Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Lễ Thờ Phượng Chúa

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A








LỄ  THỜ PHƯỢNG CHÚA

Do nhu cầu của một số Hội Thánh tư gia, rất thiếu thốn về các nguồn tài liệu nhất là nhiều người hầu việc Chúa cũng chưa được huấn luyện chu đáo về mục vụ.
Tôi xin chia sẻ loạt bài “Các Giáo Lễ Trong Hội Thánh” của Hội Thánh Tin Lành VN.
Đây có thể nói là bộ cẩm lang mục vụ cho các mục sư đang hầu việc Chúa tại các tư gia.
Xin quý vị tùy nghi áp dụng cho phù hợp.

      Phải nghiên cứu thì giờ thờ phượng cho Các giáo lễ được cử hành cách bất thường trong trường hợp đặc biệt, nhưng có một giáo lễ phải được cử hành thường xuyên mỗi Chúa nhật là SỰ THỜ PHƯỢNG.
Đức Chúa Trời Ba Ngôi là Chân Thần độc nhất chí tôn chí đại mà trời là ngôi của Ngài, đất là bệ chân của Ngài, trần gian không có nơi nào xứng đáng cho Ngài ngự. Song vì tình yêu thương nên Ngài hạ cố giữa những kẻ thuộc về Ngài để bảo vệ, giải cứu, nhất là tương giao mật thiết với họ. Từ xưa Ngài đã vui lòng ngự trong đền tạm tại đồng vắng, trong đền thờ tại Giêrusalem và nay Ngài ngự trong các nhà thờ tại khắp nơi trên mặt đất (Xuất 35:8 Mathiơ 18:20).
Kinh thánh dạy rằng Đức Chúa Trời là Đấng Chí Thánh đòi hỏi sự thờ phượng Ngài phải thánh.
     *Đền thờ của Ngài phải thánh (Thi 93:5 &I.Cô 3:17)
     **Người thờ phượng phải mặc trang sức thánh (Thi 29:2 & 96:9)
     ***Cách thờ phượng phải thánh (Luca 1:74, Rôma 12:1& Lêvi 10:1-5)
Vậy chúng ta phải rất thận trọng trong mọi việc có tương quan đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời, nhất là phải thánh khiết từ hình thức đến tinh thần.

I. TRANG TRÍ NHÀ THỜ
     Một ngày trước Chúa nhật hay vô luận ngày nào có sự thờ phượng, chủ tọa Hội Thánh phải sửa sang nhà thờ cho sạch sẽ từ nền đến tường và trần. Ghế bàn phải thứ tự ngay hàng thẳng lối, đâu vào đó, vật nào có chỗ nấy.
Trong nhà thờ nên có vài chậu hoa, kiểng; song đừng rườm rà mà vụng về, thà đơn sơ mà khéo léo.

II. THÌ GIỜ THỜ PHƯỢNG
     Phải nghiên cứu thì giờ thờ phượng cho thích hợp với nhu cầu, rồi thông báo cho Hội Thánh và dán lên bảng thông báo, để ai nấy đều thuộc lòng. Tín đồ thường có thói quen không tốt là đến trễ, một phần do chủ tọa không bắt đầu đúng giờ quy định. Không cần rung chuông rồi nói: “Ai còn ở ngoài nhà thờ, xin mời vào vì đã đến giờ”. Nói như vậy làm cho giờ thờ phượng thiếu vẻ tôn nghiêm. Ai nấy phải túc trực, hễ đến giờ người hướng dẫn đứng lên, người đánh đàn trổi nhạc và bắt đầu hát Thánh ca. Nhiều lần như vậy, Hội Thánh sẽ có thói quen tốt là nhóm đúng giờ giấc.
Thì giờ thờ phượng không nên kéo dài lê thê mà phải ngắn gọn cô đọng.

III. TRẬT TỰ TRONG GIỜ THỜ PHƯỢNG
     Mọi việc phải thực hiện một cách thích hợp và trong vòng trật tự. Bước vào nhà thờ, ai nấy phải im lặng, cúi đầu cầu nguyện. Đừng để trẻ em tự ý ra vào nếu có nhà trẻ hãy gửi các em tại đó, bằng không cha mẹ phải giữ con ngồi yên với mình. Nếu con còn quá nhỏ, Cha mẹ nên ngồi ở những băng ghế cuối nhà thờ để dễ dàng bồng con ra ngoài khi nó quấy.
Hội Thánh nên có bàn trật tự hướng dẫn người vào nhà thờ
Đừng để đồng hồ trước mặt hội chúng, kẻo họ cứ giờ mà xao nhãng nghe Lời Chúa. Muốn được phước phải tập trung tâm trí vào các nghi thức thờ phượng mà quên đi mọi sự khác, kẻ cả thì giờ.

IV. CÁCH THỜ PHƯỢNG

    1.Thánh ca và Thánh nhạc
 Về nhạc khí, nên dùng dương cầm hoặc phong cầm các loại nhạc khí chỉ dùng để hòa tấu hay độc tấu trong trường hợp đặc biệt. Ai đứng lên ca tụng Chúa phải mặc áo lễ; nếu không có áo lễ phải mặc quần áo tốt nhất của mình một cách trang trọng. Đây không phải là cơ hội để tự phô chương, nên phải như: “Những sêraphim có sáu cánh, hai cái che mặt, hai cái che chân và hai cái dùng để bay”( Êsai 6:2-4).

    2. Cầu nguyện
        Đang khi mọi người cúi đầu cầu nguyện, ai muốn vào nhà thờ phải dừng lại cho đến khi mọi người nói Amen. Như vậy, khỏi làm rối loạn sự giao thông thân mật của người khác với Chúa. Đừng ai lợi dụng khi mọi người cầu nguyện mà đi lại, nói chuyện với người nầy, người kia, song phải tuyệt đối im lặng, cung kính hiệp một ý, một lòng cùng nhau hướng về Chúa. Nếu một người được mời cầu nguyện giữa hội chúng, người ấy phải cầu nguyện lớn tiếng cho mọi người đều nghe được, để họ đồng thinh với mình nói: Amen.

    3. Đọc Kinh Thánh
        Phải đọc lớn, đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc để ai nấy đều nghe và hiểu được. Đoc Kinh Thánh đối đáp cũng phải chậm rãi, rõ ràng.

    4. Dâng hiến
        Người hướng dẫn chương trình phải mời người đi lãnh tiền dâng, để họ chuẩn bị và khi Hội Thánh bắt đầu hát Thánh ca dâng hiến, họ sẽ thực hiện công tác chứ không cần mời. Dâng tiền là một đặc ân Chúa dành cho con cái của Ngài, nên ai nấy phải chuẩn bị từ nhà chứ không đợi đến khi người lãnh tiền dâng đua hộp qua mới dâng một cách miễn cưỡng cả những tấm giấy bạc cũ rách.
                     “Cách dâng quý hơn của dâng”

    5. Bài giảng
        Trong sự thờ phượng sáng Chúa nhật, bài giảng giống như một bữa ăn ngon lành mà mọi tín đồ đang chờ đợi để được bồi dưỡng tâm linh, chuẩn bị cho một tuần hoạt động.
Ít tín đồ có thể đến nhà thờ mỗi tuần, phần nhiều mỗi hai tuần hay mỗi tháng mới đến một lần. Họ khao khát nghe Lời Chúa. Mục sư phải như đầy tớ trung tín và khôn ngoan, phân phát cho người nhà thức ăn đúng giờ (Math 24:45). Không những là đúng giờ giấc mà cũng đúng nhu cầu để ai nấy đều ngon miệng. Thử hỏi: Nếu có người hai tháng mới đến nhà thờ được một lần, mà nghe một bài giảng nhạt như nước ốc thì sao?
Vì Chúa đã giao cho mình chăn nuôi bầy chiên của Ngài nên mục sư phải khổ công tìm tòi,học hỏi Lời Chúa, nhờ Thánh Linh dẫn dắt, dạy dỗ, nhắc nhở để biết mình phải nói gì và nói cách nào. Phải như tiên tri Michê: “Tôi chỉ Đức Giêhôva hằng sống mà thề, tôi sẽ báo cáo điều gì Đức Giêhôva phán dặn tôi”( I Vua 22:14). Ông sẽ nói điều gì Chúa đã nói với ông, không gia giảm, không xuyên tạc, nhưng trung thực hoàn toàn.
Giảng, không phải nói từ đầu môi chót lưỡi, nhưng dốc đổ sự sống của mình ra như người vú dùng sữa mà nuôi con( I Tê 2:7-8). Giảng như thế tín đồ sẽ nuốt từng lời của mục sư và họ sẽ lớn lên, mạnh mẽ.
Giảng là truyền mạng lệnh của Đức Chúa Trời cho mọi người, nên hãy nhìn thẳng vào hội chúng, vừa âu yếm, vừa trang nghiêm, nói từ lòng đến lòng, hướng dẫn họ từng bước một đến gần Chúa hơn, đến mục đích của bài giảng.
Phải tập nói rõ ràng, gọn gàng và lớn đủ để mọi người đều nghe, song không dài hơn 45 phút.


V. CHƯƠNG TRÌNH THỜ PHƯỢNG
       Sau đây là chương trình mẫu. Ai nấy tùy nghi áp dụng:     
                        
*CHUẨN BỊ

               1. Thông báo
               2. Chào mừng diễn giả và khách
         A.KHAI LỄ (Hội chúng đứng)
               1.Bài đàn
               2.Tôn vinh Chúa                                         Hội chúng
               3.Tín điều các sứ đồ                                    Hội chúng
               4.Cầu nguyện khai lễ

          B.CHÍNH LỄ
               1. Tôn vinh Chúa(theo chủ đề bài giảng)   Hội chúng
               2. KT đọc đối đáp     (      nt       )               Hội chúng
               3. Tôn vinh Chúa                                        Ban hát lễ
               4. Cầu thay
               a. Nêu vấn đề
               b. Cầu nguyện
               5. Dâng hiến
                a. Tôn vinh Chúa
                b. Cầu nguyện dâng hiến
                        6. Giảng luận
                a. Đọc kinh thánh
                b. Cầu nguyện và chia sẻ
               7. Cầu nguyện theo sự dạy dỗ của Lời Chúa

            C.TẤT LỄ ( Hội chúng đứng)
               1. Cầu nguyện chung                                  Hội chúng
               2. Tôn vinh tất lễ                                        Hội chúng
               3. Cầu nguyện tất lễ và chúc phước






Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »