I/. TÁC GIẢ SÁCH ĐA-NI-ÊN:
1. Nghi vấn:
1. Nghi vấn:
Có vài ý kiến chủ trương phủ nhận ông Đa-ni-ên là tác giả
của sách tiên tri Đa-ni-ên (như tà giáo Tân phái Modernist), họ cho rằng sách
được viết vào năm 168-167 TC. với mục đích nâng đỡ đức tin của dân Y-sơ-ra-ên trong
thời kỳ bị bắt bớ đời Antiochus Epiphane.
Nhưng chúng ta có nhiều bằng cớ chứng minh ông Đa-ni-ên là người viết sách nầy đang khi bị đày qua nước Ba-by-lôn.
2. Chính tác giả tự xưng tên là Đa-ni-ên.
Nhưng chúng ta có nhiều bằng cớ chứng minh ông Đa-ni-ên là người viết sách nầy đang khi bị đày qua nước Ba-by-lôn.
2. Chính tác giả tự xưng tên là Đa-ni-ên.
7:1, 28; 9:1-2; 10:1-2; 12:4-5
3. Sách Ê-xê-chi-ên làm chứng.
3. Sách Ê-xê-chi-ên làm chứng.
3 lần sách Ê-xê-chi-ên nhắc đến tên của Đa-ni-ên:
Êx. 14:14, 20, hai lần nhắc nầy xảy ra vào trước năm thứ 6
hay 7 phu tù của Ê-xê-chi-ên (so sánh giữa 8:1 và 20:1)
Lúc bấy giờ Đa-ni-ên đã ở tại Ba-by-lôn được độ 15 năm, vì
Đa-ni-ên bị bắt lưu đày trước Ê-xê-chi-ên 8 hay 9 năm (so sánh Êx. 1:2 với Đan.
1:1). Nếu Đa-ni-ên bị lưu đày lúc 18 tuổi, thì lúc Ê-xê-chi-ên nhắc đến ở đoạn
nầy, Đa-ni-ên đã được 33 tuổi hơn.
28:3, được viết độ năm thứ 11 của Ê-xê-chi-ên bị phu tù (Êx.
26:1), lúc đó Đa-ni-ên đã được 38 tuổi.
Qua những câu đó, Ê-xê-chi-ên làm chứng rằng Đa-ni-ên được
xếp ngang với các thánh đồ như: Nô-ê, Gióp. Cũng chứng rằng Đa-ni-ên là người
có sự khôn ngoan (Đan. 1:20), là người danh tiếng trong số những người
Y-sơ-ra-ên phu tù.
Điều đã nói trên chứng tỏ sách Đa-ni-ên không thể được viết ra sau nầy.
3. Ngụy Thư làm chứng:
Sách I Mác-ca-bê (11o TC.) 2:51-61 đã nhắc đến một câu: Ha-na-nia, A-xa-ria, Mi-sa-ên bởi đức tin đã được cứu khỏi lò lửa. Đa-ni-ên bởi sự vô tội, được cứu khỏi miệng sư tử.
Sách Hê-nóc (200 TC.) đã chịu nhiều ảnh hưởng của sách Đa-ni-ên. Với những sự kiện liên quan như vậy, chứng rằng sách Đa-ni-ên phải có trước sách Mác-ca-bê và sách Hê-nóc.
4.Kinh điển Cựu Ước của Do thái Giáo làm chứng:
Điều đã nói trên chứng tỏ sách Đa-ni-ên không thể được viết ra sau nầy.
3. Ngụy Thư làm chứng:
Sách I Mác-ca-bê (11o TC.) 2:51-61 đã nhắc đến một câu: Ha-na-nia, A-xa-ria, Mi-sa-ên bởi đức tin đã được cứu khỏi lò lửa. Đa-ni-ên bởi sự vô tội, được cứu khỏi miệng sư tử.
Sách Hê-nóc (200 TC.) đã chịu nhiều ảnh hưởng của sách Đa-ni-ên. Với những sự kiện liên quan như vậy, chứng rằng sách Đa-ni-ên phải có trước sách Mác-ca-bê và sách Hê-nóc.
4.Kinh điển Cựu Ước của Do thái Giáo làm chứng:
Trong phần kinh điển (canon) của Do thái Giáo thì sách
Đa-ni-ên được xếp vào phần sách lịch sử, vì người Y-sơ-ra-ên xem Đa-ni-ên là
nhà chính trị hơn là tiên tri. Phần kinh điển nầy được sưu tập từ ông E-xơ-ra
đến Ben Sirach là cháu nội của E-xơ-ra (400-200 TC.)
5. Sử gia Josephus (90 SC.) cũng xếp sách Đa-ni-ên vào bảng thứ tự 13 sách tiên tri.
6. Chính Chúa Jêsus Christ làm chứng trong Mathiơ 24:15.
B. Tiểu Sử Đa-ni-ên:
5. Sử gia Josephus (90 SC.) cũng xếp sách Đa-ni-ên vào bảng thứ tự 13 sách tiên tri.
6. Chính Chúa Jêsus Christ làm chứng trong Mathiơ 24:15.
B. Tiểu Sử Đa-ni-ên:
Ý nghĩa tên của Đa-ni-ên:
Tên của Đa-ni-ên có ý nghĩa rất đặc biệt.
ĐAN = Quan xét; I = của tôi (Sở hữu đại từ ngôi thứ nhất (Possessive Pronoun); EL = Đức Chúa Trời
Như vậy, Đa-ni-ên có nghĩa là: Đức Chúa Trời là Quan xét của tôi.
ĐAN = Quan xét; I = của tôi (Sở hữu đại từ ngôi thứ nhất (Possessive Pronoun); EL = Đức Chúa Trời
Như vậy, Đa-ni-ên có nghĩa là: Đức Chúa Trời là Quan xét của tôi.
Gia thế:
Đa-ni-ên thuộc dòng dõi quý tộc. 1:1-7 làm chứng rằng những
người bị lưu đày cùng với Đa-ni-ên là những người thuộc dòng vua hoặc quan chức
cao cấp.
Đa-ni-ên bị bắt lưu đày sang Ba-by-lôn vào năm 606-605 TC.
(Đan. 1:1; II Vua 24:1-5; II Sử 36:5-8)
Đa-ni-ên sống trải qua các triều vua: Nê-bu-cát-nết-sa,
Bên-sát-xa, Đa-ri-út, và Si-ru. Nghĩa là từ năm bị lưu đày lần thứ nhất (độ 18
tuổi năm 606 TC. – 1:1) đến gần cuối thời kỳ lưu đày 70 năm (9:2; 10:1 – năm
534 TC.). Như vậy, Đa-ni-ên sống độ 90 tuổi và ở tại Ba-by-lôn 72 năm.
Đời sống đức tin của Đa-ni-ên:
Đa-ni-ên là người kính sợ Chúa và vâng lời Chúa dạy, thể
hiện qua nếp sống đạo nổi tiếng trong 1:8, quyết định không ăn thức ăn đã cúng
cho thần tượng, nhưng cũng rất lịch sự để từ chối.
Biết nhờ cậy Chúa (2:18)
Thường cầu nguyện với Chúa (6:10)
Được ơn Chúa (1:9; 9:23; 10:11)
Đối với người chung quanh:
Biết yêu thương bạn (1:12; 2:17, 49)
Được vua người ngoại bang (Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn,
và Đa-ri-út của nước Mê-đi Ba-tư) quý trọng (2:46-47; 5:29; 6:14, 16; 6:25-28)
Đối với công việc:
6:4 làm chứng rằng Đa-ni-ên làm việc trung tín trổi hơn các
viên chức khác, đến nỗi kẽ thù của ông không tìm được lỗi lầm của ông.
II/. NIÊN HIỆU:
II/. NIÊN HIỆU:
Niên hiệu viết sách:
So sánh giữa 1:1 với 10:1, chúng ta có một khoảng thời gian
từ:
1:1, năm thứ 3 đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa , thì
Nê-bu-cát-nết-sa đem quân Ba-by-lôn vây Giê-ru-sa-lem. Tham khảo II Vua
23:36-37; II Vua 24:1; II Sử 36:5-8, thì Giê-hô-gia-kim cai trị Giu-đa được 11
năm Trong đó có thể tính đến năm thứ 8 hay thứ 9, thì chống lại Ba-by-lôn, bị
vua Ba-by-lôn bắt làm phu tù.
Như vậy, Đan. 1:1, chỉ về sau ba năm Giê-hô-gia-kim thần
phục Ba-by-lôn.
Niên hiệu sự kiện trong sách:
1:1 nói đến lần lưu đày đầu tiên gồm có Giê-hô-gia-kim và
Đa-ni-ên.
Năm dân Giu-đa bị lưu đày là 587 (586) TC., cộng với 11 năm
của Sê-đê-kia (II Vua 24:18), và cộng với 3 tháng của Giê-hô-gia-kin (II Vua
24:8), thì Đan. 1;1 sẽ vào khoảng 598 TC.
2:1, nên tính là năm thứ 2 của Đa-ni-ên phục vụ dưới triều
vua Nê-bu-cát-nết-sa.
7:1, Năm đầu và năm thứ ba đời vua Bên-sát-xa (8:1). Nếu
tính như sau:
Vua Nê-bu-cát-nết-sa chết năm 562 TC. sau hơn 40 năm cai trị
Ba-by-lôn.
Con trai của Nê-bu-cát-nết-sa là Amel Mardek (II Vua
25:27-30 gọi là Ê-vinh-mê-rô-đác), bị anh rể là Narriglissar ám sát cướp
ngôi vào 559 TC (Giê. 39:3, 13).
Bốn năm sau, Narriglissar qua đời, con là Labshi Marduk nối
ngôi được 4 tháng thì bị Nabonidus ám sát cứớp ngôi (555 TC.)
Trong thời kỳ của Nabonidus cai trị, để đối phó với quân
Mê-đi Ba-tư đang tấn công, vua Nabonidus giao việc cai trị thành Ba-by-lôn cho
con trai là Bên-sát-xa, còn bản thân vua trấn giữ một ốc đảo ngoài thành đối
phó địch quân. Nabonidus cưới con gái của Nê-bu-cát-nết-sa, vì tiếng Hi-bá-lai
cũng như tiếng Canh-đê không có từ ngữ Ông Nội, Ông Ngoại, Cháu, nên
Đan. 5:2 ghi: “Nê-bu-cát-nết-sa là … cha mình”. Và 5:7, ghi: “Đa-ni-ên
được dự BẬC THỨ BA”, nghĩa là sau Nabonidus và Bên-sát-xa.
5:30, ‘ngay đêm đó’, đế quốc Ba-by-lôn sụp đổ bởi người
Mê-di Ba-tư, ấy là năm 538 TC. (9:1)
10:1, năm thứ ba đời vua Si-ru, nghĩa là:
Đế quốc Mê-đi Ba-tư lật đổ đế quốc Ba-by-lôn vào năm 538 TC.
Vua Đa-ri-út là người Mê-đi cai trị trước (538-536 TC., 9:1; 11:1), sau đó
Si-ru người Ba-tư lên ngôi (536-529 TC)
Năm thứ 3 đời vua Si-ru là năm 534 TC., nghĩa là sau khi dân
Y-sơ-ra-ên hồi hương được 2 năm.
Đặc biệt trong sách Đa-ni-ên lại ghi thời gian Chúa Jêsus
Christ tái lâm (2:44-45; 9:24-27).
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!