Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » , » Kinh Thánh Cựu ước Được Bảo Tồn

Kinh Thánh Cựu ước Được Bảo Tồn

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







KINH THÁNH CỰU ƯỚC ĐƯỢC BẢO TỒN VÀ LƯU TRUYỀN

Bản KT Cựu ước viết trước khá lâu so với KT Tân ước, sách cuối cùng của Cựu ước là Ma-la-chi được viết vào năm 400 TC. Nên để viết KT Cựu ước được bảo tồn và lưu truyền như KT Tân ước thì rất là “khó”. Chứng minh “khó” nhưng không phải là không có để chứng minh rằng KT Cựu ước được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay.

      1-    Ngôn ngữ KT Cựu ước được bảo tồn:

KT Cựu ước được viết bằng Hy-bá-lai (Hebrew) ngoại trừ vài đoạn viết bằng tiếng Aramaic. Mặc dù người Do Thái bị bắt bớ dữ tợn đã di tản khắp nơi, nhưng họ bảo tồn ngôn ngữ, phong tục và truyền thống của họ cũng như Kinh Thánh Cựu ước.

Tiếng Hy-bá-lai  là một trong các cổ ngữ rất xưa, ngôn ngữ nầy được bảo tồn một cách kỳ diệu và được hiện đại hóa để làm ngôn ngữ chính của dân Do-Thái ngày nay.

Tiếng Hy-bá-lai được viết từ phải sang trái, theo nguyên bản thời xưa chỉ gồm có 22 phụ âm mà thôi. Người đọc phải cho vào các nguyên âm tùy theo kiến thức ngôn ngữ của mình. Chỉ có các nguyên âm thay đổi theo thời gian và địa phương. Vì thế những bản Kinh Thánh Hy-bá-lai được trường tồn qua nhiều thế kỷ.

2- Sự dạy dỗ và sao chép:

Các đạo sĩ Do Thái giáo (Ra-bi) thời Trung Cổ sao chép Kinh Thánh Cựu ước một cách rất cẩn thận vì họ tin rằng các mẫu tự đều có một ý nghĩa huyền bí. Họ đếm cả số câu trong sách, cả đến dấu câu, nhờ đó các bản sao KT Cựu ước đã được chép lại một cách hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng. Các hoạt động của nhóm học giả nầy bắt đầu vào thế kỷ thứ 2 T. C. đến thế kỷ thứ 8 S. C.

Các giáo đồ tại Qumran xem các sách của KT Cựu Ước là sản phẩm của Đức Chúa Trời do Đức Thánh Linh hành động qua các tiên tri. Họ lập lại rằng đó là “Luật pháp của Môi-se và các vị tiên tri” hay “những gì Đức Chúa Trời phán bảo qua Môi-se và các vị tiên tri”. Thái độ của họ đối với Cựu Ước và các từ ngữ họ dùng cũng giống như thái độ và từ ngữ của Chúa và các Sứ Đồ Ngài dùng đối với Cựu ước vậy.


3- Các bản sao KT Cựu ước tại Biển Chết

Năm 1947, một cậu bé chăn chiên Á-rập ném một cục đá vào một hang gần Biển Chết và nghe âm thanh của một bình gốm bị bể. Trong hang đó Bedouin lấy bảy thủ bản ra và hàng trăm mảnh vụn mà cả thế giới đều biết, nó đã cung cấp những bằng chứng mới và giá trị về việc bảo tồn bản văn Hy-bá-lai trong thời cổ khi được đem ra nghiên cứu. Trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1956, các nhà khảo cổ đã tìm ra hơn 800 cuộn sách cổ xưa trong 10 hang động khác, 30% các tài liệu đó là các bản sao Kinh Thánhc hép tay, phần nhiều đã bị rách thành nhiều mãnh.

Các bản sao cổ chép tay này được đối chiếu trực tiếp với bản Kinh Thánh Hy-bá-lai của chúng ta thì không thấy sự khác nhau, chúng cho thấy việc sao chép Kinh Thánh của các ký lục thật chính xác. Các bản sao KT Cựu ước này được tìm thấy trong hang động là tất cả các sách Cựu ước (trừ sách Ê-xơ-tê ), chúng có niên đại năm 200 TC- 125 TC.

Các Cuộn Biển Chết giống hệt bản Kinh Thánh Hy-bá-lai của chúng ta. Điều này chứng tỏ rằng những người sao chép Kinh Thánh Hy-bá-lai trải qua bao nhiêu năm kể từ thế kỷ thứ 2 T.C. đã làm việc hết sức cẩn thận, chính xác và cũng đã được dùng bởi người Do Thái 200 năm trước khi Chúa chào đời, cũng là Kinh Thánh mà Ê-xơ-ra đã đọc cho dân Do-thái nghe tại Giê-ru-sa-lem từ chốn lưu đày Ba-by-lôn trở về.

Đây là một sự khám phá tuyệt vời nhất ở thế kỷ 20 của ngành khảo cổ; sự phám phá quan trọng nầy đã xóa tan mọi sự nghi ngờ của con người về tính không xác thật của các bản sao Kinh Thánh đã được lưu truyền trước đó, và cũng là bằng chứng vững vàng nói lên sự bảo tồn lưu truyền vĩ đại của Cựu ước.

Các Cuộn Biển Chết là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời bảo tồn Lời của Ngài và là nguồn tài liệu quý giá nầy giúp cho công việc sao chép và dịch thuật Kinh Thánh về sau được chính xác hơn và rõ ràng hơn.

4- Các bản sao Kinh Thánh Cựu ước cổ:


- Bản Geniza: Được chép vào khoảng 400 S.C, gồm nhiều sách trong Cựu ước bằng tiếng Hê-bơ-rơ và A-ram. Được tìm thấy vào năm 1947 tại Nhà hội của người Do Thái ở Cairo, Ai-cập.

-  Bản Massoretic: Được thực hiện trong những năm 500 S.C -900 S.C. Đây là bản sao Kinh Thánh rất tiêu chuẩn của người Do Thái. Những thành viên trong bản sao chép đã phải tuân theo những quy định rất nghiêm nhặt để không thể xảy ra những sai sót.

- Bản Cairo Codex: Do dòng họ Ben Asher thực hiện vào năm 895 S.C. Bản nầy được sao chép từ bản Massoretic tiêu chuẩn nói trên.

- Bản Aleppo Codex: Cũng do dòng họ Ban Asher sao chép và hoàn tất vào 950 S.C. Được tìm thấy vào năm 1958. Bảng nầy rất quý giá.

Khi so sánh cách cẩn thận tất cả tài liệu hiện có cũng có thể giúp chúng ta khẳng định rằng bản văn Cựu Ước hiện nay là bản sao đáng tin cậy của các bản văn nguyên thủy.


5- Sự đồng nhất trong KT Cựu ước:


Sự đồng nhất của các đoạn văn
Có nhiều đoạn văn trong Kinh Thánh Cựu Ước giống nhau (giống y như nhau ) như Thi Thiên 18 giống y như II Sa-mu-ên 22; Thi Thiên 14 cũng giống Thi Thiên 53; Thi Thiên 108 gồm một phần của Thi Thiên 57 và Thi Thiên 60. Ê-sai 37 giống với II Các Vua 19. Phần lớn của II Sa-mu-ên và Các Vua được trích trong sách Sử Ký, …
Sự đồng nhất trong danh xưng
          Các tên của nhân vật trong Kinh Thánh đã được học giả Robert Dick Wilson cho rằng trong số 148 mẫu tự của 40 tên được ghi chép trong các bản sao Cựu Ước cách chính xác. Các bản đất sét nung khám phá thời Wilson đã xác định điều này.
Điều này chứng tỏ rằng bản văn Cựu Ước đã được sao truyền một cách rất trung thành và được bảo tồn không mảy may lầm lỗi đến độ làm lệch lạc đi sứ điệp của lời Đức Chúa Trời.


6- Chúa Giê-xu và các sứ đồ đã tin KT Cựu ước:

Chúa Giê-xu tin KT Cựu ước:
Cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời-  Ngài là thẩm quyền tối hậu trọng mọi vấn đề. Chúng ta tin cậy vào Ngài một cách trọn vẹn. Chúa Giê-xu đã tin KT Cựu ước. Vậy KT Cựu ước lúc thời Chúa Giê-xu đã được sao chép cách chính xác và được xác chứng trong sự dưỡng dục và sự giảng dạy của Chúa Giê-xu (Ví dụ Chúa Giê-xu đã học và đọc Kinh Thánh Cựu ước trong nhà hội trong Lu-ca 4: 16-19 ).

Bốn sách Tin Lành đã cho thấy Chúa Giê-xu đã tin và dạy KT Cựu ước là Lời Đức Chúa Trời. Quan trọng hơn cả là việc Chúa Giê-xu đã dạy cho hai môn đồ trên đường đến Em-ma-út và Ngài cũng tuyên bố rằng họ phải tin quyển sách đó là KT, cũng được gọi là “Môi se và các đấng tiên tri”. (Lu-ca 24: 13- 31).

Nếu Đức Chúa Giê-xu chấp nhận KT Cựu ước cách đây hơn 2000 năm thì chúng ta là ai mà thắc mắc hay phủ nhận sự trường tồn của KT Cựu ước? Các Cơ Đốc Nhân phải tin và vâng theo Lời của Đức Chúa Trời.
Các sứ đồ:
Các sứ đồ đã viết, đã giảng và đã trích dẫn Cựu ước giống như Chúa Giê-xu đã trích dẫn. Họ tôn trọng bản Cựu ước mà họ đã học, đã có (trong thời bấy giờ ) là KT. Đó cũng là sứ điệp mà sứ đồ Phao-lô đã truyền cho Ti-mô-thê rằng: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn; có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” II Ti-mô-thê 3: 16. 

Chúa Giê-xu và các vị Sứ Đồ mà Ngài đã dạy chấp nhận bản Cựu Ước (thời bấy giờ- cách chúng ta khoảng 2000 năm ) như là lời thật và đáng tin cậy của Đức Chúa Trời.

Tóm lại, bản văn Cựu Ước đã được sao truyền một cách rất trung thành và được bảo tồn không chút mảy may lầm lỗi đến độ làm lệch lạc đi sứ điệp của lời Đức Chúa Trời.

Như vậy bản văn Kinh Thánh Cựu Ước rất đáng tin cậy, và có thể được dùng với tất cả sự tín nhiệm như Chúa và các sứ đồ đã dùng.

Mục sư Bùi Qúy Đôn

sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, sự bảo tồn kinh thánh cựu ước, kinh thánh cựu ước được bảo tồn, 


Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »