TÁC GIẢ SÁCH NÊ-HÊ-MI
Nê-hê-mi 12:11,22, có tên Gia-đua, sử sách chép Gia-đua là thầy tế lễ thượng phẩm vào lúc Alexander the Great đến thăm Giê-ru-sa-lem, trên đường đi đánh nước Ba-tư (năm 332 TC, vua Ba-tư lúc bấy giờ là Darius III [333-331 TC.]. Cho nên có lẽ bảng danh sách trong đoạn 12 được viết vào đời Nê-hê-mi, và về sau được viết thêm vào.
Mục sư Bùi Qúy Đôn tổng hợp
1. Tác giả sách Nê-hê-mi:
Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều công nhận phần lớn sách Nê-hê-mi là do Nê-hê-mi viết từ đoạn 1 đến đoạn 7 và từ đoạn 12:27 đến đoạn 13:31 (vì trong các đoạn nầy, tác giả dùng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất: TÔI); còn lại là từ đoạn 8 đến đoạn 12:26 có lẽ là do E-xơ-ra viết.Nê-hê-mi 12:11,22, có tên Gia-đua, sử sách chép Gia-đua là thầy tế lễ thượng phẩm vào lúc Alexander the Great đến thăm Giê-ru-sa-lem, trên đường đi đánh nước Ba-tư (năm 332 TC, vua Ba-tư lúc bấy giờ là Darius III [333-331 TC.]. Cho nên có lẽ bảng danh sách trong đoạn 12 được viết vào đời Nê-hê-mi, và về sau được viết thêm vào.
Chẳng những câu đầu sách chép tác
giả là Nê-hê-mi (1:1), nhưng suốt cả
sách Nê-hê-mi dùng "tôi" mà nói, trừ:
2. Khi bất thường, giữa bài thuật
lại công việc thuộc tôn giáo của E-xơ-ra trước mặt quan tổng trấn và mấy nhà
cầm quyền khác, thì chép tên Nê-hê-mi (8:9);
và
3. Khi đã nói đến đời Đa-vít,
A-sáp và đời Xô-rô-ba-bên thì cũng tiếp đến đời Nê-hê-mi (12:47). Trong phần ba nầy tác giả dùng
ngôi thứ ba thì phải lẽ hơn dùng ngôi thứ nhứt; vả lại, cả khúc nầy nói về
những việc xảy ra trong 12 năm đầu mà Nê-hê-mi hành chức tại Giê-ru-sa-lem lần
thứ nhứt, song chép sau khi Nê-hê-mi từ triều vua Ba-tư về.
Hết thảy đều công nhận Nê-hê-mi
chép phần lớn sách. Bài cầu nguyện 9:4-38 trong bản Septante có
"E-xơ-ra nói" đứng đầu, và trong bài cũng có chứng cớ là E-xơ-ra nói.
Chức tổng trấn của Nê-hê-mi trong 8:9 và 10:1 chắc hiệp với chức tổng đốc
trong Exơ 2:63 và trấn
thủ trong Aghê 1:1. Nhưng vì dùng
"chúng tôi" trong 10:30, 32, 34 gợi ý tác giả được mục kích
các việc xảy ra. Nê 12:1-26 chép kỹ tên họ các thầy tế lễ
và người Lê-vi cùng về với Xô-rô-ba-bên. Trong đó nói đến tên Gia-đua (Nê 12:22). Xét: Gia-đua làm thầy tế lễ nhằm
lúc Alxandre de Grand đến thăm viếng thành Giê-ru-sa-lem chừng vào 332 T.C.. Bây
giờ vào lúc vua Đa-ri-út thứ III đương trị vì vào khoảng 335-331 T.C.. Có lẽ đã
có người xen tên này vào trong các sổ công, nhưng có thể quyết rằng cả sách là
bởi Nê-hê-mi chép.
2. Niên hiệu sách Nê-hê-mi:
2:1 ghi tháng Ni-san, năm thứ 20 đời vua Ạt-ta-xét-xe, là
năm Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem lần thứ I (445TC.)
13:6-7, năm thứ 32 đời Ạt-taxét-xe, Nê-hê-mi trở lại
Ba-by-lôn, sau đó ít lâu, Nê-hê-mi trở lại Giê-ru-sa-lem (432 TC.), và Nê-hê-mi
hoàn thành công việc tái thiết vách thành Giê-ru-sa-lem vào độ năm 400 TC.
Như vậy, sách Nê-hê-mi được viết ra sau 432 TC nghĩa là sau
đoạn 13:6-7), và thời gian sự kiện viết trong sách độ 12 năm, tức là từ năm thứ
20 đến năm thứ 32 của vua Ạt-ta-xét-xe Longimanus (445 – 433 TC)
Sau đây là những bằng cớ chứng minh sách có thẩm quyền trong Kinh Thánh, nghĩa là được kinh điển:
3. Thẩm quyền:
Sau đây là những bằng cớ chứng minh sách có thẩm quyền trong Kinh Thánh, nghĩa là được kinh điển:
Sách được dự phần trong Cựu Ước tiếng Hi-bá-lai, nhưng người
Y-sơ-ra-ên nhập sách Nê-hê-mi với sách E-xơ-ra và có tựa đề chung là Sách
E-xơ-ra.
Thánh Jerôme cho biết các tín đồ Hi-lạp và Lamã đặt tên sách
là sách E-xơ-ra thứ II.
Sách Nê-hê-mi cho biết những chuyển biến quan trọng trong
sinh hoạt của người Y-sơ-ra-ên sau khi hồi hương:
Người Y-sơ-ra-ên chia làm 2 phe: phe sốt sắng về tôn giáo,
và một phe đồng hóa với người ngoại bang.
Sách Nê-hê-mi và E-xơ-ra tỏ ra sự kỳ thị giữa người
Y-sơ-ra-ên với dân Sa-ma-ri.
Đoạn 3:12, thuật lại đầy đủ công tác xây cất vách thành và
bản đồ thành Giê-ru-sa-lem.
Đoạn 7:66-67, ghi rõ dân số của cả Y-sơ-ra-ên là 42,360
người và 7,337 tôi trai tớ gái.
Nếu so với I Sử 21:5, chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên đã sa
sút, từ 1,100,000 người Y-sơ-ra-ên với 470,000 người Giuđa [người cầm
gươm giảm xuống còn độ 50,000 người]
Vì vậy sách Nê-hê-mi rất cần thiết để hoàn thành bộ lịch sử của Y-sơ-ra-ên và chương trình của Đức Chúa Trời trên tuyển dân sau những ngày bị phạt phải lưu đày.
Chúng ta đã học sách E-xơ-ra chia làm 2 phần chính:
Vì vậy sách Nê-hê-mi rất cần thiết để hoàn thành bộ lịch sử của Y-sơ-ra-ên và chương trình của Đức Chúa Trời trên tuyển dân sau những ngày bị phạt phải lưu đày.
4. Chủ đề của sách Nê-hê-mi:
Chúng ta đã học sách E-xơ-ra chia làm 2 phần chính:
Dân Y-sơ-ra-ên hồi hương dưới sự lãnh đạo của Xô-rô-ba-bên
để xây lại Đền thờ.
Dân Y-sơ-ra-ên hồi hương dưới sự lãnh đạo của E-xơ-ra để sửa
lại sự thờ phượng
Cũng giống như vậy, sách Nê-hê-mi chia làm 2 phần chính:
Từ đoạn 1: đến đoạn 6:, Nê-hê-mi lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên tái
thiết tường thành Giê-ru-sa-lem, đã bi tàn phá bởi quân Ba-by-lôn năm 586 TC.
Từ đoạn 7: đến đoạn 13:, Nê-hê-mi lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên
xếp đặt, chỉnh đốn nếp sống của dân Chúa.
Như vậy, qua 2 sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi, chúng ta có một
chuỗi liên kết những sự việc tối cần mà dân GIu-đa phải làm sau 70 năm lưu đày
trở về, đó là
Xây lại Đền thờ
Tái lập sự thờ phượng
Tái thiết tường thành Giê-ru-sa-lem
Ổn định đời sống dân Chúa
Nếu thêm vào sách Ê-xơ-tê, chúng ta chấm dứt 17 sách lịch sử
với sự bảo tồn, giữ gìn của Đức Chúa Trời đối với tuyển dân. Thật là một bài
giảng Tin Lành kỳ diệu về ân điển của Đức Chúa Trời trên người tin Chúa.
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!