I. Chúa Giê-xu và kỷ nguyên Cơ Đốc Giáo
- Kỷ nguyên Cơ Đôc Giáo (viết tắt CĐG) khởi đầu từ khi bà Ma-ri sinh hạ Giê-xu tại làng Bết-lê-hem, đất Palestin trong thời kỳ Hoàng đế La Mã Sê-sa Auguste cai trị.
- Năm sinh của Chúa Giê-xu được làm dấu mốc chia đôi kỷ nguyên: Trước Chúa giáng sinh và Sau Chúa Giáng Sinh.
- Chúa Giê-x khi 30 tuổi bắt đầu thi hành chức vụ giảng dạy Lời Chúa hoàn thành tinh thần Cựu ước, chữa lành kẻ bị quỷ ám, kẻ bị bệnh vvv… Sau 3 năm Ngài phó sự sống mình trên thập tự giá làm giá cứu chuộc cho nhiều người. Đó cũng là chấm dứt giai đoạn nền tảng đầu tiên của lịch sử phát triển CĐG. Và từ đây lịch sử CĐG được chia làm 5 thời kỳ sau: (1) Thời kỳ các sứ đồ, (2) Thời kỳ các giáo phụ, (3) Thời kỳ trung cổ, (4) Thời kỳ Cải cách, (5) Thời kỳ Cận và hiện đại.
II. Thời kỳ các sứ đồ (33- 100):
Khi Chúa Giê-xu thăng thiên, các sứ đồ đã bắt đầu truyền giáo và cũng như ghi lại những lời giảng dạy, việc làm của Chúa Giê-xu đã thực thi trên đất dưới sự linh cảm của Thánh Linh.
III. Thời kỳ các Giáo Phụ (101- 750):
Sau các sứ đồ qua đời, thì là thời kỳ lịch sử CĐG được sự dẫn dắt của các giáo phụ.
- CĐG bị bách hại mạnh mẽ khoảng từ 193- 312. Năm 323, Constantin đã tin nhận CĐG, và CĐG lúc này phát triển mạnh mẽ, các giáo phụ đã cố gắng duy trì kho tàng chính thống của CĐG. Nhưng cũng có phần dung hợp thích ứng giữa CĐG với những truyền thống văn hóa của các dân tộc thời bấy giờ.
- Năm 375- 568 Cuộc liên minh chung sống của CĐG với các bộ tộc Nhật Nhĩ Man, Latinh và Nga la tư đã giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Tây phương vì sự xuất hiện của Hồi Giáo và sự ly khai của CĐG Đông phương. Trong thời kỳ này và những năm sau đó, CĐG chịu nhiều sự khó khăn về đức tin, tôn giáo, nghệ thuật … do đó CĐG cũng đã có thêm phần dung hợp tinh thần Nhật nhĩ man .
IV. Thời kỳ trung cổ (750- 1517):
- Từ năm 755 đến đầu thế kỷ XI, quyền bính của Giáo hoàng được bành trướng hơn, điển hình thập tự quân thời giáo hoàng Urbain II (1088-1099).
- Từ đầu thế kỷ XI đến hết thế kỷ XIII, khi quyền hành củ giáo hoàng ngày càng được củng cố, đã xuất hiện phong trào canh tân.
- Thế kỷ XIV, quyền bính Giáo hoàng xuống dốc. Các sử gia Tây phương đã gọi cuộc này là sự đày ải các vị giáo hoàng. Giữa lòng CĐG đã xuất hiện nhiều hệ thống tư tưởng như Thomas Aquin (1225-1274), Eckart tại Đức (1260- 1327), …
V. Thời kỳ cải cách trong Cơ Đốc giáo (1517- 1648):
Đây là giai đoạn quan trọng trong lịch sử Tin Lành giáo.
* Nguyên nhân:
- Bởi niềm tin vào sự mặc khải trong thời kỳ phục hưng.
- Sự bành trướng và chủ trương thuyết giáo mới của Giáo Hoàng
- Sự suy đồi trong xã hội CĐG dưới sự lãnh đạo của Giáo Hoàng
- Hiểu đúng về chân lý và sống cho chân lý đó
* Martin Luther và những nhà cải cách Tin Lành đầu tiên
- M. Luther (1483-1546) : Ông đã chứng kiến đời sống xa đọa của giáo đô CĐG tại Lã Mã. Ông đã có sự băn khoăn, xao xuyến khi nghiên cứu sách Tân ước là Rô-ma, Ga-la-ti, Tít. Năm 1515 ông chỉ trích về quan niệm ân xá, năm 1517 ông công bố 97 luận đề chống lại quan niệm sau lầm về luyện ngục và ân xá thời đương thời. Năm 1521 ông bị giáo hoàng Lexon X trục xuất khỏi giáo hội. Và ông dịch tiếp tục Tân ước sang tiếng Đức.
- Năm 1529 hội nghị chính thức dành cho tín đồ Tin Lành đã thực hiện tại các hoàng tộc tại Đức. Năm 1530 trong hội nghị Ausbourg, bản tín điều Augustana được công bố và Tin Lành giáo công khia trong các sinh hoạt. Năm 1570 chừng 2/3 dân số Đức theo Tin Lành giáo.
- M. Luther khẳng định chỉ có Kinh Thánh là nguồn suối độc nhất của đức tin khi nói về giáo hội Thiên Chúa giáo.
- Tinh thần của M. Luther đã sang tới các nước lân bang. Tại Thụy sĩ, Zwingli (1484-1531) đã phối hợp giáo thuyết của M. Luther với tinh thần nhân bản đã ảnh hưởng quốc gia. Phải đợi tới Calvin (1509-1564) ảnh hưởng của Tin Lành giáo mới truyền sang Pháp, Hà Lan, Tô Cách Lan và Anh quốc. Tại Anh quốc Vua Henri VIII đã chịu ảnh hưởng của Tin Lanh giáo khuynh hướng Calvin thành quốc gia Anh giáo.
* Vài nét đặc sắc của giáo điều Tin Lành
- Tin Lành giáo là một tập thể cộng đồng trong lịch sử, trong giáo lý và trong cơ cấu của giáo hội. Về một phương diện nào đó, Tin Lành giáo đối lập với Thiên Chúa giáo.
- Giáo điều Tin Lành dựa trên ba yếu tố căn bản làm nền tảng đó là: Kinh Thánh, Đức Tin, Ân điển.
- Nguồn suối đức tin phải được biểu lộ qua Kinh Thánh. Chỉ có KT là có thẩm quyền tối thượng chứ không phải truyền thống, quyền bính giáo hoàng.
- Tin vào quyền năng tối cao của Đức Chúa Trời, Ngài đã tự mặc khải qua Chúa Giê-xu.
- Về nhiệm tích thánh thể thì Thiên Chúa giáo coi đó là cuộc hy sinh tái diễn còn Tin Lành giáo coi đó là một sự kỷ niệm về sự thương khó yêu thương của Chúa Giê-xu đối với nhân loại.
- Trinh nữ Ma-ri không được tôn kính như một vị thánh thần, mà được coi như một người tín hữu “điển hình” “được ơn” của Chúa.
- Nhờ ân điển, bởi đức tin thì được cứu.
VI. Sự bành trướng của Tin Lành giáo Cận đại và Hiện đại (1648- đến nay):
*Trong thế kỷ 17
- Đây vẫn là thế kỷ của Tin Lành giáo chính thống.
-Tại Anh giáo và Bắc Mỹ đã có nhiều giáo phái Tin Lành khác thiết lập.
*Thế kỷ 18
- Tại Anh quốc, phong trào Tin Lành John Wesley (1703- 1791) nhấn mạnh phục hưng đạo đức
- Tại Bắc Mỹ có các cuộc phục hưng là Jonathan Edwards (1703-1758), Gerorges Whitefield (1714- 1770) và có lan tràn sang Âu Châu.
* Các giáo phái Tin Lành
Mặc dù xuất hiện nhiều giáo phái Tin Lành trong thời kỳ này, nhưng các giáo phái Tin Lành đều tin rằng giáo phái mình luôn luôn trung thành với tôn chỉ chính thống của phong trào cái cách Tin Lành là tìm về nguồn gốc đích thực của đạo chứa đựng trong Kinh Thánh.
* Phong trào truyền giáo Tin Lành
- Tổ chức truyền giáo đầu tiên của Tin Lành giáo là Baptist Missionary Society do Wiliam Carey (1761- 1834) thiết lập tại Anh quốc. Rồi mở rộng đến Ấn độ, Hoa Kỳ, người Anglo-Saxon tại Anh quốc.
- Trong suốt thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, Tin Lành giáo bành trường rất mạnh tại Bắc Mỹ.
Với hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi tại Mỹ, các đoàn truyền giáo đến Pháp, Việt Nam và các nơi khác để rao truyền Phúc Âm.
Nhận định bài học:
- Trong suốt thời kỳ "đen tối" củ CĐG thống trị bởi giáo hoàng, coi giáo hoàng như Đức Chúa Trời tể trị trên cộng đồng những người tin Chúa, và những nghi lễ trái với Kinh Thánh, thì Đức Chúa Trời dấy lên người thuộc về Ngài để cải cách CĐG là cải cách Tin Lành đi theo với lẽ thật của Kinh Thánh, lấy Kinh Thánh là tiêu chuẩn, có thẩm quyền trên mọi quyết định đối với đời sống đức tin. Hội Thánh ngày nay chúng ta đang dựa vào đâu làm nền tảng, Kinh Thánh hay là những truyền thống, điều lệ của giáo hội hay mục sư tổng hội ,....
- Dần theo thời gian, Chúa dẫn con dân Ngài trở về những điều mà Chúa Giê-xu đã giảng dạy, tín hữu sống như cách các sứ đồ đầu tiên đã dạy dỗ, trong đức tin cũng như trong sự truyền bá tin lành đến khắp cùng trái đất.
- Một điểm đặc biệt nữa, là trong lịch sử CĐG cũng đã ghi lại một thời kỳ sa ngã của Hội Thánh khi dung hợp với truyền thống, sự dạy dỗ, văn hóa tinh thần thế gian để giảm bớt sự bắt bớ, hay sự chống đối. Chúng ta đang đứng vững trên giáo lý nền tảng KT trong đức tin nơi Chúa khi đối diện với sự bắt bớ, chống nghịch, vvv... hay chúng ta đang dung hợp với tinh thần thế gian để có một con đường “thoải mái, bình yên” trong cuộc sống.
* Xem thêm
Sự khác nhau giữa Đạo Tin Lành và Công Giáo
Bùi Qúy Đôn
-Chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của việc để “lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em” (Cô-lô-se 3:16). Mỗi người trong chúng ta có trách nhiệm biết được điều mà Kinh Thánh nói và sống theo lời Kinh Thánh. Khi hội thánh quên đi những điều Kinh Thánh dạy và phớt lờ những gì Chúa Giê-xu dạy thì sự lộn xộn sẽ thống trị.
- Ngày nay có rất nhiều hội thánh, nhưng chỉ có một Phúc Âm. Đó là “đức tin đã được ủy thác cho các thánh đồ một lần đủ cả” (Giu-đe 1:3). Chúng ta cần cẩn thận để gìn giữ đức tin này và cũng như lưu truyền nó với không sự thay đổi nào cho thế hệ kế tiếp, và Chúa sẽ tiếp tục làm thành lời hứa của Ngài để xây dựng hội thánh của Ngài.
* Xem thêm
Sự khác nhau giữa Đạo Tin Lành và Công Giáo
Bùi Qúy Đôn
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!