Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » , » Cách Hầu Việc Chúa Không Mệt Mỏi

Cách Hầu Việc Chúa Không Mệt Mỏi

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







Cách hầu việc Chúa không bị mệt mỏi

 
Hầu Việc Chúa– Cách hầu việc Chúa không bị mệt mỏi.  “Hầu việc Chúa giống như chạy ma-ra-tông – không phải chạy 100 mét. Hầu việc Chúa là việc khó. Bạn đang ở trong một cuộc chiến vô hình, với đủ mọi thế lực âm mưu cản trở bạn làm điều Chúa muốn bạn làm.”

CÁCH HẦU VIỆC CHÚA KHÔNG BỊ MỆT MỎI

Để chiến thắng sự kiệt sức khi chăn bầy (chia sẻ từ Mục sư Rick Warren)

Hầu việc Chúa– “Hầu việc Chúa giống như chạy ma-ra-tông – không phải chạy 100 mét. Hầu việc Chúa là việc khó. Bạn đang ở trong một cuộc chiến vô hình, với đủ mọi thế lực âm mưu cản trở bạn làm điều Chúa muốn bạn làm.” Trong bài giảng gần đây (14/5/2012) dành cho những người chăn bày, mục sư Rick Warren chia sẻ những lời khuyên bổ ích để không bị hoặc để ra khỏi sự kiệt sức khi phục vụ Chúa. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Cách đây ít năm tôi có lên danh sách các mục sư trẻ ở Hoa Kỳ mà tôi cần cầu thay cho – cũng giống như những người khác đã cầu nguyện cho tôi khi tôi còn trẻ. Buồn thay, hiện nay hơn một nửa số mục sư trẻ trong danh sách ấy không còn trong chức vụ nữa – người thì có vấn đề về tài chính, người thì có vấn đề hôn nhân, người thì đơn giản là quá mệt mỏi và đã bỏ cuộc.
Hỡi các mục sư, người ta cần các mục sư bền bỉ trong chức vụ! Bạn đang đọc bài Cách hầu việc Chúa không mệt mỏi.

Câu chuyện về lần kiệt sức của tiên tri Ê-li trong sách 1 Các vua 19 cho chúng ta một vài hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân kiệt sức và cách chữa trị.

Chắc là bạn đã biết câu chuyện ấy. Ê-li đã thách thức 400 tiên tri của Ba-anh để chứng minh ai là chân thần: Ba-anh hay Đức Giê-hô-va. Tất nhiên, Đức Giê-hô-va đã thắng trong cuộc đối đầu. Cả nước trở lại cùng Đức Chúa Trời.

Những tưởng sau chuyện này Ê-li hẳn phải thật sung sức. Nhưng không, thành công trong chức vụ cũng có thể làm bạn mau mất sức như thất bại trong chức vụ. Nghe tin về điều đã xảy ra, hoàng hậu Giê-sa-bên dọa lấy mạng của Ê-li. Thay vì trở nên táo bạo nhờ sự thành công lớn trong chức vụ và cuộc phấn hưng trong đất nước, Ê-li lại sợ hãi đến mức tháo chạy về phía bên kia sa mạc, trốn trong hang động và cầu xin Chúa cho mình được chết.

Câu chuyện của Ê-li cho chúng ta bốn dấu hiệu của sự kiệt sức trong chức vụ.

1 – Chúng ta đánh giá thấp giá trị của bản thân.  “Ôi Đức Giê-hô-va! Đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng-sống tôi, vì tôi không hơn gì các tổ-phụ tôi.” (I Các vua 19:4) Giống như Ê-li, khi chúng ta bắt đầu nói với chính mình rằng chúng ta vô giá trị thì đó là dấu hiệu của việc chúng ta đã bị kiệt sức. Hãy để ý cách Ê-li so sánh mình với người khác. Khi bắt đầu so sánh những thành tựu, tài năng, hoặc thậm chí nỗi đau và nan đề của mình với người khác là bạn đang bắt đầu lạc lối.
Người chỉ trích bạn tệ hại nhất có thể là chính bạn. Cứ tiếp tục nói tiêu cực về bản thân và chẳng bao lâu sau bạn sẽ mất hết bạn bè. Bạn đang đọc bài Cách hầu việc Chúa không mệt mỏi.


2 – Chúng ta đánh giá thấp chức vụ của mình. “Người thưa rằng: Tôi đã rất nóng-nảy sốt-sắng vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn-quân; vì dân Y-sơ-ra-ên đã bội giao-ước Ngài, phá-hủy các bàn-thờ Ngài, dùng gươm giết những tiên-tri Ngài; chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng kiếm thế cất mạng-sống tôi. (1 Các vua 19:10) Ê-li bắt đầu tự trách về những điều không phải là lỗi của ông. Dân tộc Israel đang vỡ vụn quanh ông, và Ê-li ôm lấy trách nhiệm đó về mình.

Cố gắng kiểm soát mọi thứ - cứ như chính bạn đang là người nắm giữ hội thánh trong tay mình – sẽ có những hậu quả khủng khiếp. Sự thật không phải bạn là người làm cho thế giới này vận hành. Đức Chúa Trời không bao giờ có ý định để bạn mang lấy gánh nặng ấy. Bạn không phải chịu trách nhiệm trước cách đáp ứng của người khác. Bạn chịu trách nhiệm công bố lẽ thật và dẫn dắt người ta cách tốt nhất có thể - nhưng cách đáp ứng của người khác không phải là trách nhiệm của bạn. Bạn chỉ chịu trách nhiệm về cách đáp ứng của chính mình. Bạn chịu trách nhiệm dạy lẽ thật của Chúa cho chu toàn, còn việc người ta làm gì với lẽ thật ấy không phải là trách nhiệm của bạn. Bạn đang đọc bài Cách hầu việc Chúa không mệt mỏi.


3 – Chúng ta phóng đại vấn đề. “chỉ một mình tôi còn lại, và họ cũng kiếm thế cất mạng-sống tôi” (1 Các vua 19:10). Ê-li đã nói chỉ còn lại mình ông là cố gắng làm điều công chính, nhưng sự thật đâu phải như thế. Dân tộc Israel vừa kinh nghiệm một sự phấn hưng, tuy nhiên cái nhìn của Ê-li đã bị méo mó.

Đừng bao giờ làm một quyết định lớn khi bạn đang chán chường, thất vọng hoặc mệt mỏi. Vì bạn sẽ quyết định sai! Khi bị trống rỗng, không tránh khỏi là bạn sẽ không có một cái nhìn rõ ràng về hiện thực. Ê-li đã bị khô hạn ngay giữa một cuộc phấn hưng đến mức ông không thể nhìn vào hoàn cảnh một cách sáng suốt nữa. Đâu phải cả dân tộc đang chống lại ông? Đó chẳng qua mới chỉ là một lời hứa suông từ một người đàn bà!
 
Hãy đào sâu vào Lời Chúa. Bạn không thể tập trung vào cảm xúc. Kinh Thánh không nói cảm xúc, nhưng Lẽ Thật, mới làm bạn được tự do. Càng biết Lẽ Thật, bạn càng được tự do. Bạn đang đọc bài Cách hầu việc Chúa không mệt mỏi.


4 – Chúng ta từ bỏ những ước mơ. “Đã đủ rồi. Hãy cất lấy mạng-sống tôi.” (1 Các vua 19:4) Khi cạn năng lượng, bạn bắt đầu nén ước mơ của mình xuống cho vừa với chút năng lượng còn lại. Bạn đánh mất khải tượng và từ bỏ mục tiêu. Đây là dấu hiệu tàn phá nhất của sự kiệt sức, vì từ bỏ ước mơ là đánh mất hy vọng. Và bạn muốn bỏ cuộc.

Đừng bao giờ bỏ cuộc. Đừng bỏ cuộc về gia đình, về hội thánh. Đừng từ bỏ ước mơ và cả cuộc sống.

Rất may là Kinh Thánh không chỉ cho chúng ta biết những lý do dẫn đến kiệt sức. Kinh Thánh còn cho chúng ta biết các biện pháp chữa trị nữa. Để ra khỏi trạng thái kiệt sức và trở lại con đường phục hồi, bạn cần phải làm bốn điều mà Ê-li đã làm trong câu chuyện này.

Tái nạp năng lượng (1 Các vua 19:5-8). Đơn thuốc trước tiên mà Chúa kê cho sự kiệt quệ của Ê-li không phải là một bài giảng, xưng tội hay một bài diễn thuyết. Ngài cho ông ăn và uống. Bạn cũng cần điều đó. Đôi khi điều thuộc linh nhất mà bạn có thể làm là ngủ một giấc. Huấn luyện viên thể thao nổi tiếng người Mỹ Vince Lombardi có lần nói: Cảm giác kiệt sức khiến tất cả chúng ta thành thỏ đế. Bạn cần một ngày nghỉ. Trên thực tế, nếu không có một ngày nghỉ trong tuần thì bạn đang phạm một trong mười điều răn. Bạn đang đọc bài Cách hầu việc Chúa không mệt mỏi.


Trút bỏ những chán chường của mình (1 Các vua 19: 9-19). Đức Chúa Trời có thể xử lý những chán chường của bạn. Khi bạn than vãn với người khác, việc đó có thể trở thành ngồi lê đôi mách. Nhưng khi bạn trút những chán chường của mình trước Chúa, đó lại là sự thờ phượng. Trải lòng ra với Chúa có thể là một hành động thờ phượng vì bạn đang nói với Chúa rằng bạn tin tưởng trao những cảm xúc của mình cho Ngài. Hai lần trong đoạn này Chúa khích lệ Ê-li nói cho Ngài nghe điều trong lòng ông. Chúa không bị sốc khi chúng ta phàn nàn. Nếu bạn đang cảm thấy xuống sức và chán chường, hãy nói điều đó với Chúa. Cũng có thể ích lợi khi bạn kể cho ít nhất một người khác. Bạn cần một người hoặc một nhóm nhỏ đáng tin, nơi bạn có thể “xả”.

Tái tập trung vào Đức Chúa Trời (1 Các vua 19:11) Hãy dời mắt khỏi vấn đề và tập trung nhìn vào Chúa. Hãy ở một mình với Ngài. Đức Chúa Trời yêu Ê-li đến mức Ngài cho ông xem một màn thuyết trình đa phương tiện. Ngài sai đến gió lốc, động đất, và bão lửa – rồi cuối cùng Ngài nói qua một tiếng nói nhỏ nhẹ. Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài rồi cho biết rằng Ngài đang kiểm soát. Bạn cần sự yên nghỉ. Gốc rễ của toàn bộ sự kiệt quệ của bạn là do bạn đang cố gắng trở thành Chúa. Mỗi khi tôi bắt đầu bị kiệt sức, tôi ở một mình với Chúa và tập trung vào Ngài thay vì những nan đề.

Tiếp tục phục vụ người khác (1 Các vua 19:15-16). Đức Chúa Trời cho Ê-li một nhiệm vụ mới. Ngài chưa làm xong việc với ông. Và Ngài cũng chưa làm xong việc với bạn nữa. Bạn phải bắt đầu nghĩ về một ai đó khác, chứ không chỉ nghĩ về bản thân. Cách nhanh nhất để vượt qua áp lực là bắt đầu tham gia giúp đỡ người khác. Bạn đang đọc bài Cách hầu việc Chúa không mệt mỏi.


Một ngày nào đó có thể bạn cảm thấy không muốn dậy khỏi giường. Nếu bạn mệt mỏi, ốm yếu và bạn đã chán mệt mỏi, chán ốm yếu lắm rồi thì hãy làm theo những bước này. Chúng là kế hoạch phục hồi của Chúa.

CÁCH HẦU VIỆC CHÚA KHÔNG BỊ MỆT MỎI Cách hầu việc Chúa không bị mệt mỏi Cách hầu việc Chúa không bị mệt mỏi


Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »