo tương lai trong Hội Thánh đó. Trong bài viết này, tôi trình bày một bức tranh về chức vụ môn đồ hoá (huấn luyện) của sứ đồ Phao-lô theo Kinh Thánh mà ông đã hiểu nguyên tắc đó từ Chúa Giê-xu Christ, Cha chúng ta.
Trước nhất, sứ đồ Phao-lô đã chọn môn đồ.
1. Phao-lô Chọn Và Huấn Luyện Môn Đồ
Khi Chúa Giê-xu thăng thiên, Ngài đã để lại Đại Mạng Lệnh cho các sứ đồ là “hãy đi dạy dỗ muôn dân … dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi.” (Ma-thi-ơ 28: 19- 20) và sứ đồ Phao-lô đã hiểu được mạng lệnh này. Chính vì đã hiểu rất rõ nguyên tắc của mạng lệnh đó nên sứ đồ mới viết trong II Timôthê 2:2 rằng: “những điều con đã nghe nơi ta ở giữa nhiều người chứng kiến, hãy ủy thác lại cho những người đáng tin cậy cũng có tài dạy dỗ những người khác”. Và bước đầu tiên sứ đồ Phao-lô đã chọn môn đồ. Trong Công vụ đoạn 16: 2-3 cho thấy Phao-lô đã chọn Ti-mô-thê –một người được“[các] anh em ở thành Lít-trơ và thành Y-cô-ni đều làm chứng tốt về người”, để đồng hành với ông. Sự đồng hành đó là một phương pháp huấn luyện “vừa học vừa làm” đó cũng là cách mà Chúa Giê-xu đã huấn luyện 12 môn đồ. Trong sự huấn luyện này, môn đồ được có cơ hội tham gia trực tiếp vào các công tác huấn luyện. Và chắc chắn môn đồ Ti-mô-thê cũng được huấn luyện như vậy, vì bởi trong Công vụ 19: 9-10 chép rằng Phao-lô dạy dỗ trong trường học Ti-ra-nu tại Ê-phê-sô trong vòng hai năm mà tất cả “mọi người ở trong cõi A-si, hoặc người Giu-đa hay là người Gờ-réc, đều nghe đạo Chúa.” Điều này minh chứng rằng tuyển chọn và huấn luyện môn đồ của Pha-lô không phải là những bài diễn thuyết suông mà là có thực hành thực tiễn luôn; vì công việc giảng đạo khắp toàn tỉnh Asi đó không phải công việc nhỏ và một mình Phao-lô không thể đi khắp mọi nơi đó để giảng được. Và kết quả rằng đã có rất nhiều người môn đồ của Phao-lô đã thành lập những Hội Thánh ở Cô-lô-se, Hiêrapôli, và Laođixê (Côlôse 2: 1 và 4:13). Tỉnh đó đã được truyền giảng cách đầy đủ đến nỗi đã trở thành một trung tâm của Cơ Đốc Giáo trong nhiều năm.
Cũng vậy trong một thời gian ngắn Ti-mô-thê đồng hành cùng sứ đồ Phao-lô chỉ trong vòng vài tháng (Công vụ 16: 2- 4), thì Ti-mô-thê được Phao-lô huấn luyện đào tạo vừa học vừa làm rồi được sai phái đến Ê-phê-sô và các Hội Thánh khác để hoàn tất các công tác lãnh đạo trong Hội Thánh. Còn như Tít, Tichicơ, Ạctêma, Ê-pháp-ra và những người khác đã từng nhận sự huấn luyện của Phao-lô được để cử làm các công việc khác trong các Hội Thánh khác nhau như ở tại Côlôse, Êphêsô, Philip vvv mà Pha-lô không xem họ là ““những người chấp sự” nhưng là “những người bạn đồng công ” (như trong Cô-lô-se 4: 11), cho thấy tầm quan trọng và của việc huấn luyện “vừa học vừa làm” mà Phao-lô đã hiểu rõ trong công tác huấn luyện mà Chúa Giê-xu đã làm cho 12 sứ đồ.
Không dừng lại tại đó, trong những chức vụ, công việc của những môn đồ được Phao-lô huấn luyện thì luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, sự cầu nguyện cầu thay của Phao-lô. Điều này được chứng tỏ qua những bức thư mà sứ đồ Phao-lô gửi cho các Hội Thánh hay cho các nhân Ti-mô-thê và Tít. Để làm nổi bật điều này, tôi chứng minh qua bức thư gửi cho Ti-mô-thê như sau:
Thứ nhất, sứ đồ Phao-lô luôn cầu nguyện cho môn đồ Ti-mô-thê là “cả ngày lẫn đêm ta ghi nhớ con không thôi trong khi cầu nguyện.” (II Ti-mô-thê 1: 3).
Tiếp đến, ông nhắc nhở Ti-mô-thê- môn đồ của mình hãy mạnh mẽ trong Đức Thánh Linh trong chức vụ mình đã được kêu gọi: "6 Vậy nên ta khuyên con hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho, mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta. 7 Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ. 8 Vậy, con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin lành." (C 6- 8)
Tiếp đến, ông nhắc nhở Ti-mô-thê- môn đồ của mình hãy mạnh mẽ trong Đức Thánh Linh trong chức vụ mình đã được kêu gọi: "6 Vậy nên ta khuyên con hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho, mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta. 7 Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ. 8 Vậy, con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin lành." (C 6- 8)
Sứ đồ Phao-lô khuyên Ti-mô-thê về chức vụ cần làm gì hay đối với từng nan đề trong Hội Thánh thì xử lý ra sao (như về chức vụ trong I Ti-mô-thê 4: 6-16, về nan đề giáo sư giả thì làm sao trong đoạn 4 và 6: 3- 5 hay về sự tham lam của cải_ đoạn 6: 6- 10 vvv) cũng như hướng dẫn Ti-mô-thê trong sự huấn luyện môn đồ hoá trong Hội Thánh như sau: “1 Vậy, hỡi con, hãy cậy ân điển trong Đức Chúa Jêsus Christ mà làm cho mình mạnh mẽ. 2 Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác.” II Ti-mô-thê 2: 2
Rồi trong những bức thư sứ đồ Phao-lô cũng viết về những tiêu chuẩn phẩm hạnh của những người môn đồ được ông huấn luyện, để cho các môn đồ biết cách môn đồ hoá tiếp theo.
2. Phẩm Hạnh Của Môn Đồ
Giống như sứ đồ Phao-lô khi chọn Ti-mô-thê trong việc môn đồ hoá Ti-mô-thê trở thành người lãnh đạo Hội Thánh tương lai là Ti-mô-thê được “các anh em tại Littrơ và Ycôni làm chứng tốt.” (Công vụ 16:2) thì Phao-lô cũng viết trong thư gửi cho Ti-mô-thê, Tít (I Timôthê 3:2-10; Tít 1:5-9), cần phải môn đồ hoá những người có 16 phẩm chất như sau:
1. Người ấy phải không chỗ trách được, nghĩa là phải gương mẫu, không ai có thể tìm ra lý do gì để buộc tội về tư cách đạo đức.
2.Người ấy phải là chồng của một vợ. Đây là điều quan trọng trong xã hội đa thê. Phao lô nêu rõ về tiêu chuẩn hôn nhân của Cơ Đốc Nhân: Mỗi người đàn ông chỉ có một vợ và phải chung thủy với vợ mình.
3.Người ấy phải tiết độ và tự chế, biết hài hòa trong bất cứ hoạt động nào. Người ấy luôn luôn giữ mức quân bình và điều độ trong mọi lãnh vực của cuộc sống.
4. Người ấy có thể tự kiểm soát chính mình. Không nhạy giận, không để điều quá chi phối mình cũng không nô lệ điều gì.
5. Người ấy được tôn trọng. Cuộc sống người ấy có nề nếp, có uy tín và được nhiều người kính nể.
6. Người ấy ân cần tiếp khách, biết chia sẻ vật chất cho người khác, cũng như sống cho tha nhân.
7. Người ấy có khả năng dạy dỗ, có thể nói cho người khác về Tin Mừng và khuyên bảo họ sống cuộc sống Cơ đốc.
8. Người ấy không nghiện rượu.
9. Người ấy xử sự nhã nhặn, không gây lộn.
10. Người ấy không ham tiền (không yêu tiền bạc).
11. Người ấy biết cai trị nhà riêng mình. Con cái biết vâng lời, thuận phục cha mẹ, nêu gương tốt.
12. Người ấy không phải là người mới qui đạo.
13. Người ấy được những người ngoài Hội Thánh làm chứng tốt cho.
14. Người ấy không có những hành động thô bạo.
15. Người ấy phải yêu chuộng những điều tốt đẹp.
16. Người ấy phải dùng giáo lý thuần chánh để khuyên dạy những kẻ khác và bác bẻ lại những ai chống nghịch giáo lý đó.
Khi đọc 16 tiêu chuẩn trên cho một người để được môn đồ hoá trở thành người lãnh đạo Hội Thánh tương lai mà sứ đồ Phao-lô muốn Ti-mô-thê và Tít thực hiện, cho thấy Phao-lô không nhấn mạnh đến việc làm của người đó mà ông nhấn mạnh đến những phẩm chất mà người đó cần phải có trở thành một môn đồ hoá trong chương trình huấn luyện của Phao-lô.
Và trong mỗi địa phương hay tỉnh thành sứ đồ luôn nhạy bén, không cứng nhắc về khuôn mẫu cho những người môn đồ hoá. Như tại thành Êphêsô và Philip sứ đồ Phao-lô nói về những người có phẩm hạnh trên được môn đồ hoá là những giám mục quản nhiệm Hội Thánh; nhưng khi gởi cho Tít thì ông lại đề cập là những trưởng lão quản nhiệm Hội Thánh và cũng không nói đến chấp sự. Đó là một điều nhạy bén trong Thánh Linh mà Phao-lô đã có để hướng dẫn những môn đồ được huấn luyện cho việc hoàn thành mục đích thuộc linh trong các Hội Thánh ở những nơi khác nhau. Và cũng chính bởi kế hoạch chọn, huấn luyện môn đồ của Phao-lô đã mang đến kết quả sự bành trướng Phúc Âm Chúa Giê-xu trên khắp thế giới; còn Phao-lô thì bị gọi là “kẻ làm đầu phe gây loạn trong hết thảy người Giu-đa trên cả thế giới”. (Công vụ 24: 5)
Kết Luận
Đến đây, chúng ta thấy gương huấn luyện môn đồ của Phao-lô đã mang lại kết quả là thể nào. Chúng ta ngày hôm nay hãy noi gương ông từ việc chọn môn đồ, huấn luyện họ và sai phái họ đi để phát triển Hội Thánh cũng như việc gia tăng số lượng môn đồ hoá để tiếp tục công việc của Hội Thánh trên đất cùng với sự đồng hành của Đức Thánh Linh ngõ hầu nhiều Hội Thánh mới được mở ra và nước Ngài được mở rộng.
Bùi Quý Đôn
Ngày 27/2/2016
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!