Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Cây Thuốc Bên Bạn- Cây Hẹ

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







CÂY HẸ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY HẸ 
Cây hẹ như thế nào và tác dụng của cây hẹ là gì?

Cây hẹ như thế nào và tác dụng của cây hẹ là gì? Mô tả cây hẹ, hoạt chất của cây hẹ, tác dụng của cây hẹ đối với con người trong sự chữa bệnh và cách dùng cây hẹ để chữa bệnh…

Tên khoa học của cây hẹ là: Alium odorum L.
Họ cây hẹ là: Hành tỏi (Alliaceae)
Tên khác của cây hẹ:  Cửu thái, dã cửu
Bộ phận thường được dung của cây hẹ là: Củ hẹ, lá hẹ và hột hẹ


Mô tả cây hẹ:

Cây hẹ là một loại cỏ, thân cao  khoảng 20- 45 cm. Giò hẹ nhỏ, dài và nhiều rễ con. Lá cây hẹ hẹp, dài và dày. Hoa hẹ mọc thành tán, màu trắng. Quả hẹ hình cầu, hơi dẹt. Hột hẹ nhỉ, màu đen. Cây hẹ được trồng khắp nơi.

Hoạt chất cây hẹ:

Lá và rễ cây hẹ có chứa hợp chất sunfua, odorin, saponin và chất đắng. Hạt hẹ có nhiều ancaloit, saponin.

Tác dụng cây hẹ:

Odorin có tính kháng sinh mạnh đối với Staphyllococus aureus và bacillus coil ở nhiệt độ thường. Lá và củ hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, mùi hăng, tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thong phế, hạ đờm, làm ấm thận, cố tinh, trị hen suyễn, cổ họng sưng đau, thổ huyết, chaayrr máu cam. Hột hẹ trị đái dầm, di tinh, bạch đới.

Cách dùng:

- Lá cây hẹ: Cắt lá hẹ thành khúc ngắn 2- 3 cm, cho lá hẹ vào chén, thêm một ít đường phèn, chứng cách thủy, lấy uống,  12- 24 g/ ngày.
- Hột cây hẹ: Đối với hột hẹ ta sao vàng  chế rượu uống, dung 8- 12g/ ngày.

Thơ về cây hẹ:

CÂY HẸ
Hẹ -củ, lá, hột đều dung
Cay hới chua, ấm có cùng mùi hăng
Tụ cầu, trực khuẩn cản ngăn
Kháng sinh quí, được chứng bằng dược thư
Thổ huyế, cầm máu khá cừ
Hạ đờm, thong phế, tiêu trừ chứng viêm
Trị ngăn nghẹn nhói vùng tim
Họng đau, ấm thận, cơn hen sẽ lành
Đái dầm, bạch đới, di tinh
Hột sao chế rượu, mình xin ghi lòng.
Liên Quang 

Cách hướng dẫn cụ thể sử dụng cây hẹ trong sự chữa bệnh:

Cây hẹ là loại cây dễ kiếm, có nhiều tác dụng trong sự chữa bệnh, đặc biệt dùng để chữa bệnh cho trẻ em.
Cây hẹ là một cây gia vị và cây thuốc quen thuộc của nhân dân ta. Ở nông thôn, cây hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, cây hẹ thường được dùng làm gia vị thức ăn và làm thuốc chữa ho, chữa đầy hơi, ợ hơi, ăn không ngon, tăng cường tiêu hóa,..

Theo y học dân tộc, cây hẹ có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu đờm, cầm máu.

Theo nghiên cứu cho thấy, trong lá và củ của cây hẹ có chất sunfua, saponin, chất đắng và một hoạt chất đặt tên là odorin có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Salmonella, Shigella, Subtilis... Tính chất kháng sinh này khá bền vững, nhưng nếu đun sôi sẽ hết tác dụng.

- Vì vậy, để chữa bệnh người ta chỉ dùng cây hẹ dưới dạng nước ép hoặc hấp chín, không được sắc hoặc đun sôi làm thuốc mất tác dụng. Nước hẹ dễ uống, không cay nóng như nước tỏi nên có thể dùng chữa bệnh cho trẻ em.
-  Ngoài ra, lá hẹ giã nát, vắt nước uống có thể chữa ho, trị cơn suyễn, đờm nhiều, khó thở. Dùng củ hẹ sắc uống chữa mồ hôi trộm. Hẹ giã nát, xào nóng, đắp ngoài cổ họng chữa cổ họng sưng đau, khó nuốt.

Cây hẹ còn có tác dụng chữa giun kim (cho trẻ uống nước ép lá hẹ vào buổi sáng lúc đói trong 3 - 5 ngày liền) và làm thuốc tăng cường tiêu hóa, chữa đầy hơi, ợ hơi, ăn không ngon miệng. Liều dùng trung bình 20 - 30g một ngày.

- Đặc biệt, đối với chứng ho của trẻ em, nhân dân ta vẫn thường chữa bằng lá cây hẹ hoặc nước hẹ khá công hiệu. Nhiều người chỉ dùng nước lá cây hẹ hoặc nước cốt hẹ pha với mật ong (lượng bằng nhau) cho trẻ uống cũng đạt kết quả tốt, nhưng thường được phối hợp với một số vị thuốc khác như:
Bài 1: Lá cây hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, hạt chanh 20g. Tất cả đều dùng tươi, cho vào một cái bát sạch, giã nát, thêm đường và 10ml nước, đem hấp chín. Để nguội cho trẻ uống, chia làm ba lần trong ngày. Dùng liền 3 - 4 ngày.
Bài 2: Lá cây hẹ 10g, củ nghệ tươi 20g, chanh một quả. Cắt nhỏ lá hẹ; Nướng nghệ chín, bóc sạch vỏ, giã nát, cho lá hẹ vào, thêm một ít muối ăn (khoảng 2g) và đường vào trộn lẫn. Chanh tươi để cả vỏ, thái nhỏ, trộn lẫn với những thứ trên, cho bệnh nhân ăn trước khi đi ngủ.
Trẻ lớn mỗi tối ăn một lần, trong 2 - 3 tối liền. Trẻ em trên 4 tuổi dùng nửa liều trên. Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi dùng 1/3 hoặc 1/4 liều trên, tùy theo tuổi.
Cũng có thể chỉ làm đơn giản như sau: Đem lá cây hẹ và củ nghệ thái nhỏ, trộn đều với 2g muối ăn và 4g đường kính. Cắt quả chanh ướp với những thứ đã trộn trên, hấp vào nồi cơm, chia làm hai lần ăn trước bữa cơm.

(Cách HDSD cây hẹ trong sự chữa bệnh cụ thể này được viết by Bs. Hương Liên)




Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »