Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Sự Kiện Chúa Cứu Thế Giê-xu Phục Sinh

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A








SỰ KIỆN CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU PHỤC SINH

Trong lịch sử nhân loại, không có một nhân vật nào được người ta đem ra bàn cãi, phân tích, nghiên cứu liên tục cho bằng Chúa Giê-xu, đặc biệt là sự phục sinh của Ngài. Phép lạ Chúa Giê-xu phục sinh là phép lạ lớn nhất trong Tân ước và việc phục sinh của Ngài là ấn chứng siêu nhiên đóng vào Tân ước. Nhưng phép lạ Chúa phục sinh không phải ai cũng tin và công nhận. Phép lạ này thường được những người chống đối đem ra soi mói và là đề tài được bàn cãi nhiều nhất.

Những người chống đối vẫn tìm cách chối bỏ sự kiện phục sinh của Chúa Giê-xu và đưa ra nhiều thuyết khác nhau để phủ nhận sự sống lại của Ngài.


I. THUYẾT ĐÁNH CẮP:


a. Xác Chúa Bị Các Môn Đệ Đánh Cắp: Đây là thuyết cổ hơn hết giải thích tại sao mộ Chúa Giê-xu lại trống. Thuyết này do các nhà lãnh tụ Do Thái chủ mưu. Họ mua chuộc bọn lính để phao tin đồn rằng các môn đệ đã đánh cắp thi thể Chúa rồi tạo nên huyền thoại là Chúa đã sống lại. Về sau, thuyết này được Reimarus khai triển thêm. Ông cho rằng Chúa Giê-xu cố gắng thiết lập nước trời trên đất song đã thất bại. Các môn đệ, vì luyến tiếc cuộc sống sung sướng của việc truyền bá Phúc âm, nên trộm xác Chúa rồi tuyên bố rằng Ngài là vị vua thuộc linh của một nước trời sẽ đến trong tương lai. Thuyết này rất phổ biến vào thế kỷ XVII và XVIII.

b. Xác Chúa Bị Kẻ Thù Đánh Cắp: Nhiều người cho rằng những nhà lãnh tụ Do Thái đã đánh cắp thi thể Chúa để các môn đệ không thể phao tin rằng Ngài đã từ cõi chết sống lại.

c. Xác Chúa Bị Bọn Lính Đánh Cắp: Thuyết này do A. Reville khởi xướng tại Paris vào năm 1897. Ông nói: “Các nhà lãnh tụ Sanhedrin đã hối lộ bọn lính canh để dời thi thể Chúa vì sợ rằng ngôi mộ có thể trở thành nơi hành hương của các môn đệ Chúa tại Ga-li-lê, và sự cuồng tín có thể bộc phát tại Giê-ru-sa-lem.”

d. Xác Chúa Bị Giô-sép Người A-ri-ma-thê Đánh Cắp: Joseph Klausner, giáo sư Văn Chương Do Thái của National University tại Palestine cho rằng Giô-sép A-ri-ma-thê vội vàng mai táng xác Chúa trong một hang đá gần nơi Ngài bị đóng đinh. Sau đó đã tẩm liệm lại để giữ cho xác khỏi bị thối rữa trong chính ngôi mộ của ông. Sau cùng, ông đã dời xác Chúa đến một ngôi mộ khác vì nghĩ rằng thật là điều hổ thẹn cho một gia đình Do Thái tin kính, khi đem chôn thi thể của một tử tội bị đóng đinh trên thập tự giá, trong ngôi mộ gia đình.

e. Xác Chúa Bị Người Làm Vườn Dời Đi Nơi Khác: Thuyết này cho rằng người giữ vườn tức giận vì bọn lính canh và các phụ nữ đã giẫm nát luống rau diếp mà ông đã trồng quanh mộ, nơi chôn Chúa. Vì thế ông đã dời xác Chúa đến một chỗ khác. Klausner căn cứ vào một tài liệu của người Do Thái và nói rằng: “Người giữ vườn đã đem thi thể bỏ xuống sông để cho nước cuốn trôi mất.” Đến khi các phụ nữ tới thăm, không thấy xác Chúa trong mộ bèn phao tin rằng Chúa đã sống lại. Thuyết này rất được phổ biến trong thời Tertullian.


II. THUYẾT BẤT TỈNH:


Thuyết này do Venturini khởi xướng nhiều thế kỷ trước. Nó trở thành lời giải thích được ưa chuộng vào thế kỷ XVIII và XIX, mặc dù còn nhiều điều khó hiểu. Thuyết này cho rằng: Đấng Christ thật đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngài chịu khổ đau tinh thần, bị mất máu, đau đớn thể xác và bị bất tỉnh; song Ngài chưa thật chết. Các môn đệ, giống như nhiều người thời đó không hiểu nhiều về y học, nên tưởng Ngài đã chết. Ta được kể lại là Phi-lát đã kinh ngạc vì Chúa chết rồi. Khi Ngài được đem xuống khỏi thập tự giá trong tình trạng bất tỉnh thì các môn đệ tưởng lầm Ngài đã chết nên đem mai táng trong mộ. Sau đó nhờ khí lạnh trong thạch mộ Ngài đã hồi tỉnh lại và ra khỏi mộ. Sự dốt nát của các môn đệ khiến họ không thể tin rằng đây chỉ là việc hồi sinh. Họ cứ nhất định cho đó là sự sống lại từ cõi chết.


III. THUYẾT ẢO GIÁC:


Thuyết ảo giác còn được gọi là thuyết Tâm bệnh học. Trong quá khứ thuyết này đã được Schmiedel, Weizzacker, Harnach, Meyer and Loisy tán thành. Ngoài ra Strauss và Renan cũng ủng hộ thuyết ảo giác. Ngay cả một nhà thần học hiện đại của Harvard University là Gordon D. Kaufman cũng nói rằng ông tin nơi sự sống lại, nhưng không phải trên ý nghĩa thể lý. Ông cho rằng niềm tin của các tín hữu đầu tiên được đặt nền tảng trên những sự mơ thấy ảo giác về Chúa sống lại. Theo thuyết này, vì các môn đệ quá tin Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ sống lại, nên họ đã có ảo giác, chẳng khác nào người ta tưởng tượng ra ảo cảnh.


IV.  THUYẾT LẦM MỒ:


Kirsopp Lake ủng hộ thuyết này, và trong quyển sách nhan đề Chứng Cớ Lịch Sử Cho Sự Sống Lại Của Chúa Giê-xu Christ, ông đã trình bày chi tiết về thuyết lầm mồ. Theo Lake, Chúa được mai táng một cách vội vã, nên các phụ nữ vào buổi sáng tinh sương không nhận ra mộ nào là của ông Giô-sép A-ri-ma-thê mai táng Chúa, vì vùng phụ cận Giê-ru-sa-lem có nhiều thạch mộ. Trong khi đang quan sát một ngôi mộ trống thì họ hoảng sợ vì một người giữ vườn xuất hiện mà họ tưởng lầm là thiên sứ. Người giữ vườn đoán được mục đích cuộc viếng mộ nên đã liệu cách cho các bà khỏi lầm. Ông bảo: “Người không có ở đây,” rồi có lẽ chỉ vào ngôi mộ gần đó và nói: “Hãy xem chỗ người ta đặt xác Ngài.” Nhưng các phụ nữ sợ bỏ trốn, sau đó loan tin là ngôi mộ trống.


V. THUYẾT HUYỀN THOẠI:


Celsus cho rằng sự phục sinh của Chúa Giê-xu là một huyền thoại giống như các câu chuyện thần thoại khác của nhiều dân tộc trên thế giới. Theo Celsus, chỉ có những người dốt nát, đần độn, đê tiện, không có học thức, ngu xuẩn, đàn bà và con trẻ mới tin về sự sống lại của Chúa Giê-xu. Còn Strauss thì phủ nhận tác quyền của các sách Phúc âm và tin rằng các sách ấy chỉ ghi chép những truyền thuyết không có trong lịch sử. Còn Rudolph cũng cho rằng câu chuyện Chúa Phục sinh là một huyền thoại.


Dưới đây là câu trả lời và lập luận của tôi để phản bác lại từng thuyết ra sao để bảo vệ niềm tin của mình rằng: Phép lạ Chúa Giê-xu phục sinh là một sự kiện lịch sử.


Thân thể Chúa Giê-xu đã chôn trong thạch mộ tại vườn của người A-ri-ma-thê bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Đây là một điểm về địa lý mà các dân thành Giê-ru-sa-lem gần đó dễ kiểm chứng Đức Chúa Giê-xu sống lại để lại ngôi mộ đó. Ngôi mộ đã chôn Chúa Giê-su khi Ngài chết vẫn còn lại đến ngày nay tại Y-sơ-ra-ên, nhưng nó chỉ là một ngôi mộ trống, là di tích lịch sử để lại của Chúa khi Ngài sống lại và thăng thiên.


   Sự kiện Chúa phục sinh là đề tài chính được công bố trong các bài giảng của các sứ đồ, là nền tảng của Cơ Đốc giáo. Dưới đây là những điều xung quanh về sự Phục Sinh của Chúa Giê-xu Christ......

(Còn tiếp)

Mục sư Bùi Qúy Đôn



Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »