TÁC GIẢ THI THIÊN
1. Tên sách Thi Thiên:
Theo tiếng Hi-bá-lai:
Trong tiếng Hi-bá-lai sách có tên là Tehillim (số
ít: Tehillâh), có nghĩa là những bài ngợi khen (chỉ thích hiệp
một số Thi thiên).
Sách cũng có tên là Tephiloth, có nghĩa là “Những bài cầu nguyện”. Tựa nầy gọi theo Thi thiên 72:20
Sách thường được dùng tên Mizmor: nghĩa là “Bài ca có đệm nhạc.
Sách cũng có tên là Tephiloth, có nghĩa là “Những bài cầu nguyện”. Tựa nầy gọi theo Thi thiên 72:20
Sách thường được dùng tên Mizmor: nghĩa là “Bài ca có đệm nhạc.
Theo tiếng Hi-lạp:
Trong tiếng Hi-lạp, sách có tên là Psalmos (Thi.
24:44) có nghĩa là “Bài thơ được hát với đàn dây”. Tên nầy được dịch ra
vào thế kỷ thứ III TC. (Bản Septuagint). Đó là lần đầu tiên chữ Psalmos được
dùng để chỉ những bài thơ Hi-bá-lai.
Đàn dây được nói đến là đàn Hạc Cầm (Thụ cầm – Harp)
Tên gọi Psalmos rất thích hiệp để chỉ những bài hát, bài thơ ca ngợi được viết cho âm nhạc. Bằng cớ có 55 bài được ghi “Thầy Nhạc Chánh”, đó là những nhạc trưởng hay người lĩnh xướng trong sự thờ phượng của Do thái Giáo.
Bản Hi-văn nhập Thi. 9 và 10 chung; 114 và 115 chung, nhưng lại chia 116, 147 làm thiên (Bản Hi-bá-lai giống Bản Việt ngữ)
Đàn dây được nói đến là đàn Hạc Cầm (Thụ cầm – Harp)
Tên gọi Psalmos rất thích hiệp để chỉ những bài hát, bài thơ ca ngợi được viết cho âm nhạc. Bằng cớ có 55 bài được ghi “Thầy Nhạc Chánh”, đó là những nhạc trưởng hay người lĩnh xướng trong sự thờ phượng của Do thái Giáo.
Bản Hi-văn nhập Thi. 9 và 10 chung; 114 và 115 chung, nhưng lại chia 116, 147 làm thiên (Bản Hi-bá-lai giống Bản Việt ngữ)
Theo tiếng Việt:
Bản Việt ngữ dịch tên theo Hán ngữ.
THI = thơ, thi ca; THIÊN = chương, đoạn
Như vậy, Thi Thiên là những đoạn thơ, những đoạn Thi Ca (Vì vậy, không nên gọi: Thi thiên ĐOẠN …, mà nên gọi Thi thiên THỨ …)
THI = thơ, thi ca; THIÊN = chương, đoạn
Như vậy, Thi Thiên là những đoạn thơ, những đoạn Thi Ca (Vì vậy, không nên gọi: Thi thiên ĐOẠN …, mà nên gọi Thi thiên THỨ …)
2. Thẩm quyền của sách Thi Thiên:
Đối với người Y-sơ-ra-ên:
Người Y-sơ-ra-ên chẳng những công nhận Thi thiên là một phần
Kinh Thánh (Cựu Ước) mà còn dùng làm sách ca hát, làm lễ trong Đền thờ và trong
Nhà Hội.
Đối với Chúa Jêsus Christ:
Mathiơ 26:30; Mác 14:26, Chúa Jêsus Christ hát thơ thánh tức
là hát Thi thiên.
Luca 24:44, Chúa Jêsus Christ công nhận Thi thiên là một
phần Kinh Thánh.
Đối với Hội Thánh Đầu tiên:
Phierơ trưng dẫn Thi thiên:
Công vụ 1:20; 2:25-28, 34-35
Hội Thánh sử dụng Thi thiên:
Hội Thánh hát Thi thiên – Côlôse 3:16; Gia-cơ 5:13
Hội Thánh cầu nguyện bằng Thi thiên – Công vụ 4:25-26
Hội Thánh cầu nguyện bằng Thi thiên – Công vụ 4:25-26
Phaolô trưng dẫn Thi thiên:
Công vụ 13:22, 33, 35
Rôma 3:4, 10-18
Rôma 3:4, 10-18
Đối với toàn bộ Kinh Thánh:
Thánh Ambrose nói: “Mặc dù cả Kinh Thánh đều tỏa ra ân
điển của Đức Chúa Trời, nhưng Thi thiên thì ngọt ngào hơn các sách khác”.
Luật pháp thì dạy dỗ
Lịch sử thì cho tài liệu
Tiên tri thì tuyên án
Các sách Văn thơ (Gióp, Châm ngôn, Truyền đạo) là luân lý
thuyết phục người ta tin
Còn Thi thiên là “Bông trái” của tất cả những điều
đó.
3. Nguồn gốc các Thi Thiên:
Thời Thượng Cổ:
Lịch sử tôn giáo Trung Đông (khu vực Lưỡng hà, Ai Cập) cho
thấy từ xa xưa đã có thi ca tôn giáo và thi ca theo kinh nghiệm dân gian.
