TÁC GIẢ SÁCH GIÔ-SUÊ
Người Do-thái gọi các sách từ
Giô-suê cho đến IISa đều là những sách tiên tri chép trước tiên; ấy vì coi lịch
sử chép trong các sách đó như có nghĩa tiên tri. Trong Kinh Thánh sách Giô-suê
được chép kế tiếp và liên lạc với 5 sách Môi-se, vì chung một tinh thần với
thời đại Môi-se, lại dường như là phần kết luận của sách Sáng thế ký vì có chép
về sự chiếm lấy đất mà Chúa hứa cho Áp-ra-ham. Có nhiều khúc Kinh Thánh làm
chứng sách nầy là thật, vì nói đến nhiều việc chép tại đó như là: Thi 78: 53-65; Ha 3:11-13; Công 7:45; Hêb 4:8; 11:30-32; Gia 2:25. Giô-suê khi chia Ca-na-an, có
một phần xứ khá rộng cách một thời gian lâu mới thuộc hẳn của người dân
Y-sơ-ra-ên (Giô 13:1-14:5). Ấy là ý chỉ Chúa, kẻo các thú rừng
sanh thêm nhiều, và phần đất đó trở nên hoang vu chăng (Xuất 23:28-30), như hai vua Giê-ru-sa-lem
và Ghê-xe bị giết, nhưng hai dân đó cứ ở lại còn lâu trước khi bị diệt... Nếu
Y-sơ-ra-ên trễ nải cũng ngăn trở việc chiếm xứ ngay nữa (Giô 11:16, 23; 12:7-24;
so 15:63; 16:10; 17:1, 16; 18:1, 3; 19:51).
Trước Giả Sách Giô-suê:
Những việc chép trong sách này
chắc do một người chứng kiến, bởi vì có chính mắt mình thấy mới chép được những
việc nhỏ nhặt một cách thật rất rõ ràng. Vậy chắc Giô-suê chép sách nầy, vì:
1. Trong 24:26, chép "Giô-suê chép các lời
nầy" và dường như không có người nào khác chép mấy bài từ giã Y-sơ-ra-ên (23:1-;24:1-);
2. Không ai, trừ ra Giô-suê, có
thể biết về những sự giao thông giữa Giô-suê và Chúa (1:1, v.v..., 3:7; 4:1-2; 5:2, 9, 13, 14; 6:2;7:10; 8:1; 10:8; 11:6; 13:1-2; 20:1; 24:2).
3. Chỉ có Giô-suê, vì cớ đứng
đầu, có thể mô tả những sự xảy ra, và thu lại những tài liệu, việc Giô-suê chép
việc chia đất mới có giá trị;
4. Giô-suê, theo sau Môi-se, chép
những sự Chúa làm cho Y-sơ-ra-ên bởi chính mình; và trong 24:26 chắc là ông chép giống nhưPhục 30:1 là do Môi-se chép;
5. Trong đoạn 5:1, 6; Giô-suê chép "chúng ta" theo
nguyên bản và 6:25 chép
"Ra-háp ở giữa Y-sơ-ra-ên cho đến ngày nay" có nghĩa là trước giả
sống đồng thời với sách nầy.
Có người bảo sách nầy dường như
không phải do một ngòi bút viết ra, vì lời văn trùng lắp nhiều, và về thứ tự
thì lộn xộn. Từ 24:27-28 về sau, rõ thật là của người sau
thêm vào. Nhưng điều chắc chắn là phần lớn của sách nầy chép đồng thời với
Giô-suê và xong trước đời Đa-vít.
Đại ý sách Giô-suê:
Lịch sử các cuộc chiến được ghi chép cẩn thận
trong 12 đoạn đầu sách nầy. Sự thành tín của Giê-hô-va được bày tỏ qua sự ứng
nghiệm những lời hứa của giao ước Ngài đứng đầu sách nầy, đoạn 1:2-9 là nội dung của sách.
1. Lời Chúa hứa, 1:2-5, được ứng nghiệm trong 2:1--12:1-,
bởi Chúa giúp mà chiếm lấy xứ: "từ đồng vắng là Li-ban nầy... đến sông
Ơ-phơ-rát... đến biển cả (Địa-trung-hải) hướng mặt trời lặn" (1:4). Địa phận Y-sơ-ra-ên chỉ tới sông
Ơ-phơ-rát trong đời trị vì của Sa-lô-môn (ICác 4:21),
và lời hứa nầy chỉ được ứng nghiệm cách đầy đủ khi Chúa Jêsus lập nước ngàn năm
bình an (Sáng 15:18; Thi 72:8).
3. Phương pháp để cho hai lời hứa nầy được
ứng nghiệm là: "Hãy vững lòng, bền chí... theo hết thảy luật pháp... chớ
xây qua bên hữu hoặc bên tả... luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm
ngày và đêm... cẩn thận làm theo... mới được may mắn... và mới được phước... vì
Đức Giê-hô-va vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi" (1:7-9). Trong bài từ giã cuối cùng,
Giô-suê dùng những lời đó để khuyên dân sự (23:1-; 24:1-).
Sách nầy gồm lại trong một thời
gian là 25 năm, kể cả khi chiến tranh hay hòa bình, ta thấy sự hiện diện của
Chúa vẫn ở với Giô-suê mãi.
Tiến sĩ Scofiel chú thích về sách Giô-suê:
Tiểu dẫn.-- Giô-suê chép đoạn kết của sự cứu chuộc dân Y-sơ-ra-ên
ra khỏi xứ Ai-cập, vì sự cứu chuộc có hai phần: "ra khỏi" và
"dẫn vào" (Phục 6:23).
Lời chìa khóa là: "Môi-se tôi tớ của Đức Giê-hô-va, qua đời" (Giô 1:2). Luật pháp mà Môi-se làm đại biểu
chẳng hề để cho dân mắc tội được đắc thắng (Hêb 7:19; Rô 6:14; 8:2-4).
Về phần thuộc linh, sách Giô-suê
là thơ Ê-phê-sô của Cựu Ước. Các "nơi trên trời" của Ê-phê-sô đối với
tín đồ giống như xứ Ca-na-an đối với người Y-sơ-ra-ên, tức là nơi dân sự hướng
tới, vì cớ đó không phải làm hình bóng về trên trời, song cũng là nơi dân sự
đắc thắng và được phước hạnh bởi quyền Chúa (Giô 21:43-45; Êph 1:3).
Như chính phủ dân Y-sơ-ra-ên,
trước kia là thuộc quyền Đức Chúa Trời; và Giô-suê tiếp bước Môi-se cũng cai
trị dưới quyền Đức Chúa Trời.
Sách Giô-suê chia làm 4 phần lớn:
3. Sự cãi nhau về việc lập bàn
thờ Chúa, 22:1-;
Tiến sĩ Scofield chú thích:
2:21.-- "cột sợi chỉ điều" của
Ra-háp, sợi chỉ điều ở đây chỉ về sự yên ổn bởi dâng của lễ (Hêb 9:19, 22).
3:1.-- Đi qua sông Giô-đanh là hình bóng
về tín đồ cùng chết với Đấng Christ (Rô 6:6-11; Êph 2:5-6; Cô 3:1-3).
4:3.-- Xem hai kỷ niệm bằng đá trong bài
Giô-đanh.
5:2.-- Phép cắt bì là "dấu hiệu"
của giao ước Chúa lập với Áp-ra-ham (Sáng 17:7-14; Rô 4:11). "Sự xấu hổ của xứ
Ai-cập" là vì trong các năm cuối cùng khi dân Y-sơ-ra-ên còn làm tôi mọi
tại xứ Ai-cập, thì không lo đến dấu hiệu biệt riêng ra đó nữa (so Xuất 4:24-26), và cứ bỏ qua trong lúc lưu lạc nơi
đồng vắng. Trong Tân ước, có sự dạy dỗ tương tự là tín đồ hiệp một với thế
gian, không giữ địa vị mình đã đồng chết và đồng sống lại với Đấng Christ cách
tỏ tường (Rô 6:2-11; Ga 6:14-16). Ý thuộc linh là tín đồ bởi Đức Thánh
Linh làm cho chết những công việc chết của chi thể (Rô 8:13; Ga 5:16-17; Cô 2:11-12; 3:5-10).
5:11.-- Ma-na là hình bóng về Đấng Christ
trong sự hạ mình được biết "theo xác thịt", ban xác thịt cho Ngài hầu
cho tín đồ có thể được sống (Giăng 6:49-51), còn "thổ sản của xứ" chỉ về
Đấng Christ đã sống lại được vinh hiển và được ngồi cao. Đấng Christ khi còn ở
thế gian, "bị đóng đinh bởi sự yếu đuối" và cho tín đồ từng trải
những sự nơi đồng vắng. Đó là một sự từng trải hiệp với địa vị tín đồ trong các
nơi trên trời, đòi hỏi phải kinh nghiệm quyền của sự sống lại của Ngài (IICôr 5:16; 13:4; Phil 3:10; Êph 1:15-23). Ấy là sự khác nhau giữa
"sữa" và "thịt" trong thơ tín của Phao-lô (ICôr 3:1-2; Hêb 5:12-14; 6:1-3).
6:5.-- Lẽ thật trung tâm đây là sự đắc
thắng thuộc linh bởi những phương pháp và những điều cốt yếu, mà theo sự khôn
ngoan của loài người là rất dại dột và kém thiếu (ICôr 1:17-29; IICôr 10:3-5).
7:11.-- Tội của A-can và hậu quả của nó là
một sự dạy dỗ lớn về một lẽ thật, ấy là sự hiệp một của dân sự Ngài,
"Y-sơ-ra-ên có phạm tội". Xem ICôr 5:1-7; 12:12-14, 26 mô tả lẽ thật nầy. Công việc lớn
lao của Đấng Christ có khi bị thiệt hại vì tội lỗi, vì sự chối bỏ, hay sự không
thuộc linh của chỉ một tín đồ mà thôi.
Mục sư Bùi Quý Đôn sưu tầm
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!