Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Tác Giả Sách Châm Ngôn

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







TÁC GIẢ SÁCH CHÂM NGÔN

Tên sách Châm ngôn:


Nguyên văn Hi-bá-lai:
Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là Mishle Shelomoh (Châm ngôn của Salômôn – 1:1) có nghĩa rất rộng, được dùng để chỉ:
Một bài diễn thuyết
Những câu châm ngôn
Những thành ngữ.
Từ ngữ Mishle được dịch trong:
Dân số ký 23:7, 18 = lời sấm, lời tiên tri – taunt (Bản Việt ngữ = lời ca. Như vậy, Lời Cacủa Ba-la-am mang tánh chất một lời tiên tri)
Ê-sai 14:4, = lời chế nhạo, châm biếm – oracle (Bản Việt ngữ = lời thí dụ. Như vậy, lời chế nhạo vua Ba-by-lôn ẩn giấu trong một thí dụ)
Êx. 17:2, = ẩn dụ – một thí dụ với ẩn ý ngầm (Bản Việt ngữ = ví dụ).
Tên sách theo tiếng Hi-lạp: Paroimiai Salomontos (Các Châm ngôn của Salômôn)
Tên sách theo tiếng Latin: Liber Proverbiomrum (Sách của Những câu Châm ngôn)
Các tác phẩm của Rabbi gọi sách là: Sepher Hokhmah (Sách của Sự Khôn ngoan)
Theo Anh ngữ: Proverb
Proverb có nghĩa Một Cách Nói Đơn Giản, thay vì nói bằng nhiều chữ (pro = for; verba = words)
Theo Việt ngữ:
Bản Việt ngữ dịch tên theo Hoa ngữ:
Châm = răn, dạy
Ngôn = lời nói.
Như vậy, Châm ngôn là những lời răn dạy (có khi được nói, được viết, có vần.
Xét như thế, Kinh Thánh vừa là một quyển sách vừa là một Thư Viện, Kinh Thánh tập hợp nhiều loại sách với những thể loại văn chương khác nhau: Lịch sử, Chính trị, Văn thơ, Tiên tri. Đồng thời Kinh Thánh cũng có nhóm sách Triết học như: Gióp, Châm ngôn, Truyền đạo.
Tuy nhiên, Triết học của Kinh Thánh không phải theo phương diện lý thuyết, nhưng là những luật lệ của Thiên đàng áp dụng cho đời sống trên đất.

2. Tác giả sách Châm ngôn:

Châm ngôn là sách của nhiều tác giả, nhưng phần lớn là của Salômôn.
1:1 ghi rõ là của Salômôn
Đầu đề đoạn 10 ghi rõ là của Salômôn
25:1 ghi là của Salômôn do vua Ê-xê-chia sưu tập
22:17 – 24:34, có thể do những người khôn ngoan vô danh
Nếu tham khảo với I Vua 4:32, chính Salômôn đã nói 3,000 câu Châm ngôn.
Đoạn 30 là của A-gu-rơ. Đây là một nhà hiền triết, bạn của Salômôn. Căn cứ câu 4, tác giả A-gu-rơ đòi hỏi người nghe trả lời, cho nên có lẽ Y-thiên và U-canh là hai môn đệ của A-gu-rơ.
Đoạn 31 là của mẹ của Lê-mu-ên. Đây có thể là tên riêng của Salômôn, hoặc tên một vua A-rạp, anh em của A-gu-rơ

3. Niên hiệu sách Châm ngôn:


Đoạn 1 đến đoạn 9,
Có lẽ SAU LƯU ĐÀY, vì nội dung đề cập nhiều về tội tà dâm và cách hành văn cho phép định niên hiệu là vào thế kỷ thứ V TC. (Tham khảo E-xơ-ra 9: - 10:; Nêhêmi 13:23-29). Thời kỳ Hậu Lưu đày, trong Y-sơ-ra-ên sanh ra nhiều tệ nạn tà dâm. Lý do có tệ nạn nầy là do dân sự không biết Lời Chúa trong thời gian lưu đày, và ảnh hưởng từ các dân tộc ngoại bang chung quanh khi bị lưu đày.
Đoạn 10 đến đoạn 29
Các đoạn nầy có niên hiệu TRƯỚC LƯU ĐÀY, vì do vua Ê-xê-chia sưu tập
Đoạn 30 đến 31, không định chắc.




Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »