Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » » Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa

Phương Cách Rao Giảng Lời Chúa

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A








Tác giả: Dr. Paul Kauffman

PHƯƠNG CÁCH RAO GIẢNG LỜI CHÚA 

LỜI MỞ ĐẦU 

1. Sự kêu gọi cao cả nhất
2. Hãy biết rõ sự kêu gọi của bạn
3. Một lần thì chưa đủ
4. Một lời cảnh báo
5. Hãy dành cho Lời Chúa địa vị xứng đáng
6. Nguồn gốc Uy quyền của chúng ta
7. Những phương cách rao giảng Lời Chúa
8. Thử nghiệm sự rao giảng của chúng ta
9. Giảng Giải Kinh
10. Những ích lợi của sự giảng Giải Kinh
11. Hãy đạt cho đến Mục đích
12. Hãy hoạch định trước
13. Giảng lu ận Kinh Thánh Cựu ước
14. Giảng luận Kinh Thánh Tân ước
15. Chúng ta hãy thực hành việc đó
16. Trình bày sứ điệp của Đức Chúa Trời
17. Cách giải nghĩa bất cứ Khúc Kinh Thánh nào
18. Mục đích sự Rao giảng của chúng ta
19. Nhiều quyền năng hơn cho bạn
20. Những bài học về Giải Kinh
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU

    Đây là một quyển sách dành cho các Mục sư. Đây không phải là một sách dành cho các Thầy giảng.

Đây là một quyển sách dành cho người có trách nhiệm chăn dắt và nuôi dưỡng bầy Chiên của Đức Chúa Trời - Mục sư và những người chăn bầy.
    Một Mục sư có một sự kêu gọi thánh và cao cả. Không có sự kêu gọi nào khác mà lại kèm theo vinh dự lớn lao như thế và cũng nhiều trọng trách như thế.
    Sách này đã được soạn để giúp đỡ các Mục sư (người chăn bầy). Sách này đặc biệt bổ ích cho nh ững người chăn bầy mà chưa có cơ hội được hưởng nền giáo dục Kinh Thánh chính qui Ở các Viện Thần học hoặc Trường Kinh Thánh. sách này sẽ giúp bạn dù bạn đang chăn dắt một Hội Thánh lớn hay là nhỏ, dù bạn đang hoạt động độc lập hay có tính cách liên hội .
    Để sách này có giá trị nhất cho bạn, chúng tôi có cung cấp một loạt các câu hỏi ôn cho mỗi chương sách. Đề nghị bạn trả lời mỗi câu hỏi này với sự trợ giúp của quyển Kinh Thánh. hãy tra xem mỗi một câu Kinh Thánh. Hãy viết các câu đó ra ể giúp bạn nhớ lâu.
    Quyển sách này sẽ giúp bạn biết rõ những gì Chúa trông mong Ở bạn. Sách nay sẽ giúp bạn làm được những gì Chúa đã kêu gọi bạn làm. Bạn cần được Lời của Đức Chúa Trời dẫn dắt. Kinh Thánh là Kim chỉ nam đáng tin cậy nhất. Hãy cẩn thận theo lời Kinh Thánh. Đó là lời của Đức Chúa Trời dành cho bạn. Nguyện Chúa ban phước và hướng dãn bạn làm theo ý chỉ trọn vẹn, tốt lành của Ngài.



SỰ KÊU GỌI CAO CẢ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Làm một Mục sư thực sự là một sự sự kêu gọi thánh và cao cả.

    Không một vị vua, vị Hoàng đế hay vị tù trưởng bộ lạc nào lại có một nhiệm vụ quan trọng cho bằng một Mục sư. Ông có một trách nhiệm rất trọng đại. Điều này hoàn toàn đúng cho dù Hội Thánh của bạn là lớn hay là nhỏ, dù Hội Thánh đó đang nh óm tại một nhà thờ khang trang, một ngôi nhà thường dân (tư gia) hay một nơi nhóm khác.
    Sự kêu gọi vào chức vụ Mục sư, một người phục vụ Lời của Đức Chúa Trời, thường xảy đến cho người ta bằng nhiều cách khác nhau. Sự kêu gọi có thể xảy đến cho bạn, cũng y như cho tôi, khi tôi còn trẻ tuổi. Từ lúc mới lên bốn tuổi tôi đã biết là tôi có chức vụ nầy. Tôi không nghe một giọng nói nào. Bằng một cách nào đó, Chúa đã tỏ rõ cho tôi mà thôi. Có lẽ bạn cũng đã biết sự kêu gọi của Chúa dành hco bạn từ khi còn niên thiếu.
Hoặc có thể sự kêu gọi đó xảy đến cho bạn như là tiếng phán của Đức Giêhôva, y như đã xảy đến cho Tiên tri Giêrêmi. Ông đã kể lại như sau:
    “Có lời Đức Giêhôva phán cùng tôi như vầy : Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ , ta đã biết ngươi rồi , trước khi ngươi sanh ra , ta đã biệt riêng ngươi , lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước ” (Gie Gr 1:4-5) 
Giêrêmi đã nghe rõ tiếng của Chúa. Ông biết chắc điều đó. Có thể bạn không có một từng trải đầy ấn tượng như thế. Có lẽ Đức Chúa Trời đã dẫn dắt các bạn mỗi lần một bước. Và bây giờ bạn thấy mình làm công tác của một vị Mục sư. Có lẽ bạn chưa thấy mình đã được chuẩn bị thích đáng để làm công việc của Mục sư. Có lẽ đó là vì không có ai khác làm công việc đó thay bạn. Nhưng bây giờ bạn đang là Mục sư rồi thì bạn lại muốn làm việc hết sức với sự vua giúp của Đức Chúa Trời.
    Làm một Mục sư là một đặc ân lớn. Mỗi một Cơ Đốc Nhân là một con cái của Đức Chúa Trời. Mục sư ơi, Đức Chúa Trời đã giao phó cho bạn nhiệm vụ qua trọng nhất để lãnh đạo con cái của Ngài. Bạn phải giúp họ trở thành những gì Ngài muốn họ trở thành. Đây thực sự là một vinh dự lớn mà Đức Chúa Trời đã ban cho bạn.
    Thật là một trọng trách ! Không lạ gì khi chúng ta gọi đó là một “sự kêu gọi thánh và cao cả”. Thực sự như vậy. Thực ra đây là một nhiệm vụ quá quan trọng mà nếu không nhờ sự giúp sức của Đức Chúa Trời thì không ai làm nỗi. Điều tốt đẹp vô cùng là chính Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta tất cả những sự giúp đỡ chúng ta có cần.



NHỮNG LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI DÀNH CHO BẠN 
    Trước hết Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Thánh linh của Ngài. Đấy là lời hứa của ngài !
“Ta lại sẽ nài xin Cha , Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên Ui khác , để Ở với các ngươi đời đời ” 
    Chúng ta không cần phải hoạt động bằng sức riêng của chúng ta. Trước khi sai phái chúng ta ra đi, Ngài đã dạy chúng ta “phải chờ đợi điều Cha đã hứa” (Cong Cv 1:4). Rồi lời hứa của Ngài là:
“Khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền phép ” (1:8).
Ngài còn hứa: “Vì ta sẽ ban cho các ngươi lời lẽ và sự khôn ngoan , mà kẻ nghịch không chống cự và bẻ bác được ” (LuLc 21:15).
    Tầm quan trọng của công tác Mục sư thật rõ ràng. Đức Chúa Trời không để lại điều gì may rủi cả. Ngài hứa ban cho bạn tất cả sự giúp đỡ bạn có cần. Chúng ta ai nấy đều thiếu sự khôn ngoan, dù là khôn ngoan thuộc thể hay thuộc linh, nhưng điều chúng ta phải làm và có thể làm là cầu xin.
“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan , hãy cầu xin Đức Chúa Trời , là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi , không trách móc ai , thì kẻ ấy sẽ được ban cho ”
    Ngài sẽ ban cho bạn cách rộng rãi tất cả sự khôn ngoan, bạn có cần để làm một Mục sư. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi biết rằng làm Mục sư cần phải có rất nhiều khôn ngoan. Vâng, chức vụ của bạn thật là sự kêu gọi thánh và cao trọng. “Đức tin anh em chớ lập trên sự khôn ngoan của loài người , bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời ” (ICo1Cr 2:5)
Sức mạnh trong sự yếu đuối 
    Mục sư mà nương tựa trên sự khôn ngoan riêng thì chắc chắn sẽ thất bại. Điều vô cùng quan trọng của người chăn bầy là không bao giờ trở nên quá tự tin và cố làm mọi sự theo sức riêng của mình. Chúng ta cần hạ mình và xưng nhận sự yếu đuối của chúng ta lên với Chúa. Chỉ có Ngài và chỉ một mình Ngài mới có thể giúp sức chúng ta mà thôi. Chức vụ hầu việc Chúa của chúng ta cần phải được thực hiện như “nhờ sức Đức Chúa Trời ban ” (IPhi 1Pr 4:11)

Quyền năng trong sự cầu nguyện 

    Vì lý do nầy, là những Mục sư chúng ta cần dành nhiều thì giờ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải xem thì giờ chúng ta dành riêng để cầu nguyện là thì giờ quan trọng nhất của một ngày hay một đêm. Chúng ta không đủ khôn ngoan cũng không đủ mạnh để làm việc mà không cầu nguyện.
Thông qua sự cầu nguyện mà chúng ta, những Mục sư, tự chuẩn bị chính mình cho công việc Chúa. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta.
Chỉ khi nào chúng ta đã chuẩn bị chính mình rồi chúng ta mới có thể bắt đầu soạn bài giảng. Không bao giờ là quá đáng khi chúng ta quá nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc dành thì giờ cầu nguyện.
Tôi không chỉ nói đến thì giờ chúng ta qùi gối nói chuyện với Đức Chúa Trời, nhưng còn nói đến thì giờ chúng ta dành để suy gẫm trước mặt Chúa. Việc yên lặng chờ đợi với tâm trí tập trung vào Chúa là một cách thực hành ích lợi nhất. Đây là điều Sứ Đồ Phao-lô ngụ ý đến khi ông dạy Hội Thánh Têsalônica hãy “cầu nguyện không thôi ” (ITe1Tx 5:17).
Hãy để tâm trí và tấm lòng tập chú vào Đức Chúa Trời. Một Mục sư không hề có thì giờ nghỉ hè khỏi sự tương giao với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện phải là sự tương giao hai chiều - bạn nói với Đức Chúa Trời cơ hội để phán với bạn. Hãy dành cho Đức Chúa Trời cơ hội để phán với bạn. Đừng cứ nói hoài, nói hoài một phía. Phải chắc chắn rằng bạn dành riêng thì giờ tĩnh nguyện thật rõ rệt để dành cho Đức Chúa Trời cơ hội phán với bạn. Một thánh nhân đã đưa ra một số những đề nghị cho thì giờ tĩnh nguyện. Tôi muốn chia xẻ với bạn đây. Ông đề nghị rằng khi bạn bước vào thì giờ tĩnh nguyện với Chúa, những bước sau đây rất hữu ích.
1. Hãy bắt đầu với lời tạ ơn và ngợi khen 
Đây là thì giờ quan trọng. Hãy tạ ơn Chúa vì chính mình Ngài, chứ không phải những gì Ngài ban cho bạn.
Hãy bày tỏ lòng trân trọng biết ơn về chính mình Chúa là ai. Hãy ngợi khen Ngài về sự thánh khiết, sự thương xót và sự thành tín của Ngài. Hãy ngợi khen Ngài về món quà Cứu rỗi. Thời gian dành cho sự ngợi khen phải được tận dụng tối đa. Phải luôn luôn khởi đầu giờ tĩnh nguyện của bạn bằng sự ngợi khen.
2. Suy gẫm Lời Chúa
Hãy đọc một vài câu Kinh Thánh. lúc này đừng có lo về việc bạn sẽ giảng đến những câu này như thế nào.
Chỉ hãy cầu xin Đức Chúa Trời về những gì Ngài đang phán với bạn. Hãy để Kinh Thánh nói với bạn. Hãy nhận một lời tươi mới từ nơi Chúa mỗi ngày. Hỡi các vị Mục sư, hãy dành thật nhiều thì giờ trước mặt Chúa với quyển Kinh Thánh mỞ rộng trước mặt các bạn.
3. Dâng những thỉnh nguyện lên với Đức Chúa Trời
Đừng quá vội vàng hấp tấp. Có những lúc chúng ta không biết phải cầu xin điều gì. Kinh Thánh chép: “Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng ” (RoRm 8:26)
Đó là lý do Đức Thánh Linh đang hiện diện để giúp đỡ và dẫn dắt chúng ta trong sự cầu nguyện. Đôi khi Đức Thánh Linh cầu thay cho và thông qua chúng ta với một sự tha thiết mà chúng ta không thể diễn tả thành lời. Vì như Kinh Thánh đã nói: “nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thỞ than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta ” (8:26)
Lập một danh sách những điều bạn đang cầu xin cũng là điều hữu ích. Đã có quá nhiều lần chúng ta cầu nguyện những lời cầu nguyện chung chung, không xác định. Phải cụ thể rõ ràng trong lời cầu nguyện của bạn. Đức Chúa Trời rất cụ thể rõ ràng trong những lời hứa của Ngài.
4. Cầu nguyện cho những người khác
Cầu nguyện cho những nhu cầu riêng của bạn là tốt, nhưng đừng quên những nhu cầu của những người khác. Hãy vị tha trong sự cầu nguyện của bạn. Hãy để lòng bạn được mỞ rộng ra. Hãy nhớ đến nhu cầu của những người khác. Hãy làm một Cơ Đốc Nhân có tầm vóc thế giới bằng sự quì gối cầu nguyện của bạn, vì biết rằng trên đầu gối mình bạn có thể gây được một ảnh hưởng toàn cầu.
Là một Mục sư, bạn phải là một người cầu nguyện, nếu bạn trông mong Đức Chúa Trời ban phước cho đời sống và chức vụ của bạn.
Phải chuẩn bị sẵn sàng 
Thưa Mục sư, sự kêu gọi thánh và cao trọng của bạn trên thế giới này đòi hỏi bạn phải được chuẩn bị cách kỹ càng. Đây là tầm quan trọng hàng đấu ! Đừng vội đứng trước mặt dân chúng cho đến khi bạn đã dành nhiều thì giờ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Thưa Mục sư, bạn phải giảng Lời Chúa trong tinh thần cầu nguyện. Hãy tin cậy quyền phép của Đức Chúa Trời và hãy nương dựa t rên sự xức dàu của Đức Thánh Linh Ngài.
Chúng ta không thể tìm được phước hạnh của Đức Chúa Trời đổ xuống trên chức vụ của chúng ta trừ phi chúng ta đã dâng mình cho sự cần mẫn nghiên cứu Lời của Ngài. Là một đặc sứ của Đức Chúa Trời chúng ta cần được đầy dẫy Lời của Đức Chúa Trời.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG MỘT 
1. Theo ý kiến của bạn, thì điều gì là sự kêu gọi thánh và cao cả nhất của bạn?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Đức Giêhôva đã tấn phong tiên tri Giêrêmi vào thời điểm nào trong đời sống của ông?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Chúa đã hứa lời hứa kỳ diệu gì trong GiGa 14:16?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Khi một Mục sư thiếu sự khôn ngoan thì ông phải làm gì? (Gia Gc 1:5)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Mục sư là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Làm thế nào để cầu nguyện không thôi như chúng ta đã được truyền lịnh rõ ràng phải làm như vậy?
......................................................................................................................
......................................................................................................................

HÃY BIẾT RÕ SỰ KÊU GỌI CỦA BẠN

Là một Mục sư, bạn sẽ được yêu cầu để làm rất nhiều điều. Một ngày của Mục sư có thể là rất dài và rất bận rộn chỉ để giúp đỡ dân chúng. Trước khi bạn nhận biết được điều đó thì một ngày của bạn đã trôi qua rồi. Bạn có thể được yêu cầu để giúp ý kiến và góp lời khuyên bảo cho các hạng người khác nhau. Bạn sẽ được mời đến thăm những người đau và chôn cất người qua đời. Thậm chí bạn được người ta trông mong phải chăm sóc nhiều chi tiết thuộc thể trong khi lãnh đạo một nhóm người. Người ta sẽ trông đợi bạn phải sẵn giúp cho đủ mọi trường hợp. Bận rộn, bận rộn, bạn luôn bận rộn. Nhưng dù bạn bận rộn bao nhiêu đi nữa, bạn cần dừng lại và tự hỏi xem bạn có đang từ chối chính điều mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn làm hay không.

Có thể lắm vì qúa bận rộn mà chúng ta quên mất bản chất đích thực của sự kêu gọi của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có thể quên mất điều Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm là gì. Chính Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta, vì vậy chúng ta phải biết những gì Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm. Điều đó phải chiếm lấy hầu hết thì giờ và sự chú ý của chúng ta.
Là những Mục sư chúng ta có một nhiệm vụ xác định và rất rõ ràng.
Chúng ta đã được kêu gọi để giảng và dạy Lời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một trách nhiệm rất rõ ràng. Tất cả mọi công việc khác phải được xem như là không quan trọng bằng. “Những việc khác “có thể không phải là sai. Thực ra tất cả những điều ấy có thể là tốt đẹp cả, nhưng nó không quan trọng như là nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta để rao giảng Lời Chúa.
Tất cả chúng ta phải học biết cách đặt những điều ưu tiên vào những vị trí trước hết của chúng. Chúng ta có thì giờ và sức lực giới hạn. Nói cách khác chúng ta phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho đúng. Hãy thực hiện điều quan trọng nhất trước tiên và nếu có thì giờ và năng lực thì chúng ta mới làm những việc khác.
Giờ chúng ta hãy khám phá những gì Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm.
Ngài đã kêu gọi chúng ta rao giảng Lời Chúa 2Timôthê 4:1-4 
Chữ “giảng đạo”chuyên chỞ ý nghĩa của sự “gieo rắc thông tin “ về những gì Lời của Đức Chúa Trời đang dạy. Đây là nhiệm vụ và nghĩa vụ trước tiên của chúng ta. Ngoại trừ sự cầu nguyện, không có việc gì quan trọng trong đời sống vị Mục sư hơn là gieo rắc thông tin về lời của Đức Chúa Trời. Là một Mục sư chúng ta đã được kêu gọi để làm người rao giảng Thánh Kinh. 
Tuy nhiên, chúng ta không được kêu gọi để chỉ làm người giảng đạo. Chúng ta có một nhiệm vụ nhất định và rõ ràng để “rao giảng Lời Chúa”. Chúng ta không được kêu gọi để đứng lên và nói về bất cứ đề tài nào hiện đến trong tâm trí chúng ta hoặc thậm chí cả những lời nói có liên quan mơ hồ ít nhiều đến Kinh Thánh. Đây không phải là sự kêu gọi của chúng ta. Mặc dầu người ta cũng thường gọi đây là “sự giảng đạo”nhưng nó không đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Thánh Kinh. Đây không phải là sự rao giảng Kinh Thánh.
Sứ điệp của một Một sư phải tập chú trên những gì Kinh Thánh nói, chứ không phải trên những gì người diễn giải phải nói. Kinh Thánh phải làtrọng tâm của một bài giảng. Không nên xem bài giảng như là một cuốn sách có nhiều câu trích dẫn.
Kinh Thánh là Lời đời đời của Đức Chúa Trời . Đây là lời hằng sống của Đức Chúa Trời !
Ban có thể hỏi: “Giảng Kinh Thánh là gì?” Giảng thực sự theo Kinh Thánh khi :
Kinh Thánh quyết định nội dung của bài giảng 
Mục đích của bài giảng phù hợp với sứ điệp nguyên thủy của Kinh Thánh .
Chúng ta phải học biết cách làm một người giảng dạy Kinh Thánh.
Một trách nhiệm trọng đại 
Chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng hơn khúc Kinh Thánh Ở IITi 2Tm 4:1-4. Những lời chỉ dẫn cho chúng ta là những Mục sư.
“Ta Ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jesus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết ”
Những lời nghiêm trang Ở phần mỞ đầu chương Kinh Thánh này tỏ ra vấn đề Ở đây là nghiêm trọng dường nào. Lời này không được phép coi t hường. Có một ngày phán xét sắp xảy đến. Chúng ta nhận lãnh những mạng lịnh này trong ánh sáng của sự phán xét sắp xảy đến. Chúng ta có một nhiệm vụ nghiêm trọng để làm theo lời căn dặn của Chúa cách cẩn thận!
Một chiến sĩ nhận được lệnh và được trông đợi phải vâng theo những mệnh lệnh đó nếu không, sẽ phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng của sự bất tuân mệnh lệnh. Chúng ta cũng được truyền dạy những mệnh lệnh rất nghiêm. Chúng ta phải vâng giữ những mệnh lệnh này vì có một ngày phán xét sắp xảy đến.
Hãy giảng đạo 
Thư 2Timôthê chương 4 là những lời chỉ dạy của Sứ Đồ Phao-lô dành cho Thầy Truyền đạo trẻ tuổi Timôthê, dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh.
Bạn hãy đọc lại câu 1-4 và theo dõi chặt chẽ khi tôi cố gắng làm sáng tỏ ý nghĩa. Phân đoạn này có thể đọc hơi khác với lời trong quyển Kinh Thánh của bạn, nhưng đây là sự diễn ý cho rõ nghĩa hơn.
“Trước sự phán xét sắp xảy đến , ta long trọng khuyên dặn con :Hãy cấp bách công bố Đạo Chúa , hết sức cố gắng dù gặp thời hay không gặp thời . Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi dưỡng họ bằng Lời của Đức Chúa Trời . Vì sẽ có một thời kia khi người ta không chịu nghe dạy chân lý . Thực ra họ sẽ đi quanh quẩn tìm kiếm những giáo sư dạy họ những gì họ muốn nghe cho bùi tai vì dạy những lẽ thật họ cần nghe ”.
Mục sư có trách nhiệm trọng đại này và trước sự phán xét sắp đến họ có nghĩa vụ phải cấp bách công bố Đạo Chúa dù gặp thời hay không gặp thời. Đây là nhiệm vụ cấp bách vì một số lý do trong khúc Kinh Thánh này.
1. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì đó là nhiệm vụ chính yếu của chúng ta. Chúng ta có thể được yêu cầu để làm nhiều việc nhưng đây là công tác chính yếu của chúng ta. Đây là một công tác cấp bách. Chúng ta không được lơ đãng, coi thường. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta.
2. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì chắc chắn có một ngày phán xét sắp xảy đến. Vào ngày đó chúng ta sẽ phải khai trình. Chúng ta sẽ phải đối diện với việc chúng ta có chu toàn mệnh lịnh Chúa truyền hay không.
3. Hãy giảng Lời Chúa và rao giảng cấp bách bởi vì Lời của Đức Chúa Trời là điều các Cơ Đốc Nhân cần nghe. Đó là bánh hằng ngày của họ. Mỗi Cơ Đốc Nhân cần ăn Lời Chúa mỗi ngày để sống.
4. Hãy giảng Lời Chúa bởi vì nếu chúng ta không giảng người ta sẽ đi lạc. Họ sẽ sa vào tội lỗi hoặc đi theo các giáo sư giả. Đức Chúa Trời đang nhờ cậy bạn là Mục sư để chỉ rõ những gì Lời Chúa dạy dỗ. Đây là một trách nhiệm trọng đại.
Khúc Kinh Thánh này cũng dạy rõ rằng Mục sư không chỉ là những thầy giảng nhưng cũng phải là những thầy dạy Lời Chúa của Đức Chúa Trời . Trong câu 2 Phao-lô nói rõ điểm này.
“Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi dưỡng họ bằng Lời của Đức Chúa Trời ”. Thương thường ta phải có nhiều kiên nhẫn mới dạy hết được các giáo lý của Kinh Thánh. chúng ta cần dạy đi dạy lại các giáo lý Kinh Thánh, những gì Lời Chúa dạy thì rất khác và rất tốt hơn mọi sự dạy dỗ khác.
Dù có thích hay không, chúng ta cũng phải nhẫn nại lặp đi lặp lại những gì Kinh Thánh dạy bảo.
Không ai khác làm được việc này. Đây chính là nhiệm vụ chính yếu của Mục sư. Trong Cựu ước, tiên tri Êsai, đã vẽ lên hình ảnh Đức Giêhôva như là một Đấng chăn chiên. Hãy để ý sự mô tả của ông.
“Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên , thâu các con chiên con vào cách tay mình và ẵm vào lòng , từ từ dắt các chiên cái đương cho bú ”( EsIs 40:11)
Vậy thì đây là nhiệm vụ của Mục sư. Đức Giêhôva đã nêu một gương sáng cho chúng ta. Nhiệm vụ chúng ta là nuôi dưỡng và bảo vệ dân Chúa. Sứ Đồ Phao-lô chỉ nhấn mạnh điều này Ở 2Timôthê với những lời sau đây.
“Lúc nào cũng phải nhẫn nại , nuôi dưỡng họ bằng lời của Đức Chúa Trời ”
Là những người chăn bầy của Chúa thì đây là nhiệm vụ chính yếu của chúng ta. Hãy nuôi dưỡng bầy chiên 
Là những người chăn bầy của Chúa thì đây là nhiệm vụ chính yếu của chúng ta. Hãy nuôi dưỡng bầy chiên. Hãy nuôi họ bằng Lời của Đức Chúa Trời .
Hãy xem sách Công vụ Sứ Đồ chương 20 từ câu 17 cho đến hết chương. Sứ Đồ Phao-lô đã yêu cầu những nhà lãnh đạo Hội Thánh Ở Êphêsô đến gặp ông. Ông tin rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông được dịp nói chuyện với những nhà lãnh đạo của Hội Thánh đó (Câu 17-27). Phao-lô đã là công cụ của Đức Chúa Trời trong việc thành lập Hội Thánh Chúa tại Êphêsô. Ông muốn làm mọi sự để bảo đảm rằng Hội Thánh tiếp tục lành mạnh. Vì thế ông đã có một số những lời khuyên dạy nghiêm trang dành cho họ. Lời khuyên dạy đó có thể áp dụng cho bất cứ Mục sư hoặc cấp lãnh đạo Hội Thánh Ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Sứ Đồ Phao-lô tha thiết nài xin họ. Hãy lắng nghe lời nài nỉ của ông Ở câu 28.
“Anh , em hãy giữ lấy mình , và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc , để chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời , mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình ” (Cong Cv 20:28)
Hội Thánh đã được mua bằng chính huyết báu của Đấng Christ. Hội Thánh là rất quý báu đối với Ngài. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trách nhiệm lớn trong sự nuôi dưỡng Hội Thánh của Ngài. Dù làm việc gì chúng ta cũng không được từ khước việc nuôi dưỡng bầy chiên của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm đó của Đức Chúa Trời. Đó không phải là bầy chiên của chúng ta. Đó là bầy chiên của Đức Chúa Trời.
Hội Thánh của Chúa cần một thức ăn rất đặc biệt. Chúng ta không phải muốn nuôi chiên của Ngài bằng thức ăn gì cũng được. Chúng ta phải nuôi họ bằng Lời của Đức Chúa Trời. Điều này đặc biệt cấp bách bởi vì dân sự của Chúa cần được bảo vệ khỏi các giáo sư giả. Lúc đầu những giáo sư giả nầy có vẻ vô hại nhưng họ thực sự là những muông sói đội lốt chiên (câu 29-31). Đ iều này khiến cho họ đặc biệt nguy hiểm. Dân chúng dễ bị đi lạc nếu chúng ta không bảo vệ họ và nuôi dưỡng họ bằng thức ăn thích đáng.
Thức ăn thích đáng này là gì? Hãy đọc câu 32
“Bây giờ, tôi giao phó anh em cho Đức Chúa Trời và cho đạo của ơn Ngài, là giao phó cho Đấng có thể gây dựng, và ban gia tài cho anh em chung với những người được nên thánh”.
đây là Lời kỳ diệu của Đức Chúa Trời mà dân chúng đang cần. Vì chỉ có Lời Chúa và có Lời Chúa mà thôi, mới có thể gây dựng các Cơ Đốc Nhân lớn lên trong Chúa. Chỉ có Lời Chúa và Lời Chúa mà thôi mới bảo đảm cho họ nhận được cơ nghiệp kỳ diệu của những người được chọn của Đức Chúa Trời. Lời Chúa là thức ăn thích hợp nhát cho dân sự Chúa.
Bạn đang được kêu gọi đẻ rao giảng Lời Chúa. Không có điều gì khác hơn có thể đáp ứng được nhu cầu của nhân loại.

NHỮNG CÂU HỎI ÔN TẬP 

1. Nhiệm vụ quan trọng nhất của một Mục sư là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Hãy giải thích ý nghĩa của chữ “giảng đạo”
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. “Giảng đúng Kinh Thánh” là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng ta thất bại trong việc “giảng Lời Chúa” (IITi 2Tm 4:3, 4)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Khi Sứ Đồ Phao-lô gặp gỡ các nhà lãnh đạo Hội Thánh Êphêsô Ở tại Milê, ông đã khuyên dạy họ điều gì? (Cong Cv 20:28-31)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Sứ Đồ Phao-lô đã ngụ ý gì khi ông nói:”tôi giao phó anh em cho Đạo của An điển Ngài” (20:32)
......................................................................................................................
......................................................................................................................



MỘT LẦN THÌ CHƯA ĐỦ

Công bố lẽ thật một lần thì chưa đủ. Chúng ta cần lặp đi lặp lại những chân lý nầy. Kinh Thánh đã nêu lên cho chúng ta một thí dụ rất rõ ràng để chúng ta noi theo. Chính Kinh Thánh, Lời Linh cảm của Đức Chúa Trời, không chỉ chứng tỏ cho chúng ta tầm quan trọng của việc dạy dỗ chân lý Kinh Thánh nhưng cũng thường xuyên lặp đi lặp lại chân lý đó.

Một thiếu nhi khi cố gắng giải thích về trí nhớ của mình đã nói, “ký ức của tôi là điều tôi hay quên”. Chúng ta rất mau quên. Vì thế, là những Mục sư, chúng tôi phải biết cách lặp lại chân lý của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần nói đi nói lại về cùng một lẽ thật. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng những ngôn từ khác nhau hoặc những thí dụ khác nhau, nhưng phải luôn luôn giảng và dạy những chân lý quan trọng bất biến của Lời Chúa. Bạn có để ý thấy có một chủ đề chạy xuyên qua Kinh Thánh từ sách Sáng Thế Ký đến sách Khải Huyền không? Người ta gọi đó là sợi chỉ điều. Đại đề duy nhất của Kinh Thánh là Sự Cứu Chuộc. Kinh Thánh là câu chuyện về kế hoạch lớn lao của Đức Chúa Trời đến để giải cứu loài người sa ngã. Một số người đã nói rằng bạn có thể cắt Kinh Thánh Ở bất cứ chỗ nào cũng thấy “rướm máu”. Đó là lý do tại sao khi rao giảng Lời Chúa bạn chắc phải đề cập đến thập tự giá .
Chủ đề chính này đã được trình bày nhiều cách khác nhau khắp cả Kinh Thánh. những chân lý quan trọng của Kinh Thánh đều được lặp đi lặp lại mãi. Chúng ta phải học cách làm như vậy.
A-đam và Ê-va 
Bạn còn nhớ chăng tổ phụ đầu tiên của chúng ta là A-đam và E-va đã nhanh chóng quên mất lời dặn của Đức Chúa Trời dành cho họ (SaSt 3:13)? Hậu quả của họ đã tin lời nói của Ma qủy. Thậm chí lời đó là một lời dối trá hoàn toàn. Sự vội quên của họ đã dẫn đến tội lỗi đầu tiên và hậu quả là sự rủa sả giáng xuống đầu nhân loại. Họ đã tin lời nói dối của ma quỷ hơn là những gì Đức Chúa Trời phán bảo họ. Ađam và Eva đã có trí n hớ rất kém, ký ức của họ thật là ngắn ngủi.
Con dân Y-sơ-ra-ên 
Con dân Y-sơ-ra-ên đã mau chóng quên mất những chân lý họ đã từng học được. Bạn còn nhớ chăng qua Môise, Đức Chúa Trời đã hứa với dân Y-sơ-ra-ên rằng Ngài sẽ giải phóng họ khỏi ách nô lệ của Ai Cập (XuXh 6:6-8)?
Điều kiện là họ phải nhớ đến Chúa là Đức Chúa Trời của họ và giữ những điều răn của Ngài.
Dưới sự dắt dẫn của Đức Chúa Trời, Môise đã đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ Ở Ai Cập. Thế mà chẳng bao lâu sau khi Môise đi khỏi mắt họ là họ đã dựng lên một pho tượng có hình con bò bằng vàng. Họ cúi xuống trước con bò vàng và nói:
“ Hỡi Y-sơ-ra-ên , này là các thần của ngươi , đã đem ngươi ra khỏi xứ Ediptô ”( 32:4)
Hãy tưởng tượng việc họ quy cho một pho tượng do tay người làm ra công trạng giải cứu họ ra khỏi Ai Cập ! Họ có ký ức ngắn ngủi thay.
Rồi tiếp theo là một loạt những sự tiếp trợ của Đức Giêhôva. Ngài đã dắt dẫn họ bằng trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm. Bằng cách đó Ngài đang cẩn thận dắt dẫn họ đến phần đất mà Ngài đã hứa cho họ (13:31)
Tuy nhiên, không bao lâu sau dân sự đã khởi sự phàn nàn. Thậm chí một số người đã muốn quyết định quay trở về Ai Cập (Dan Ds 14:1-4). Trí nhớ của họ thật tệ hại đến nỗi họ quên bẵng nỗi thống khổ thế nào họ đã từng sống với thân phận nô lệ Ở Ai Cập. Hơn nữa, họ đã vội quên thế nào Đức Chúa Trời đã cứu họ và đã nuôi họ sống mỗi ngày trong đồng vắng. Chúng ta cũng dễ rơi vào sự vội quên như thế. Trong sách Các quan xét chúng ta đọc thấy:
“Như vậy , dân Y-sơ-ra-ên không nhớ đến Giêhova Đức Chúa Trời mình , là Đấng đã giải cứu họ khỏi tay các kẻ thù nghịch Ở chung quanh ” (Cac Tl 8:34).
Một lần thì không đu 
Là những Mục sư và truyền đạo chúng ta cần noi gương rõ ràng của Kinh Thánh. Chân lý Kinh Thánh phải được lặp đi lặp lại. Rất dễ để ngời ta quên nên chúng ta phải lặp đi lặp lại các chân lý. Nêu lên một lần thì không đủ. Sự giảng dạy tốt là lặp đi lặp lại những gì Kinh Thánh dạy đi dạy lại.
Bạn có để ý thấy không có lẽ thật Kinh Thánh quan trọng nào mà chỉ được nhắc đến có một lần hay không? Thực ra các học giả Thánh kinh đã học biết rằng bạn không bao giờ có thể nhắc đến có một lần. Kinh Thánh lặp đi lặp lại nhiều lần những chân lý quan trọng. Chúng ta cũng phải làm như vậy.
Chúng ta đừng bao giờ cho rằng vì cớ chúng ta đã công bố một chân lý Kinh Thánh cho Hội chúng được một lần rồi thì chúng ta không cần lặp đi lặp lại nữa. Hãy suy nghĩ biết bao nhiêu lần bạn phải lặp lại những lời chỉ dạy cho con cái của bạn. Con dân của Đức Chúa Trời cũng giống như vậy.
Vị Mục sư Giáo sư cần tập trung sự suy nghĩ của dân sự thật nhiều lần trên Lời của Đức Chúa Trời. Thật ra, đây là trách n hiệm chính yếu của vị Mục sư. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại những gì Lời Chúa dạy bảo cho dân sự Chúa. 
Gương của kinh thánh tân ước 
Các sách Tân ước thường nhắc lại những chân lý dạy trong Cựu ước. Sách Tin Lành Mathiơ phần lớn là sự lặp lại và giải nghĩa những Thi Thiên và những lời Tiên tri của Cựu ước. Sách Hêbơrơ là sự lặp lại và giải nghĩa sách Lêvi ký. Sách Khải huyền phần lớn là sự lặp lại và giải nghĩa sách Đaniên. Như thế chính Kinh Thánh đã biểu lộ cho thấy tầm quan trọng của việc nhắc đi nhắc lại một chân lý. 
Chúa Jesus là gương mẫu của chúng ta 
Bạn có để ý thấy chính Chúa Jesus đã thường trích dẫn Kinh Thánh Cựu ước không? Đó là cách Ngài lặp đi lặp lại một chân lý. Tôi xin chỉ ra một vài trường hợp như thế. Mat Mt 24:29; 26:31; Mac Mc 7:6; 2:10; LuLc 4:18; 20:28, 42-43
Bạn hãy nhớ lại một lần kia, Chúa Jesus đang thăm dò Simôn Phiêrơ. Ngài đặt cho ông câu hỏi đơn giản. “Ngươi yêu ta hơn những kẻ này không? “ (GiGa 21:15) Chúa Jesus đã không hài lòng với câu trả lời của người môn đồ, bởi vì Ngài đã hỏi ông cùng một câu hỏi đó đến bao lần.
“Ngươi yêu ta chăng ? Ngươi yêu Ta chăng ? Ngươi yêu Ta chăng ?”
Sứ Đồ Phao-lô 
Sứ Đồ Phao-lô cũng thường sử dụng phương pháp lặp đi lặp lại những chân lý quan trọng nhiều lần. Hãy xem IITi 2Tm 2:8 “Hãy nhớ rằng Đức Chúa Jesus Christ , sanh ra bởi dòng vua Đa vít , đã từ kẻ chết sống lại , theo như Tin Lành của ta ”.
Trong khi giảng đạo ông đã dạy chân lý này rồi. Bây giờ ông nhắn lại cho Timôthê những chân lý mà ông đã từng dạy dỗ. Một lần thì không đủ.
Mục sư phải biết lặp lại 
Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm Mục sư. Chúng ta là những người chăn bầy của Chúa. Nhiệm vụ của chúng ta là dắt dẫn bầy chiên Chúa trở đi trở lại với Lời Kinh Thánh. Như chúng ta đã học Ở chương trước, nhiệm vụ của chúng ta là “Lúc nào cũng phải nhẫn nại nuôi họ bằng lời của Đức Chúa Trời”. Cần có sự kiên nhẫn để lặp đi lặp lại cùng một chân lý. Sự lặp đi lặp lại th ật quan trọng.
Hãy học tập nghệ thuật lặp đi lặp lại 
Sự lặp đi lặp lại là căn bản của mọi ngành giáo dục. Chúng ta học tập bằng cách lặp đi lặp lại. Nhưng nếu làm không đúng, sự lặp đi lặp lại dễ gây chán nản. Nhận vậy chúng ta phải học cách nhắc lại cùng một việc bằng nhiều phương cách khác nhau. Đó là điều Kinh Thánh đã làm. Đó là điều Jesus đã thực hiện. Nếu bạn nói một điều gì đó cách đầy đủ thì dân chúng có thể quên không nhớ chính xác lời bạn nói nhưng họ sẽ nhớ bạn đã nói gì. Bạn sẽ thành công trong việc đặt vào tâm trí của họ một ý tưởng mà họ sẽ không bao giờ quên. Tôi phải nói lại lần nữa, một lần thì không đủ.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG BA 
1. Tại sao Kinh Thánh tự lặp đi lặp lại nhiều lần?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Đức Chúa Trời đã thấy lỗi gì nơi dân Israel (Quan xét 8: 34)
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Chân lý Kinh Thánh quan trọng nào chỉ được nhắc đến có một lần?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Sách Khải Huyền liên hệ với sách Đaniên như thế nào?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Hãy đưa ra một gương của Chúa Jesus về việc trưng dẫn Kinh Thánh Cựu ước?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Căn bản của mọi ngành giáo dục và học tập là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................

MỘT LỜI CẢNH CÁO

Sự thực chúng ta thường học được từ việc quan sát người khác hơn là từ chính những hành động của chúng ta. Thật dễ để noi theo gương mẫu đã được bày ra trước mặt chúng ta. Tuy nhiên, gương mẫu đó có thể hoặc không thể là gương mẫu tốt nh ất, để chúng ta noi theo.

Bạn còn nhớ chăng Chúa Jesus đã có lần cảnh cáo dân chúng về những gương xấu không nên theo (Mat Mt 23:1-13)? Ngài đang nói về những nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ, những thầy thông giáo và người Pharisi. Chúa Giêsu đã dạy các môn đồ Ngài rằng họ có thể làm theo điều hạn người ấy nói nhưng đừng bắt chước gương của họ.
Thay vì bắt chước người nào chúng ta là những Mục sư cần trở lại với Kinh Thánh để tìm gương mẫu cho chúng ta. Một đồng hồ chỉ xoay giờ có thể gây cho nhiều người trễ nãi. Một gương xấu có thể dẫn nhiều người làm chuyện sai lầm. Đôi khi gương mẫu là một hấp dẫn nguy hiểm. Dễ để bắt chước hơn là trở về với cội nguồn nguyên thủy.
Có thể bạn đã cảm động mạnh mẽ bởi vị Mục sư của bạn hoặc một diễn giả nào đó. Vì vậy bạn chỉ đơn giản là cứ theo gương của họ. Có thể đó là kiểu mẫu duy nhất bạn phải noi theo. Nhưng điều gì xảy ra nếu gương mẫu đó không phải là tốt nhất hoặc thậm chí không phải là phương cách đúng nhất. 
Đây không phải nói rằng vị Mục sư của bạn không phải là người rất tốt. Có thể lắm ông ấy là một người rất tốt và là một diễn giả đại tài. Có thể lắm ông ấy đang giảng y chang như những gương mẫu đã từng đặt ra trước mắt ông. Nhưng việc gì xảy ra nếu những gương mẫu ấy không phải theo cách của Kinh Thánh? Thay vì chỉ noi gương của một người chúng ta cần quay trở lại để nhìn xem gương mẫu của Kinh Thánh.
Tôi còn nhớ một câu chuyện buồn cười đã xảy ra trong đời sống của tôi mặc dầu lúc ấy chẳng có tức cười gì hết. Có một diễn giả rất đạo đức mà tôi hết lòng ngưỡng mộ và tôn kính. Thật ra người ấy đã từng học Lời Chúa để bước vào chức vụ với Cha tôi. Không ngờ ông trở thành người đứng đầu Trường Kinh Thánh mà tôi theo học lúc tôi mới lên mười bảy tuổi.
Tôi muốn làm một Đại diễn giả và nếu được tôi muốn trở thành diễn giả giỏi nhất trần gian. Đó là mục tiêu của tôi. Người trẻ thường rất lý tưởng và thường có những lý tưởng cao cả. Tôi nghĩ “Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm người tốt nhất trần gian”. Đối với tôi diễn giả đó là người giỏi nhất trần gian rồi.
Nhân vật đặc biệt đó đã tình cờ trở thành giáo sư trong lớp học của tôi về đề tài giảng luận. Trong mắt tôi ông là một thánh nhân và thực sự ông là người rất đạo đức, thánh thiện. Một ngày kia đến phiên tôi phải giảng một bài trước cả lớp học. Theo dõi bài giảng của tôi, cả lớp sắp sửa phân chia thứ hạng và phê bình bài giảng của tôi. Tôi đã rất khó nhọc để soạn bài giảng đó. Tôi muốn trở thành người giỏi nhất. Tôi đã chuẩn bị một bài mà tôi cảm thấy đây là một Đại Sứ điệp. Tôi cầu nguyện rất nhiều, rất lâu xin Chúa giúp tôi.
Tôi còn nhớ, thực ra tôi sẽ không bao giờ quên, hôm đó tôi đã giảng trong cảm giác đã thực sự được Xức dầu Thiên thượng. Tôi đã chuẩn bị thật kỹ và đã cầu nguyện thật nhiều. Tôi đã cố gắng hết sức. Khi giảng xong bài giảng ruột của mình, tôi nhìn xuống lớp và giật mình khi thấy vị Giáo sư yêu quý của tôi đang cười vào mặt tôi.
Vị Thánh đó, người mà tôi nghĩ sẽ chịu cảm động sâu xa bởi bài giảng của tôi đang mỉm cười. Cha tôi đã qua đời chừng ba năm trước và đã nhận vị này như người dìu dắt của tôi. Ông là người khá mập, bụng phệ của ông đang rung lên với nhịp cười khi ông đang cố gắng để tự kiềm chế chính mình.
Sau giây lát dường như bất tận đó, ông đã đứng lên và nói “Thầy Paul ơi, xin lỗi Thầy, nhưng nhìn thầy giảng tôi thấy giống y như chính mình tôi được nhìn thấy Ở trong gương. Thầy bắt chước tôi hầu như trọn vẹn. Thầy có những cử chỉ bằng tay thật giống thậm chí âm lượng giọng nói của thầy cũng giống y như của tôi. Nói cách khác thầy đã copy tôi. Xin đừng bắt chước y như tôi. Đức Chúa Trời đã dựng nên thầy như thầy hiện có. Hãy tự nhiên ! Hãy có phong cách riêng của mình !”
Tôi thật sự xấu hổ. Tôi đã bắt chước ông ấy mà không nhận biết. Bạn thấy không, có thể bạn đang bắt chước gương của một người nào đó mà bạn không hề nhận biết. 
Tôi chắc rằng bạn đang muốn trở thành vị Mục sư - Giáo sư Diễn giải tốt nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên, không phải luôn luôn là tốt nhất, khi bắt chước việc khác, ngoại trừ bắt chước chính mình Chúa. Mục đích chính của bài học này là để tìm ra đường lối tốt đẹp nhất. Tôi cảnh cáo các bạn không nên bắt chước ai.
Chúng ta hãy nhìn kỹ ơn vào những gì Chúa đã ban cho chúng ta làm. Chúng ta được kêu gọi để rao giảng Lời ngài. Trong loạt bài học này, chúng tôi muốn khám phá phương cách của Đức Chúa Trời trong việc trình bày Lời Chúa của Ngài.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG BỐN 
1. Tại sao bắt chước gương của người khác là nguy hiểm?
...................................................................................................................... ......................................................................................................................
2. Khi người mù dẫn đường thì những người đi theo gặp những tai hại gì? (Mat Mt 15:14)
...................................................................................................................... ......................................................................................................................
3. Gương tốt nhất và đáng tin nhất cho Mục sư noi theo là ai?
...................................................................................................................... ......................................................................................................................
4. Chúa Jesus thường dùng những câu Kinh Thánh Cựu ước trong sự dạy dỗ của Ngài như thế nào?
...................................................................................................................... ......................................................................................................................
5. Bài họp giá trị nhất mà Chúa Jesus đã dạy Ở Phi Pl 4:9 là ai?
...................................................................................................................... ......................................................................................................................



HÃY DÀNH CHO LỜI CHÚA ĐỊA VỊ XỨNG ĐÁNG

Chúng ta phải trở lại với những câu diễn ý của chúng ta trong 2Timôthê

“Trước sự phán xét sắp xảy đến , ta long trọng khuyên con : Hãy cấp bách công bố đạo Chúa , hết sức cố gắng dù gặp thời hay không gặp thời ”( IITi 2Tm 4:2)
Đây là một sự ủy thác to lớn. Sự ủy thác này được giao phó trong ánh sáng sự phán xét sắp xảy đến của Chúa. Chúng ta phải rao giảng Lời Chúa. Không điều gì khác có thể chuẩn bị dân chúng cho sự phán xét hầu đến.
“Hãy cấp bách công bố đạo Chúa 
Để thực hiện được trọng trách này, tôi xin gợi ý mấy điều.
LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG ĐỜI SỐNG CỦA VỊ MỤC SƯ 
Đời sống của vị Mục sư phải tập trung chung quanh Kinh Thánh. Kinh Thánh cần phải là quyển sách quan trọng nhất trong đời sống bận rộn của Mục sư.
Hãy sống bằng Lời Chúa !
“Nếu các người hằng Ở trong đạo (Lời ) ta , thì thật là môn đồ ta ” (GiGa 8:31)
Hãy khởi sự mỗi ngày với quyển Kinh Thánh của bạn vì cớ đời sống thuộc linh của riêng bạn. Hãy khám phá những gì Đức Chúa Trời muốn phán với bạn hôm nay từ nơi Lời Ngài. Kinh Thánh là lời sống của Đức Chúa Trời chứ không phải là sách nào khác. Hãy khám phá sứ điệp gì Đức Chúa Trời dành cho bản thân bạn hôm nay. Đức Chúa Trời vẫn đang phán qua Lời Hằng sống của Ngài.
Hãy để tôi đưa ra thí dụ từ chính Lời Chúa, khi dân Isreal lưu lạc trong đồng vắng, Đức Chúa Trời đã nuôi họ bằng Mana là bánh mì từ trời rơi xuống. Bánh mì đó không phải do cây trồng và cũng không phải là sản phẩm của đất đai. Đức Chúa Trời ban bánh từ trời. Đó là sự tiếp trợ siêu nhiên. Đức Giêhôva đã thực hiện điều này để dạy dân Israel một bài học quan trọng. Bạn có thể đọc bài học đó trong sách Phục Truyền Luật Lệ ký chương 8
“Loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi , nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giêhôva mà ra ” (PhuDnl 8:3)
Nói cách khác, để sống còn, bạn phải học cách ăn tiệc hằng ngày từ thức ăn giàu chất dinh dưỡng của Lời Chúa. Thức ăn thiên nhiên không thôi thì không đủ.
Kinh Thánh kể lại chuyện một người nhà giàu tên là Gióp đã trải qua một thời kỳ đau khổ nặng nề, nhưng trong thời gian đó, ông đã học được bài học quý giá. Chúng ta hãy đọc Giop G 23:12.
“Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài (Lời Chúa) tôi đã tích trữ lời của miệng Ngài nhiều hơn thức ăn cần thiết của tôi.
Nói cách khác, tôi cần thức ăn thuộc thể. Nhưng đièu quý báu hơn và cần thiết hơn cho đời sống Cơ Đốc Nhân của tôi là lương thực tôi nhận được từ nơi Lời của Đức Chúa Trời. Khi học được bài học đó là chúng ta đang tiến bộ tốt đẹp trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa vậy.
Vua Đa vít đã nói về Lời Chúa khi ông tuyên bố rằng Lời Chúa:
“Quý hơn vàng , thật báu hơn vàng ròng . Lại ngọt hơn mật , hơn nước ngọt của tàng ong ” (Thi Tv 19:10)
Để làm một Cơ Đốc Nhân khỏe mạnh và một Mục sư khỏe mạnh, chúng ta cần phát triển loại khoái khẩu về Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần ăn tiệc Lời Chúa hằng ngày. Kinh Thánh phải là quyển cách quan trọng nhất là trong đời sống vị Mục sư.
Là một Mục sư bận rộn, có lẽ bạn cảm thấy mình không có đủ thì giờ nghiên cứu Lời Chúa. Chúng ta hãy nghiên cứu hai khúc Kinh Thánh từ chính Lời Chúa.
BÀI NGHIÊN CỨU 1 : Cong Cv 6:1-7
Một vấn đề đã nổi lên Ở Hội Thánh đầu tiên. Một số người phàn nàn rằng những người góa bụa đã không được chăm lo đúng mức. Vì thế người ta trách móc các Mục sư. Các Sứ Đồ đã kêu gọi các Cơ Đốc Nhân họp lại và giải thích những nhiệm vụ chính của Mục sư là gì.
Câu 2 và 4. Họ nói rằng không nên để chúng tôi bận rộn thì giờ với những công việc của Hội Thánh. Đó không phải là công việc của chúng tôi. Hãy lựa chọn bảy người từ trong Hội Thánh để họ làm việc đó. Đó không phải là công việc của các tín hữu trong Hội Thánh.
Câu 4, “Còn chúng ta (các Mục sư ) sẽ cứ tiếp tục chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo (Lời Chúa )”
Đó là trách nhiệm chính của Mục sư. Mục sư phải dành hầu hết thì giờ của mình vào sự cầu nguyện và sự nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời.
Mọi việc làm xao lãng thì giờ cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa của Mục sư đều phải nên tránh. Các Sứ Đồ dạy rằng mọi việc khác đều phải giao cho các tín hữu khác chăm lo.
Bài học: Nhiệm vụ chính của Mục sư là cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa.
BÀI NGHIÊN CỨU HAI : Eph Ep 4:7-16
Trong chương bốn sách Êphêsô, Sứ Đồ Phao-lô đã viết lại cho Hội Thánh mà ông đã thành lập tại Êphêsô.
Ông đã viết về ân tứ thuộc linh mà Đức Chúa Trời ban cho. Ông đã viết (câu11) về các ân tứ làm Sứ Đồ, Tiên tri, Thầy giảng Tin Lành, Mục sư và Giáo sư. Đây là những ân tứ mà Đức Chúa tin ban cho một số người.
Rồi ông viết trong câu 12 về lý do tại sao các ân tứ đó được ban cho. Ông nói rằng các ân tứ đã được ban cho “để các Thánh đồ được (Trang bị) trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ”
Ý nghĩa Ở đây là trách nhiệm của những Mục sư và Giáo sư là huấn luyện các tín hữu Cơ Đốc Nhân làmtất cả những công việc khác. Những công việc khác trong Hội Thánh nên để các tín đồ làm, chứ không phải để cho các Mục sư làm.
Bài học: Công việc chính là cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa . Ông cũng phải huấn luyện cả Hội Thánh biết làm những công việc khác cần làm. Thưa Mục sư, xin nhớ công việc chính của bạn là cầu nguyện và nghiên cứu Lời Chúa một cách liên tục. Không nên để điều chi xen vào sự cầu nguyện và sự nghiên cứu Lời Chúa của bạn.
LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG SỰ GIẢNG LUẬN CỦA CHÚNG TA 
Bạn sẽ để ý thấy rằng chúng ta không được kêu gọi chỉ để rao giảng nhưng chúng ta được kêu gọi để rao giảng Lời Chúa . Đây là chỗ mà quá nhiều Thầy giảng đi lạc. Chúng ta không được kêu gọi chỉ để giảng. Khai triển và rao giảng những bài giảng chứa đựng một hay hai câu Kinh Thánh không phải là điều chúng ta được kêu gọi để làm. Chúng ta đã được kêu gọi để làm Mục sư - Giáo sư của Lời Đức Chúa Trời . Đây là sự kêu gọi Thánh và cao trọng của một Mục sư. Đây là một nghĩa vụ nghiêm trang.
Kinh Thánh không phải chỉ là quyển sách mà thỉnh thoảng chúng ta trưng dẫn vài câu trong những bài giảng của chúng ta. Lời Chúa phải giữ địa vị trung tâm và dân sự Chúa phải biết điều đó. Họ phải biết, do gương mẫu chúng ta nêu ra, rằng chúng ta là người rao giảng Lời của Đức Chúa Trời .
Được kêu gọi làm người rao giảng Kinh Thánh là một phần thưởng lớn. Người Thầy giảng sống với Kinh Thánh, đọc Kinh Thánh để tìm ích lợi cho bản thân mình và cầu nguyện với quyển Kinh Thánh mỞ ra trước mặt, chẳng bao lâu sẽ được người ta biết đến như là người rao giảng Kinh Thánh. những bài giảng của ông sẽ làm cho Kinh Thánh trở nên sống động cho dân sư của ông. Bằng cách đó, chúng ta có thể làm được những gì Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm, đó là rao giảng Lời Chúa . Chúng ta sẽ tập chú trực tiếp hơn trên khía cạnh giảng luận này vào một chương sau. Xin nhớ rằng, Lời Đức Chúa Trời phải giữ địa vị trung tâm trong sự giảng luận của chúng ta. Chúng ta cần biểu lộ điều này bằng nh ững hành động của chúng ta.
LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI PHẢI CÓ ĐỊA VỊ TRUNG TÂM TRONG GIỜ THỜ PHƯỢNG CỦA CHÚNG TA 
Thưa Mục sư, bạn phải nêu gương. Bạn phải dành cho Kinh Thánh địa vị vinh dự mà Kinh Thánh đáng thưởng. Một phương cách để làm được việc này đã được minh họa bởi những gì Thầy tế lễ Êxơra làm cho dân sự của Đức Chúa Trời. Bạn thấy câu chuyện này trong sách Nêhêmi chương 8. Xin hãy mỞ xem NeNe 8:1-5
Bạn hãy nhớ lại rằng dân Israel đã không vâng Lời Chúa. Bởi cớ đó họ phải trải qua nhiều năm gian khổ tại Babylon vừa làm vừa sống như những người nô lệ cho những ông chủ ngoại bang của họ. Trong những năm sống tại Babylon, họ đã cầu nguyện nài xin Đức Chúa Trời giải cứu họ. Điều điển hình cho tất cả chúng ta là khi gặp khó hăn chúng ta hãy dành nhiều thì giờ cầu nguyện. Cuối cùng Đức Chúa Trời đã dẫn đưa toàn thể dân Israel ra khỏi những năm tháng nô lệ bằng cách riêng của Ngài.
Lúc bấy giờ dân số Israel độ 42.360 người cùng với nhiều t ôi tớ của họ. Khi đã hoàn thành việc tái thiết thành phố và những vách thành quan trọng chung quanh thì toàn dân đã tụ họp lại một chỗ để nghe Sách Luật pháp (Lời Chúa) phán gì. Nghe Lời Chúa là việc quan trọng đối với họ.
Hãy để ý điều gì đã xảy ra. Hãy đọc cẩn thận 8:5 “Êxơra giỞ sách ra trước mặt cả dân , vì người đứng cao hơn chúng , khi người giỞ sách ra , thì dân sự đều đứng dậy ”.
Dù không được yêu cầu nhưng dân chúng vẫn đứng lên. Đó là dấu hiệu họ kính trọng và tôn quý Lời Chúa. Người lãnh đạo đọc lớn tiếng lời Đức Chúa Trời. Dân chúng đứng lên nghe trong khi người ấy đọc.
Chúng ta có nên dạy cho dân sự Chúa cách đứng lên để tôn vinh kinh Lời Chúa chăng? Tôi còn nhớ khi còn là một Thầy Truyền đạo trẻ tuổi mới hầu việc Chúa, đây là sự thực hành quen thuộc trong các Hội Thánh. Khi Mục sư đọc Lời Chúa , cả dân sự đứng lên . Điều này thúc giục tôi đặt câu hỏi, “Phải chăng chúng ta đã đánh mất lòng tôn kính đối với Lời Chúa , Lời Thánh của Đức Chúa Trời ? Chúng ta có đủ lòng tôn kinh đối với Lời Chúa không ?”
Chúng ta thường đứng lên khi có mặt một nhân vật quan trọng. Bằng cách đứng lên khi Lời Chúa được tuyên đọc, chúng ta thừa nhận sự tôn kính Lời hằng sống của Đức Chúa Trời. Đây là một cách chúng ta có thể dạy về sự tôn kính đối với Lời Chúa.
Chẳng hạn, khi Mục sư sắp giảng một khúc Kinh Thánh, hãy mời dân dan đứng lên trong khi đang đọc khúc Kinh Thánh đó. Đây là cách đơn giản để bạn dạy dân sự của bạn tôn kính Lời Chúa. Dĩ nhiên nếu bạn sắp đọc bản văn, mà chỉ có một câu thôi, thì bạn không thực sự tôn vinh Lời Đức Chúa Trời, vì thế không cần đứng lên. Nhưng khi lời Đức Chúa Trời được tuyên đọc trong những buổi nhóm thì lời đó xứng đáng hưởng một địa vị trung tâm, một địa vị vinh dự nhất.
Tại sao ta không thể dành một thì giờ trong buổi nhóm để đọc Kinh Thánh? Trong thời gian đó các tín hữu đều đứng lên để bày tỏ lòng kính trọng Lời Chúa. Tôi để ý thấy Ở một số Hội Thánh dân chúng cứ phải đứng suốt trong giờ thờ phượng hay ca hát, đôi khi kéo khá dài. Rồi họ ngồi xuống đọc Kinh Thánh. Đó là cách chúng ta dạy tín đồ bài học sai lầm. Lời Đức Chúa Trời phải có một địa vị vinh dự trong một buổi thờ phượng. Mục sư cần bảo đảm thực hiện cho được việc này. Lời Đức Chúa Trời phải ưu tiên một trên tất cả những mục thờ phượng khác. Chúng ta phải dạy cho dân sự biết tôn trọng lời Đức Chúa Trời.
Lời Đức Chúa Trời phải giữ địa vị vinh dự trong đời sống bạn, trong sự giảng luận của bạn cũng như trong những giờ thờ phượng của bạn. Xin hãy nhớ, “Lời Chúa còn lại đời đời, và lời đó là đạo Tin Lành đã giảng ra cho anh em” (IPhi 1Pr 1:25). 
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG NĂM 
1. Lời Đức Chúa Trời phải có phần gì trong đời sống Mục sư?
............................................................................................................................................................................................................................................
2. Vua Đa vít mô tả Lời Chúa như thế nào? (Thi Tv 19:10)
............................................................................................................................................................................................................................................
3. Lời Chúa phải có địa vị gì trong sự giảng luận của Mục sư?
............................................................................................................................................................................................................................................
4. Sự đáp ứng của dân chúng khi lời Đức Chúa Trời được đọc lên là gì? (NeNe 8:5)
............................................................................................................................................................................................................................................
5. Hành động đơn sơ nào chúng ta phải khuyến khích trong những buổi thờ phượng của chúng ta ngõ hầu giúp cho Lời Chúa được tôn trọng xứng đáng?
............................................................................................................................................................................................................................................



NGUỒN GỐC UY QUYỀN CỦA CHÚNG TA

Để có được uy quyền trong sự giảng dạy, chúng ta cần phải biết rõ nguồn gốc uy quyền của chúng ta là gì.

Không phải địa vị Mục sư đem lại cho chúng ta uy quyền.
Không phải việc chúng ta được phong chức đem lại uy quyền mà chúng ta cần có để tuyên bố cách khẳng định: “Đức Chúa Trời phán vậy”
Không phải sự giáo dục và bằng cấp của chúng ta là cơ sỞ đem lại uy quyền chúng ta.
Không, chắc chắn là không !
Mặc dầu mỗi một điều kiện trên đây có thể đóng góp hoặc giúp chúng ta nói lên trong uy quyền, nhưng tất cả những điều đó không phải là nguồn gốc uy quyền của chúng ta.
Quyền gì mà chúng ta mong đợi người ta sẽ lắng nghe chúng ta?
Quyền gì chúng ta có để hứa ban sự sống đời đời cho người tin Chúa Jesus Christ?
Quyền gì chúng ta có để nói với dân chúng rằng nếu họ thật lòng ăn năn tội, họ sẽ được tha thứ và sẽ trở nên những người mới trong Đấng Christ?
Quyền gì chúng ta có để rao giảng nghịch lại tội lỗi, hoặc thậm chí nói rằng có một điều được goi là tội lỗi. 
Quyền gì chúng ta có để rao giảng nghịch lại những truyền thống địa phương vốn bao gồm một số hành động gian ác hoặc ngược lại với những sự dạy dỗ của Kinh Thánh?
Hoặc quyền gì chúng ta có để nói trong uy quyền rằng “Chúa Jesus sắp đến “?
Chính Kinh Thánh là nguồn gốc uy quyền của chúng ta.
Chúng ta có thể nói và phải nói trong sự khẳng định và uy quyền, “Đức Giêhôva phán vậy ”. Chúng ta có thể nói và phải tuyên bố trong uy quyền rằng, “Đức chúa Trời yêu bạn ”. Rõ ràng là những Mục sư chúng ta không có thẩm quyền thực sự nào ngoài Kinh Thánh .
Không phải tiếng nói to lớn, âm vang đem lại cho chúng ta uy quyền. Mặc dầu khi lắng nghe một số các diễn giả người ta có thể bị cám dỗ để suy nghĩ như thế. Cả Đức Chúa Trời lẫn loài người đều không cảm động bởi sự rao giảng to tiếng của chúng ta đâu. Giảng to tiếng không phải là giảng có uy quyền. Dĩ nhiên, chúng ta phải giảng vừa đủ nghe cho các thính giả của chúng ta.
Kinh nghiệm không phải là nguồn gốc uy quyền của chúng ta. Mặc dầu chúng ta có thể có nhiều kinh nghiệm hơn những thính giả của chúng ta, nhưng kinh nghiệm mà thôi không phải là nguồn gốc thực sự uy quyền của chúng ta.
Giảng với sự tin quyết tự nó cũng chưa đủ. Có nhiều giáo sư giả đã nói rất tự tin.
Uy quyền thực sự trong sự rao giảng của chúng ta xảy đến khi chúng nói, “Có lời chép rằng ” hoặc “Đức Giêhôva phán như vầy ”. Chính Kinh Thánh là uy quyền tối hậu . Chúng ta không yêu cầu dân chúng những gì họ suy nghĩ là đúng ! Chúng ta không công bố những đề nghị của chúng ta ! Chúng ta công bố hay tuyên bố con đường đúng đắn. Chúng ta biết đó là con đường đúng bởi vì Kinh Thánh tuyên bố đó là con đường đúng. Chúa Jesus phán.
“Ta là đường đi , chân lý và sự sống , chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha ” (GiGa 14:6)
Không thể có chút nghi ngờ gì về điều đó.
Trong sách Mathiơ, đoạn 4, chúng ta đọc thấy Chúa Jesus bị cám dỗ bằng một loạt những lời dụ dỗ mà ma qủy tưởng là mạnh mẽ. Đối diện với từng cám dỗ đó, Chúa Jesus có cùng một câu trả lời, “Có lời chép rằng ” (c.4, 7, 10). Khi Chúa Jesus phán, “Có lời chép rằng ” thì không ai lý luận gì nữa. Kinh Thánh là uy quyền tối hậu. Ngày nay Kinh Thánh vẫn là uy quyền tối hậu.
Từ thời Đức Chúa Trời viết ngón tay Ngài trên những bảng đá (XuXh 31:18), lời Đức Chúa Trời đã là uy quyền tối hậu. Bất cứ lời gi Đức Chúa Trời đã viết bằng ngón tay của Ngài hay qua ngón tay của các tôi tớ Ngài đều là uy quyền tối hậu. “Có lời chép rằng ” là uy q uyền tối hậu.
Trách nhiệm của người giảng đạo là phải biết những gì đã chép trong lời Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời là nguồn gốc uy quyền của chúng ta.
Chúng ta có đọc Kinh Thánh không?
Bạn nói, dĩ nhiên tôi có đọc Kinh Thánh. Nhưng hãy để tôi hỏi mỗi một vị Mục sư câu hỏi tương tự.
Chúng ta có đọc Kinh Thánh nhiều hơn là đọc những sách báo khác không?
Chúng ta có đọc Kinh Thánh hằng ngày không?
Chúng ta có phát triển thói quen tốt đẹp trong việc TRA XEM Kinh Thánh hay không?
Chúng ta có đọc Kinh Thánh theo cách đọc đi đọc lại không?
Chúng ta có đang lớn lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời không? Sự hiểu biết này là tuyệt điểm của mọi sự hiểu biết. Hãy đọc những gì Đức Giêhôva đã phán trong Gie Gr 9:23, 24
“Người khôn chớ khoe sự khôn mình 
Người mạnh chớ khoe sự mạnh mình 
Người giàu chớ khoe sự giàu mình 
Nhưng kẻ nào khoe , hãy khoe về trí khôn 
mình biết Ta là Đức Giêhôva ”
Sự hiểu biết lớn nhất của loài người, đó là nhận biết Đức Chúa Trời. Đây là đặc ân lớn nhất của loài người. Chúng ta hãy hỏi trở lại, chúng ta có đang lớn lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời không? Bạn nói “Làm thể nào để chúng ta biết Đức Chúa Trời cách tốt hơn? “. Câu trả lời là, chúng ta biết Đức Chúa Trời nhiều hơn nhờ thường xuyên liên tục đọc lời của Ngài.
Lời Chúa có thu hút chúng ta không? Kinh Thánh có cảm động lòng chúng ta không?
Sứ Đồ Phao-lô rất cảm động khi ông phô diễn chân lý của Đức Chúa Trời đến nỗi ông la lớn lên.
“Ôi ! Sâu nhiệm thay là sự giàu có , khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời ”( RoRm 11:33)
Chúng ta sẽ không thể khởi sự hưởng được vẻ đẹp và quyền năng của lời Kinh Thánh nếu chúng ta không đọc Kinh Thánh. Hãy đọc, hãy đọc hãy đọc và hãy đọc Kinh Thánh nhiều hơn nữa. Đó phải là chức năng chính yếu của chúng ta.
Chúng ta có rao giảng Lời Đức Chúa Trời cách có quyền phép không? 
Trong Cong Cv 1:8 chúng ta bắt đầu thấy câu trả lời cho vấn đề làm thế nào để rao giảng cách có q uyền phép. Chúng ta đọc thấy 
“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền phép ”.
Điều quan trọng là phải được đầy dẫy Thánh Linh. Điều quan trọng là phải có tấm lòng bùng cháy nhờ Đức Thánh Linh. Chính Chúa Jesus đã ra lệnh cho các môn đồ của Ngài không nên nổ lực truyền giảng cho đến khi họ được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Chúng ta đừng bao giờ quên rằng trước khi các môn đồ được đầy dẫy thánh Linh họ đã trải qua ba năm trong trường học của Đấng Christ, do chính Ngài dạy bảo. Hai bài học quan trọng họ đã học được là:
1. Bài học tự bỏ mình đi 
Chúa Jesus đã dạy họ
“nếu ai muốn theo Ta , phải tự bỏ mình đi ,
mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta ”
không phải dễ để phủ nhận chính mình. Bản ngã rất hay đòi hỏi nhưng một môn đồ Chúa phải học tập tự bỏ mình đi. Từ bỏ chính mình là bài học đầu tiên mà một môn đồ phải học trong trưòng học của Đấng Christ.
2. Bài học vâng lời 
Có những người muốn gọi Chúa Jesus là “Chúa” nhưng không sẵn sàng để vâng lời Ngài. Nếu Jesus là Chúa tể của đời sống bạn thì bạn sẽ vâng lời Ngài không thắc mắc, không ngần ngại. Chúa Jesus có lần đã hỏi 
“Sao các ngươi gọi ta : Chúa , Chúa mà không làm theo lời Ta phán ? Ta sẽ chỉ cho các ngươi biết kẻ nào đến cùng Ta , nghe lời Ta , và làm theo , t hì giống ai ”(LuLc 6:46-47)
Trong những câu sau đó Ngài mô tả cả người vâng lời và hạng người không vâng lời (c. 48,49)
TRƯỚC KHI chúng ta có thể giảng đạo cách quyền năng chúng ta cần phải học biết cả hai bài học rất quan trọng này.
Chúng ta có đang từ bỏ chính mình để đi theo Chúa và phục vụ Chúa không?
Chúng ta có chịu vâng lời Đấng mà chúng ta xưng là “Chúa” hay không?
Chúng ta có đầy dẫy Thánh Linh của Ngài không? Đây là con đưòng đi đến sự rao giảng cách có quyền năng. Đây là con đường để rao giảng có thẩm quyền
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG SÁU 
1. Nguồn gốc uy quyền chính của Mục sư là gì?
............................................................................................................................................................................................................................................
2. Chúa Jesus đã chống trả những sự cám dỗ của ma quỷ như thế nào? (Mat Mt 4:4)
............................................................................................................................................................................................................................................3. Hãy nêu ra hai bài học quan trọng mà các môn đồ đã học được từ Chúa Jesus?
............................................................................................................................................................................................................................................
4. Cong Cv 1:8 dạy chúng ta điều gì về việc được đầy dẫy Thánh Linh?
............................................................................................................................................................................................................................................



NHỮNG PHƯƠNG PHÁP RAO GIẢNG LỜI CHÚA

Chưa từng có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại mà việc rao giảng Kinh Thánh lại cần kíp hơn thời nay.

Thưa Mục sư, rao giảng bất cứ đề tài nào hay bản văn nào hiện đến trong trí bạn không phải là giảng Kinh Thánh. Như đã được chỉ rõ Ở chương trước, lời Đức Chúa Trời phải được giữ địa vị trung tâm trong sự giảng luận của chúng ta. Thưa Mục sư, chúng ta cần giảng Lời Chúa thay vì chỉ giảng trích từ Lời Chúa.
Khắp cả thế giới đang có nhu cầu lớn để tiếng nói có uy quyền được nghe lớn và nghe rõ khắp nơi. Thế giới đang tìm kiếm một lãnh tụ mà lời nói không thể nghi ngờ gì được. Chính tiếng nói của Đức Chúa Trời cần được phân loại nghe rõ. Thế giới cần nghê lời Đức Chúa Trời phán, “Nầy là đường đây , hãy noi theo ”( EsIs 30:21). Họ sẽ chỉ nghe được lời này khi chúng ta rao giảng Lời Chúa.
Bạn có để ý thấy dân chúng dường như đang đi lạc đường không? họ giống như chiếc tàu không bánh lái. Họ giống như những khách bộ hành lạc lối trong rừng, cứ đi quanh quẩn. Kinh Thánh và chỉ có Kinh Thánh, mới cung cấp tiếng nói họ đang tối cần. Mục sư có một trọng trách lớn để công bố những gì Đức Chúa Trời phán dạy. 
Tiên tri Êsai cho chúng ta biết lý do (30:21)
“Tai các ngươi sẽ nghe có tiếng đằng sau mình rằng : Nầy là đường dây , hãy noi theo ”
Rồi khi bạn trải qua trên đường đời, bạn sẽ có Lời Chúa chỉ đưòng. Tiếng nói của Ngài sẽ luôn có Ở đó để chỉ dẫn bạn, “Khi các ngươi xê qua bên hữu hoặc bên tả ”
có biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghe những bài giảng đầy dẫy những ngôn từ, thậm chí là những ngôn từ Cơ đốc, nhưng có rất ít Lời Chúa? Đề tài bài giảng được công bố và trình bày có vẻ dính dáng mơ hồ đến Kinh Thánh. Tuy nhiên người ta không nghe rõ được sứ điệp của Đức Chúa Trời qua bài giảng. Loại bài giảng này không thể gọi là giảng Kinh Thánh được. Những diễn giả chỉ lấy bản văn từ Kinh Thánh hoặc minh họa những bài giảng của mình từ Kinh Thánh, không nên tự đánh lừa mình như những diễn giả Kinh Thánh. họ không phải là diễn giả Kinh Thánh đâu.
Loại bài giảng này, mà người ta thường nghe, tiếc thay đã thiếu cả uy quyền lẫn sự chỉ dẫn. Có thể ngồi nghe hết loại bài giảng này và không bao giờ nghe được Chúa đã phán gì về đề tài này. Không lạ gì có quá nhiều lộn xộn xảy ra. Người ta dành cho Kinh Thánh một địa vị nhỏ bé. Thỉnh thoảng người ta trích dẫn một câu Kinh Thánh. đó không phải là giảng Kinh Thánh.
Nếu chúng ta muốn công bố những gì Lời Chúa phán dạy thì ta phải dành cho Kinh Thánh địa vị trung tâm. Đây là trách nhiệm căn bản của Mục sư - công bố Lời Chúa .
Về cơ bản có ba hình thức bài giảng thường dùng chúng ta hãy nói sơ qua những hình thức này.
Ba hình thức giảng luận 
1. Giảng theo câu gốc :
Hình thức giảng này bắt đầu với một cầu Kinh Thánh đặc biệt, vì thế nó được gọi là giảng theo “câu gốc”. Hình thức giảng này tập trug vào một câu gốc nào đó trong Kinh Thánh. (Xem thí dụ Ở cuối chương).
Hình thức giảng này có thể thực hiện với rất ít chuẩn bị hoặc không chuẩn bị gì cả. Mọi việc cần làm chỉ là lựa chọn một câu Kinh Thánh để làm nền tảng cho bài giảng. Đôi khi bài giảng đã được triển khai trước rồi diễn giả lấy ra một câu Kinh Thánh đặt vào cho thích hợp bài giảng. Kinh Thánh giữ vai trò rất nhỏ bé. Đây không phải thực sự là giảng Kinh Thánh và trong chức vụ Mục sư không nên đặt phưong thức giảng này lên hàng đầu.
Dĩ nhiên loại giảng luận này không có gì sai trái cả. Thực ra đôi khi có những hoàn cảnh đòi hỏi phải dùng loại bài giảng này. Những nhà Truyền đạo lưu hành thường không có cơ hội để triển khai đầy đủ một phân đoạn Kinh Thánh. Đôi khi tất cả những gì các nhà truyền giảng có thể làm là nói lại những gì Đức Chúa Trời suy nghĩ về tội lỗi và rồi đưa ra phương pháp giải cứu cho rõ. Ông cố gắng trình bày những gì Kinh Thánh phán với người chưa tin Chúa.
Mục sư trong Hội Thánh không nên chủ yếu dùng phương pháp giảng theo câu gốc này. Chúng ta được kêu gọi để công bố toàn bộ ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta có một trách nhiệm rất lớn. Chúa Jesus nói rõ trách nhiệm đó trong Mathiơ 28. Là những Mục sư, trách nhiệm chúng ta là “dạy họ giữ mọi điều ta đã truyền cho các ngươi ”(Mathiơ 28: 20). Điều này đòi hỏi một quá trình dạy đạo hòan chỉnh hơn là chỉ giảng theo câu gốc.
Một thí dụ về giảng theo câu gốc 
Chủ đề: Phương cách để được sự sống đời đời
Câu gốc: GiGa 3:16 
Đức Chúa Trời yêu thương thế gian
Tình yêu Ngài thể hiện tại Thập tự giá
Giá đã trả cho sự cứu chuộc
Phương cách đơn giản là đặt Đức tin nơi Chúa.
Bây giờ, loại bài giảng này không có gì sai trái cả. Nhưng nó có một số điểm yếu tôi muốn chỉ ra đây:
a) Câu này không được nhìn thấy trong mạch văn của cả đoạn hoặc của cả sách Giăng
b) Bằng cách dùng chỉ có một câu gốc thường tạo ra trong tâm trí người nghe cảm tưởng cho rằng câu này là tất cả những gì chúa đã phán về đề tài đó.
c) Không phải một câu nào đó có thể đứng vững một mình, câu đó phải được nhìn thấy trong mạch văn của cả đoạn.
d) Ở cuối sứ điệp các thính giả của bạn không có được sự hiểu biết tốt hơn về những gì Kinh Thánh liên hệ đến kế hoạch cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa Trời.
e) Nó không khuyến khích người ta nghiên cứu hay đọc Lời Chúa cho chính mình.
Đây chỉ là một số điểm yếu trong bữa ăn đều đều của sự giảng luận theo câu gốc.
2. Giảng theo đề tài :
Hình thức giảng luận này có thể thực hiện với rất ít hoặc không trưng dẫn Kinh Thánh gì cả. Một số người xem đây là hình thức giảng luận dễ dàng nhất. Có lẽ ý kiến đó đã trở thành lý do khiến người ta sử dụng phương thức giảng này nhiều nhất. Diễn giả chỉ cứ lựa chọn một đề tài, bất cứ đề tài nào nảy ra trong trí và triển khai một cuộc nói chuyện hay một bài giảng về đề tài đó.
Chỉ cần đưa vào vài câu Kinh Thánh Ở đây hay Ở đó là bạn có một bài giảng theo đề tài. Nếu so sánh thì đây là phương pháp dễ soạn và dễ giảng nhất. Đây thường chỉ là những bài diễn thuyết tôn giáo.
Nhưng hãy để tôi cảnh cáo bất cứ vị Mục sư nào mà chỉ dựa vào loại bài giảng này thì họ đang thất bại trong nhiệm vụ mình một cách thật đáng tiếc. Đây không phải là loại bài giảng Kinh Thánh mà bạn có thể tạo ra tình yêu đối với Lời của Đức Chúa Trời. Nó không giúp cho dân sự của bạn lớn lên trong sự hiểu biết Kinh Thánh.
Trong hình thức giảng luận này người ta nhận được Kinh Thánh rất ít. Hình thức này thường chỉ đem lại hậu quả báo động là sự ngu dốt về Kinh Thánh. Kinh Thánh chỉ được dành cho một vai trò nhỏ bé.
Một lần nữa, thỉnh thoảng loại bài giảng này có thể được sử dụng với hiệu quả cao. Loại bài giảng này không có gì sai, nhưng một Mục sư có một trọng trách phải dạy Lời Chúa cho dân sự Chúa.
Mục sư trong Hội Thánh không nên thường xuyên sử dụng phương thức giảng theo đề tài này. Loại giảng luận này dành cho Kinh Thánh vai trò rất nhỏ bé. Bài giảng này theo đề tài không tập trung trên Kinh Thánh, nó chỉ tập chú vào một đề tài.
Điều đáng buồn là hầu hết các diễn giả giảng theo câu gốc và theo đề tài cứ nghĩ rằng họ là người giảng Kinh Thánh. không phải vậy đâu.
Thỉnh thoảng việc giảng theo câu gốc hay theo đề tài có được chỗ đứng của nó. Tuy nhiên những loại bài giảng này tiếc thay rất thiếu khả năng để dạy Lời Chúa. Thưa Mục sư, đây không phải là giảng Kinh Thánh. đây không phải là loại giảng luận mà bạn đã được kêu gọi để làm cũng không phải là loại giảng luận mà dân sự Chúa cần đến nhất.
Một thí dụ về bài giảng theo đề tài 
Đề tài hay Chủ đề: Sự thành tín của Đức Chúa Trời 
Câu gốc: PhuDnl 7:9
I. Ngài thành tín để cung cấp nhu cầu của chúng ta Phi Pl 4:19
II. Ngài thành tín khi Ngài kêu gọi ICo1Cr 1:1-9:27
III. Ngài thành tín trong n hững nhu cầu thuộc linh của chúng ta IITe 2Tx 3:3
IV. Ngài thành tín trong sự chịu khổ của chúng ta IPhi 1Pr 4:19
V. Ngài thành tín khi chúng ta bị cám dỗ ICo1Cr 10:13
VI. ngài thành tín khi chúng ta phạm t ội IGi1Ga 1:9
Không có gì sai trong hình thức bài giảng này. Đây là loại bài giảng mà các nhà truyền đạo lưu hành thường giảng. Tuy nhiên nó có một số điểm yếu nếu Mục sư thường xuyên đều đặn sử dụng hình thức này. Đây không phải là giảng Lời Chúa mà là giảng từ Lời Chúa. Đây là sử dụng Kinh Thánh hơn là để cho Kinh Thánh tự nói cho chính Kinh Thánh.
Xin lưu ý một số điểm yếu trong hình thức giảng luận này.
a) Nó trình bày một quan điểm không liên kết, không gắn chặt nhau của Kinh Thánh. nó làm cho Kinh Thánh chỉ là bộ sưu tập những câu nói mà thôi.
b) Một Mục sư có nhiệm vụ làm cho Kinh Thánh trở nên sống động. Trong hình thức giảng này Kinh Thánh là một loạt các câu không gắn liền nhau. Nhưng Kinh Thánh chắc chắn không phải như vậy.
c) Để nhấn mạnh về sự thành t ín của Đức Chúa Trời tốt hơn bạn nên lần lưọt giảng từng câu nói trên.
- Như thế dân sự của bạn sẽ nhìn thấy mỗi một câu đó trong mạch văn đúng đắn của nó. Điều này sẽ giúp cho mỗi câu có năng lực mà nó không có khi trình bày cách riêng rẽ.
Vậy thì bạn sẽ có ít nhất bảy bài giảng về sự thành tín của Chúa thay vì chỉ có một bài. (ít nhất bảy lần, Kinh Thánh nói về sự thành tín của Đức Chúa Trời). Điều đó có nghĩa là dân sự của bạn sẽ nghe về sự thành tín của Chúa được nhiều lần. Dân sự của bạn càng được dạy dỗ về sự thành tín của Đức Chúa Trời thường xuyên hơn bởi vì sự bất trung là sự yếu đuối thông thường nhất của con người.
d) Hình thức giảng luận này không khuyến khích hội chúng của bạn tự ngiên cứu Lời Chúa. Kinh Thánh không trở thành một sách sống cho họ.
e) Hình thức giảng luận này một phần nào đó đem lại hậu quả là sự ngu dốt về những gì Đức Chúa Trời phán trong Kinh Thánh. Dân chúng ngày nay cần nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời trực tiếp từ Lời của Ngài. Đây là giảng từ Lời Chúa hơn là rao giảng chính Lời Chúa.
3. Giảng Giải Kinh :
Đây là một từ liệu có tính kỹ thuật được dùng để mô tả phương cách giảng luận mà môn học này khuyến khích sử dụng. Phương pháp này không liên quan gì đến mức độ dài của phân đoạn Kinh Thánh được sử dụng. Nó không mô tả một bài giảng về một câu hay là nhiều câu. Nó chỉ về việc Kinh Thánh có được phép tự mình nói ra cách rõ ràng và có sức mạnh hay không. Bất cứ khi nào việc này được thực hiện thì đó là vị Mục sư đã vâng theo mệnh lịnh rõ ràng “Rao giảng Lời Chúa”
Giảng Giải Kinh đưa hội chúng tập trung vào từng chữ từng câu qua cả Kinh Thánh. nó liên quan đến việc khảo cứu cách có hệ thống toàn bộ Kinh Thánh mỗi lần một số câu. Đây mới thực sự là giảng Kinh Thánh. đây có thể là một quan điểm mới nghe đối với một số người bởi vì tiếc thay Ở một số nơi ít người được nghe nói đến.
Thưa Mục sư, phải mất bao lâu để bạn hướng dẫn dân sự đi từ câu này qua câu khác suốt các sách của Kinh Thánh? Phải mất bao lâu từ khi bạn hướng dẫn dân sự đi từ câu này qua câu khác qua tất cả các biến cố thích thú nhất của sách Công vụ Sứ Đồ? Bạn mất bao lâu để hướng dẫn dân sự đi qua hết sách Ha-ba-cúc diệu kỳ? Bạn có bao giờ trình bày cho dân sự của bạn mọi biến cố chính của sách Sáng Thế Ký chưa? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ cho bạn biết bạn có phải là một thầy giảng Kinh Thánh hay là không.
Trở thành một nhà giảng Giải Kinh không phải là quá trễ đâu. Chúng ta sẽ khám phá đề tài này nhiều hơn Ở các chương sau.
Thực ra, mục đích và kế hoạch của môn học này là để giải thích giảng Giải Kinh là gì và làm thế nào để giảng Giải Kinh. Giảng Giải Kinh thực sự là giảng Kinh Thánh. Mỗi một Mục sư cần trở thành một người giảng Giải Kinh để có thể làm ứng nghiệm cách hiệu quả sự kêu gọi Rao giảng Lời Chúa của mình.
Một thí dụ về giảng Giải Kinh :
Phân đoạn Kinh Thánh mà chúng ta sắp giải nghĩa là Ở GaGl 5:1-15. Đây là một thí dụ về giảng Giải Kinh.
Tôi giả định rằng trước đây bạn đã hướng dẫn dân sự của bạn học qua 4 chương đầu của sách Galati. Khi chúng ta giải thích ý nghĩa của phân đoạn này bạn sẽ lưu ý thấy tầm quan trọng của việc giảng luận và sự hiểu biết mạch văn mà Phao-lô đã viết là dường nào.
Thưa Mục sư, trong quá trình giảng giải kinh qua suốt quyển Kinh Thánh, bạn sẽ gặp đến nhiều chỗ được gọi là những đoạn sách khó. Nếu chỉ lấy riêng những câu ấy ra thì rất khó hiểu, nhưng nếu xem xét chúng trong toàn mạch văn thì những câu đó trở nên có ý nghĩa và có quyền năng.
Chúng ta có thể đặt tên cho khúc sách trên đây là “Sự tự do của Cơ Đốc Nhân “ hoặc “Sinh ra để được tự do”. Điều này căn cứ trên những câu có lien hệ đến mạch văn của cả thư mà Phao-lô gởi cho người Galati.
Bối cảnh: Những người nhận thư của Phao-lô đã được trưởng dưỡng để tin rằng một người cần phải cẩn thận vâng theo tất cả Luật pháp của Môise. Những luật lệ đó đã được ban cho con dân Israel trước khi Đấng Christ chịu chết trên Thập tự giá. Họ vẫn bị ràng buộc bởi Cổ luật đó (Luật Môise, Xuất Êdiptôký 19-31). Thực ra họ đang làm nô lệ cho Luật pháp đó. Rồi Chúa Jesus đã đến và làm trọn Luật pháp để họ không còn cần phải giữ những luật lệ cứng nhắc đó nữa. Chúa Jesus đã làm trọn Luật pháp một lần đủ cả thay cho chúng ta. Ngài đã trả xong mọi đòi hỏi của Luật pháp.
Thế nhưng trong khi không có mặt của Sứ Đồ Phao-lô, những tân tín hữu Ở Galati đã bị các giáo sư giả dẫn đi sai lạc. Những giáo sư này nói rằng, “tiếp nhận Đấng Christ là tốt rồi, nhưng các bạn vẫn phải giữ trọn Luật pháp của Môise”.
Trong chương 3, Phao-lô đã viết, “Hỡi người Galati ngu muội . Ai bùa ém anh em ?”hoặc ai đã lừa dối anh em để tin rằng anh em vẫn còn Ở dưới Cổ luật của Môise. Chúa Jesus đã đến và đã chết cho tội lỗi của anh em để anh em không còn giữ những luật xưa đó nữa. Đức Chúa Trời đã thấy rằng các anh em không thể nào giữ Luật pháp cho nỗi (5:4) Chúa Jesus đã thế chỗ cho anh em và bây giờ anh em đã được tự do khỏi Luật pháp (5:6).
1. Sự tự do của Cơ Đốc Nhân Galati 5:1-5 
a) Chúng ta được tự do khỏi điều gì? 
Vì Đấng Christ đã chết thế tội chúng ta nên chúng ta được tự do khỏi:
1/ Sự rủa sả của việc sống dưới Luật pháp. Nói cách khác chúng ta được tự do khỏi sự rủa sả của chủ nghĩa Luật pháp.
2/ Chúng ta được tự do khỏi sự sợ hãi cơn phán xét nặng nề của Đức Chúa Trời.
3/ Chúng ta được tự do khỏi một lương tâm kiện cáo.
4/ Chúng ta được tự do khỏi quyền lực của Sa-tan trên đời sống chúng ta. Chúng ta được tự do , tự do , tự do .
b) Bây giờ chúng ta được tự do để làm gì? 
1/ Tự do để yêu mến Đức Chúa Trời với sự vui mừng thực sự thay vì sống dưới bàn tay nặng nề của Luật pháp.
2/ Tự do để nói với người anh em hoặc chị em trong Đấng Christ rằng “Tôi yêu anh (em) mà không có ý định tội lỗi (5:14)
3/ Tự do để đến gần Đức Chúa Trời. Chúng ta không còn nhờ cậy thầy tế lễ để đến với Đức Chúa Trời như người ta phải làm trong thời Môise nữa.
4/ Bây giờ chúng ta được tự do, tự do để vui hưởng sự tự do của chúng ta trong Đấng Christ.
Chúng ta được tự do , tự do , tự do !
2. Những giới hạn của sự tự do. Galati 5: 13-15 
a. Sự tự do trong Đấng Christ của chúng ta không phải là một giấy phép để chúng ta phạm tội (5:13)
b. Sự tự do của Cơ đốc nh ân được tự chế bởi tình yêu người đó dành cho Đấng Christ. Vì yêu Chúa chúng ta không dám phạm tội (5:14-15).
c. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét sự giới hạn của tự do. Những giới hạn này đều do ta tự hạn chế.
- Tự do quá mấu thì nguy hiểm
- Để vui hưởng tự do chúng ta phải tự kiềm chế nếu không chúng ta trở thành nô lệ của bản tánh tội lỗi.
- Trong một hình thức nào đó thật dễ để sống như người nô lệ hơn là sống như người tự do. Là nô lệ bạn làm điều người ta bảo bạn phải làm. Là người tự do bạn phải tự điều khiển lấy mình.
d. Tự do quá mấu sẽ phá hủy bạn (5:15)
Sách Galati dạy về ba điều : chủ nghĩa Luật pháp sự tự do , giấy phép 
3. Hiểm họa của việc quay về làm nô lệ cho Luật pháp. Galati 5: 2, 3, 4 
Phao-lô viết thư cho các Cơ Đốc Nhân Ở Galati về sự nguy hiểm của việc tin tưởng các giáo sư giả là những kẻ muốn đưa họ đến chỗ sống dưới Luật pháp Môise. Cùng với nhiều điều khác, Luật pháp dạy rằng mỗi người nam đều phải chịu phép cắt bì. Phao-lô nói rằng nếu bạn trở lại với Luật pháp thì:
a. Đấng Christ chịu chết là vô ích. Bạn sẽ không còn tin Đấng Christ đã chịu chết để cứu bạn. Điều này có nghĩa là bạn đang tin cậy nơi những việc lành riêng của mình. Điều đó cũng có nghĩa Đấng Christ chết là vô ích.
b. Nó có nghĩa là bạn đang còn là người mắc nợ cho cả Luật pháp. Nói cách khác bạn không chỉ phải vâng theo một luật “về sự cắt bì” nhưng bạn phải vâng giữ tất cả những Luật pháp khác. Vi phạm một điều răn là vi phạm tất cả các điều răn. Điều đó có nghĩa là bạn không tin Đấng Christ để được cứu rỗi (Gia Gc 2:10)
c. Bạn bị phân cách và xa lạ với Đấng Christ. Bằng việc trở lại nương dựa vào công việc của Luật pháp bạn đã khước từ sự chết của Đấng Christ cho tội lỗi của bạn.
d. Bạn lại tự đặt mình dưới Luật pháp mà không còn đặt mình dưới ân điển nữa.
4. Những cảm nghĩ của Phao-lô đối với người Galati (Galati 5: 7-12) 
Các Cơ Đốc Nhân Galati đã từng quen sống dưới Luật pháp cũ nhưng họ đã quay về với Chúa. Họ đã học biết phải tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ. Bây giờ họ đã quên hẳn những gì Đấng Christ đã làm cho họ. Họ lại nương cậy nơi những công việc riêng để cứu rỗi họ.
a. Phao-lô nói với họ, “Tôi rất thất vọng về anh em. Anh em làm những Cơ Đốc Nhân thật tốt. Tôi không hiểu điều gì khiến anh em trở lại đường xưa lối cũ”(c. 7)
b. Đó không phải là Đức Thánh Linh đã thuyết phục anh em trở lại nhờ cậy công việc riêng (c.8) Đức Thánh Linh luôn luôn chỉ dẫn về Đấng Christ như là đường đi, như là giải pháp.
c. Phải có một người nào đó dẫn tất cả anh em đi lạc (c.9). một người có thể thuyết phục cả nhóm đi sai đường lạc lối.
Lưu ý: những câu này nên áp dụng cho tình hình hiện tại trong nền văn hóa riêng của bạn, chẳng hạn:
- Cơ Đốc Nhân trở lại với việc dâng tế lễ, cúng bái hoặc thậm chí trở lại đền chùa là nơi họ đã từng thờ cúng.
- Cơ Đốc Nhân suy nghĩ rằng nhờ làm việc lành họ có thể đạt được những công đức thêm vào cho sự cứu rỗi. Nên nhớ sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin nơi Đấng Christ mà thôi.
d. Phao-lô rõ ràng đang bị tố cáo là vẫn giảng dạy về sự cắt bì. Ông nói rằng việc này thật khôi hài bởi vì ông chỉ giảng sự cứu rỗi bởi đức tin nơi Đấng Christ mà thôi và đó là lý do hiện ông đang bị bắt bớ (Chúa Jesus:11)
e. Phao-lô không hề chúc phúc cho những giáo sư giả này (c.12)
f. Phao-lô cảnh báo họ về việc họ lạm dụng sự tự do trong Đấng Christ để làm chuyện ô uế. Ông khuyến khích họ hãy phục vụ lẫn nhau (c.13,14)
g. Phao-lô chứng tỏ thế nào sự bất hòa, tranh cải chỉ làm tổn hại cho Hội Thánh mà thôi (c.15)
Mười lăm câu này có thể là quá nhiều câu bao gồm trong một sứ điệp. Nếu vậy thì hãy lấy 5 câu hoặc 10 câu thôi. Đây chỉ là một thí dụ về cách bạn giảng Giải Kinh. Hãy để Kinh Thánh tự nói về Kinh Thánh.
Để kết luận chương này, tôi xin nói, Tôi tin chắc rằng nếu thực hiện cách khôn ngoan và đều đặn, thì phương cách giảng Giải Kinh sẽ tạo ra sự kính trọng đối với Kinh Thánh đến nổi dân sự Chúa sẽ không thỏa lòng với bất cứ phương thức rao giảng nào khác. Đấy chính là vâng theo mạng lịnh rao giảng Lời Chúa vậy.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG BẢY 
1. Giảng luận khác với giảng Kinh Thánh như thế nào?
...................................................................................................................... ......................................................................................................................
2. Hãy kể tên của ba hình thức giảng luận
...................................................................................................................... ......................................................................................................................
3. Trong Hội Thánh đầu tiên, phương pháp nào thường được nghe đến nhiều nhất
...................................................................................................................... ......................................................................................................................
4. Sự khác biệt căn bản giữa giảng Giải Kinh và hai hình thức giảng khác là gì?
...................................................................................................................... ......................................................................................................................
5. Tại sao khi giảng thì mạch văn của cả khúc Kinh Thánh là quan trọng?
...................................................................................................................... ......................................................................................................................



HÃY THỬ NGHIỆM SỰ GIẢNG DẠY CỦA CHÚNG TA

Phương pháp giảng dạy của chúng ta có làm hài lòng Chúa và Thầy chúng ta không? Thỉnh thoảng tự đặt cho mình câu hỏi như vậy có khôn ngoan không?