Số lượng Thi thiên có trong Kinh Thánh chẳng thấm vào đâu so với thi ca ngoài đời của các nước.
Về phương diện văn chương, thi ca Y-sơ-ra-ên có thể phỏng theo văn chương Ca-na-an (nhất là dân Giê-bu-sít).
Tuy nhiên, về ảnh hưởng, Thi thiên trong Kinh Thánh khác xa với các thi ca bên ngoài. Các Thi thiên trong Kinh Thánh chi phối cả cách sống, tư tưởng con người (dù là dân tộc nào)
Thời kỳ các Tổ phụ, còn lại rất ít thi ca, chỉ có vài bài như Xuất. 15:; Phục truyền 32:, so với Dân. 23:18; Quan. 5:; I Samuên 2:. Có thể xem Thi thiên 90 là Thi thiên chính thức sớm nhất.
Số lượng Thi thiên có trong Kinh Thánh chẳng thấm vào đâu so với thi ca ngoài đời của các nước.
Về phương diện văn chương, thi ca Y-sơ-ra-ên có thể phỏng theo văn chương Ca-na-an (nhất là dân Giê-bu-sít).
Tuy nhiên, về ảnh hưởng, Thi thiên trong Kinh Thánh khác xa với các thi ca bên ngoài. Các Thi thiên trong Kinh Thánh chi phối cả cách sống, tư tưởng con người (dù là dân tộc nào)
Thời kỳ các Tổ phụ, còn lại rất ít thi ca, chỉ có vài bài như Xuất. 15:; Phục truyền 32:, so với Dân. 23:18; Quan. 5:; I Samuên 2:. Có thể xem Thi thiên 90 là Thi thiên chính thức sớm nhất.
Thời cực thịnh:
Có thể xem Đa-vít là người đứng đầu về Thi thiên trong Kinh
Thánh (Ông Tổ). Đa-vít có tài đánh đàn (đàn Harp), lại được ơn Chúa cho để soạn
và hát Thi thiên cách đặc biệt nổi tiếng trong Y-sơ-ra-ên (I Samuên 16:23).
Đa-vít soạn Thi thiên cho Ban Hát trong Đền thờ và dân chúng hát.
Có lẽ Đa-vít bắt đầu chính thức viết các Thi thiên sau khi chiếm Giê-ru-sa-lem và những bài tạ ơn được viết lúc cuối cùng đời sống. Do đó quyển I của Thi thiên (1: - 40:) có thể được sưu tập trong thời gian đó và một số bài trong quyển II.
Đa-vít soạn Thi thiên cho Ban Hát trong Đền thờ và dân chúng hát.
Có lẽ Đa-vít bắt đầu chính thức viết các Thi thiên sau khi chiếm Giê-ru-sa-lem và những bài tạ ơn được viết lúc cuối cùng đời sống. Do đó quyển I của Thi thiên (1: - 40:) có thể được sưu tập trong thời gian đó và một số bài trong quyển II.
Thi thiên 72 do Salômôn viết
Thi thiên 50 có lẽ viết vào đời vua A-sa (II Sử ký 15:)
Thi thiên 42: - 44:; 74:, có lẽ viết đời vua A-háp
Thi thiên 46; 73; 75, 76, có lẽ viết đời vua Ê-xê-chia.
Có thể thấy đời vua Ê-xê-chia là thời thịnh của Thi thiên
(quyển IV)
Quyển V (107- 150) viết lúc từ lưu đày trở về
Khoảng 200 TC, Thi thiên được hoàn thành như hiện có.
Nhìn chung, các Thi thiên của Đa-vít được sưu tập sau khi
Đa-vít qua đời, và E-xơ-ra được xem như người sắp xếp các Thi thiên như hiện có.
4. Tác giả sách Thi Thiên:
Thi thiên là một bộ sưu tập gồm:
73 bài của Đa-vít.
12 bài của A-sáp (73: -) - người hướng dẫn Ban hát của
Đa-vít tại Giê-ru-sa-lem (I Sử ký 16L4-5; II Sử ký 29-30)
11 bài của con cháu Cô-rê (42: -). Có thể 12 bài vì Thi
thiên 42 và 43 là một. Cô-rê là người phụ trách canh cửa Đền thờ (tạm) đời
Đa-vít (I Sử 9:19; 26:1)
1 thiên của Salômôn (72)
1 của Môi-se (90)
1 của Hê-man người Êch-ra-hít (88). Theo I Sử ký 6:33;
15:17; 16:41-42, Hê-man nầy là người Lê-vi chuyên trách về ca hát trong Đền
thờ. Có người cho rằng Hê-man nầy nói đến trong đời vua Sa-lô-môn, một người
Êch-ra-hết khôn ngoan (I Vua 4:31: I Sử 2:6).
1 bài của Ê-than, người Ếch-ra-hít, phụ trách ca hát (I Sử
ký 15:19, 17; Thi. 89)
Mục sư Bùi Qúy Đôn st
http://vietnamesetheologicalreview.org/..../Thanh-kinh-Thong-lam/
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!