TÁC GIẢ SÁCH I, II SỬ KÝ
1. Tên sách SỬ KÝ:
Nguyên ngữ:
Giống như I & II Samuên, và I & II Các Vua, hai sách
Sử ký trong nguyên bản Hi-bá-lai là một với đề tựa: Dibrê Hayyyâmim =
“Những sự kiện diễn ra hằng ngày”
(Events of the days).
Hi-văn:
Trong khi chuyển dịch sang tiếng Hi-lạp (Bản 70 – Septuagint
Varsion, thế kỷ thứ III TC.), sách được chia 2 phần và đặt tên là “Những
điều bị bỏ quên”
Sự phân chia thành hai sách như chúng ta đã biết là vì giới hạn chiều dài của vật liệu làm sách thời đó. Nhưng tên sách là “Những điều bị bỏ quên” có lẽ các dịch giả 70 cho rằng sách nầy ghi lại những điều mà 2 sách I & II Samuên, I & II Các Vua đã bỏ quên không đề cập đến.
Sự phân chia thành hai sách như chúng ta đã biết là vì giới hạn chiều dài của vật liệu làm sách thời đó. Nhưng tên sách là “Những điều bị bỏ quên” có lẽ các dịch giả 70 cho rằng sách nầy ghi lại những điều mà 2 sách I & II Samuên, I & II Các Vua đã bỏ quên không đề cập đến.
Bản Latinh:
Tên sách là Sử ký (Chronicle) được gọi vào thời thánh
Jerôme, người đã dịch Kinh Thánh từ tiếng Hi-bá-lai sang tiếng Latinh (385-405
SC). Bản dịch nầy là Bản “Latin Vulgate”, được nổi tiếng từ thời Giáo Hoàng
Gregory I (540-604), được Công Đồng Trent công nhận (1,562) là bản dịch nầy
được nhận là chính thức và cho lưu hành.
Trong Bản Latin Vulgate, sách có tựa đề là “Chroni corum Liber” có nghĩa là “Sách ghi chép chuyện xảy ra” (Book of Chronicle)
Trong Bản Latin Vulgate, sách có tựa đề là “Chroni corum Liber” có nghĩa là “Sách ghi chép chuyện xảy ra” (Book of Chronicle)
Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ cũng lấy tên là Sử Ký.
SỬ = việc đã qua của một nước hay của thế giới được ghi chép
lại.
KÝ = ghi nhớ, ghi chép, sách.
Vì nội dung của sách Sử ký là ghi chép những chuyện đã qua
của nước Y-sơ-ra-ên [nói chung cả hai vương quốc], nên sách Sử Ký trong Kinh
Thánh là sách ghi chép những việc đã qua của nước Y-sơ-ra-ên, với những điều có
liên quan chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua tuyển dân.
2. Nguồn tài liệu viết sách:
Có độ 14 tài liệu được tham khảo để viết sách Sử ký:
I Sử ký 29:29, sách của Samuên
I Sử ký 29:29, sách của Nathan
I Sử ký 29:29, sách của Gát
II Sử ký 9:29, sách của Nathan
II Sử ký 9:29, sách của Ahigia
II Sử ký 9:29, sách dị tượng của Giê-đô (Iddo)
II Sử 12:15, sách truyện của Sêmagia
II Sử 12:15, sách truyện của Y-đô
II Sử ký 13:22, sách truyện của Y-đô
11. II Sử ký 20:34, sách truyện của Giê-hu
II Sử ký 24:27, sách truyện của các vua
II Sử ký 26:22, sách do Ê-sai chép về công việc của Ô-xia
II Sử ký 27:7, sách của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa
II Sử ký 32:32, sách dị tượng của Ê-sai
II Sử ký 33:19, sách của Hô-xai
CHÚ Ý:
Ba lần dùng sách của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (II Sử 27:7; 35:27; 36:8.
Bốn lần dùng sách của các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên (II Sử 16:11; 25:26; 28:26; 32:32).
Hai sách nầy dường như là một. Nhưng chắc chắn không phải là sách Các Vua hay Sử ký mà chúng ta hiện có trong Kinh Thánh.
Với bao nhiêu nguồn tài liệu được tham khảo để viết sách I & II Sử ký, điều đó chứng tỏ:
Ba lần dùng sách của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (II Sử 27:7; 35:27; 36:8.
Bốn lần dùng sách của các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên (II Sử 16:11; 25:26; 28:26; 32:32).
Hai sách nầy dường như là một. Nhưng chắc chắn không phải là sách Các Vua hay Sử ký mà chúng ta hiện có trong Kinh Thánh.
3. Tác giả sách I, II Sử Ký:
Với bao nhiêu nguồn tài liệu được tham khảo để viết sách I & II Sử ký, điều đó chứng tỏ:
Tác giả của I & II Sử ký là người có sự hiểu biết rất
rộng.
Tác giả đã dùng sự hiểu biết của mình để so sánh, chọn lọc,
sưu tập lại những tài liệu những người khác đã viết ra trước đó.
Trong 6:15 và 9:1-2, minh chứng sách được viết ra sau khi
dân Y-sơ-ra-ên đã bị lưu đày ở Ba-by-lôn về. Bản gia phổ 3:16-24 ghi chép dòng
dõi Giê-chô-nia sau khi bị lưu đày.
Đoạn 3:17-24 nói đến gia phổ của Xô-rô-ba-bên. Như vậy ít
nhất sách được viết ra trong thời của E-xơ-ra hay Nê-hê-mi.
Chủ đề của sách là Đền thờ, nên có thể người viết là thầy tế
lễ hay người Lê-vi.
I Sử ký, II Sử ký, E-xơ-ra, và Nê-hê-mi nguyên thủy là một
bộ sách. Truyền thoại Do-thái luôn luôn cho rằng E-xơ-ra là tác giả của hai
sách Sử ký nầy.
Các học giả Kinh Thánh người Hê-bơ-rơ đa số đều đồng ý cách
hành văn của sách Sử ký là văn thời hậu lưu đày vì có pha lẫn tiếng A-ram, là
ngôn ngữ người Hê-bơ-rơ học được lúc bị lưu đày tại Ba-by-lôn. Căn cứ vào điều
đó, đa số đồng ý với truyền thuyết của người Y-sơ-ra-ên (Bản Talmud) cho rằng
E-xơ-ra là người viết sách Sử ký.
Vì những lý do sau đây, chúng ta nên công nhận E-xơ-ra là
tác giả sách Sử ký:
- Chúng ta chưa có một bằng chứng nào mạnh mẽ đủ để chống
lại ý kiến cho E-xơ-ra là tác giả.
- Không một người nào mà chúng ta từng biết có đủ những điều
kiện đã nêu trên.
Mục sư Bùi Qúy Đôn tổng hợp
Nguồn http://vietnamesetheologicalreview.org/vi/news/Thanh-kinh-Thong-lam/I-Su-Ky-23/
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!