Trong chương 4, chúng ta được cảnh cáo về hiểm họa bắt chước gương sai lầm. Chúa Jesus đã phán:
“Nếu kẻ mù dẫn đưa kẻ mù thì cả hai sẽ cùng té xuống hố ”( Mat Mt 15:14)
Có thể chúng ta sẽ noi gương sai lầm hay không? Hãy cùng nhìn xem với tôi về những hậu quả đáng buồn của việc người ta sử dụng quá nhiều cách giảng theo câu gốc và theo đề tài. Tiếc thay đây là loại giảng dạy rất thường được nghe trong các nhà thờ. Nó tạo ra những gì cho Hội Thánh? Từ hạt giống chúng ta sẽ gặt hái được mùa gặt gì? Tôi xin liệt kê dưới đây một số những hậu quả tai hại của những năm tháng giảng dạy không phải là giảng Kinh Thánh thực sự.
Thiếu tri thức Kinh Thánh 
Rất khó để chối cãi rằng trong vòng những người đi nhà thờ đã có sự thiếu hụt rất nhiều về tri thức Kinh Thánh. Đáng buồn thay khi nhiều người đi nhà thờ từ năm này sang năm kia mà lại biết rất ít về Lời Chúa. Có thể họ đã nghe hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn bài giảng, nhưng những bài giảng ấy chứa đựng rất ít lời của Chúa
Nếu tất cả dân sự của bạn từ tuần này sang tuần khác cứ nghe giảng một câu Kinh Thánh hoặc một vài câu Kinh Thánh mỞ ra cách may rủi, bất ngờ, thì làm thế nào họ có thể biết rõ Lời Chúa được? Nếu tất cả những gì bạn bình luận hay diễn giải về một đề tài đặc biệt nào đó thì làm thế nào bạn mong họ có thể biết được Lời Chúa? Thực ra điều này có thể là một phương cách tốt để thử xem bạn có phải là người giảng Kinh Thánh hay không. Bạn lập nền dân sự của bạn trong Lời của Đức Chúa Trời sâu sắc đến mức nào?
Người giảng đạo biết Kinh Thánh của mình thì vẫn chưa đủ. Dân sự của Chúa cũng cần phải biết Kinh Thánh của họ nữa. Người giảng đạo không phải lúc nào cũng có mặt. Dân sự của bạn có biết Lời của Đức Chúa Trời không? Việc giảng theo câu gốc hay giảng theo đề tài đều đều như vậy sẽ không bao giờ tạo được những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ.
Giảng theo câu gốc và theo đề tài không phải là “tỏ cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời ” (Cong Cv 20:27) như Sứ Đồ Phao-lô đã làm và như chúng ta đã được kêu gọi để làm. Phương thức giảng như thế không xuyên suốt, không công bố hết thảy ý muốn Chúa hay toàn bộ chân lý. Nó chỉ đưa ra một quan điểm nhỏ bé không liên lạc với nhau về những gì Đức Chúa Trời phán dạy.
Các cơ đốc nhân vô phương tự vệ 
Giảng theo câu gốc và giảng theo đề tài sẽ làm cho dân sự của bạn vô phương tự vệ khỏi quyền lực của Sa-tan . Thiếu tri thức Kinh Thánh thường mỞ cửa cho sự cám dỗ. Bạn có nhớ Chúa Jesus đã đối phó với sự cám dỗ như thế nào không? Ngài không chỉ nói “KHÔNG”. Ngài đã có thể nói với kẻ cám dỗ, “Có lời chép rằng ”. Sự biết rõ Lời Chúa đã cho Ngài những vũ khí mạnh nhất để chống lại sự cám dỗ. Bạn đã trao cho dân sự của bạn vũ khí mạnh mẽ đó chưa? Điều quan trọng đối với họ không phải là có một quyển Kinh Thánh. Dân sự của bạn cần biết rõ Kinh Thánh của họ. Công tác cấp bách của Mục sư là dạy cho họ biết Kinh Thánh. Bạn có là người giảng Kinh Thánh không?
Bạn đem cho họ thứ phòng vệ gì để chống lại các tà giáo nếu họ không biết rõ Kinh Thánh của họ? Mỗi năm hàng ngàn các Cơ Đốc Nhân đã bị dẫn dụ đi theo các tà giáo. Họ được người ta chỉ, “Nầy là đường dây”. Người ta hứa hẹn nhiều điều có vẻ tốt đẹp lắm. Hậu quả là dân sự của chúng ta cứ mù quáng đi theo nơi nào mà họ dẫn đi. Chúa Jesus đã báo trước rằng trong ngày cuối cùng sẽ có nhiều Christ giả nổi lên và dỗ dành nhiều Cơ Đốc Nhân. Bạn đang làm gì trong sự giảng dạy để củng cố dân sự của bạn trong Lời Chúa? Tôi có thể nói với bạn rằng một món ăn đều đặn liên tục của bài giảng theo câu gốc và theo đề tài không thể đem lại cho dân sự của bạn tri thức Kinh Thánh mà họ đang rất cần.
Luận giải Kinh Thánh cách nguy hiểm 
Thật nguy hiểm khi lấy một câu Kinh Thánh hoàn toàn ra khỏi mạch văn của nó và xây dựng một bài giảng trên câu Kinh Thánh đó.
Dân sự của bạn sẽ không nhận được toàn bộ sứ điệp mà Đức Chúa Trời muốn họ nghe. Những câu Kinh Thánh thường không đứng riêng một mình. Mỗi câu là một phần của một phân đoạn Kinh Thánh rộng lớn. Hãy khám phá ra sứ điệp đã ngụ ý đến trong sách đó hay trong đoạn đó. Đừng nên cô lập một câu đơn độc như người ta thường làm trong bài giảng theo câu gốc, trừ phi bạn biết rõ mạch văn của câu đó là gì. Đây là một phương pháp nguy hiểm trong sự giảng luận Kinh Thánh.
Kinh Thánh không phải là quyển vỞ dán tranh ảnh cắt ra (Scrap book) với đầy dẫy những câu nói đứng riêng biệt. Kinh Thánh không phải là sách trích dẫn các danh ngôn. Mỗi cau là một phần của một phân đoạn rộng lớn. Kinh Thánh chép “Cả Kinh Thánh đều ..... có ích ” (IITi 2Tm 3:16). Hãy lưu ý cả phân đoạn của 2Timôthê chương 3. Cả chương sách đã được viết để chuẩn bị cho các Cơ Đốc Nhân đối phó với những ngày khi kẻ ác sẽ cám dỗ để lừa gạt họ. Đây là điều Đức Chúa Trời đang phán Ở 2Timôthê chương 3.
Lấy riêng ra một hai câu Kinh Thánh là việc nguy hiểm. Không có gì nguy hiểm hơn là sự hiểu biết phiến diện. Biết một phần nào về một chân lý nào đó là điều nguy hiểm. Kinh Thánh dạy:
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn , có ích cho sự dạy dỗ , bẻ trách , sửa trị , dạy người trong sự công bình , hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành ”
chúng ta được ủy nhiệm phải rao giảng “Cả Kinh Thánh”, chứ không phải chỉ một câu Ở đây hay Ở đó.
Nếu bạn tiếp tục đọc những câu kế tiếp thì đây là những lời bạn sẽ đọc:
“Ta Ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jesus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết , nhơn sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng : hãy giảng đạo ...”( 4:1-4)
Hãy giảng Lời Chúa ! tại sao? Bạn hãy tự đọc tiếp:
“Vì sẽ có một thời kia , người ta không chịu nghe đạo lành ” họ dễ bị dẫn dụ đi lạc bởi những người dẫn họ đi sai hướng. Vì thế Hãy giảng Lời Chúa.
Người ta có thể dạy nhiều điều không đúng nếu mỗi câu Kinh Thánh được lấy riêng ra để luận giải. Nhiều tà giáo cũng dùng Kinh Thánh như là uy q uyền của họ. Họ dùng Kinh Thánh cách sai lầm. Xin nhớ, thật là nguy hiểm khi lấy riêng một câu Kinh Thánh ra một mình. Việc giảng theo câu gốc và theo đề tài thường có khuynh hướng cô lập những câu Kinh Thánh ra khỏi mạch văn của nó.
NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ 
Hãy để tôi nhắc lại cho bạn một lần nữa về những hiểm họa của việc quá nhấn mạnh đến cách giảng theo câu gốc và theo đề tài.
Hậu quả sẽ là có nhiều người thiếu tri thức Kinh Thánh.
2. Tạo ra những Cơ Đốc Nhân vô phương tự vệ, không trang bị đủ Lời Chúa để chống trả Sa-tan .
3. Đây là cách nguy hiểm để luận giảng Kinh Thánh. Kinh Thánh không phải là sự sưu tập tình cờ các câu nói rời rạc nhau đâu.
4. Kinh Thánh có sức mạnh lớn nhất khi được nhìn thấy trong mạch văn của nó
Vậy vấn đề dấy lên là “Chúng ta phải giảng Lời Chúa như thế nào ?” Những chương sau đây đã được soạn để giúp bạn giảng Lời Chúa cách đầy đủ và đầy quyền năng.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG TÁM 
1. Tại sao việc giảng theo câu gốc và giảng theo đề tài thường đem lại hậu quả là hiếu tri thức Kinh Thánh?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Tại sao việc giảng theo câu gốc và giảng theo đề tài khiến Cơ Đốc Nhân vô phương chống đỡ khi đối diện v ới sự cám dỗ?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Bao nhiêu phần Kinh Thánh là có ích và tại sao?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Hãy viết ra 3:15-17 theo những lời lẽ của bạn .............................................................................................................
......................................................................................................................

5. Tại sao bạn nghĩ 4:1-5 phải là một phần của đoạn 3 của sách này?

......................................................................................................................
......................................................................................................................



GIẢNG GIẢI KINH

Như chúng ta đã nói trong chương trước, giảng Giải Kinh là danh từ kỹ thuật dùng để mô tả loại giảng luận không phải theo câu gốc, cũng không phải theo đề tài. Đây là sự giảng luận Kinh Thánh thực sự

Giải là giải thích. Vì thế giảng Giải Kinh là sự giải thích đầy đủ ý nghĩa của Thánh Kinh. Lối giảng luận này không dựa trên một câu gốc riêng lẻ. Trái lại nó trình bày đầy đủ ý nghĩa của một phân đ oạn Kinh Thánh .
Trình bày đầy đủ ý nghĩa của một phân đoạn Kinh Thánh 
Xin để tôi đưa ra thí dụ. Chúng ta hãy lấy câu LuLc 12:49 “Ta đã đến quăng lửa xuống đất , nếu cháy lên rồi , ta còn ước ao chi nữa .”
Có phải Chúa Jesus đã đến để đốt cháy cả thế gian không? Đây sẽ là câu khẩu hiệu cho người chuyên ưa đốt phá. Một người chuyên đốt phá là người cố tình đốt nhà người ta vì thích xem lửa cháy. Đó có phải là điều Chúa Jesus muốn nói dến trong phân đoạn này không? Vậy tại sao Chúa Jesus nói “ta ước ao nó được cháy lên rồi” . Có phải Ngài nôn nóng muốn toàn thể thế giới bùng bùng lửa cháy? Không, chắc chắn không, làm thế nào chúng ta biết đó không phải là điều Chúa Jesus ngụ ý? Câu này được nhìn thấy trong mạch văn của nó.
Tuy nhiên, điều này sẽ nguy hiểm biết bao nếu người ta lấy riêng câu ấy ra mà giảng. Đây không phải là một câu độc lập. Nó là một phần của cả phân đoạn. Nếu bạn rút ra chỉ mỗi một câu và k hông để ý gì đến cả phân đoạn thì rất dễ dẫn tới hiểu lầm và tà giáo.
Chúa Jesus p hán gì trong 12:49-53 Đây là câu hỏi mà các Mục sư phải hỏi và trả lời cho Hội chúng. Đọc luôn cả đoạn chúng ta khám phá ra việc Chúa Jesus đang giải thích về một số người sẽ tin Ngài trong khi những người khác trong cùng một gia đình sẽ không chịu tin. Ngài biết rằng điều ấy sẽ tạo ra chia rẽ, khiến người ta rối lên và làm lật đổ mọi thứ.
Chúa Jesus đã giải thích rằng sẽ không có thỏa hiệp, thậm chí, nếu điều ấy có thể xảy ra chia rẻ. Sự kiên quyết còn tốt hơn là tất cả đều sai lầm. Người ta cần được lay động khỏi những đường lối cứng cỏi, ngoan cố của họ. Gây cho người ta bối rối náo động còn hơn là để cho người ta hư mất trong sự lầm lạc của họ. Chúa Jesus đang nói rằng Ngài đến để tạo ra sự náo động như lửa gây ra. Ngài không muốn người ta chết trong tội lỗi của họ. Ngài thà làm náo động, xáo trộn họ để họ có thể tin Ngài.
Chúa Jesus đã là và vẫn là Đấng Christ gây náo động. Ngài đến để lay động, thức tỉnh chúng ta, để rung chuyển chúng ta ra khỏi những niềm tin sai lầm của trần thế.
Giảng Giải Kinh có ý nghĩa gì 
Đây là loại giảng luận phải được các Mục sư đẩy mạnh trong chức vụ của mình. Thỉnh thoảng Mục sư có thể giảng theo đề tài, hoặc theo câu gốc. Nhưng đây phải là ngoại lệ hơn là quy luật. Sự kêu gọi duy nhất của Mục sư là ông phải là Mục sư Giáo sư của Lời Chúa. Vì thế sự giảng luận của chúng ta phải tập trung trên toàn bộ Lời Chúa. Việc này sẽ đem lại kết quả là dân sự của chúng ta biết rõ Kinh Thánh nhiều hơn. Hãy xem Ở NeNe 8:5-8.
Chỉ đọc Kinh Thánh không thôi thì chưa đủ. Sau khi Êxơra đọc sách Luật pháp, bạn để ý thấy các thầy tế lễ (người Lê Vi) bước lên để giải nghĩa Lời Chúa thật rõ cho dân chúng. Nói cách khác họ giảng Giải Kinh
Có ba bước liên hệ Ở đây. Chúng ta hãy ôn lại ba bước trong phương cách giảng Giải Kinh
1. Họ đọc rõ ràng từ Lời của Đức Chúa Trời (c.8) lời Đức Chúa Trời phải được đọc cách rõ ràng để ai nấy đều có thể nghe và hiểu những gì đang đọc.
- Một số người không tự học được. Chúng ta cần giúp họ.
- Một số người không có Kinh Thánh riêng, như trường hợp Ở 8:5-9. Bạn phải đọc thật rõ để ai nấy đều có thể nghe. Và phải chắc rằng mọi người đều hiểu được những lời đang học.
- Bạn nên thực tập đọc lớn tiếng. Đọc y như bạn là người duy nhất đang có Kinh Thánh trong tay. Đọc cho rõ.
2. “Giải nghĩa những lời đó ra” (câu 8). Câu này Đức Chúa Trời ngụ ý gì? Đức Chúa Trời muốn chúng ta học được gì từ phân đoạn này? “Họ đã giải nghĩa ra”. Họ sáng tỏ ý nghĩa để cho mọi người đều hiểu.
3. “Làm cho người ta hiểu lời họ đọc”. Rồi họ áp dụng Kinh Thánh để dân chúng hưởng ứng cách đúng đắn. Lời Chúa không nên để cho người ta tự ý giải, giải theo ý riêng (IIPhi 2Pr 1:20). Chúng ta phải giúp cho họ “hiểu lời họ đọc”.
Đây chính là Giảng Kinh Thánh thật. Đây là lọai giảng luận làm cho Kinh Thánh trở nên sống động cho dân sự. Có bốn điều quan trọng chúng ta cần chỉ ra khi chúng ta bắt đầu giảng Giải Kinh.
1.Giảng Giải Kinh là hình thức giảng được sử dụng cách độc nhứt bởi những nhà lãnh đạo đầu tiên của Hội Thánh Cơ đốc.
Giảng Giải Kinh đã được dùng khi Hội Thánh đang phát triển nhanh chóng nhất.
Giảng theo câu gốc và giảng theo đề tài vẫn chưa xuất hiên gì cả suốt 1300 năm đầu của Hội Thánh Cơ đốc. Mọi cuộc khảo cứu về suốt thời kỳ lịch sử này đã xác nhận điều này. Thực ra, chúng ta có thể kết luận rằng mọi hình thức giảng luận khác đều là sự xa lìa nguồn gốc nguyên thủy.
Lịch sử chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng khi việc giảng Giải Kinh được thay thế bằng sự giảng theo câu gốc và giảng theo đề tài thì hậu quả là sự suy đồi buồn thảm của Hội Thánh. Lịch sử xem đó là “thời đại tối tăm”. Đây là thời kỳ kéo dài nhiều trăm năm khi mà tiếng nói của Đức Chúa Trời đã không được nghe rõ trên các tòa giảng khắp thế giới. Kết quả thật tai hại. Ngày nay chúng ta cần trở về với phương thức giảng Giải Kinh. Chắc chắn chúng ta không muốn đóng góp để đem lại một “thời đại tối tăm” nào khác nữa. Chúng ta cần rao giảng Lời Chúa.
2. Chúa Jesus là bậc thầy của phương thức giảng Giải Kinh. Chúa Jesus là một diễn giả Giải Kinh. Mặc dầu nhiều bài giảng của Đấng Christ đã không được ghi chép lại, chúng ta vẫn có được hình ảnh về hạng diễn giả của Ngài bằng cách đọc những phân đoạn sách như ta đang có Ở Luca chương 24. Bạn còn nhớ trên con đường về làng Emmaut, Chúa Jesus đã giải nghĩa Kinh Thánh cho các môn đồ của Ngài. Hãy đọc câu 27 “Đoạn , Ngài bắt đầu từ Môise rồi kế đến mọi Đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh ”. 
Chúa Jesus không chỉ nói chuyện với họ, Ngài còn cắt nghĩa Kinh Thánh cho họ.
Hãy suy nghĩ đến kiến thức sâu rộng về Kinh Thánh của Ngài để làm được việc đó. Ngài chủ yếu làm cho Cựu ước trở nên sống động cho dân chúng thời đại của Ngài. Thời đó không có Kinh Thánh nào khác. Tân ước chưa được viết ra. Ngày nay chúng ta phải tập trung vào việc là cho toàn bộ Kinh Thánh trở nên sống động trong công tác giảng dạy của chúng ta. Chúng ta phải rao giảng Lời Chúa.
3. Giảng Giải Kinh chắc chắn không phải là hình thức giảng dạy dễ dàng nhất.
Nhứt định không ai có thể biện hộ gì cho sự biếng nhác cả. Giảng Giải Kinh đòi hỏi hằng ngày phải tập trung vào việc nghiên cứu Kinh Thánh. là những Mục sư, chúng ta cần trở thành những chuyên viên về Kinh Thánh. Đây phải là lãnh vực chuyên môn nhất trong đời sống chúng ta. Chúng ta phải biết mạch văn và bối cảnh của mỗi đoạn sách chúng ta muốn cắt nghĩa. Khi đoạn sách đó được viết ra lần đầu tiên, nó nhằm dạy dỗ gì và tại sao? Biết được bối cảnh của từng sách sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Có một quy luật mà chúng ta phải cẩn thận vâng lời nếu chúng ta muốn làm những diễn giả Kinh Thánh. đó là: Kinh Thánh không bao giờ được dùng để nói đến. Chúng ta thấy rõ điều này trong thí d ụ Ở LuLc 12:49-53
Quy luật này đỏi hỏi rằng là những Mục sư chúng ta phải biết hoàn cảnh và mục đích mà lời Kinh Thánh đó được viết ra lần đầu. Hãy nghiên cứu Kinh Thánh của bạn. Hãy biết rõ những lời ấy được viết lần đầu cho ai và tại sao như thế. Làm như vậy bạn sẽ không mắc tội làm kẻ mù mà cố dẫn đường.
4. Giảng Giải Kinh là phương pháp tốt nhất cho một Mục sư muốn rao giảng Lời Chúa.
Phương pháp này phơi bày cho dân sự Chúa quyền phép đầy đủ của Lời Chúa. Đây là mục tiêu hướng tới của mỗi một Mục sư.
Chúng ta đã học bốn sự kiện quan trọng về giảng Giải Kinh.
Thứ nhất: Đây là phương pháp đã được Hội Thánh đầu tiên sử dụng trong thời kỳ Hội Thánh phát triển nhanh chóng .
Thứ hai: Chúa Jesus Christ là nhà Giải Kinh và Ngài là gương mẫu của chúng ta .
Thứ ba: Phương pháp này đòi hỏi sự nghiên cứu nhiều . Mục sư phải dâng mình cho việc thường xuyên , nghiêm túc nghiên cứu Lời Chúa nếu ông muốn thành nhà Giải Kinh .
Thứ tư: Làm nhà Giải Kinh phải là mục tiêu của mỗi một Mục sư .
ĐÂY LÀ LÚC PHẢI THAY ĐỔI 
Đối với hầu hết chúng ta giảng Giải kinh sẽ có nghĩa là một sự đổi hướng hoàn toàn trong sự giảng luận của chúng ta. Chúng ta đã giảng từ Kinh Thánh thay vì giảng chính Kinh Thánh . có lẽ đây là phương cách chúng ta đã được dạy dỗ. Có lẽ đây là gương mẫu duy nhất chúng ta đã theo. Chúng ta không biết gì về những phương thức giảng luận khác. Kết quả là câu gốc, hay đề tài đã trở thành hình thức tập trung của những bài giảng của chúng ta thay vì Kinh Thánh phải là trung tâm điểm của những bài giảng của chúng ta.
Nếu chúng ta muốn trở thành những người giảng Kinh Thánh thì việc này phải thay đổi. Điều nầy phải thay đổi nếu chúng ta muốn làm những người chăn bầy giỏi, trong tín nuôi bầy của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh phải trở thành điểm tập trung cho những bài giảng của chúng ta và dân sự Chúa phải ý thức được điều đó.
THAY ĐỔI NGAY KHÔNG PHẢI LÀ TRỄ 
Không bao giờ quá trễ cho sự thay đổi. Tôi chắc rằng nếu bạn chịu thuyết phục để tin rằng một sự thay đổi như thế sẽ dẫn đến sự tăng trưởng thuộc linh thì bạn sẽ thay đổi. Tôi có thể quả quyết rằng điều đó không chỉ dẫn đến sự tăng trưởng thuộc linh cho chính mình bạn mà còn dẫn đến sự tăng trưởng thuộc linh cho dân sự của bạn nữa.
Trong chương kế tiếp tôi sẽ nêu lên một số tiện lợi và bổ ích của sự giảng Giải Kinh.
CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG CHÍN 
1. Giải Kinh nghĩa là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Tại sao thật là nguy hiểm khi lấy r iêng ra một câu Kinh Thánh để làm cơ sỞ cho một bài giảng?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Chúa Jesus có phải là một diễn giả Giải Kinh không? Làm sao chúng ta biết được điều đó?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Một quy luật mà mọi diễn giả Kinh Thánh phải học thuộc lòng là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Hình thức giảng dạy nào phơi bày đầy đủ nhất quyền phép của Lời Chúa cho dân chúng?
......................................................................................................................
......................................................................................................................



NHỮNG ÍCH LỢI CỦA SỰ GIẢNG GIẢI KINH

Để trở thành diễn giả Giải Kinh mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta trở thành, hầu hết chúng ta cần thực hiện một số sự thay đổi quan trọng trong cách sử dụng thì giờ của chúng ta. Chúng ta hãy xem một số những thế mạnh và những lợi ích của phương pháp giảng Giải Kinh. Rồi chúng ta sẽ khởi sự quá trình thay đổi cần thiết và nghiêm túc để trở thành những diễn giả Thánh Kinh.

Giảng Giải Kinh sẽ có ích lợi cho Mục sư 
Người đầu tiên được ích lợi sẽ là vị Mục sư. Lời của Đức Chúa Trời sẽ trở thành trung tâm điểm của đời sống chúng ta, hơn là chỉ tập trung vào việc phát triển những bài giảng để rao giảng cho những người khác. Chỉ một sự bài đổi này cũng là một ích lợi lớn lao cho Mục sư rồi. Thực ra, chính Mục sư là người được hưởng lợi nhiều nhất.
Sứ Đồ Phao-lô đã viết cho vị Mục sư trẻ tuổi, hướng dẫn ông khởi sự chức vụ của mình. Vị Sứ Đồ đã khuyên ông hãy giảng đạo (IITi 2Tm 4:2). Lý do tại sao ông nhấn mạnh đến Kinh Thánh như thế chính là những gì Kinh Thánh sẽ làm cho người diễn giả. chính là cho người giảng đạo mà Phao-lô đã viết những lời này, chứ không phải là cho Hội Thánh.
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn , có ích cho sự dạy dỗ , bẻ trách , sửa trị , dạy người trong sự công bình , hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành ” (3:16, 17)
Khi đọc cả chương này bạn sẽ khám phá ra rằng chính là Phao-lô đang nói với người giảng đạo, người của Đức Chúa Trời chứ không phải nói với cá nhân người tín đồ. Ông viết cho Mục sư Timôthê.
Hãy để ý sự nhấn mạnh trong đoạn sách này là Ở những gì Kinh Thánh sẽ đem lại cho vị Mục sư. Chúng ta, những Mục sư giảng đạo cần có những lời chỉ dẫn, dạy bảo. Chúng ta cần Kinh Thánh dạy chúng ta điều gì là đúng. Chúng ta cũng cần Kinh Thánh khiến chúng ta nhận thức điều gì là sai quấy trong đời sống chúng ta nữa. Kinh Thánh làm cho chúng ta làm được điều tốt. Mục sư cần Kinh Thánh thậm chí còn hơn cả hội chúng nữa. Nếu Mục sư không ngay thẳng với Đức Chúa Trời làm sao ông có thể lãnh đạo Hội Thánh như ông đáng phải làm. Mục sư cần cả Kinh Thánh chứ không phải chỉ một vài câu Ở đây hay Ở đó. Mọi người đều cần cả Kinh Thánh . dù sao là Mục sư, chúng ta cũng đều là những tội nhân được cứu nhờ ơn điển Chúa. Chúng ta cần cả Kinh Thánh để trang bị cho chúng ta cách đầy đủ. Chúng ta không được lựa chọn hay lượm lặt những câu Kinh Thánh nào đó mà chúng ta thích. Chúng ta cần cả bộ Kinh Thánh để được bẻ trách sửa trị mà nhiều khi chúng ta rất cần trong đời sống của mình (c.16,17)
Kinh Thánh có một sứ điệp đặc biệt cho Mục sư. Chúng ta cần sống trong Kinh Thánh để có thể được chuẩn bị sẵn sàng làm những Mục sư. Giảng g iải kinh đòi hỏi chúng ta phải sống trong Kinh Thánh. Nó đòi hỏi chúng ta phải dành nhiều thì giờ nghiên cứu Kinh Thánh. Chúng ta phải để Kinh Thánh phán với chúng ta . Nếu Kinh Thánh không phán với chúng ta thì làm thế nào chúng ta có thể mong đợi Kinh Thánh phán qua chúng ta đến với người khác cho được? Chúng ta phải trở thành những chuyên viên Kinh Thánh. chúng ta cần biểu lộ rằng chúng ta đã học những chân lý Kinh Thánh bằng cách chúng ta sống đời sống của chúng ta. Người ta học được nhiều từ việc nhìn xem đời sống chúng ta hơn là tự việc nghe chúng t a giảng dạy.
Bằng cách sống hằng ngày trong lời của Đức Chúa Trời, chúng ta là những Mục sư sẽ 
“tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Giêsu Christ ” (IIPhi 2Pr 3:18)
Không có điều gì có thể thay thế cho việc sống trong Lời Chúa. Sống trong Lời Chúa Ở đây là tôi muốn nói đến sự đắm mình hoàn toàn hằng ngày trong Kinh Thánh. Dành nhiều thì giờ sống trong Lời Chúa để sống theo ý Chúa, chắc chắn sẽ khiến chúng ta trở thành những người nam, người nữ tốt hơn. Kết quả chúng ta sẽ thành những Mục sư giỏi hơn, tốt đẹp hơn.
Giảng Giải Kinh sẽ có ích lợi cho các tín hữu của bạn 
Một trong những lợi ích chính của sự giảng Giải Kinh là nó tạo ra những người ham thích đọc và yêu mến Kinh Thánh từ trong Hội chúng của bạn. Người ta quan sát thấy rằng “Hội chúng sẽ không nghiên cứu Kinh Thánh nếu vị Mục sư trên tòa giảng không nghiên cứu Kinh Thánh và rao giảng Kinh Thánh” Mục sư ham nghiên cứu Kinh Thánh sẽ tạo nên những người học trò ham học Kinh Thánh.
Mục sư trung tín giảng Lời Chúa từ câu này đến câu khác, chương này đến chương khác, sẽ phát triển một hội chúng biết đánh giá cao về Lời của Chúa. Mục sư càng nhấn mạnh đến vai trò của Kinh Thánh bao nhiêu thì dân sự của ông sẽ càng yêu mến Kinh Thánh bấy nhiêu. Mục sư tự mình nghiên cứu Kinh Thánh bao nhiêu thì họ lại càng thích nghiên cứu Kinh Thánh bấy nhiêu. Mà họ càng nghiên cứu Kinh Thánh bao nhiêu thì họ càng trở thành những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ bấy nhiêu. Mục sư là người dẫn đầu. Ông dẫn đi đâu thì tín đồ đi theo đó. Tuy nhiên, họ phải thấy chứng cớ rõ ràng về sự kết ước của Mục sư đối với Lời Chúa.
Một phần trách nhiệm của chúng ta, những Mục sư là khiến cho dân sự Chúa được lớn lên và trở thành những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ trong đời sống của họ. Chúng ta có thể làm việc này tốt nhất bằng cách thường xuyên đưa họ đến với Lời Chúa. Sứ Đồ Phierơ đã đưa ra lời khuyên này cho những nhà lãnh đạo Cơ đốc đang hầu việc Chúa giữa sự bắt bớ đang mỞ rộng. Ông đã khuyên họ rằng:
“Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em ... Khi Đấng làm đầu các kẻ chăn chiên hiện ra , anh em sẽ được mão triều thiên vinh hiển , chẳng hề tàn héo ” (IPhi 1Pr 5:2-4)
Người chăn chiên không trực tiếp đưa thức ăn cho chiên. Ông dẫn bầy chiên đến chỗ mà tự chúng có thể ăn no (Thi thiên 23). Bạn có trung tín dẫn chiên đến chỗ chúng có thể nuôi mình bằng Lời Chúa hay không? Họ cần bạn và nương dựa vào bạn để dẫn họ đến trên con đường đó. Hãy nhìn xem người chăn chiên của mình. Rõ ràng ông không trực tiếp đưa thức ăn cho chiên. Ông dẫn chúng đến nơi chúng có thể ăn no. Ông dẫn chúng đi và bảo vệ chúng trong khi chúng đang ăn. Đây là trọng trách lớn mà Đức Chúa Trời đặt để trên bạn. Một ngày kia Đấng chăn chiên lớn là Chúa Jesus sẽ hiện ra. Ngài sẽ xem chúng ta đã làm gì trong việc dẫn dắt chiên đến chỗ chúng có thể nuôi mình bằng Lời hằng sống của Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta muốn thử nghiệm và sáng chế một phương pháp khiến cho các Cơ Đốc Nhân thích đọc và nghiên cứu Kinh Thánh của họ nhiều hơn, thì chúng ta không thể tìm được phương pháp nào tốt hơn là giảng Giải Kinh.
Tôi biết có một Mục sư hầu việc Chúa Ở một Hội Thánh lớn. Ông làm Mục sư Ở Hội Thánh đó hơn 50 năm. Ông khởi đầu từ Sáng Thế Ký đoạn 1 và mỗi tuần ông cứ tiếp tục giảng hết câu này đến câu khác. Khi giảng xong Sáng Thế Ký ông lại tiếp tục giảng xuất Êdíptôký và cứ tiếp tục như vậy cho đến đoạn 22 sách Khải huyền. Ông phải mất nhiều năm để giảng qua hết quyển Kinh Thánh. Khi hết sách Khải Huyền ông lại khởi đầu giảng lại với sách Sáng Thế Ký. Đây chính là giảng Kinh Thánh vậy. Hãy nhớ rằng “Cả (quyển ) Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn .... hầu cho người Đức Chúa Trời được tron vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành “
Hãy để tôi chia sẻ ngắn gọn với bạn về một vài ích lợi trong vô số những ích lợi của sự giảng Giải Kinh mà các Mục sư hay giảng Giải Kinh đã khám phá được. Họ đã khám phá thấy rằng:
A. Giảng Giải Kinh bảo đảm rằng Lời Chúa sẽ được chúng ta dành cho một địa vị xứng đáng. Nó bảo đảm rằng Lời Đức Chúa Trời có được địa vị hàng đầu trong lòng và t rong đời sống của cả Mục sư lẫn dân sự Chúa.
B. Giảng Giải Kinh khiến cho Mục sư trở thành người học Lời Chúa hằng ngày. Kết quả là Mục sư được lợi trước nhất.
C. Giảng Giải Kinh gây dựng sự hiểu biết Lời Đức Chúa Trời trong dân sự Chúa và kết quả là khiến họ trở nên những Cơ đốc nhan mạnh mẽ. Lời Đức Chúa Trời là vũ khí mạnh nhất trong gia tài người Cơ đốc.
D. Giảng Giải Kinh dạy cho dân sự tự nuôi mình bằng Lời Đức Chúa Trời. Được như vậy họ sẽ trở nên mạnh mẽ để đủ sức đương đầu với mọi sự cám dỗ mà tất cả chúng ta đều đối diện trong cuộc đời.
E. Giảng Giải Kinh tức giảng t ừng câu qua suốt Kinh Thánh cuối cùng sẽ bao gồm hết mọi đề tài quan trọng t rong Kinh Thánh. Nó sẽ giúp Mục sư khỏi giảng cùng một đề tài tái đi tái lại chỉ vì ông thích hoặc quen biết đề tài đó hơn. Giảng lần lượt qua suốt Kinh Thánh sẽ buộc lòng các Mục sư giải luận đủ mọi loại đề tài, mặc dù có n hững đề tài ông không quen hoặc không ưa thích lắm.
F. Giảng Giải Kinh cuối cùng sẽ bao trùm hết mọi giáo lý trong Kinh Thánh. mỗi giáo lý trong Kinh Thánh đều quan trọng. Mỗi giáo lý cần được nhấn mạnh từng hồi từng lúc. Một lần thì không bao giờ đủ.
G. Nhiều năm kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng giảng Giải Kinh đã đưa được nhiều người hư mất về cho Chúa và gặt hái được nhiều linh hồn. Nếu bạn dùng cách giảng Giải Kinh rồi đưa ra lời mời tiếp nhận Đấng Christ sau mỗi sứ điệp, bạn sẽ thấy thường có sự đáp ứng sẵn sàng. Điều này là đúng mặc dù sứ điệp đó có thể không phải là sứ điệp giảng Tin lành. Hãy giảng Lời Chúa và bạn sẽ khám phá được quyền năng mạnh mẽ của Lời Chúa .
H. Giảng Giải Kinh sẽ tăng gia ngân quỷ thu nhập của Hội Thánh bởi vì Kinh Thánh có nhiều điều để nói về tiền bạc hơn về những đề tài khác. Kinh Thánh đề cập đến đề tài trung tín quản lý như là cách thế sống của mọi người tín hữu.
I. Giảng Giải Kinh sẽ lấy đầy khoảng trống do sự giảng dạy hiện đại đem lại. Đây là sự thiếu sót đáng buồn khi việc giảng Kinh Thánh từng câu, từng đoạn đang thiếu Ở các tòa giảng ngày nay.
J. Giảng Giải Kinh phát triển tính liên tục trong sự giảng luận của chúng ta. Nó dạy chúng ta biết trình bày Kinh Thánh một cách trọn vẹn hơn là nhảy từ nơi này đến nơi khác, từ câu này đến câu khác.
Chúng ta phải nhớ rằng 
“Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn và có ích lợi …”
Thưa Mục sư, bạn phải cố gằng phô bày toàn bộ Kinh Thánh , tất cả Kinh Thánh cho dân sự Chúa. Bằng cách đó bạn và dân sự của bạn sẽ lớn lên mạnh mẽ trong Chúa. Đây sẽ là hiệu quả trực tiếp của việc bạn nhấn mạnh đến việc giảng Giải Kinh thực sự. Hãy giảng Lời Chúa.
Chúng ta đã thấy nhiều điểm yếu trong việc giảng theo câu gốc và giảng theo đề tài. Chúng ta cũng đã chỉ ra một số những ích lợi lớn lao trong việc làm một diễn giả giảng Kinh Thánh. chúng ta đã thấy rằng nhiệm vụ rõ ràng của Mục sư là xây dựng cho dân sự của mình một nền tảng vững vàng trong Lời Chúa. Điều đó chỉ có thể thực hiện được cách tốt nhất nhờ nhấn mạnh đến sự Giải Kinh tức là giảng giải nghĩa Lời Chúa.
Thưa Mục sư, nếu bạn chưa hề giảng Giải Kinh thì dây là lúc bạn bắt dầu sửa soạn cho việc giảng Giải Kinh. Nếu bạn đã có giảng Giải Kinh một ít rồi, tôi thúc giục bạn hãy nhấn mạnh hơn nữa, tươi mới hơn nữa về loại giảng lu ận này. Bạn sẽ vui vẻ khi làm điều đó.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG MƯỜI 
1. Một số lợi ích mà Mục sư đạt được khi nhấn mạnh đến sự giảng Giải Kinh là gì?
............................................................................................................................................................................................................................................
2. Làm thế nào Mục sư có thể tạo được lòng ham mến Lời Chúa trong lòng Hội chúng của mình?
............................................................................................................................................................................................................................................
3. Người chăn chiên giỏi nuôi bầy mình hay dẫn chiên đến nơi chúng có thể tự nuôi mình?
............................................................................................................................................................................................................................................
4. Hãy nêu lên năm điểm ích lợi đem lại do việc đẩy mạnh sự giảng Giải Kinh?
............................................................................................................................................................................................................................................5. Khi nào Mục sư phải bắt đầu thực hiện việc giảng Giải Kinh?
............................................................................................................................................................................................................................................



HÃY ĐẠT CHO TỚI MỤC ĐÍCH

Mục đích của chúng ta là trở thành một người giảng Giải Kinh. Mục dích đó rất quan trọng, rất cao qúy và không dễ thành đạt được. Núi càng cao càng khó leo. Sông càng rộng càng khó vượt qua. Chúng ta được kêu gọi để rao giảng Lời Chúa. Để thực hiện tốt nhất việc này chúng ta cần trở thành những người giảng Giải Kinh và phải cố gắng hết sức để đạt cho được mục đích đó.

Giảng Giải Kinh không phải là dễ, nhưng bạn có thể làm được điều đó. Bạn có thể trở thành một diên giả Kinh Thánh . Không phải đùng một cái là bạn trở thành một diễn giả Giải Kinh đâu. Bạn phải khởi đầu Ở một điểm nào đó. Một cuộc hành trình dài được bắt đầu bằng bước chân đi tới đầu tiên.
Tôi muốn nói rõ rằng mặc dầu sự giảng Giải Kinh đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều, nhưng nó lại dễ hơn việc đi tìm tòi suốt Kinh Thánh để làm bài giảng cho mỗi tuần. Chương này sẽ tỏ cho bạn một số những nguyên tắc rất căn bản có liên quan đến sự giảng Giải Kinh.
Hãy biết rõ những gì Lời Chúa có nói và những gì Lời Chúa không nói đến 
Tất cả sự giảng luận Kinh Thánh đều bắt đấu với nền tảng này, “Đức Giêhôva phán vậy ”. Câu tuyên bố tích cực này “Đức Giêhôva phán vậy ” đã được nhắc đến khoản hai ngàn lần trong Kinh Thánh. là một Mục sư bạn phải biết những gì Chúa phán và bài giảng của bạn phải phản ánh những gì Chúa phán đó.
Tất cả sự giảng dạy trong Cựu ước đều chủ yếu dựa trên câu tuyên bố mạnh mẽ. “Đức Giêhôva phán vậy ”. Sự giảng dạy trong Tân ước là sự công bố những sự kiện căn bản của Phúc Âm. Nói cách khác, đó là công bố những gì Chúa đã phán dạy họ. Họ không sáng chế ra lời để giảng. Họ chủ yếu nói những gì Đức Chúa Trời đã phán. Sứ điệp của họ là “Đức Giêhôva phán vậy ” đây cũng phải là sứ điệp của chúng ta, “Đức Chúa Trời phán vậy”
MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA SỰ KHÁM PHÁ 
Để có thể giảng “Đức Giêhôva phán vậy”bạn phải biết rõ những gì Đức Chúa Trời đã phán. Để biết rõ chúng ta phải khởi hành vào cuộc hành trình khám phá. Để khám phá những gì Đức Chúa Trời đã phán đôi khi ta thấy khó hơn là ta tưởng. Ta cần suy xét đến ba yếu tố
a. Kinh Thánh nguyên văn được viết bằng ba thứ tiếng khác nhau. Đó là:
1/ Tiếng Hêbơrơ (phần lớn Cựu ước)
2/ Tiếng Aram (Một ngôn ngữ gần với tiếng Hêbơrơ được dùng trong một nửa sách Đaniên và hai phân đoạn Ở sách Êxơra)
3/ Tiếng Hy lạp (Tất cả Tân ước)
Hầu hết chúng ta đều không quen biết những cổ ngữ này. Nói cách khác chúng ta không thể đọc Kinh Thánh bằng các nguyên văn Hêbơrơ, Aram và Hylạp. Nếu đọc được thì rất hữu ích, nhưng phần lớn chúng ta không đọc được 
b. Kết quả là chúng ta phải dựa phần lớn vào quyển Kinh Thánh đã được dịch sang thứ ngôn ngữ mà chúng ta quen biết. Các dịch giả Kinh Thánh đã làm việc nhiều năm để đưa Lời Chúa vào một ngôn ngữ mà chúng ta có thể hiểu được. Một số người may mắn để có nhiều hơn một bản dịch. Mỗi bản dịch đều cố gắng làm cho Lời Chúa dễ hiểu hơn cho chúng ta. Mỗi bản dịch có một chút ít khác nhau.
c. Để chắc rằng chúng ta đang giảng những gì Lời Chúa thực sự phán dạy đôi khi không phải dễ dàng. Vì chúng ta được kêu gọi giảng Lời Chúa, điều này có nghĩa là với tư cách một Mục sư, chúng ta cần phải làm một học trò cần mẫn và thận trọng khi học lời của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh rất đáng tin cậy 
Kinh Thánh rất đáng tin cậy. Bạn có thể nương tựa trên Kinh Thánh.
Chẳng hạn :
Kinh Thánh không bao giờ tuyên bố một đàng rồi nói một điều hoàn toàn khác Ở một nẻo khác . Nói cách khác Kinh Thánh trước sau như một. Kinh Thánh không bao giờ tự mâu thuẫn. Kinh Thánh rất đáng tin cậy.
Một yếu tố an toàn khác nữa là: Kinh Thánh không bao giờ dạy một chân lý quan trọng chỉ trong một chỗ . Những lẽ thật quan trọng luôn luôn được lặp lại. Không bao giờ được phép dùng chỉ một câu để thiết lập những gì Kinh Thánh dạy.
Vì thế điều quan trọng vô cùng là chúng ta phải biết rõ Kinh Thánh.
Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thẻ dành cho Mục sư là hãy dành nhiều thì giờ để đọc và nghiên cứu Kinh Thánh .
Hãy trở thành một chuyên viên về Kinh Thánh.
Đây là cách bạn có thể trở thành một diễn giả Kinh Thánh. Sứ Đồ Phao-lô đã đưa ra những lời khuyên dạy rõ ràng trong thư thứ nhì gởi cho Mục sư trẻ tuổi Timôthê.
“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được , lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật “ (IITi 2Tm 2:15)
Chúng ta hãy xem kỹ phân đoạn này. Có ba điều quan trọng trong câu này mà chúng ta, những Mục sư, phải chú ý cẩn thận.
Thứ nhất, người ta có thể phân phát Lời của lẽ thật một cách sai lầm. Phân phát (bản Việt văn: giảng dạy) không chỉ phải có ý nghĩa đúng mà cũng phải có sự áp dụng đúng nữa. Lời Chúa không bao giờ sai nhưng sự hiểu biết Lời Chúa của chúng ta có thể sai lầm. Kết quả là sự giảng dạy của chúng ta có thể sai lầm. Đây sẽ là một vẫn đề nghiêm trọng. Chúng ta phải chắc là mình “ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật “
Thứ hai, để chắc rằng chúng ta không sai lầm chúng ta phải rất chuyên cần để nghiên cứu Kinh Thánh. có một bản dịch câu này như sau: “Hãy nghiên cứu để tự chứng tỏ bạn đã được Đức Chúa Trời chấp nhận ”. Là một Mục sư, chúng ta phải nghiên cứu thật nhiều. Chỉ có khi chúng ta đọc đi đọc lại Kinh Thánh và chuyên cần tra cứu Kinh Thánh thì chúng ta mới có thể biết chắc điều gì Lời Chúa có phán và điều gì Kinh Thánh không có phán.
Thứ ba, Sửa soạn để giảng Lời Chúa đòi hỏi một công việc khó nhọc. Nếu bạn không cực nhọc nghiên cứu Kinh Thánh thì bạn sẽ đem sự xấu hổ đến cho chính nghĩa của Đấng Christ. Chúng ta không muốn làm một người như thế, nên chúng ta phải làm việc khó nhọc, chịu thương chịu khó để nghiên cứu Kinh Thánh. phải nghiên cứu, nghiên cứu, nghiên cứu Kinh Thánh nhiều hơn nữa.
Kết quả của việc chúng ta khó nhọc nghiên cứu Kinh Thánh là chúng ta sẽ “ngay thẳng giảng dạy Lời của lẽ thật ”. Nhưng thưa Mục sư, điều này sẽ không xảy ra trừ phi chúng ta sẵn sàng chịu khó nghiên cứu Kinh Thánh.
Kinh Thánh nhắc đi nhắc lại về tầm quan trọng trong công tác của chúng ta. Chúng ta phải cẩn thận nghiên cứu và vâng theo Lời Chúa. Quan điểm này được củng cố mạnh mẽ khi chúng ta đọc những phân đoạn như ITi1Tm 4:6 IPhi 1Pr 5:2-4. Để làm một diễn giả Kinh Thánh bạn phải tự áp dụng việc nghiên cứu Kinh Thánh. Không phải để trở thành một diễn giả Kinh Thánh. Cần phải tốn thì giờ và công sức mới có thể giải nghĩa Kinh Thánh cách ngay thẳng,đúng đắn.
Tôi có thể khuyên bạn một câu không? Hãy tập trung vào việc đọc và nghiên cứu Kinh Thánh. nếu bạn có đọc sách vỞ khác thì bạn cũng đừng để mất nhiều thì giờ. Phải dành nhiều thì giờ cho nghiên cứu Kinh Thánh. Là Mục sư, Kinh Thánh phải được ưu ti ên. Hãy trở thành chuyên gia về Kinh Thánh.
Bây giờ với bối cảnh này chúng ta đã sẵn sàng để bắt đầu công việc giải nghĩa Kinh Thánh và giảng Giải Kinh . Nếu bạn chỉ mới bắt đầu giảng Giải Kinh hãy chọn một trong những sách dễ nhất của Kinh Thánh để giải nghĩa. Có ý tốt là nên bắt đầu bằng một trong bốn sách Tin Lành. Sách Tin lành Mác là sách Tin Lành được viết trước tiên và chủ yếu là chuyện kể đơn giản hay có thể gọi đó là câu chuyện cuộc đời của Chúa Jesus Christ. Đây có thể là khởi điểm tốt đẹp nhất.
Mục đích của chúng ta là phơi bày cho Hội chúng của chúng ta những gì Kinh Thánh đã phán. Chúng ta trước tiên phải là người giảng Giải Kinh.
Phải nhớ mãi trong trí rằng mục đích của chúng ta luôn luôn là “ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật”
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG MƯỜI MỘT 
1. Mục đích chủ yếu của mỗi một Mục sư là gì?
............................................................................................................................................................................................................................................
2. Nguyên văn Kinh Thánh dược viết bằng ba thứ ngôn ngữ nào?
............................................................................................................................................................................................................................................
3. Hãy kể tên hai quy luật sẽ giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh rõ hơn.
............................................................................................................................................................................................................................................
4. Kinh Thánh có thể được dùng để dạy tà giáo không?
............................................................................................................................................................................................................................................
5. Ý ngh ĩa của IITi 2Tm 2:15 là gì? Hãy dùng lời lẽ của bạn để giải nghĩa 
............................................................................................................................................................................................................................................



HÃY HOẠCH ĐỊNH TRƯỚC

Chúng ta đã quyết định rằng giảng luận suốt cả bộ Kinh Thánh phải là mục đích của mỗi một Mục sư. Để thực hiện được công tác giảng luận này, điều quan trọng là phải họach định trước.

Là một Mục sư, bạn biết rằng bạn sắp sửa giảng vào mỗi ngày Chủ nhật và có thể một hay hai lần trong tuần. Hoạch định trước sẽ cho bạn có đủ thì giờ để chuẩn bị. Điều này cũng giải tỏa bớt những căng thẳng của việc không biết giảng gì từ Chúa Nhật này sang Chúa Nhật khác. Sự căng thẳng đó là một trong những vấn đề thông thường nhất mà Mục sư thường đối diện. Mục sư phải hoạch định trước để giải tỏa áp lực đó.
Nếu bạn là một Mục sư lưu hành hoặc là người đang phục vụ một số nhóm tín hữu, thì việc hoạch định trước sẽ đặc biệt hữu ích cho bạn. Mỗi lần bạn gặp một nhóm tín hữu khác bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn nếu bạn đã có dự trù trước. Xin nhớ rằng mục đích của bạn vẫn luôn luôn như nhau. Bạn muốn trình bày cho dân sự Đức Chúa Trời toàn bộ Lời của Đức Chúa Trời. Hoạch định trước thì mới thực hiện được mục đích đó.
Trước tiên bạn cần quyết định sách nào trong Kinh Thánh bạn sẽ phô bày trước nhất. Quyết định này cần được thực hiện trên đầu gối của bạn. Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn bạn.
Một số yếu tố cũng sẽ giúp bạn lập kế hoạch trước để bắt đầu bạn phải đặt câu hỏi “sách nào trong Kinh Thánh tôi quen thuộc nhất? “ Có lẽ đây là khởi điểm tốt nhất. “Sách nào trong Kinh Thánh sẽ giúp dân sự Chúa tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa Jesus Christ nhiều nhất? Điều này thường tùy thuộc vào họ và đã tin Chúa bao lâu rồi . Chúa sẽ dẫn dắt bạn.
Chúng ta hãy nói chuyện một lát với những Mục sư đang chịu trách nhiệm chỉ có một Hội chúng mà thôi.
Một số câu hỏi bạn sẽ tự hỏi có thể là như thế này: “Tôi có sắp giảng Giải kinh cả sáng Chúa nhật lẫn tối Chúa Nhật hay không? Tôi có định giảng Cựu ước cho bu ổi sáng Chúa Nhật và giảng Tân ước cho buổi tối Chúa nhật không?
Có thể bạn dành buổi tối Chúa nhật cho một số chủ dề đặc biệt mà Đức Chúa Trời đang đặt trong lòng bạn. Vấn đề Ở đây là Mục sư nên hoạch định trước.
Kỷ luật tự giác 
Việc lập kế hoạch trước sẽ giúp chúng ta là những Mục sư có kỷ luật hơn. Chúng ta cần sự huấn luyện đó, biết sách nào trong Kinh Thánh chúng ta sắp giảng cả tháng trước có thể giúp cho công tác của chúng ta dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp chúng ta thời gian để sống trong quyển sách đó cho đến khi Lời Chúa trở thành một phần của đời sống chúng ta. Chúng ta sẽ có sứ điệp trong lòng chúng ta. Chúng ta cảm thấy ảnh hưởng của nó trên đời sống chúng ta. Nói cho cùng, chúng ta không thể truyền thụ môt sứ điệp cho người khác cho đến khi sứ điệp đó trở thành thực tế cho chúng ta, có phải không?
Ít nhất mỗi Mục sư phải hoạch định để dành một buổi nhóm trong tuần lễ cho việc giảng Kinh Thánh thực sự. Điều này nên thực hiện trong buổi lễ có nhiều tín hữu tham dự nhất. Mục đích của bạn cuối cùng sẽ là đưa dân sự của bạn qua suốt bộ Kinh Thánh. hãy nhớ.
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn , có ích .....”. Đừng bỏ qua bất cứ phần nào của lời hằng sống Đức Chúa Trời .
Để làm điều đó bạn phải hoạch định trước. Nếu bạn quyết định bắt đầu với sách Sáng Thế Ký thì bạn có thể bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc sách này. Cần có thời gian chuẩn bị để ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật . Dù sao đây cũng là một trọng trách rất lớn.
Có một số câu hỏi chúng ta cần đặt ra khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu bất cứ sách nào trong Kinh Thánh. sách này được viết cho ai? Sứ điệp chính của sách là gì ? Rồi chúngta có thể hỏi: “Sứ điệp của Chúa dành cho chúng ta hôm nay là gì”? Thường thường những câu hỏi này cần dược đặt ra khi chúng ta đang qùy gối xuống để cầu nguyện.
Hãy đọc quyển sách bạn chọn trải qua nhiều lần. Hãy đọc đi đọc lại. Có thể bạn đọc sách này suốt qua nhiều lần và thường là nên quỳ gối . Một số Mục sư đã thấy bổ ích để đọc một sách qua suốt 40 hay 50 lần trước khi giảng luận sách ấy. Hãy dành cho Đức Chúa Trời cơ hội thời gian để phán với bạn qua lời của Ngài. Hãy để cho Thánh linh có thời gian để làm cho chân lý trở nên hiện thực cho bạn.
Nếu có một phân đoạn hay câu nào bạn không hiểu, đừng thất vọng, nếu bạn không biết chắc ý nghĩa, xin đừng giả bộ biết rồi. Cha Thiên thưọng đã ban Đức Thánh Linh đến để giúp chúng ta hiểu. “Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật ”(GiGa 16:13). Chúng ta vinh dự được Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta trong sự hiểu biết lời của Đức Chúa Trời. Lời Chúa quá quan trọng, đến nỗi Ngài không để người ta hiểu cách may rủi hay giải nghĩa theo cách riêng. (IIPhi 2Pr 1:20) Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt bạn.
Bạn thực sự rất cần Đức Thánh Linh hướng dẫn bạn hiểu rõ lời của Chúa. Những sách khác hoặc những sách giải nghĩa có thể hữu ích, bao lâu đó là những sách tốt. Sách sai lầm có thể dẫn bạn đi sai lạc. Hãy học cách nương dựa trên Đức Thánh Linh. Nếu bạn có những sách khác, chỉ hãy tham khảo những sách đó sau khi bạn đã tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa Thánh linh. Ngài là Đấng thành tín. Ngài đã hứa sẽ dẫn dắt bạn vào mọi lẽ thật.
Những lời khuyên sau đây có thể giúp ích cho bạn khi bạn chuẩn bị làm người giảng Giải Kinh. Làm người giảng Giải Kinh, bạn sẽ giúp cho hội chúng của bạn lớn lên trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời và Lời của Ngài.
Những lời khuyên hữu ích cho người giảng Giải Kinh 
Kinh Thánh đã được viết trải qua nhiều thế kỷ bởi những người mà Đức Chúa Trời đã tuyển chọn cách cẩn thận. Hãy mở sách 1:21. Trong câu nay Kinh Thánh tự giải thích cách nào lời Đức Chúa Trời đã được truyền lại cho chúng ta.
“Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra , nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời ”
Nói cách khác, toàn bộ cựu ước từ Sáng thế ký cho tới sách Malachi đều không phải là sản phẩm của loài người nhưng hoàn toàn được linh cảm bởi Đức Chúa Trời.
Những người viết khác nhau chỉ viết những gì Đức Thánh Linh cảm thúc họ viết ra. Họ không phải là những tác giả. Họ không phải là những người khởi xướng. Đức Thánh Linh chính là tác giả. Tân Ước cũng được viết theo cách ấy. Người của Đức Chúa Trời đã được Đức Thánh Linh cảm động. Vì thế Kinh Thánh thực sự là lời được linh cảm của Đức Chúa Trời. Không phải chỉ một phần của Kinh Thánh được linh cảm nhưng toàn bộ Kinh Thánh đều được Đức Thánh Linh linh cảm. Vì toàn bộ Kinh Thánh là lời linh cảm của Đức Chúa Trời nên trách nhiệm của Mục sư là rao giảng toàn bộ lời của Đức Chúa Trời. Lấy một câu Ở đây hoặc Ở đó để giảng thì không đủ. Hãy giảng qua suốt quyển Kinh Thánh từng câu để dân sự của bạn có cái nhìn rõ rệt về sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho loài người.
Sự khác biệt kỳ diệu 
Kinh Thánh đến với chúng ta trong nhiều hình thức. Một số phần Kinh Thánh đến với chúng ta trong sách lịch sử. Những phần đó kể lại câu chuyện về sự đối xử của Đức Chúa Trời với loài người và các dân tộc. Một số sách thì mang hình thức thi ca. Một số sách Kinh Thánh giống như sách thánh ca chứa đựng những thánh vịnh thánh thơ mà các tín hữu dùng để ca hát khi họ được thúc giục để ngợi khen Chúa. Một số sách Kinh Thánh có hình thức những bức thư và lời chỉ dẫn cho các Hội Thánh. nhưng suốt cả quyển Kinh Thánh có một sự hiệp nhứt cẩn thận, diệu kỳ tỏ ra Đức Thánh Linh là tác giả duy nhất đàng sau tất cả các sách.
Đừng từ chối giảng bất cứ phần nhỏ nào của Lời Chúa cho dân sự của bạn. Tôi xin chắc lại, “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn , có ích ”. Thưa Mục sư, hãy lập kế hoạch để cuối cùng có thể chia sẻ hết thảy lời Đức Chúa Trời cho dân sự của Đức Chúa Trời. Đừng từ chối giảng cho họ bất cứ phần nào của sứ điệp của Đức Chúa Trời. Toàn bộ Kinh Thánh, phần nào cũng được Đức Chúa Trời linh cảm. Toàn bộ Kinh Thánh đều có ích cả.
Chuẩn bị cẩn thận là điều quan trọng 
Chúng ta cần rất cẩn thận trong sự rao giảng của chúng ta để khám phá cho được sứ điệp nguyên thủy Đức Chúa Trời truyền cho loài người vào thời điểm ấy là sứ điệp gì.
Kinh Thánh không bao giờ được viết để nói về điều mà Kinh Thánh không bao giờ có ý định nói, vì thế Đức Chúa Trời phán gì và Ngài phán vì lý do gì là điều quan trọng ta cần phải biết.
Sứ điệp của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi 
Nhu cầu của thế giới ngày nay cũng giống như nhu cầu của thế giới thời Kinh Thánh được viết ra lần đầu. Những nan đề chúng ta đối diện ngày nay cũng giống như những nhu cầu mà dân chúng đã đối diện đương thời Kinh Thánh. Những sự cám dỗ ngày nay cũng giống như những cám dỗ mà dân chúng đã gặp nhiều thế kỷ trước. Vì đó, điều quan trọng là chúng ta phải khám phá cho được Đức Chúa Trời đã phán gì khi Kinh Thánh được viết ra, thông qua sự nghiên cứu Kinh Thánh cách cẩn thận của chúng ta.
Phải nhận biết sự đóng góp của con người 
Nhiều năm về trước một nhóm cao học giả Kinh Thánh đã cố gắng làm cho Kinh Thánh dễ đọc và dễ hiểu hơn. Chúng ta biết ơn những cố gắng của họ. Hãy nhớ rằng lúc đầu Kinh Thánh đãđược viết bằng những cổ ngữ mà bạn và tôi không thể hiểu. Khi dịch Kinh Thánh họ đã phân chia các sách ra từng đoạn (hay chương ) và câu. Đây không phải là sự phân chia lúc Kinh Thánh được viết lần đầu tiên. Mặc dầu những người ấy rất đạo đức, đáng kính, nhưng có một số sự phân chia của họ hơi vụng về. Những sự phân chia thành đoạn thành câu như thế không nhứt thiết là được Đức Chúa Trời soi dẫn. Khi nghiên cứu Kinh Thánh bạn phải ghi nhớ điều này trong tâm trí bạn.
Vì cớ những sự phân chia vụng về này, mà đôi khi sứ điệp chính của một đoạn Kinh Thánh lại kéo dài qua tới đoạn Kinh Thánh kế đó. Một đoạn mới không phải luôn luôn có nghĩa là bắt đầu một dòng tư tưởng mới. Chẳng hạn chúng ta phải đọc sáng thế ký đoạn 2 như là sự tiếp diễn của đoạn 1. Đây không phải là tư tưởng mới hay sứ điệp mới. Đây là sự tiếp tục. Tương tự như vậy, đoạn 5 sách Êphêsô là sự tiếp tục của đoạn 4. Sự phân chia các đoạn của Kinh Thánh mới được thêm vào sau này và không nhứt thiết được linh cảm.
Sự chia ra các câu cũng tương tự như vậy. Một câu mới không phải luôn luôn bắt đầu một tư tưởng mới. Chẳng hạn câu 20 của Mathiơ đoạn 28 là sự tiếp tục của câu 19. Vì thế, chúng ta phải đọc chung hai câu liền nhau. Hãy đọc Kinh Thánh như một toàn bộ chứ không phải như là những đoạn, những câu riêng rẽ nhau.
Một điều khác cần nhớ là các sách của Kinh Thánh không phải xuất hiện lúc đầu theo thứ tự chúng ta hiện có. Mặc dầu Sáng Thế ký là sách thứ nhất của Kinh Thánh. Mặc dầu sách Mác là sách thứ nhất trong bốn sách Tin Lành được viết, nhưng Mathiơ lại được xếp là sách thứ nhất trong Tân ước.
Ghi nhớ những điều này trong trí sẽ giúp bạn làm người Giải Kinh Thánh chính xác
HÃY NHỚ HOẠCH ĐỊNH TRƯỚC 
Sự hoạch định trước sẽ giúp bạn nhiều cách để làm một Mục sư tốt hơn.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG MƯỜI HAI 
1. Một số những lợi ích của việc hoạch định trước là gì?
............................................................................................................................................................................................................................................
2. Tại sao Mục sư phải đọc một sách Kinh Thánh nhiều lần trước khi ông cố gắng Giải Kinh?
............................................................................................................................................................................................................................................
3. Ai đã được sai đến để dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật 
............................................................................................................................................................................................................................................
4. Ai là tác giả thực sự của Kinh Thánh?
............................................................................................................................................................................................................................................
5. Sự phân chia các đoạn, các câu trong Kinh Thánh có được Đức Thánh Linh linh cảm không?
............................................................................................................................................................................................................................................
6. Tại sao Kinh Thánh được chia ra thành đoạn, thành câu?
............................................................................................................................................................................................................................................
7. Có phải sách Thi ca (thi thiên) quan trọng hơn các sách Tiên tri (Khải huyền ) không?
............................................................................................................................................................................................................................................



GIẢNG GIẢI KINH CỰU ƯỚC

Giảng từ Cựu ước đôi khi rất khó khăn, nhiều thách thức. Có một lý do cho vấn đề khó khăn này.

Cựu ước được viết vào một thời điểm rất khác xa với thời đại chúng ta. Vì thế đôi khi chúng ta rất khó hiểu. Ngôn ngữ được dùng cũng khác với cách dùng ngôn ngữ của chúng ta ngày nay. Nhiều lần, các trước giả Cựu ước đã sử dụng ngôn ngữ mô tả hay ngôn ngữ thi ca mà ngày nay không còn dùng nữa.
Tuy nhiên, một số những phân đoạn Kinh Thánh có quyền năng nhất trong tất cả các ngành văn chương đã được tìm thấy Ở Cựu ước. Cựu ước chứa đựng sự đa dạng của các hình thức viết khác nhau. Có những sách vĩ đại về lịch sử, đôi khi được gọi là “các sách Luật pháp” vì phần lớn các sách Luật pháp của thế giới văn minh đã tìm thấy gốc rễ Ở tại đây. Các sách thi ca chiếu lên vẻ đẹp hiếm thấy trong ngôn ngữ nhân loại. Những lời sấm truyền của các tiên tri làm phát ngôn viên của Đức Chúa Trời đã không bị quên lãng dù đã được công bố hàng ngàn năm trước. Những thánh vịnh quan trọng, như những bài hát mà Tác giả Thi thiên là Đa vít đã hát, vẫn còn phán bảo rộn ràng trong chúng ta. Sự khôn ngoan muôn đời có thể tìm thấy được trong sách Cựu ước.
Mục sư mà biết hướng dẫn dân sự của mình đi từ câu này đến câu khác qua Kinh Thánh Cựu ước sẽ đem lại cho họ nhiều khôn ngoan. Đồng thời cũng sẽ làm cho sự hiểu biết Lời Chúa của Mục sư trở nên sâu sắc hơn.
MỘT LỜI CẢNH CÁO 
Trước khi tiến thêm vào vấn đề giảng từ Kinh Thánh Cựu ước, tôi phải đưa ra lời cảnh giác. Vì cớ ngôn ngữ của Cựu ước thường khác với ngôn ngữ chúng ta ngày nay, cho nên người ta có sự cám dỗ để thuộc linh hóa những câu chuyện. Thay vì học hỏi trực diện những bài học từ những câu chuyện này chúng ta có thể cố vẽ ra Ở một số phân đoạn sách chỉ như một cách nói, một biểu tưởng nào đó.
Xin thí dụ: Hãy lấy toàn bộ sách Giôna. Những việc chép Ở sách Giôna có thực sự đã xảy ra không? Nếu không thì chúng ta sẽ cố gắng nhận lấy từ sách này một số ý nghĩa khác. Đây có phải là chuyện bịa đặt để dạy một bài học hay là câu chuyện thực xảy ra cho một người tên là Giôna? Nếu không phải là nghĩa đen thì sách có nghĩa gì? Làm thế nào chúng ta biết được nếu chúng ta phải tìm một số ý nghĩa khác? Nói cách khác chúng ta có được tự do để thuộc linh hóa Kinh Thánh không? Sau đây là một quy luật an toàn bạn nên vâng theo.
MỘT QUY LUẬT HỮU ÍCH :
Một quy luật đơn giản cần noi theo để quyết định đâu là nghĩa đen, đâu là nghĩa bóng là Ở chỗ này:
Nếu nghĩa đen của một chữ hay nhiều chữ mà khi đọc lên thấy có ý nghĩa bình thường thì được xem như có nghĩa đen . Nếu đọc lên mà không thấy có ý nghĩa bình thường thì chúng ta phải tìm một số ý nghĩa khác .
Cách tốt nh ất để giảng bất cứ phần nào của Kinh Thánh là giảng phần đó theo nghĩa đen. Giôna là một người thật. Sách Giôna là lịch sử của đời ông. Hãy giảng sách này theo nghĩa đen. Ở đây có nghĩa gì? Có nghĩa là cứ giải ý nghĩa một chữ theo cách dùng thông thường của chữ đó. Hãy giảng Lời Chúa y như ý định của Lời Chúa. Đừng cố tạo thêm ý nghĩa của bạn.
LỐI NÓI HÌNH BÓNG 
Có những lần trong đó Kinh Thánh dùng lối nói hình bóng mà nếu lấy nghĩa đen thì không thấy có ý nghĩa gì. Khi gặp những trường hợp đó bạn có thể tìm một ý nghĩa sâu hơn. Chẳng hạn hãy xem Thi Tv 134:13. Tác giả đang nói gì Ở câu này? Nếu câu này được viết trong thời đại chúng ta thì có thể chúng ta đọc thấy như thế này:
“Lạy Chúa , Ngài biết tất cả những phần nhỏ bé tinh vi trong thân thể con và Ngài đã kết hợp những tế bào đó lại với nhau trong tử cung của mẹ con ”
hãy xem 68:11-15, tác giả Thi thiên đã dùng ngôn ngữ mô tả đầy màu sắc. Những câu này không thể hiểu theo nghĩa đen. Đọc theo nghĩa đen thì không có ý nghĩa bình thường. Vì thế chúng ta phải tìm ý nghĩa khác. Tác giả Thi thiên mô tả tiếng kêu la đắc thắng. Chúa đã ban cho dân Ngài một chiến thắng lạ lùng (xem mạch văn). Ông mô tả những phụ nữ (Ở nhà không tham chiến) đang chia nhau các chiến lợi phẩm. Những phụ nữ đó bây giờ mang những chiến lợi phẩm trong người lóng lánh với những của quý bằng vàng, bạc, cẩm thạch. Tác giả vẽ lên hình ảnh Đức Chúa Trời làm cho những kẻ thù của họ tản lạc, trôi đi như những mảnh hạt tuyết vô hại trên những ngọn núi.
 EsIs 41:14 Đức Giêhôva gọi Gia-côp là một con sâu. Lúc đó bạn thấy Gia-cốp bị người khác khinh bỉ, coi thường. Gia-cốp không được xem là quan trọng. Ngày nay chúng ta có thể nói câu này như vầy 
“Hỡi Israel , đừng sợ , mặc dù những người khác khinh bỉ coi thường , nhưng ta sẽ giúp đỡ ngươi ”
Trong sách Êxêchiên đoạn 37, tiên tri Êxêchiên đã được chỉ cho thấy một thung lũng đầy hài cốt khô. Đây là loại ngôn ngữ diễn tả thường được dùng thời bấy giờ. Nếu tiếp tục đọc bạn sẽ thấy rằng cả đoạn này cho thấy những xương khô này tiêu biểu cho tình trạng thuộc linh của dân sự Chúa thời bấy giờ. Phải chăng không có hy vọng gì cho đống hài cốt khô? Người ta nghĩ rằng không có hy vọng gì cho Israel cả. Nhưng trong đoạn này Đức Giêhôva đã phán với Israel 
“Ta sẽ đem các ngươi trở lại với sự sống thuộc linh bằng quyền phép của Thần ta ” 
Thật là một lời hứa diệu kỳ !
Tuy nhiên những phân đoạn này rất bất thường. Chúng ta phải cẩn thận không nên trao cho Kinh Thánh một số ý nghĩa khác hơn nghĩa nguyên thủy của nó. Tôi xin nhắc lại. Cách tốt nhất để giảng Lời Chúa là giảng y như Kinh Thánh đã viết . Chỉ nên đưa ra một số ý nghĩa khác nếu những chữ ấy không thể hiểu theo nghĩa thông thường. Phải cẩn thận trong việc làm này. Thường thường Kinh Thánh có ý nghĩa rõ ràng.
Một cái nhìn tổng quát về Cựu Ước 
Năm sách của Môise
Ngũ Kinh của Môise gồm 5 sách đầu của Cựu ước là Sáng thế ký, Xuất Êdíptô ký, Lêvi ký, Dân số ký và Phục truyền Luật lệ ký. Đây còn gọi là các sách Luật pháp, mặc dầu sách Sáng Thế Ký rõ ràng được viết trước thời Môise. Đây là sách của những khởi điểm. Tất cả bốn sách kế đó, đều có liên hệ đến Môise và thời đại của ông. Những sách này nói về những biến cố xảy ra trong đời Môise. Vì cớ Đức Chúa Trời ban Luật pháp trong thời của ông nên những sách này đã dược gọi là sách Luật pháp.
Các sách lịch sử
Mười một sách kế tiếp Ngũ Kinh Môise là các sách Lịch sử. Các sách này ghi chép lại lịch sử của Israel từ người kế vị Môise là Giôsuê, cho đến câu chuyện tuyệt vời của Hoàng hậu Exơtê. Những câu chuyện nầy kéo dài một khoảng thời gian 850 năm. Khi đọc lịch sử ta cần nhớ rằng cả dòng lịch sử đều là câu chuyện của Ngài. (trong Anh ngữ chữ lịch sử là History - chữ câu chuyện của Ngài là His Story) bạn sẽ thấy Đức Chúa Trời trên mọi trang lịch sử.
Khi đọc qua các sách Giôsuê, Các quan xét, Rutơ, các sách Samuên, Các vua và Sử ký, điều rất hay cần để ý là Chúa Jesus được chiếu sáng qua từng trang lịch sử. Sách Exơra là sự tiếp nối các sách Sử ký. Hãy lưu ý những câu mở đầu sách Exơra hoàn toàn giống với những câu kết của sách II Sử ký. Sách Nêhêmi trước đây là một phần của sách Exơra. Êxơra là một nhà lãnh đạo tôn giáo còn Nêhêmi là nhà lãnh đạo chính quyền. Sự nghiệp của họ trùng lấp nhau vì họ sống đồng thời. Sách Êxơra cũng là sách Lịch sử. Đây không phải là câu chuyện bịa đặt. Đây thực sự là câu chuyện lịch sử. Vì thế 11 sách này ghi chép lại diễn trình lịch sử về sự cư xử của Đức Chúa Trời với loài người trong một giai đoạn thời gian đặc biệt.
Các sách thi ca
Năm sách kế tiếp được gọi là các sách Thi ca: Gióp, Thi thiên, Châm ngôn, Truyền đạo và Nhã ca (Bài ca của Salômôn). Đây không phải hết thảy là thi ca, nhất là theo hình thức thi ca chúng ta có ngày nay. Chẳng hạn, sách Gióp là một phần của văn chương khôn ngoan người Do Thái. Sách này được xem là sách quý phái nhất và cổ xưa nhất đã từng được viết ra. Sách đề cập đến vấn đề đau khổ, nhất là sự đau khổ của con cái Đức Chúa Trời.
Sách Thi thiên là sách Thánh ca của dân sự Chúa thời xưa. Sách này chứa một số những bài viết bồi linh rất cảm động, bổ ích. Trái lại, sách châm ngôn lại chủ yếu viết cho giới trẻ. Đọc cẩn thận sự khôn ngoan chứa trong sách này ta thấy phản ánh nhiều sự dạy dỗ của Chúa Jesus Christ. Đây là bằng chứng thêm nữa về sự linh cảm của Kinh Thánh.
Sách Truyền đạo một phần là thi ca và một phần là lời khôn ngoan. Sách Truyền đạo gồm có nhiều bài học thực tế cho cuộc sống. Dành thời gian học sách Truyền đạo, dù lúc đầu có vẻ khó, sẽ đem lại phần thưởng phong phú cho bạn và dân sự của bạn. Sách Nhã Ca, còn gọi là bài ca Salômôn, gồm chứa những lời khuyên khôn ngoan và thực tế trong “hình thức nói chuyện giữa một người nam và một người nữ tì”. Sách này được viết có lẽ như những bài hát để ca hát Ở các tiệc cưới Syri. Đây là những tình ca thường được dùng để mô tả mối quan hệ giữa người tín đồ với chàng rễ thiên đàng là Chúa Jesus Christ.
CÁC SÁCH TIÊN TRI 
Có 17 sách tiên tri cho phần còn lại của Cựu ước, để được ích lợi nhiều nhất từ những sách này chúng ta phải biết các tiên tri là ai và họ làm gì.
Các tiên tri từ Êsai đến Malachi đều là những người bình thường dã được Đức Chúa Trời ủy nhiệm để công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời. Sứ điệp đó không phải luôn luôn được đón nhận vì thế các tiên tri không phải ai cũng nổi danh. Họ được kêu gọi để thành thật với Đức Chúa Trời và nói những gì Ngài muốn nói ra. Trong một ý nghĩa các Mục sư đã được kêu gọi để nói những gì Đức Chúa Trời muốn chúng ta nói dù sứ điệp đó có được mọi người đón nhận hay không. Chúng ta được kêu gọi để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Đôi khi điều đó không làm đẹp lòng loài người. Thông thường sứ điệp Đức Chúa Trời ban cho chúng ta không làm đẹp lòng loài người. Bạn nên lưu ý rằng Đức Chúa Trời coi các tiên tri của Ngài là quan trọng hơn hầu hết các Vua Chúa đương thời của họ.
Êxêchiên và Xachari vừa là thầy tế lễ vừa là tiên tri nhiệm vụ thầy tế lễ là trình bày loài người cho Đức Chúa Trời. Nhiệm vụ tiên tri là trình bày Đức Chúa Trời cho loài người. Một Mục sư được kêu gọi để thực hiện cả hai chức năng trên. Một số các tiên tri được gọi là “những tiên tri lớn”(quan trọng) chỉ vì tác phẩm của họ dài hơn “những tiên tri nhỏ “ mà thôi. Đấy không phải phản ánh tầm quan trọng của vị tiên tri hay sứ điệp của họ.
Thưa Mục sư, điều quan trọng là bạn nên hướng dẫn dân sự của bạn học từng câu này đến câu khác, đoạn này đến đoạn khác qua các sách Tiên tri. Qua đó bạn có thể nói những gì Đức Chúa Trời muốn bạn nói cho thế hệ này.
Các tiên tri không chỉ là những diễn giả ngay thẳng trung thành, họ còn được chúa kêu gọi để nói trước về tương lai. Đức Chúa Trời đã khải thị tương lai cho họ biết để họ nói ra.
Các tiên tri không chỉ rao giảng về sự ăn năn, nhưng họ cũng dọn đường cho sự giáng sinh của Đấng Christ. Hãy đọcLuLc 24:27 Chúa Jesus đang nói chuyện với các môn đồ sau khi Ngài sống lại. Kinh Thánh chép:
“Ngài bắt đầu từ Môise rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh ”
Nói cách khác, Chúa Jesus đã tỏ cho họ thể nào các tiên tri đã nói trước về sự giáng thế của Ngài.
Người ta nói rằng Cựu ước chỉ là cái búp, khởi đầu cho cái hoa. Với cái búp bạn không thể cho biết một cái hoa trọn vẹn sẽ giống như thế nào. Tân ước là sự nở hoa trọn vẹn. Cựu ước chỉ là cái bóng. Tân ước là thực chất.
Một kinh nghiệm đáng khen 
Giảng Kinh Thánh Cựu ước là một kinh nghiệm rất đáng khen thưởng, mặc dù bạn phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để khám phá cả Cựu ước với Hội Thánh của bạn. Mục sư mà nhiệm kỳ chỉ có một hay hai năm ở một Hội Thánh thì không thể làm hết mọi sự ông được kêu gọi để làm. Hãy suy nghĩ về sự họ thiếu mất bao nhiêu bài học Kinh Thánh trong thời gian ngắn ngủi đó.
Hãy ghi nhớ
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn , có ích cho sự dạy dỗ , bẻ trách , sửa trị , dạy người trong sự công bình ” (IITi 2Tm 3:16)
Trách nhiệm của chúng ta là rao giảng Lời Chúa, toàn bộ Lời Chúa 
Nếu bạn có trách nhiệm Ở nhiều Hội Thánh, bạn sẽ cầu nguyện để quyết định sách Cựu ước nào Đức Chúa Trời muốn bạn chia xẻ với dân sự Chúa. Hãy học qua Kinh Thánh mỗi lần một sách. Đừng từ chối bất cứ sách nào. Hãy nhớ “Cả Kinh Thánh ..... có ích ” Cả hội thánh cần cả Kinh Thánh . đừng đi vội qua các sách qúa nhanh. hãy dành nhiều thời gian đủ cho việc học hoặc từng đoạn hoặc từng câu theo như bạn thấy nhu cầu.
Có thể khôn ngoan khi giảng Cựu ước buổi sáng và giáng Tân ước buổi tối. Vấn đề ở đây là không từ chối bất cứ phần nào của Lời Chúa. Hãy đi qua Kinh Thánh cách thứ tự, theo hệ thống trong tinh thần cầu nguyện. Mục đích của bạn là chia sẻ toàn bộ Lời của Đức Chúa Trời cho toàn thể dân sự của Đức Chúa Trời.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG MƯỜI BA 
1. Hãy kể tên bốn hình thức viết thấy được trong Cựu ước?
............................................................................................................................................................................................................................................
2. Chúng ta phải theo quy luật nào trong việc quyết định xem những dùng trong Kinh Thánh là theo nghĩa đen hay là theo nghĩa gì?
............................................................................................................................................................................................................................................
3. Nghĩa hình bóng là gì? Hãy đưa ra thí dụ
............................................................................................................................................................................................................................................
4. Tại sao năm sách đầu của Kinh Thánh đã được gọi là “các sách Luật pháp “
............................................................................................................................................................................................................................................
5. Tại sao sách Exơtê được bao gồm trong các sách Lịch sử?
............................................................................................................................................................................................................................................
6. Sách nào của Kinh Thánh nguyên thủy là sách thánh ca của dân sự Chúa?
............................................................................................................................................................................................................................................
7. Các tiên tri là ai?
............................................................................................................................................................................................................................................
8. Nếu Cựu ước là búp hoa thì bạn sẽ mô tả Tân ước là gì?
............................................................................................................................................................................................................................................



GIẢNG GIẢI KINH TÂN ƯỚC

Xin nhớ rằng chúng ta được thách thức để giảng qua cả quyển Kinh Thánh, không bỏ qua bất cứ sứ điệp quan trọng nào của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài. Bạn hãy viết ra 1 câu khẩu hiệu và treo Ở chỗ dễ nhìn cho bạn. Khẩu hiệu của bạn sẽ là câu Kinh Thánh rất quan trọng.

“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn , có ích cho sự dạy dỗ , bẻ trách , sửa trị , dạy người trong sự công bình ”( 3:16)
Phải thường xuyên treo câu khẩu hiệu này trước mắt bạn. Thưa Mục sư, hãy giảng Lời Chúa ! Bạn sẽ khám phá ra những phước hạnh lớn lao khi giảng qua cả quyển Kinh Thánh.
có thể bạn sẽ thấy dễ dàng khi bắt đầu giảng Kinh Tân ước. Dĩ nhiên bạn có thể bắt đầu với bất cứ sách nào bạn lựa chọn sau khi cầu nguyện.
Một cái nhìn tổng quát về Tân Ước 
Toàn bộ Tân ước có thể chia ra làm hai phần. Đó là phần các sách Tin Lành và phần các thư tín. M ỗi một sách trong số 27 sách Tân ước được viết nhằm một mục đích đặc biệt. Một số sách dài hơn những sách khác.
Các sách Tin lành 
Khoảng 30 năm sau khi Đấng Christ chịu chết và sống lại, các Cơ đốc nhân không cảm thấy quan trọng để ghi chép lại những biến cố rất quan trọng này. Lý do là những người đã chứng kiến những biến cố này đang còn sống. Nhưng dần dần những nhân chứng tận mắt này đã về già. Hội Thánh đã quyết định cần có một bản ký thuật về những biến cố lớn này. Những lời làm chứng này không thể chỉ truyền lại bằng miệng mà thôi. Truyền miệng thường không thể chính xác.
Cuối cùng, các môn đồ đã được Đức Thánh Linh soi dẫn để chép xuống thành văn bản những biến cố đó vào khoảng 60 năm sau khi Chúa giáng sanh. Đức Thánh Linh đã linh cảm một môn đồ tên là Giăng Mác để viết bản ký thuật đầu tiên về những biến cố quan trọng đó. Vì vậy sách Mác được người ta tin là sách Tin Lành đầu tiên đã được viết ra. Tiếp theo là các sách Tin lành Mathiơ, Luca và Giăng. Sách Công vụ Sứ Đồ được viết ra sau đó.
Mỗi trước giả đã được soi dẫn cách lạ lùng bởi Đức Thánh Linh để trình bày một khía cạnh khác nhau về đề tài. Kết quả là chúng ta có được một bản ký thuật về cuộc đời Chúa Cứu Thế và ảnh hưởng của cuộc đời ngài trên những người khác.
Sách Tin Lành Mác 
Sách Mác phần lớn là sự ôn lại ngắn gọn về chức vụ công khai của Đấng Christ. Trong sách này Mác đã bày tỏ hình ảnh về một Chúa Cứu Thế mạnh mẽ và bận rộn. Ông kết luận với mạng lịnh của Đấng Christ truyền cho các môn đồ phải đem Tin Lành đến khắp thế gian.
(Trong chương kế tiếp bạn sẽ thấy một số giúp đỡ để bắt đầu giảng Giải Kinh sách Mác. Có lẽ điều này sẽ giúp bạn có được kiểu mẫu cho tương lai)
Sách Tin Lành Mathiơ 
Mục đích của sách Tin Lành Mathơ là nói rằng Chúa Jesus Christ là Đấng Mêsia hay là Đấng Cứu Th ế đã được hứa ban trong Cựu ước. Điều này rất quan trọng cho dân Do Thái mà Mathiơ là người đang sống và làm việc giữa họ. Dân Do Thái vốn đã được dạy dỗ kỹ càng về Cựu ước. Mathiơ cũng nhấn mạnh rằng Nước Đức Chúa Trời đã đến.
Sách Tin Lành Luca 
Sách Tin lành Luca là một bản ký thuật soạn rất kỹ bởi Luca, một thầy thuốc đương thời. Ông bắt đầu với Giăng báp tít là người dọn đường của Chúa Jesus. Rồi ông dẫn chúng ta xem qua sự sống, sự chết và sự phục sanh của Đấng Christ. Mục đích của ông là bày tỏ Đấng Christ như là Đấng Cứu Thế.
Sách Tin Lành Giăng 
Sách Tin Lành Giăng nhấn mạnh đến sự kiện Thần tánh của Đấng Christ. Ngài không chỉ là người. Ngài là Con Đức Chúa Trời. Ông nêu lên mục đích sáng trong GiGa 20:31
“Nhưng các việc này đã chép , để cho các người tin rằng Đức Chúa Jesus là Đấng Christ , tức là Con Đức Chúa Trời và để khi các người tin thì nhờ danh Ngài mà được sự sống ”
Sứ Đồ Giăng đi sâu hơn trong nhiều chi tiết để soi sáng giáo lý về Con của Đức Chúa Trời. Ông làm sáng tỏ cho chúng ta biết con Đức Chúa Trời là ai và tại sao Ngài giáng t hế.
Sách Công Vụ Sứ Đồ 
Sách Công Vụ Sứ Đồ còn được gọi là các Công Vụ của Đức Thánh Linh. Sách này là sách lịch sử chính xác về sự bành trướng của Cơ đốc giáo trải khắp thế giới thời bấy giờ. Sách này kể lại việc Đức Thánh Linh đầy dẫy và ban quyền năng cho các môn đồ của Đấng Christ để họ ảnh hưởng mạnh mẽ khắp cả thế gian. Ngày nay Đức Thánh Linh vẫn còn hoạt động mạnh mẽ.
Các thư tín 
Chữ “thư tín” (Epistle) có nghĩa là điều gì đó được chuyên chở và chuyển đi dưới hình thức viết. Những thư tín này đã được viết cho các Cơ Đốc Nhân, không phải viết cho toàn thể dân chúng. Những thư tín này được viết để đáp ứng những nhu cầu cấp bách của Hội Thánh lúc bấy giờ. Những bức thư này khi sưu tập lại được gọi là những thư tín Tân ước (Epistles)
Những thư tín này thường được đọc cho các thư ký ngồi lại chép ra. Rồi tác giả bức thư ký tên để xác nhận sự chính t hức của bức thư. Đôi khi tác giả bức thư thêm vào vài lời riêng của mình nữa.
Những thư tín Tân ư ớc có thể được chia thành hai nhóm đặc biệt. Các thư tín của Phao-lô và những thư tín tổng quát. Những thư tín của Phao-lô có thể chia thành 4 nhóm
1. Những thư đề cập đến lai thế gồm 1 & 2Têsalônica
2. Những thư đề cập đến sự cứu rỗi gồm Galati, 1 & 2Côrinhtô và Rôma
3. Những thư Phao-lô viết trong khi ở tù vì đức tin gồm Êphêsô, Côlôse, Philêmôn và Philip
4. Những thư liên quan đến sự chăm lo các Hội Thánh gồm 1 & 2Timôthê và Tít. Xin nhớ tác giả thư cũng là một Mục sư.
Chúng ta hãy ôn lại cách ngắn gọn mỗi một thư tín có ý nghĩa này. Mỗi thư đều quan trọng cho Hội Thánh.
Thư Rôma 
Thư Rôma là sách dài nhất và có lẽ là sách được hệ thống hóa kỹ nhất trong các thơ tín Tân ước. Đây cũng có lẽ là sách có quyền năng nhất nêu lên những giáo lý quan trọng nhất của Đức tin Cơ đốc.
Rôma 3: 21-31 nêu rõ giáo lý về sự xưng nhận bởi đức tin. Giáo lý này đối lập với hầu hết các tôn giáo thế giới là nơi người ta được xưng nghĩa bởi công việc riêng, bởi sự dâng của lễ và bởi những việc lành. Thư Rôma dạy rõ ràng bạn được thừa nhận là công bình không phải vì những gì bạn đã làm nhưng vì những gì Đấng Christ đã làm. Chúng ta được xưng công bình bởi Đức tin trong con của Đức Chúa Trời. Chỉ có Đấng Christ mới trả được hình phạt tội lỗi của chúng ta bởi vì Ngài là Đấng vô tội. Ngài đã trả giá tội lỗi cho chúng ta để chúng ta có thể được trả tự do. Đức Chúa Trời đã công nhận sự hy sinh của Đấng Christ. Ngài là Cứu Chúa duy nhất của chúng ta.
Thư 1Côrinhtô 
Côrinhtô là một thành phố quan trọng của Hy lạp. Đây là một thành phố cảng lớn là nơi Phao-lô đã thành lập một Hội Thánh độ ba năm trước đó. Thư này cho thấy rõ về tình trạng của Hội Thánh non trẻ nầy. Thư này nói về những ấn tứ thuộc linh quan trọng của Hội Thánh và những vấn đề trong Hội Thánh. thư này được viết cho một Hội Thánh đang thực hành đức tin của mình Ở giữa một thành phố gian ác. Thành phố này có lẽ là thành phố tội lỗi nhất trên thế giới bấy giờ.
Sứ Đồ Phao-lô đề cập đến nhiều chủ đề quan trọng trong thư tín này. Thường thường một số trong những nhu cầu này cần được đề cập đến trong Hội Thánh ngày nay. Chẳng hạn những vấn đề như: 
1. Vấn đề một Hội Thánh chia rẽ
2. Quan niệm đúng đắn về người hầu việc Chúa thực sự
3. Lời cảnh cáo cho những ai quá kiêu căng
4. Vấn đề vô luân, bất khiết
5. Việc đưa người anh em mình ra toà án
6. Giao du với phường đĩ điếm
7. Những câu hỏi chung quanh hôn nhân Cơ đốc
8. Sự tự do Cơ đốc ngược lại với sự tự chế
9. Thực hành lễ tiệc thánh
10. Về các ân tứ thuộc linh
11. Tình yêu thương - An tứ t ốt nhất
12. Cách sử dụng phải lẽ các ân tứ thu ộc linh
13. Sự sống lại - Sự kiện trung tâm của đức tin chúng ta
14. Sự đắc thắng hoàn toàn của Đấng Christ trên sự chết.
15. Sự lạc quyên cho người tín đồ nghèo Ở Giêrusalem
Có đủ tài liệu trong những chương này khiến một Mục sư bận rộn để giảng suốt một thời gian dài. Hãy rao giảng Lời Chúa.
Thư 2Côrinhto 
Thư này được viết cho cùng một Hội Thánh vài tháng sau đó. Mục đích chính của thư là để tái xác nhận uy quyền thuộc linh của Sứ Đồ Phao-lô vì ông dự định sớm đến thăm viếng họ.
Trong thư này ông trả lời sự phê bình của họ và sự dạy dỗ tà giáo của họ. Ông đã so sánh giao ước cũ và giao ước mới. Ông nói về chiến thắng của ông giữa những sự chịu khổ của ông.
Thư Galati 
Thư vầy có một ảnh hưởng mạnh mẽ trên các Cơ Đốc Nhân ngoại bang đang sống Ở xứ Galati. Vấn đề gây ra bởi những người tin rằng một người phải sống như là Đấng Christ đã không chết thế cho tội lỗi của họ. Vị Sứ Đồ đã dạy họ cách khác nhưng họ đã trở lại với đường xưa lối cũ. Thư tín này đã có ảnh hưởng rất lớn trên toàn bộ Hội Thánh Cơ đốc cho đến ngày nay. Nó dạy rằng sự cứu rỗi đã được thực hiện xong bởi sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá. Không còn cần ai phải cố gắng và tạo cho ra sự cứu rỗi nữa. Chúng ta được cứu bởi đức tin và chỉ bởi đức tin mà thôi.
Thư Êphêsô 
Bức thư quan trọng này đã được viết ra từ trong ngục tù Ở La mã. Sách này được viết nhằm lưu hành khắp tất cả các Hội Thánh. Vị Sứ Đồ đã lại viết về những nền tảng của Đức tin Cơ đốc. Ông nhấn mạnh rằng chúng ta đã được cứu bởi đức tin vàchỉ bởi Đức tin mà thôi. Sự cứu rỗi là một quà tặng của Đức Chúa Trời và không phải do tu thân tích đức, khổ công mà được. Ông đã viết về đời sống Cơ Đốc và đời sống đó phải sống như thế nào. Ông cũng chỉ ra rằng Chúa đã ban cho chúng ta các ân tứ thuộc linh dùng để đánh bại Sa-tan và để gây dựng Hội Thánh.
Thư Philip 
Đây có lẽ là một trong những thư sau cùng mà Sứ Đồ Phao-lô đã viết trong khi ông đang ở tù chờ ngày được Tòa án chính quyền La mã xét xử. Đây là bức thư có tính cách cá nhân nhấn mạnh đến niềm vui và sự hiệp nhứt mà người theo Chúa mới có. Ông đã khuyến khích các Cơ Đốc Nhân hãy bền đỗ. Ông đã tạ ơn họ về sự giúp đỡ rộng rãi của họ và đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho nhau. Sứ Đồ Phao-lô đã thúc giục hãy vui mừng trong chúa luôn luôn.
Thư Côlôse 
Trong thư này vị Sứ Đồ đã nhấn mạnh đến vai trò quan trong của chính mình Chúa Jesus. Ông đã viết rằng Đấng Christ có địa vị cao trọng hơn hết thảy, Ngài là Đấng cứu chuộc, Ngài là Chúa tể của mọi tạo vật và là đầu của Hội Thánh. Ông đã cảnh cáo về sự dạy dỗ tà giáo. Ông đã thúc giục họ hãy chịu đóng đinh với Đấng Christ. Là một Mục sư trung tín, ông đã nói với họ về cách ăn ở, về mối quan hệ của họ với gia đình và về ảnh hưởng Cơ đốc của họ.
Thư 1&2Têsalônica 
Sứ Đồ Phao-lô đã thành lập một Hội Thánh tại một thành phố cảng quan trọng ở Têsalônica. Mặc dầu không ở chung với họ được trong thử thách nhưng giống như vị Mục sư trung tín ông đã tiếp tục dạy dỗ và chỉ dạy những Tân tín hữu này. Ông đã sốt sắng nói về đức tin , tình yêu và sự chân thật của họ, về sự tin Chúa chân thành của họ. Như một Mục sư nhân lành ông đã nói với họ về sự tinh khiết trong tình cảm và về tình yêu thương lẫn nhau trong Đấng Christ. Vị Sứ Đồ dạy họ về sự tái lâm của Đấng Christ và về nhu cầu của họ trong sự sẵn sàng chờ ngày Ngài trở lại. Ông đã cảnh cáo họ về sự vô đạo king khủng sẽ xảy đến cách thông thường trước ngày Chúa trở lại. Ông đã nói với họ về những dấu hiệu chứng tỏ với họ về sự tái lâm của Ngài. Ông nài xin họ hãy trung tín cho đến khi Ngài đến.
Thư 1&2Timôthê 
Đây thực sự là những bức thư cá nhân mặc dầu lời khuyên trong đó đã trở thành những lời khuyên bảo quý giá cho mỗi một tôi tớ của Đấng Christ. Phao-lô viết thư này cho Timôthê là người đang chịu trách nhiệm là Mục sư, để khuyến khích Timôthê trong chức vụ và đời sống bản thân của mình. Ông khuyên Timôthê bảo vệ sự trong sáng của Tin Lành khỏi những người muốn phá hoại. Rồi vị Sứ Đồ nói đến những vấn đề nổi lên Ở Hội Thánh Êphêsô và hướng dẫn Timôthê cách giải quyết. Phao-lô biết rằng sự bách hại cực độ sẽ xảy đến Hội Thánh từ bên ngoài và các giáo sư giả sẽ đột nhập vào bên trong. Ông khuyên Timôthê phải chịu khổ để giảng Tin Lành.
Thư Tít 
Tít là môn đệ của Phao-lô và ông viết thư này cho Tit về những vấn đề liên quan đến trật tự và kỷ luật của Hội Thánh. Ông nhấn mạnh đến nền tảng vững chắc mà Hội Thánh phải xây dựng trên đó. Ông dạy rằng đó phải là nền tảng đạo đức vững mạnh cũng như là nền tảng Kinh Thánh vững vàng.
Thư Philêmôn 
Đây là thư riêng của Phao-lô gởi cho Philêmôn. Ông đề cập chủ yếu đến vấn đề chạy trốn của một người nô lệ. Theo phong tục, một nô lệ chạy trốn phải bị phạt tử hình. Sứ Đồ Phao-lô đã thúc giục Philêmôn hãy tha mạng sống cho người nô lệ này và đón nhận người này như là anh em t ín hữu trong Chúa Jesus Christ.
Thư Hêbơrơ 
Sách này được viết cho các Cơ Đốc Nhân Do Thái đang trải qua cơn bắt bớ nặng nề vì Đức tin của họ. Vị Sứ Đồ đã củng cố Đức tin của họ bằng cách chứng tỏ rằng Chúa Jesus là cao trọng hơn các thiên sứ, cao trọng hơn các tiên tri, hơn cả Môise hay Giôsuê. Những nhân vật này của Cựu ước, dầu đã chết, vẫn rất được tôn trọngỞ giữa thế giới Do Thái. Sách Hêbơrơ chứa đựng đoạn sách hàng đầu trong Kinh Thánh về đề tài Đức Tin (đoạn 11). Đoạn này chỉ rõ về chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm của Đấng Christ. Phao-lô cũng thúc giục về việc thực hành sự tinh khiết và thánh sạch của bản thân.
Thư Giacơ 
Thư này bao gồm nhiều đề tài thực tế khác nhau liên quan đến đức tin thật và đời sống tin kính. Giacơ thường trích dẫn Bài giảng trên núi để đưa ra lời chỉ dạy các tín hữu. Đây là sự xác nhận mạnh mẽ về đời sống thực tế của Cơ Đốc Nhân.
Thư 1&2Phierơ 
Phierơ, một trong những môn đồ đầu tiên của Chúa, đã viết thư thứ nhất của ông từ thành phố Babylôn là nơi các Cơ đốc nhân đang trải qua cơn bách hại lớn lao. Phierơ đã nhắc nhở các tín hữu về sự kêu gọi vinh hiển của họ. Ông đã dạy rằng những tín hữu phải sống đời sống thánh khiết cho dù học đang trải qua cơn bắt bớ. Ông nhắc nhở họ rằng họ giống như những khách hành hương và họ phải nuôi mình bằng sữa thật của Lời Chúa. Trong bức thư thứ hai của mình ông cảnh cáo họ hãy cự tuyệt, hãy bác bỏ những giáo sư giả đang xen vào các Hội Thánh. Ông muốn họ ấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa Jesus Christ.
Thư 1,2&3 Giăng 
Trong những thư này, giống như ở Thư của Phierơ, ta thấy có nhiều giáo sư giả đang đi quanh quẩn ở các Hội Thánh. Giăng cảnh cáo họ đừng vội tiếp đãi những giáo sư giả tự xưng là những giáo sư, thầy giảng hay thậm chí là những tiên tri. Trong thư thứ ba Giăng khen ngợi họ về sự hiếu khách tử tế và sự hỗ trợ cho những tôi tớ thật của Đấng Christ.
Thư Giu Đe 
Trong bức thư ngắn này Giuđe đề cập đến cùng một chủ đề đã gây rắc rối cho Phierơ và Giăng. Chỉ có Giuđe là nói mạnh mẽ và nói trực tiếp. Bức thư của ông hàm chứa nhu cầu cho tất cả các thế hệ phải cảnh giác chống lại các giáo sư làm cong quẹo lẽ thật. Ông đã dùng câu chuyện về sự phán xét của Đức Chúa Trời trên một số những người bất khiết thời Cựu ước. Ông báo rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên tất cả những ai ở trong ảnh hưởng gian ác. Ông kết luận thư tín của mình với Lời chúc phước quan trọng của một Sứ Đồ.
Sách Khải Huyền 
Sách này do Sứ Đồ Giăng viết ra, đã nói đến sự nghiêm trọng của việc lìa bỏ lẽ thật và tầm quan trọng của việc đứng về phía Đức Chúa Trời. Trong khi không dễ để hiểu hết sách này, ta thấy sách cũng đưa ra hình ảnh rõ ràng về trận chiến giữa sự ác và sự thiện, tốt và xấu. Giăng củng cố tinh thần các Cơ Đốc Nhân khi đối diện với sự bắt bớ nghiêm trọng. Cuối cùng, sách này được viết để cung cấp cho các Cơ Đốc Nhân trong những năm sắp đến một tầm nhìn thích đáng về lịch sử. Nó tiết lộ cuộc chiến với Satna và sự chiến thắng trận chiến đó của Đấng Christ. Sách này là kết quả của những khải tượng mà Giăng đã thấy trên đảo Bát mô. Ông kết luận sách với lời kêu gọi vâng lời và phục vụ với một lời hứa về sự tái lâm của Chúa.
Con đường trước mắt 
Bây giờ chúng ta đã có một bản tóm lược về tất cả các sách của Kinh Thánh, và là một Mục sư, bạn có thể từng trải sự hồi hộp diệu kỳ khi rao giảng qua cả các sách Thánh Kinh.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG 14 
1. Bao nhiêu lời của Thánh Kinh đã được Đức Chúa Trời soi dẫn?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Những sách nào của Kinh Thánh được xem như là các sách Tin L ành?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Sách nào của Tân ước là một sách Lịch sử nói về sự bành trướng của Cơ đốc giáo trong Hội Thánh đầu tiên 
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Xin cho biết những thư tín có thể được chia vào hai nhóm riêng biệt nào?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Thư 1 và 2Côrinhtô được viết cho ai và chúng ta biết được gì về thành phố đó ?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Thư Galati đã dạy về lẽ đạo căn bản nào?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
7. Thư 1 và 2Têsalonica nói về thế giới ngày nay như thế nào?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
8. Trong thế giới ngày nay có các giáo sư giả không? Nếu có, thì điều gì khiến họ trở nên các giáo sư giả.
......................................................................................................................
......................................................................................................................



BÂY GIỜ CHÚNG TA HÃY THỰC HÀNH

Bây giờ chúng ta đã có sự khảo sát ngắn gọn về các sách của Kinh Thánh, chúng ta hãy bắt đầu thực hành việc Giải Kinh cho một sách. Nói cách khác chúng ta hãy khởi sự thực hành.

Giả sử bạn đang quyết định bắt đầu với Tân ước. Chẳng hạn, sách Tin lành Mác là một bản ký thuật đơn giản về đời sống Đấng Christ. Mác là sách Tin lành đầu tiên được viết ra. Vì thế sách này có thể là khởi điểm để giảng qua Kinh Thánh từng câu. Dĩ nhiên bạn có thể bắt đầu với bất cứ sách nào bạn cảm thấy thuận tiện nhất. Chúng tôi chỉ đề nghị sách Mác có thể là khởi điểm để bắt đầu.
Khi đọc sách Tin lành Mác trở đi trở lại, ta thấy một số sự phân chia sách ra từng phần sẽ giúp bạn dễ hơn trong việc Giải Kinh.
Bạn thấy sách này có thể được phân chia như thế nào, có thể bạn thấy sự phân chia của bạn có vẻ khác hơn của chúng tôi, điều đó là tốt. Vấn đề là chia sách ra nhiều phần sẽ giúp cho ta hiểu dễ dàng hơn về nội dung một sách. Đây được gọi là chia bố cục.
Trước hết chúng ta hãy xem cả sách. Một nhà Giải Kinh đã chia sách ra như sau đây. Bạn có thể muốn chia cách khác. Bao lâu bạn trung thành với những chân lý dạy trong Lời Chúa, thì cách phân chia bố cục không thành vấn đề sai hay là đúng nữa.
Đoạn 1 từ câu 1-13
Sự chuẩn bị
Đoạn 1 câu 14 đến đoạn 3 câu 6
Chức vụ đầu tiên tại Galilê
Đoạn 3 câu 7 đ ến đoạn 8 câu 26
Sự kêu gọi và huấn luyện các môn đồ
Đoạn 8 câu 27 đến đạon 10 câu 52
Con đường lên Giêrusalem
Đoạn 11 câu 1 đến đoạn 13 câu 37
Chức vụ tại Giêrusalem
Đoạn 14 câu 1 đến đoạn 15 câu 47
Kể lại sự thương khó
Đoạn 16 câu 1-20
Sứ mạng truyền giáo của Chúa Phục Sinh
Phân chia sách theo cách này sẽ giúp bạn có đề tài cho các bài giảng của bạn trong 7 tuần kế tiếp. Nói cách khác bạn sẽ giảng qua cả sách Mác trong 7 tuần. Nếu bạn giảng mỗi tuần một đoạn, thì bạn có đủ tài liệu cho 16 tuần.
Hãy đào bới sâu hơn 
Đào sâu hơn vào sách Mác bạn có thể thấy rằng có nhiều tài liệu hơn là bạn Giải Kinh cho 16 tuần lễ. Vì thế bạn có thể chia sách thành nhiều chi tiết hơn. Đoạn một chứa 45 câu. Hãy xem bạn sẽ chia những câu này như thế nào để dân sự của bạn dễ hiểu hơn. Bạn có thể thấy rằng mỗi phần nhỏ có thể khai triển thành một bài giảng. Vì thế có thể bạn trải qua đoạn một này trong 10 tuần lễ. Một điều chắc chắn đó là giảng Giải Kinh từng câu, từng đoạn, thì bạn sẽ không bao giờ cạn lương thực thuộc linh cho dân sự của Đức Chúa Trời. Nói cách khác bạn sẽ không bao giờ thiếu bài giảng Kinh Thánh.
Sau đây là cách chia đoạn 1 sách Mác
Câu 1-8 sự chuẩn bị chức vụ của Đấng Christ 
Câu 9-12 Chúa Jesus chịu báp têm
Câu 12-13 Sự cám dỗ trong đồng vắng
Câu 14-15 Bắt đầu chức vụ Đấng Christ
Câu 16-20 Sự kêu gọi các môn đồ
Câu 21-28 Sự đuổi các tà linh
Câu 29-31 Bà gia Phierơ được chữa lành
Câu 32-34 Chức vụ chữa bệnh của Chúa Jesus 
Câu 35-39 Giảng dạy tại Galilê
Bạn sẽ thấy rằng có nhiều lẽ thật quan trọng đã được dạy chỉ trong một đoạn sách này. Có thể dành 10 tuần để học chỉ một đoạn này. Dân sự của bạn cần tất cả các lẽ t hật, vì thế nếu không giảng được bây giờ thì họ sẽ cần giảng vào lúc nào.
Xin nhớ:
“Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn , có ích cho sự dạy dỗ , bẻ trách , sửa trị , dạy người trong sự công bình ”
Kinh Thánh không có chứa chữ nào là vô nghĩa cả. Tất cả các chữ trong Kinh Thánh đều quan trọng.
Ta hãy cố gắng suy nghĩ có bao n hiều lẽ thật quan trọng đã được dạy trong đoạn này. Mỗi lẽ thật có thể khai triển thành một sứ điệp rất bổ ích cho dân sự của bạn, đó là không kể đến ảnh hưởng của sứ điệp đó trên đời sống của chính bạn. Hãy để tôi chỉ ra một vài lẽ thật này.
1. Sự giáng sanh của Chúa Jesus đã được nói tiên tri từ nhiều thế kỷ trước
2. Sự khác nhau giữa lễ báp têm của Giăng và lễ báp têm của Chúa Jesus 
3. Sự cám dỗ không phải là một tội lỗi và chỉ trở thành tội lỗi khi chúng ta chiều theo sự cám dỗ.
4. Nước của Đức Chúa Trời
5. Đức tin thật tối cần cho sự cứu rỗi
6. Các Tà linh xen vào trong Nhà của Đức Chúa Trời 
7. Uy quyền của Chúa Jesus
8.Chức vụ chữa bệnh của Chúa Jesus
9. Đời sống cầu nguyện của Chúa Jesus 
10. Đấng Christ bày tỏ mục đích giáng thế của Ngài
11. Phần thưởng của đức tin
12. Sự hấp dẫn của Chúa Jesus 
Bây giờ bạn xem thử có thể kết hợp những lẽ thật trong đoạn này với những câu liên hệ không? Có thể bạn lập một danh sách những lẽ thật khác được dạy trong đoạn này không? Điều này giúp bạn một ý nhỏ về nhiều phước hạnh phát xuất từ một người giảng Giải Kinh có hệ thống
Chúng ta chỉ mới chạm đến bề mặt của một đoạn này. Không lạ gì khi một số các Mục sư đã dành cả một tháng hay nhiều thì giờ hơn cho mỗi một đoạn của Kinh Thánh? Tôi biết một Mục sư đã dành năm năm để giảng Giải Kinh từng câu từng câu và bây giờ mới chỉ đến sách Khải huyền. Bạn có thể giảng ít thì giờ hơn hoặc nhiều hơn. Để bắt đầu có thể bạn cần đi qua nhanh hơn. Điều quan trọng là giảng qua Kinh Thánh từng câu từng câu.
Bằng cách này bạn có thể chắc chắn là dân sự của bạn sẽ không bị thiếu mất một chân lý quan trọng nào trong Kinh Thánh.
Những phương cách khác 
Đôi khi bạn có thể dùng một phương cách khác. Trong khi dành hết những sứ điệp chính cho sự giảng Giải Kinh. Bạn có thể dùng những phương cách khác để giúp đỡ dân sự của bạn hiểu được và trân trọng Kinh Thánh. việc này có thể thực hiện vào một đêm khác trong tuần lễ .
1. Có một lần tôi đã cố gắng trình bày một cái nhìn tổng qúat về Kinh Thánh cho Hội chúng của tôi. Mỗi tối thứ tư tôi đề cập đến một sách khác của Kinh Thánh. Tôi dùng mỗi tuần một sách , trình bày cách có hệ thống từ sách Sáng Thế ký cho đến sách Khải huyền. Cách này kéo dài được hơn một năm vì Kinh Thánh có đến 66 sách. Trong những sứ điệp nghiên cứu Kinh Thánh này, tôi đã giải thích:
a. Người được Chúa dùng để viết sách là ai?
b. Sứ điệp chính của sách là gì?
c. Mục đích sách được viết ra
d. Sứ điệp của sách cho chúng ta ngày nay là gì?
2. Trong một dịp khác cho nhiều tân tín hữu trong Hội Thánh. Tôi muốn dạy họ tự đọc và tự nghiên cứu Kinh Thánh. Tôi thách thức họ hãy giải nghĩa sách Mác cho riêng họ. Tôi muốn họ viết xuống bằng lời lẽ của họ sự hiểu biết của họ về từng câu trong sách Mác. Mỗi tuần chúng tôi học một đoạn. Các tín hữu phải viết xuống sự hiểu biết của họ về từng câu trước khi chúng tôi gặp lại nhau. Rồi cả nhóm chúng tôi, cùng nhau học qua các câu đó. Xin nhớ rằng, họ đã học và viết xuống sự hiểu biết của họ về những câu sắp học chung trước khi họ đến,.
Điều lạ lùng là các tân tín hữu này đã hiểu chân lý của Chúa thật là tốt đẹp. Không ai đã chỉ ra cho họ trước đó cả. Chỉ có Đức Thánh Linh đang dẫn dắt họ và Ngài dìu dắt thật cẩn thận. Chúng tôi học chung như vậy mỗi tuần một đêm. Nhiều người trong nhóm đó ngày nay đang là những Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ, tích cực trong công việc Chúa. Từ đó gần 40 năm qua họ đã tự nghiên cứu được lời của Chúa. Tôi chỉ dẫn bầy chiên đến những đồng cỏ xanh tươi của Kinh Thánh. Còn chiên thì tự ăn lấy, tự nuôi mình.
3. Trong trường hợp dân sự của bạn không biết đọc hoặc không có Kinh Thánh, bạn có thể làm y như vậy bằng cách nói miệng (điều này có nghĩa là bạn phải đọc lớn lên cho họ nghe) hãy cẩn thận đi từng câu. Phải chắc rằng họ hiểu rõ Lời của Chúa. Tôi xin đưa ra thí dụ phải làm như thế nào.
Thí dụ 
Hãy để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện thật. Một hôm, người bạn của tôi nhận được một bức thư từ nội địa Trung Hoa. Điều này thật rất ngạc nhiên vì các Mục sư đã bị bắt nặng nề Ở tại Trung Hoa. Kinh Thánh bị cấm dùng. Vị Mục sư Trung hoa này đã viết thư vào năm 1979. Ông nói, “Tôi đã 93 tuổi rồi. Tôi đang có một chức vụ rất lớn trong cuộc đời tôi nhưng tôi không có một quyển Kinh Thánh nào. Tôi không biết ông bạn có thể làm cách nào gởi cho tôi một quyển Kinh Thánh được không?”
Vài ngày sau chính tôi đích thân đi vào Trung quốc để cố gắng trao quyển Kinh Thánh cho vị Mục sư đó. Trước khi ra đi tôi đã đặt một số câu hỏi. Tôi đã biết thêm về vị Mục sư đó. Ông đã được Chúa dùng cách đặc biệt trong thời kỳ trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa được thành lập. Sau đó ông đã chịu rất nhiều khó khăn cùng với nhiều người khác.
Tôi được biết rằng một ngày kia, vệ binh đỏ đã đến nhà Mục sư này. Họ rất nổi giận khi thấy có nhiều Kinh Thánh và nhiều sách vở học Kinh Thánh. vị Mục sư này đã từng du học học Thần học Ở Hoa kỳ khi ông còn trẻ, nên ông có rất nhiều sách. Họ bắt vị Mục sư già đứng đó nhìn trong khi họ đốt Kinh Thánh và sách vở của ông từng quyển một. Việc này kéo dài mất 3 ngày đêm. Khi đã đốt hết sách vở, họ bắt vị Mục sư già đó đứng dựa vào hàng rào và bắt đầu ném đá vào ông cho đến chết. Những người hàng xóm láng giềng chạy đến cố gắng cứu mạng ông. Việc đó làm cho các vệ binh đỏ càng nổi giận hơn, vì thế một người trong bọn rút súng lục ra và bắn gãy cả hai chân ông già.
Gia đình đã giải cứu thân thể bầm tím và gãy vỡ của vị Mục sư già, đưa ông vào nhà và chăm sóc cho ông. Nhưng vị Mục sư không bao giờ đi lại được nữa. Đây là vị Mục sư đã viết bức thư nói trên mấy năm sau đó. “Tôi đã 93 tuổi rồi. Tôi đang có một chức vụ rất lớn trong cuộc đời tôi, nhưng tôi không có một quyển Kinh Thánh, có cách nào ông gởi đến cho tôi một quyển hay không?
Vào lần viếng thăm kế đó tại nước Trung hoa, tôi đã đến nhà vị Mục sư già và thấy ông ngồi trên cạnh chiếc giường gỗ. Ông tiếp đón tôi rất niềm nở mặc dầu chúng tôi chưa hề gặp nhau trước đây. Tôi nói, “Thưa Mục sư, tôi không hiểu bức thư của cụ. Cụ không còn nhà thờ, người ta hông cho cụ mở nhà thờ. Cụ không có một quyển Kinh Thánh, cụ không đi lại được, thế mà cụ nói là cụ đang có một chức vụ lớn nhất trong đời. Việc đó làm thế nào xảy ra được?
Ông cụ cười và đáp: “Chúa đã dạy tôi cách làm thế nào.” Rồi tôi xin phép cụ vui lòng kể lại cho tôi nghe. Cụ nói: “vâng, không có gì bí mật cả. Mỗi ngày có độ 20 Cơ Đốc Nhân đến tại chiếc giường nhỏ của tôi đây. Tôi dạy họ Lời Chúa hoàn toàn theo trí nhớ của mình. Rồi tôi nói với họ rằng họ không thể đến học lại bài học khác cho đến khi họ đã dạy được người khác những gì tôi đã dạy cho họ. Kết quả là hiện nay đã có được 1500 tín hữu ‘
Vị Mục sư già đó, không có nhà thờ, không có Kinh Thánh, không đi lại được một bước, mà đã thành đạt được những kết quả diệu kỳ chỉ bằng cách làm theo điều Đức Chúa Trời dạy bảo ông làm . Và ông đã làm điều đó trong một thời điểm bắt bớ khó khăn.
Bạn cũng có thể làm được điều đó ! Ngay cả người ta không đọc được Kinh Thánh, bạn cũng có thể làm môi làm mắt cho họ.
Một ống dẫn để Chúa dùng 
Thưa Mục sư, Đức Chúa Trời đã dạy chúng ta làm cùng một công việc như vị Mục sư Trung hoa kia đã làm. Sứ Đồ Phao-lô đã nói trong IITi 2Tm 2:2
“Những điều con đã nghe nơi ta Ở trước mặt nhiều người chứng , hãy giao phó cho mấy người trung thành , cũng có tài dạy dỗ kẻ khác ”
Nói cách khác, chúng ta hãy đưa người ta tham gia vào việc gieo rắc Lời Chúa. Cho dù họ không đọc được hoặc không có Kinh Thánh, bạn vẫn có thể dạy Lời Đức Chúa Trời cho họ được. Bạn cần phải làm một vị Mục sư được tấn phong để dạy người ta về những gì Đức Chúa Trời đã dạy bạn. Hãy dạy dân sự của bạn biết dạy dỗ người khác. Đó là phương cách của Kinh Thánh.
Thưa Mục sư, trong sự giảng dạy chúng ta không được từ chối nhiều lẽ thật quan trọng đã được dạy dỗ trong Kinh Thánh. khi chúng ta rao giảng những chân lý này, chúng ta không chỉ công bố ra, nhưng trong quá trình rao giảng chúng ta còn dạy người tín đồ biết dạy người khác nữa. Điều này bảo đảm những chân lý này sẽ được truyền lại cho những người khác.
Thưa Mục sư, bạn đã được kêu gọi để giảng hoặc dạy Lời của Chúa đến nỗi những người được bạn dạy có thể dạy lại người khác. Những gì chúng ta dạy dỗ thực sự, họ cũng dạy lại cho người khác. Nếu bạn dạy tôi sử dụng được một nhạc cụ, thì tôi có thể dạy lại cho người khác cách sử dụng nhạc cụ đó. Thưa Mục sư, đó là điều Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm trong 2:2
Tiếng nói kinh nghiệm 
Một vị Mục sư danh tiếng, nay đã quá 80 tuổi đời, đã viết những lời sau đây:
“Khi còn là thanh niên mới bắt đầu giảng đạo, tôi đã cố gắng rút ra những sứ điệp từ chính bản thân mình giống như một con nhện rút tơ từ trong mình ra để giăng tơ. Tôi đã giảng bất kỳ đề tài gì thoạt đến trong trí tôi. Tôi giảng theo bất cứ biến cố, hoặc lời nói nào gợi lên”. Rồi ông kết luận bằng cách viết rằng: “Đó là cách soạn bài giảng nghèo nàn nhất có thể thấy được trên khắp thế gian”. Tôi đồng ý lắm. Đây chắc chắn không phải là một phương cách tốt đẹp để giảng Lời Chúa. Thế mà buồn thay có nhiều Mục sư đã không biết cách nào khác hơn để giảng Lời Chúa. Họ chưa bao giờ được dạy dỗ để trở thành một người thầy giảng Kinh Thánh.
Bây giờ ta hãy lắng nghe tiếp kinh nghiệm của vị Mục sư đó, “Nếu tôi có thể sống trở lại với chức vụ của mình một lần nữa thì ngay từ đầu tôi sẽ giảng từ Kinh Thánh và không giảng gì khác ngoài Kinh Thánh. tôi sẽ lần lượt đi qua từng sách một. Nếu tôi không tìm được sứ điệp trong một câu, tôi sẽ dùng một phân đoạn. Nếu tôi không tìm được sứ điệp trong từng phân đoạn tôi sẽ tìm trong cả đoạn. Nếu tôi không tìm được sứ điệp trong một đoạn, tôi sẽ tìm hai đoạn. Nếu tôi không tìm được sứ điệp trong hai đoan, tôi sử dụng cả một nửa sách. Nếu tôi không tìm được sứ điệp trong một nưả sách, tôi sẽ dùng cả sách.
Nói cách khác, cuối cùng ông đã được nổi danh là nhà Giải Kinh vĩ đại. Tuy nhiên, ông đã luôn luôn ân hạn sâu xa vì ông đã không làm điều đó trong những ngày đầu chức vụ của mình. Là một Mục sư, tôi có thể nói y như vậy. Nếu tôi có thể trở lại chức vụ từ đầu tôi sẽ tập trung làm người giảng Lời Chúa theo lối Giải Kinh mà thôi.
Cũng vị Mục sư trên mới đây đã dùng 17 năm 8 tháng để giảng qua hết quyển Kinh Thánh. Ông dừng lại chỗ nào vào sáng Chúa nhật nầy thì ông khởi sự từ đó vào sáng Chúa nhật tiếp đó. Chỗ nào ông dừng lại vào tối Chúa nhật này thì tối Chúa nhật đến ông lại bắt đầu. Sau 50 năm rao giảng tại cùng một Hội Thánh, ông đã có một Hội chúng lớn nhất trên thế giới. Hiện ông vẫn còn giảng từng câu từng câu qua suốt quyển Kinh Thánh. không nghi ngờ gì nữa, phương cách tốt nhất để đưa Lời Chúa đến dân sự Chúa là phương pháp giảng Giải Kinh. Sứ mạng thiêng liêng của chúng ta vẫn là “Hãy giảng đạo”
Giảng và dạy 
Ở đây chúng ta cần chỉ ra sự khác nhau giữa Giảng Lời Chúa và Dạy Lời Chúa. Chúng ta không phải tất cả đều được kêu gọi để làm Giáo sư của Lời Chúa, nhưng là một Mục sư chắc chắn chúng ta phải làm người RAO GIẢNG Lời Chúa.
Dĩ nhiên trong một ý nghĩa trong đó ai giải thích, cắt nghĩa Lời Chúa đều được gọi là dạy Lời Chúa. Không có thắc mắc gì về điều đó. Tuy nhiên, có một sự khác nhau có ý nghĩa giữa chức vụ dạy và chức vụ giảng. Hãy để tôi cố gắng giải thích sau đây:
Người dạy Lời Chúa 
Dạy là cách trình bày Lời Chúa có hệ thống hơn. Thường thường nói đòi hỏi một trình độ nghiên cứu cao hơn. Dạy thường được thực hiện trong không khí học tập. Dạy thường thường được thực hiện trong không khí học tập. Dạy thường có khuynh hướng đi sâu vào chi tiết hơn và vì thế không được người tín đồ bình thường ham thích nhiều. Đây là một phần quan trọng của trách nhiệm mỗi Mục sư, mặc dầu không phổ biến lắm.
Trong thư 1Timôthê, Sứ Đồ Phao-lô cảnh cáo một số người yếu đức tin sẽ bị dẫn dụ theo các giáo sư giả. cách giải quyết của ông là 
“Con giải tỏ (dạy ) các việc đó cho anh em , thì con sẽ nên kẻ giúp việc ngay lành của Đức Chúa Jesus Christ , được nuôi bởi các lời của đức tin và đạo lý lành mà con đã theo ” (4:6)
Trong Đại Mạng Lịnh, Đấng Christ không chỉ truyền cho các môn đồ rao giảng về Ngài, nhưng còn truyền cho họ cũng như chúng ta
“dạy họ giữ hết thảy mọi điều ta đã truyền cho các ngươi ” (Mat Mt 28:20)
Dạy là một chức vụ vững vàng và sống động của mỗi một Mục sư. Trong khi tất cả sự rao giảng đều có chứa đựng một số sự dạy dỗ, tốt nh ất Mục sư nên dành ít ra một buổi nhóm cuối tuần để nhấn mạnh đến sự dạy dỗ. Nói cách khác, hãy lập kế hoạch để ít nhất dành một buổi nhóm trong tuần nhấn mạnh đến khía cạnh dạy trong chức vụ của bạn. Dạy thật sự là một phần quan trọng của chức vụ một Mục sư chân chính.
Người giảng Lời Chúa 
Người rao giảng là người công bố hay loan báo. Theo quy luật chung, ông không dẫn giải. Trái lại ông công bố, rao giảng. Ông nói, “Đức Giêhôva phán vậy ”. Ông nói như là phát ngôn viên của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, ông không chỉ lặp lại Lời Chúa, nhưng ông là tiếng nói của Đức Chúa Trời khi ông nói ra lời của Chúa. Ông đại diện cho Đức Chúa Trời khi ông rao giảng Lời Chúa.
Đó là lý do tại sao và làm thế nào ông nói có uy quyện. Ông phải trình bày sứ điệp của mình dưới sự xức dầu phong phú của Đức Thánh Linh. Ông đại diện để công bố nhu cầu thực sự của loài người và bày tỏ giải pháp duy nhất cho nhu cầu đó. Nhiệm vụ của ông là đưa loài người đến mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Ông phải nói với uy quyền. Đồng thời ông phải cẩn thận không từ chối bất cứ chân lý quan trọng nào đã được dạy trong Kinh Thánh.
Mục sư đừng bao giờ quên nhiệm vụ Chúa ban cho ông là Rao giảng Lời Chúa ! Hãy giảng toàn bộ Lời Chúa với uy q uyền. Hãy giảng với sự xức dầu của Đức Thánh Linh. Hãy làm một người giảng Giải Kinh.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG 15 
1. Tại sao sách Mác được xem là sách thích hợp nhất để bắt đầu Giải Kinh?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Mục đích của việc lập bố cục một sách là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
3. Có bao nhiêu chữ không quan trọng tìm được trong Kinh Thánh?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
4. Hãy kể ra năm chân lý quan trọng t rong sách Mác đoạn 1. 
......................................................................................................................
......................................................................................................................
5. Có cách nào khác để trình bày Lời Chúa cho dân Chúa không? Hãy kể tên một phương pháp khác ngoài phương pháp Giải Kinh từng câu một?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
6. Sự khác nhau giữa sự dạy và sự giảng là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................



NHỮNG GÓP Ý VỀ SỰ GIẢNG ĐẠO

Một sứ điệp đã được chuẩn bị tốt sẽ chỉ đạt được hiệu quả mong đợi nếu sứ điệp đó lôi cuốn được sự chú ý của các thính giả. Nếu chúng ta không giữ được sự chú ý của các thính giả thì tâm trí của họ sẽ lang thang, vẩn vơ. Chúng ta cần biết bí quyết của sự phát biểu có hiệu quả. Chúng ta cũng cần biết điều gì khiến cho tâm trí của người nghe vơ vẫn, lang bang. Vì vậy, thưa Mục sư, chúng ta hãy xem thử chúng ta có thể giúp được gì để cải tiến phương cách công bố sứ điệp của chúng ta.

Dĩ nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải rao giảng trong quyền năng của Đức Thánh Linh. Lúc nào Mục sư rao giảng dưới sự xức dầu của Thánh Linh, thì sứ điệp của ông sẽ có hiệu quả hơn. Chúng ta cần vun xới và nương dựa nhiều nơi Chúa Thánh Linh.
Trong chương này chúng ta sẽ nói về những yếu tố gây ấn tượng mạnh trong lòng thính giả của bạn. Đây là những điều bạn phải kiểm soát, tự chủ.
Tiếng nói 
Bạn phải nói lớn đủ để cho mọi người có thể nghe bạn. Điều này không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải luôn luôn la hét. Lúc đầu người ta sẽ chú ý đến tiếng la hét của bạn, nhưng nếu bạn cứ tiếp tục la hét người ta sẽ quen với sự la hét đó. La hét liên tục chẳng bao lâu sẽ đánh mất khả năng gây chú ý. Người ta thậm chí có thể buồn ngủ đang khi bạn la hét.
Hãy phát huy khả năng nói cho rõ lời. Hãy tập kỹ năng luyện giọng. Thỉnh thoảng hãy cố lên xuống giọng, lên bổng xuống trầm, nếu không giọng nói của bạn chẳng bao lâu sẽ không còn hấp dẫn , thu hút nữa.
Đôi khi bạn gây được chú ý bằng cách nói nhỏ và những lúc khác bạn gây được chú ý khi bạn nói lớn. Thỉnh thoảng bạn nên thay đổi cách nói của bạn.
Sự phát âm 
Nói lớn và nói rõ là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Bạn nói đủ lớn cho người ta nghe không có nghĩa là bạn nói cho người ta hiểu được. Điều quan trọng là cần học nói cho rõ. Hãy nói để người ta không chỉ nghe được, nhưng còn hiểu rõ những chuyện bạn nói nữa.
Có chuyện kể về một diễn giả kia mắc tật cà lăm không nói rõ ràng. Vậy là ông xuống lòng sông và lấy mấy viên sỏi nhỏ đặt vào miệng và cố tập nói cho rõ. Qua sự kiên trì thực tập như thế ông đã nói rõ với viên sỏi trong miệng. Rồi ông thấy dễ nói rõ hơn khi không còn ngậm sỏi nữa.
Một Mục sư phải học cách nói cho rõ. Dù sao, bạn được bạn cho trách nhiệm phân phát sứ điệp từ Chúa. Vì thế điều quan trọng là bạn phải thực hành cho đến khi bạn nói thật rõ. Bạn có thể dùng máy ghi âm giọng nói của bạn để nghe lại. Bạn phát âm có rõ ràng không? Đôi khi bạn cần phải nhấn mạnh, hay nói lớn một số lời để mọi người được nghe rõ. Sự thực tập nhiều sẽ giúp bạn trở thành một diễn giả tốt nếu bạn luôn luôn cố gắng để tiến bộ.
Một số những diễn giả, kể cả tôi, đã đi vào rừng và giảng cho cây nghe. Cây dĩ nhiên không nghe được, nhưng họ có thể nghe được giọng nói của chính mình, để rồi họ học cách nói được rõ ràng hơn. Những cố gắng của bạn trong sự tập kỷ năng nói sẽ giúp bạn vượt qua được những trở ngại mà bạn sẽ gặp.
Đừng nói quá nhanh hoặc quá chậm. Hãy nói cho rõ. Thật là phiền cho dân sự của bạn khi họ không hiểu được mọi lời bạn nói. Sứ điệp từ Lời Chúa là quan trọng nhất. Vậy hãy nói cho thật rõ.
Cử chỉ và cung cách 
Chúng ta truyền thông bằng cử chỉ cũng như bằng lời nói và giọng nói của chúng ta. Dân chúng quan sát Mục sư đang khi họ lắng nghe. Đôi khi cử chỉ của bạn nói rõ hơn là lời của bạn.
Đó được gọi là một ngôn ngữ “không lời “. Chúng ta chuyên chở một sứ điệp bằng những cử chỉ và cung cách hành động của chúng ta. Đó là tại sao chúng ta nên nói với dân chúng mặt đối mặt. Chúng ta thích nói trực tiếp hơn là nói qua điện thoại. Chúng ta chịu ấn tượng mạnh bởi sự diễn cảm trên gương mặt diễn giả.
Người ta có lần nghiên cứu về hiệu quả của diễn giả gây nên đối với những người nghe họ. Theo sự nghiên cứu đó thì chỉ có 7 phần trăm ấn tượng là đến từ những gì diễn giả nói ra, 38 phần trăm là từ giọng nói của diễn giả, trong khi 55 phần trăm hiệu quả của diễn giả là từ gương mặt diễn cảm của diễn giả. nói cách khác, sự diễn cảm trên gương mặt diễn giả là vô cùng quan trọng.
Hãy nhớ rằng, trong khi nghe bạn giảng người ta đồng thời cũng quan sát bạn. Cử chỉ và gương mặt bạn còn nói lớn hơn là lời nói của bạn nữa. Một diễn giả có thể nói rằng “Đây là một sứ điệp quan trọng từ Đức Chúa Trời”, nhưng nếu người đó phân phát sứ điệp một cách buồn chán và hành vi cử chỉ của người đó không mang nội dung của sứ điệp thì người ta sẽ tin nơi cử chỉ của người đó hơn là nơi lời nói của người đó. Bạn có cử chỉ phù hợp với sứ điệp của bạn không?
Thể diện bề ngoài 
Cách ăn mặc sẽ ảnh hưởng đến việc người ta tiếp nhận sứ điệp của bạn. Bạn có ăn mặc như bạn đang mang theo một sứ điệp quan trọng từ Vua muôn Vua hay không?
Không có phong cách quốc tế nào dành cho Mục sư trong cách ăn mặc bởi vì phong tục khác nhau từ nước này đến nước khác. Ở một số quốc gia, người nam mặc áo không cần thắc càvạt. Ở những nước khác bạn cần phải thắc cà vạt. Ở vùng sắc dân thiểu số, người tù trưởng ăn mặc khác với người thường để phân biệt. Vì thế sứ giả của Đức Chúa Trời cũng phải ăn mặc cho thích hợp. Một Mục sư phải ăn mặc giống như môt sứ giả của Vua muôn Vua, Chúa muôn Chúa.
Không còn nghi ngờ gì nữa về diện mạo bên ngoài của Mục sư sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp nhận sứ điệp của Chúa. Hãy để ý đến diện mạo, cung cách bề ngoài của bạn. Ít nhất bạn phải chỉnh tề, sạch sẽ khi bạn mang sứ điệp của Chúa.
Tiếp xúc bằng mắt 
Có bao giờ bạn suy nghĩ đến tầm quan trọng của việc bạn nhìn vào người ta khi bạn nói với họ không? Đó được gọi là “tiếp xúc bằng mắt”
Một diễn giả mà cứ chú mục vào sổ ghi bài giảng của mình hoặc nhắm mắt lại trong khi đang nói với Hội chúng thì thật là một sự bất tiện nghiêm trọng. Hội chúng sẽ không thực sự chú ý đến diễn giả nào không chịu nhìn vào họ. Chúng ta có khuynh hướng không tin cậy được người không dám nhìn thẳng vào ta. Tiếp xúc bằng mắt có thể lôi cuốn sự chú ý của những người dường như đang lơ đãng.
Một sai lầm nghiêm trọng mà đôi khi các diễn giả quên mất đó là dù chúng ta đang nói với một hội chúng, nhưng hội chúng đó là được bao gồm bởi những cá nhân. Nói cách khác, thưa Mục sư, bạn không phải nói với một đám đông, bạn đang nói với một cá nhân. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng bạn đang nói với một đám đông. Đôi khi thật có ích khi bạn chọn một người đặc biệt nào đó trong đám đông và nói với người đó. Đám đông không q uyết định tin Chúa mà là những cá nhân trong đó. Sự tiếp xúc bằng mắt rất quan trọng khi bạn đang nói với một nhóm người dù nhóm người đó lớn hay nhỏ.
Một diễn giả mà không bao giờ nhìn thẳng vào thính giả của mình biểu lộ cho thấy diễn giả đó không mấy quan tâm lưu ý đến thính giả của mình. Phải luôn luôn nhớ rằng sự tiếp xúc bằng mắt là vô cùng quan trọng. Đừng nói một đám đông. Hãy nói như bạn đang nói với một nhân vật đặc biệt nào đó trong đám đông. Bạn đang công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời cho một cá nhân.
Thành khẩn 
Thưa Mục sư, bạn đã được Đức Chúa Trời kêu gọi để phân phát một sứ điệp rất quan trọng. Mỗi lần giảng là mỗi lần bạn phải làm Phát ngôn viên của Đức Chúa Trời. Đây thật là một trọng trách. Có dịp nào bạn dừng lại suy nghĩ bạn sẽ thấy thật là đáng sợ. Hãy suy nghĩ đến Đức Chúa Trời toàn năng đang nhờ cậy bạn ban bố Lời của Ngài. Giảng là một công việc quan trọng.
Bạn có lo âu hoặc hồi hộp khi đứng lên rao giảngkhông? Chắc hẳn là bạn có như vậy. Khi giảng đạo bạn không nên quên rằng Đức Chúa Trời đang giao phó cho bạn một trọng trách lớn lao.
Hãy nói ra cách thành khẩn. Đừng để việc rao giảng trở thành một thói quen, một thông lệ. Sứ điệp của bạn từ Đức Chúa Trời có thể là sứ điệp cuối cùng hoặc là sứ điệp duy nhất một người có thể nghe được. Là Mục sư, chúng ta đang nói với những người đang đối diện với cõi đời đời. Có thể đây là lần cuối cùng họ nghe một sứ điệp từ Chúa. Đừng bao giờ coi thường trách nhiệm của mình.
Giảng đạo thật sự là một việc quan trọng. Thưa Mục sư, tôi hy vọng rằng những gợi ý này là bổ ích cho bạn. Bạn là nhân vật rất quan trọng. Đức Chúa Trời đã đặt một trọng trách trên vai bạn. Bạn cần nhớ rằng với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời bạn có thể làm được điều Đức Chúa Trời muốn bạn làm. Hãy giảng Lời Chúa .
Phi Pl 4:13 “Tôi làm được mọi sự, nhờ Chúa ban thêm sức cho tôi”
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG 16 
1. Hãy mô tả việc gì xảy ra khi một Mục sư không lôi cuốn được sự chú ý của dân chúng?
............................................................................................................................................................................................................................................
2. Mục sư có thể tiến bộ hơn tình trạng hiện tại không?
............................................................................................................................................................................................................................................
3. Nói to và nói rõ có khác nhau không? Sự khác nhau đó là gì?
............................................................................................................................................................................................................................................
4. Mục sư có thể nói rõ hơn bằng cách nào?
............................................................................................................................................................................................................................................
5. Mục sư phải ăn mặc thế nào khi công bố sứ điệp của Chúa?
............................................................................................................................................................................................................................................
6. Tại sao việc Mục sư “tiếp xúc bằng mắt” với hội chúng trong khi giảng là điều quan trọng?
............................................................................................................................................................................................................................................
7. Mục sư có nên hồi hộp khi công bố sứ điệp của Chúa không? Tại sao?
............................................................................................................................................................................................................................................



CÁCH GIẢI NGHĨA BẤT CỨ PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH NÀO

Con đường để trở thành một nhà giải nghĩa Kinh Thánh tài giỏi rất xứng đáng để gặp phải những khó khăn trên đường đi.

Rõ ràng bạn càng nghiên cứu và càng đọc Kinh Thánh nhiều hơn bao nhiêu thì bạn càng có khả năng bấy nhiêu. Không có con đường tắt nào cả.
Tuy nhiên, đây là con đường mà mỗi Mục sư phải trải qua. Không có con đưòng nào khác để trình bày cách thích đáng về tất cả những sự giàu có trong Lời của Chúa. Khi bạn giảng Lời Chúa cách có hệ thống thì bạn sẽ trở thành người giảng Giải Kinh.
Hãy nhớ rằng, chúng ta không chọn ra một đoạn hay một câu cách may rủi. Mục đích của chúng ta là giảng qua cả Kinh Thánh cách có hệ thống. Vì thế chúng ta phải biết cách giải nghĩa bất cứ, phân đoạn Kinh Thánh nào. Điều này sẽ không xảy ra cách tức thời đâu. Một khi chúng ta quyết định cắt nghĩa Lời Chúa, thì chúng ta phải đi những bước cần thiết để giúp chúng ta làm tốt việc này. Chúng ta phải khổ công để làm đẹp lòng Chúa.
Lời khuyên cho người mới bắt đầu 
Có lẽ những gợi ý thêm ở đây sẽ giúp bạn trở thành người giảng Giải Kinh. Tôi khuyên bạn hãy làm theo một cách chậm rãi, từ từ. Hãy làm theo cách mỗi lần mỗi bước phải kiên nhẫn. Không ai lập tức biến thành một chuyên gia cả. Mọi việc chuyên môn đều tốn thời gian.
Dù sẵn sàng hay chưa bạn vẫn phải bắt đầu 
Chúng ta có thể cảm thấy hoàn toàn chưa xứng đáng khi chúng ta mới bắt đầu, nhưng chúng ta không nên để việc này ảnh hưởng đến chúng ta. Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta vào địa vị Mục sư. Chúng ta được đòi hỏi phải giải nghĩa Lời Chúa. Đó là nh iệm vụ của chúng ta.
Dù chúng ta có cảm thấy sẵn sàng hay không chúng ta cũng phải bắt đầu. Chúng ta không phải đợi cho đến khi trở thành chuyên viên được, cuối cùng rồi chúng ta trở thành chuyên viên khi chúng ta cứ áp dụng lối Giải Kinh, nhưng bây giờ chúng ta đều mới bắt đầu.
Càng hiểu biết rộng càng tốt 
Bạn càng biết rộng rãi về thời điểm và địa điểm của Kinh Thánh bao nhiêu bạn càng có khả năng bấy nhiêu. Mỗi phần của Kinh Thánh phù hợp với một khung cảnh lịch sử. Vì thế bạn càng hiểu biết về thời đại Kinh Thánh bao nhiêu bạn sẽ hiểu rõ Kinh Thánh bấy nhiêu. Bạn càng hiểu Kinh Thánh bao nhiêu, bạn càng dễ dàng làm cho Kinh Thánh trở nên sống động hơn cho dân sự của bạn bấy nhiêu.
Điều này đòi hỏi bạn phải đọc và nghiên cứu thật nhiều. Nếu bạn mua được hoặc mượn được những sách nói về thời đại Kinh Thánh, bằng mọi cách bạn hãy đọc cho nhuần nhuyễn. Có lẽ sách ấy có trong thư viện. Nếu không có sách khác thì bạn chỉ cần Kinh Thánh là đủ. Càng khám phá được Kinh Thánh bao nhiêu bạn sẽ có khả năng giải nghĩa tốt bấy nhiêu. Giảng Giải Kinh được sinh ra trong cái nôi của sự nghiên cứu và cầu nguyện. Không có con đường nào khác. Nếu bạn nghiên cứu và cầu nguyện, Kinh Thánh sẽ dần dần tự mở ra cho bạn.
Tự Kinh Thánh là ngu ồn suối chân lý không hề khô cạn. Kinh Thánh giống như giếng nước không hề vơi. Bạn không bao giờ hút cạn nước giếng ấy được. Dù bạn có dành suốt cả đời để nghiên cứu Kinh Thánh bạn vẫn sẽ không bao giờ ngưng khám phá những kho báu mới. Nó giống như một mõ vàng không bao giờ khai thác hết. Bạn càng đào sâu chừng nào bạn càng giàu có chừng ấy. Tôi tha thiết khuyên bạn hãy đào thật sâu.
Càng hiểu rõ sách nào càng dễ giải nghĩa sách đó 
Để giải nghĩa bất cứ Kinh Thánh nào bạn cần đọc đi đọc lại sách đó.
Hãy đọc sách đó để được linh cảm
Hãy đọc sách đó để được thông tin
Hãy đọc sách đó để vâng theo kỷ luật
Hãy đọc sách đó, đọc đi đọc lại
Hãy đọc lớn tiếng
Hãy đọc thầm
Hãy đọc trong lúc quỳ gối mở lòng ra với Chúa.
Hãy đọc cho đến khi bạn thấy kế hoạch của cả sách.
Hãy đọc cho đến khi bạn nghe Chúa phán với bạn từ sách đó. 
Hãy đọc cho đến khi bạn có thể nói với người khác nội dung sách đó nói gì
HÃY ĐỌC, HÃY ĐỌC NỮA, HÃY ĐỌC NỮA 
Hãy đọc cho đến khi bạn biết rõ:
AI là người viết sách?
Người đó như thế nào?
Sách này viết khi nào
Vị trí sách trong lịch sử là gì
Tại sao sách được viết ra.
Sứ điệp sách được viết là gì
Hãy đọc sách cho đến khi bạn quen thuộc với sách đó rồi bạn mới đem ra giải nghĩa.
Phải chắc rằng bạn biết rõ bối cảnh của phân đoạn sách mà bạn sắp giải nghĩa 
Mỗi phân đoạn đều được đặt trong một bối cảnh nào đó. Nếu lấy ra khỏi bối cảnh của nó thì không một phân đoạn nào có thể giải nghĩa một cách thích đáng được. Câu văn (Text) mà không có mạch văn (context) thì chỉ là một duyên cớ không thành thật (Pretext).
Hãy cố gắng hiểu rõ hoàn cảnh viết sách của tác giả.
Hãy đặt những câu hỏi như:
Có phải tác giả viết từ trong tù ngục?
Có phải tác giả đang chịu bắt bớ?
Có phải tác giả sắp lìa đời?
Có phải tác giả là chứng nhân tận mắt?
Có phải tác giả là người đã thiết lập ra Hội Thánh?
Có phải tác giả trực tiếp viết sách?
Hay là tác giả chỉ viết lại vì lợi ích cho chúng ta qua sự cảm thúc của Đức Chúa Trời?
Phải biết rõ bối cảnh của mỗi phân đoạn bạn sắp giải nghĩa
Hãy biết phân đoạn sách đó viết cho ai
Hãy biết tại sao phân đoạn sách này quan trọng
Hãy biết tác giả hy vọng đạt được gì trong phân đoạn này.
Để biết được những điều này bạn phải đọc - học - cầu nguyện - đọc - học - cầu nguyện - đọc - học - cầu nguyện.... Hãy cầu nguyện khi bạn không hiểu một phân đoạn hoặc thậm chí một câu Kinh Thánh.
Hãy cầu nguyện khi bạn không biết chắc. Hãy cầu nguyện khi bạn tưởng rằng minh biết. Hãy cầu nguyện không thôi.
Nguyện Chúa giúp bạn
Nghiên cứu và cầu nguyện phải đi đôi với nhau. Làm việc này mà không kèm việc kia là nguy hiểm.
Để giải nghĩa bất cứ phân đoạn Kinh Thánh nào, bạn hãy cầu nguyện cho đến khi Chúa giúp bạn cắt nghĩa được phân đoạn đó 
Một Mục sư có thể biết rõ được giải đáp cho mọi câu hỏi mà chúng tôi đã hỏi nhưng vẫn còn thiếu sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân sự của mình ngày hôm nay. Vì vậy sự cầu nguyện là phần vụ quan trọng của sự Giải Kinh.
Bạn có thể biết câu trả lời thuộc về lịch sử, nhưng Đức Chúa Trời muốn cho bạn nói với dân sự của Ngài ngày hôm nay. Ngài muốn họ nghe gì ngày hôm nay?
Chúng ta có thể biết hết tất cả các sử liệu, nhưng chúng ta không biết tâm trí của Thánh linh trừ phi chúng ta dành thì giờ trong sự hiện diện của Ngài.
Đây là lý do tại sao chúng ta rất cần chức vụ của Đức Thánh Linh để giúp đỡ chúng ta giải nghĩa Kinh Thánh.
Đức Thánh Linh vẫn đang còn phán với chúng ta ngày nay. Ngài không phán thêm, cũng không phán ngược lại với lời Kinh Thánh thành văn, nhưng Ngài vẫn đang còn phán. Đức Chúa Trời là Cha đã phán trong quá khứ Đức Chúa Trời là Con đã phán trong khi Ngài còn ở trên mặt đất này. Đức Chúa Trời là Thánh linh đang còn phán ngày nay. Đức Thánh Linh muốn chúng ta nghe tiếng Ngài. Thưa Mục sư, hãy dành cho Đức Thánh Linh cơ hội để phán với bạn và qua bạn đến dân sự của Ngài.
Lời cầu nguyện của tôi là Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ chúng ta là những Mục sư để làm những người Giải Kinh Thánh chân chính, trung thành. Đức Chúa Trời luôn trả lời sự cầu khẩn của chúng ta.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG 17 
1. Có con đường ngắn nhất và dễ dàng nhất để Giải Kinh hay không?
............................................................................................................................................................................................................................................
2. Bạn sẽ khuyên gì với một Mục sư muốn trở thành người giảng Giải Kinh?
............................................................................................................................................................................................................................................
3. Hãy điền vào cho đủ ý câu này. Giảng Giải Kinh được sanh ra 
............................................................................................................................................................................................................................................
4. Là Mục sư chúng ta phải đọc Kinh Thánh như thế nào? 
............................................................................................................................................................................................................................................
5. Câu sau đây có ý nghĩa gì? “Câu văn (Text) mà không có mạch văn (Context) thì chỉ là duyên cớ không thành thật (Pretext)”
............................................................................................................................................................................................................................................
6. Phần quan trọng nhất để chuẩn bị giảng Giải Kinh là gì? Cầu nguyện hay nghiên cứu?
............................................................................................................................................................................................................................................
7. Đức Chúa Trời có còn phán với thế giới ngày nay không? Nếu có thì ngày nay Ngài phán như thế nào?
............................................................................................................................................................................................................................................
8. Đức Chúa Trời có tự mâu thuẫn hoặc nói điều gì không phù hợp với những gì Ngài phán trước đây không?
............................................................................................................................................................................................................................................
9. Chúng ta phê phán bất cứ lời tuyên bố nào cho là sự khải thị mới của Đức Chúa Trời như thế nào? (KhKh 22:18,19)
............................................................................................................................................................................................................................................



MỤC ĐÍCH SỰ GIẢNG DẠY CỦA CHÚNG TA

Mục đích sự rao giảng của chúng ta là gì? Nếu chúng ta không nhắm đích thì rất ít cơ hội chúng ta trúng đích. Vì vậy, thưa Mục sư, chúng ta phải cẩn thận nhắm rõ mục đích của mình. Chúng ta phải có mục đích cho sự giảng luận của chúng ta.

Một người đã chỉ ra rằng, “Một bài giảng không nên giống như phong pháo của người Trung Hoa. Nó được chế tạo để gây tiếng ồn”. Một sứ giả của Đức Chúa Trời có bằng lòng với chỉ việc là gây tiếng ồn hay không?
Một bài giảng được chuẩn bị tốt nhất và trình bày tốt nhất phải có một mục đích rõ rệt, nhứt định. Chúng ta phải thấy kết quả mong ước từ sự nghiên cứu, cầu nguyện và giảng dạy. Khi một thợ săn bắn súng hay bắn tên người đó muốn cho viên đạn hay mũi tên mình trúng đích. Người đó mong muốn kết quả. Vì vậy Mục sư phải mong muốn một số kết quả từ bài giảng của mình. Chúng ta mong muốn kết quả trực tiếp của bài giảng của chúng ta xảy ra điều gì?
Bạn nhắm tới điều gì? Bạn trông đợi điều gì sẽ xảy ra? Các sách trong Kinh Thánh đều được viết nhằm mục đích nhứt định. Khi bạn giảng hoặc dạy một sách nào trong Kinh Thánh thì chính bạn phải biết Đức Thánh Linh có ý định gì.
Hãy mở ra và đọc những câu sau đây trong Kinh Thánh của bạn.
HaKb 2:2, Đức Giêhôva phán với Tiên tri của Ngài, “Ngươi khá chép lấy sự hiện thấy và rõ rệt nó ra trên bảng , hầu cho người đương chạy đọc được ”
Tại sao Đức Chúa Trời thúc giục Tiên tri Habacúc viết ra như vậy? Đó là để cho những người bận rộn vẫn có thể dừng lại chốc lát để đọc được và có thể nói lại cho người khác được nghe. Đây là một vấn đề cấp bách.
IICo 2Cr 2:9, “Bởi chúng tôi viết thư cho anh em , cốt để thử anh em xem có vâng lời trong cả mọi sự cùng chăng ”. Tại sao Sứ Đồ Phao-lô viết thư cho Hội Thánh Côrinhtô? Đó là để cho Hội Thánh học tập vâng lời.
ITi1Tm 3:15 “Nhưng ta viết thư này , phòng ta có chậm đến , thì con biết làm thế nào trong nhà Đức Chúa Trời ”. Tại sao Sứ Đồ Phao-lô viết thư cho Mục sư trẻ tuổi Timôthê? Đó là để vị Mục sư trẻ này biết phải cư xử thế nào t rong nhà Chúa Jesus của Đức Chúa Trời tức là Hội Thánh.
IGi1Ga 1:4 “Chúng ta viết những điều đó cho anh em , hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy ”. Mục đích Giăng viết thư này là gì? Đó là để cho họ có thể vui hưởng trọn vẹn mọi ích lợi của Đấng Christ. Trong mỗi trường hợp Đức Thánh Linh có một mục đích rõ rệt trong tâm trí. Vì thế, trong sự giảng dạy chúng ta cũng phải là một mục đích nhứt định trong tâm trí. Đừng nhắm mục đích quá rộng nếu không bạn sẽ không biết mình đã đạt được mục đích hay chưa.
Sau đây là vài chỉ dẫn
Khi giảng Lời Chúa, những chỉ dẫn sau đây là hữu ích :
1. Hãy khám phá trước giả Kinh Thánh đã suy nghĩ gì trong tâm trí ông. Ông có mục đích gì?
2. Hãy cầu xin Chúa về mục đích bạn phải nhắm tới là gì? Mục đích này có thể hơi khác với trước giả Kinh Thánh một ít nhưng không thể khác hoàn toàn.
3. Khi bạn chuẩn bị sứ điệp, hãy quyết định mục đích của bạn
Mục đích của bạn không phải là nói nhiều về lịch sử. Mục đích của bạn kh ông phải là phô bày kiến thức Kinh Thánh của bạn. Mục đích của bạn không phải là bao gồm nhiều câu Kinh Thánh vào trong bài giảng của bạn. Mục đích của bạn thậm chí không phải là giảng qua cả Kinh Thánh. Mục đích của bạn còn hơn thế nữa. Thưa Mục sư, bạn phải có một mục đích nhứt định hơn, rõ ràng hơn trong sứ điệp mà bạn đang giảng. Mục đích của sứ điệp bạn đang cảm thấy được thúc giục mang đến cho Hội chúng là gì?
* Bạn có muốn chuẩn bị dân sự của bạn tốt hơn cho ngày Chúa tái lâm không?
* Bạn có muốn họ bước đi gần gũi với Đức Chúa Trời không? Trong sứ điệp của mình bạn có muốn nói rõ với họ phương cách ăn ở như thế nào không?
* Bạn có muốn người nào trong đám thính giả của bạn tiếp nhận Đấng Christ sau khi nghe sứ điệp của bạn không? Bạn có định dành cho họ cơ hội để tiếp nhận Chúa trong khi giảng và sau khi nghe sứ điệp của bạn không? Bạn có định dành cho họ cơ hội để tiếp nhận Chúa trong khi giảng và sau khi giảng không? 
* Bạn có muốn khuyến khích dân sự của bạn trở thành những người quản lý giỏi về tài chánh của Chúa không? Ban có biết cách làm thế nào để thành đạt được mục đích đó không?
* Trong sứ điệp của mình, bạn có muốn trình bày sự thanh khiết vô đối của Chúa không? Có phải mục đích của bạn là khiến người ta ăn năn tội lỗi của họ không? Bạn có định cho họ cơ hội ăn năn không?
Vấn đề ở đây là bạn cần rao giảng với một mục đích trong tâm trí để hướng tới. Đừng làm phong pháo người Trung Hoa chỉ gây ra tiếng nổ.
Giảng mà không tạo được cơ hội và ước muốn để thay đổi thì không phải là giảng gì cả. Đó chỉ là diễn thuyết. Giảng đạo có mục đích của nó. Đó là sự biến đổi , sự quyết tâm sửa đổi, chúng ta giảng để khuyến khích sự đổi mới 
4, Hãy tạo cơ hội cho sự thay đổi xảy ra ở những thời điểm khác nhau và bằng những cách khác nhau.
* Đôi khi sự thay đổi xảy ra cách lặng lẽ trong lòng khi bài giảng được trình bày trong sự xức dầu của Đức Thánh Linh. Bên ngoài có thể không thay đổi thay gì. Đức Thánh Linh đang hành động cách nhẹ nhàng. Bạn có thể giúp người ta thay đổi bằng cách giảng Lời Chúa.
* Đôi khi bạn đưa ra lời mời gọi ở cuối bài giảng . Bạn có thể mời người ta giơ tay lên hoặc tiến lên phía trước để tỏ ra quyết định của mình. Điều này có thể rất hữu ích .
* Đôi khi thính giả cần thực hiện một hành động đánh dấu quyết định của mình. Đôi lúc nên mời người đang được thánh linh cảm động tiến lên phía trước. Người ấy có thể muốn thưa với Mục sư hoặc chỉ muốn quì gối cầu nguyện. Có thể người ta chỉ có một thì giờ tỉnh nguyện với Chúa trong sự hiện diện của người khác.
* Đôi khi Đức Chúa Trời đang phán âm thầm với một người nào đó mà bạn không biết.
* Đôi khi Đức Chúa trời đang dùng bạn mặc dầu chính bạn thì không biết điều đó.
Sự giảng dạy tạo ra sự thay đổi ! 
Sự giảng dạy có năng lực mạnh mẽ. Đó là công việc của Đức Chúa trời đang hành động . Mục sư k hông phaỉ là Đức Chúa Trời, nhưng ông là ống dẫn qua đó Đức Chúa Trời truyền chuyển ơn phước và hành động của Ngài. Giảng dạy là một biến cố có khả năng cứu vớt, đó là sự giảng dạy tạo ra sự thay đổi cuộc đời 
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG MƯỜI TÁM 
1. Sự khác biệt giữa một phong pháo Trung quốc với một bài giảng là gì?
....................................................................………………………….............................
.............................................................…………………………....................................
2. Có một mục đích nhất định khi giảng thì quan trọng như thế nào?
....................................................................………………………….............................
.............................................................…………………………....................................

3. Tại sao sách 1Giăng đã được viết ra 

....................................................................………………………….............................
.............................................................…………………………....................................
4. Nếu Mục sư không nhắm rõ mục đích, thì có cơ may trúng đích không? 
....................................................................………………………….............................
.............................................................…………………………....................................
5. Có phải mỗi sứ điệp khi được trình bày phải có một mục đích rõ rệt trong trí không 
....................................................................………………………….............................
.............................................................…………………………....................................
6. Mục đích của sự giảng đạo là gì? 
....................................................................………………………….............................
.............................................................…………………………....................................
7. Sự khác nhau giữa giảng đạo và diễn thuyết là gì?
....................................................................………………………….............................
.............................................................…………………………....................................
8. Đức Chúa Trời hành động qua sự giảng dạy Lời Chúa như thế nào?
....................................................................………………………….............................
.............................................................…………………………....................................



QUYỀN NĂNG NHIỀU HƠN DÀNH CHO BẠN

Có hai điều tuyệt đối trong đời sống của mỗi một Mục sư. Hai điều này không thể thiếu nếu bạn muốn làm một người có quyền năng cho Chúa ở thế gian này.

Chúng ta không phải nói về quyền năng xác thịt hay chỉ là sức mạnh thể xác. Chúng ta đang nói về quyền năng siêu nhiên. Đức Chúa Trời muốn bạn nương dựa nơi quyền phép siêu nhiên này và Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn.
Chúng ta hãy xem Kinh Thánh. Trước hết hãy mở ra sách Mat Mt 22:23-32. Trong phân đoạn này, Đức Chúa Jesus đang trả lời những câu hỏi của một số người hoài nghi . Họ không tin nơi Chúa Jesus ( Kinh Thánh gọi là người Sa-đu-sê). Họ không tin nơi sự sống lại. Họ hỏi những câu hỏi mà họ tưởng sẽ là cái bẫy sập, những câu hỏi mà họ tưởng là Chúa Jesus không thể trả lời 
Chúng ta hãy xem câu trả lời của Chúa Jesus trong câu 29, “Các người lầm” vì hai lý do.
“Các người không hiểu Kinh Thánh.” 
“Các người cũng không hiểu quyền phép của Đức Chúa Trời.”
Chúa Jesus đã đưa ra hai lý do tại sao họ sai lầm. Nếu chúng ta là những Mục sư trung tín, chúng ta phải “hiểu biết Kinh Thánh và quyền phép của Đức Chúa Trơì .”
I. Hãy biết rõ kinh thánh của bạn :
Kinh Thánh là lời Đức Chúa trời, hãy nghiên cứu Kinh Thánh của bạn. Hãy học thuộc lòng Kinh Thánh của bạn. Hãy sống bằng Kinh Thánh của bạn và bạn sẽ không bao giờ nghe Chúa quở trách, “các ngươi không hiểu Kinh Thánh”. 
“Biết Kinh Thánh nói về đề tài gì đó vẫn chưa đủ. Hãy nghiên cứu Lời Chúa cho đến khi bạn biết Kinh Thánh nói gì về mọi vấn đề. Sự hiểu biết đó không phải dễ đạt được. Thưa Mục sư, bạn phải chuyên cần (IITi 2Tm 2:15) trong sự nghiên cứu Kinh Thánh . Biết Lời Chúa là một phần quan trọng trong nhiệm vụ của bạn. Hãy đọc - Hãy nghiên cứu - Hãy biết rõ Kinh Thánh . Thưa Mục sư, bạn phải thông thạo Kinh Thánh.
II. Hãy biết rõ quyền pháp của Đức Chúa Trời 
Hãy biết Kinh Thánh nói gì về quyền phép của Đức Chúa Trời. Hãy biết rằng quyền phép của Đức Chúa Trời là vô giới hạn. Hãy biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng. Chỉ có một điều Đức Chúa Trời không thể làm được đó Đức Chúa Trời kh ông thể thất bại.
Hãy biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn. Biết quyền phép Chúa chưa đủ, bạn cần phải biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời t rong đời sống của bạn.
Chúng ta hãy xem một khúc Kinh Thánh khác. LuLc 24:44-49. Chúa Jesus đã thách thức sự chết. Chúa Jesus đã từ kẻ chết sống lại. Chúa Jesus đã chết (Mathiơ 28: 1-8) rồi Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Ngài đã chứng minh sự sống lại của Ngài cho những môn đồ hoài nghi (24:36-43). Ngài không để cho tâm trí họ nghi ngờ gì hết.
Rồi Chúa Jesus bắt đầu giúp họ hiểu Kinh Thánh. nói cách khác, Ngài bắt đầu cắt nghĩa Kinh Thánh cho họ. Chúng ta đọc câu 45, “Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh ”. Chính Chúa Jesus “mở trí hiểu cho các môn đồ ” Thưa Mục sư, Ngài đã không để cho chúng ta nương cậy nơi chính mình. Ngài sẽ mỞ trí cho chúng ta hiểu Kinh Thánh. Hãy đọc IITi 2Tm 2:7, “hãy hiểu rõ điều ta nói cho con , và chính Chúa sẽ ban sự khôn ngoan cho con trong mọi việc ”. Thưa Mục sư, bạn không cần phải nương tựa nơi sức riêng của mình.
Trong Thi Tv 147:5 tác giả Thi Thiên đã ca hát về Chúa “Chúa chúng tôi thật lớn , có quyền năng cả thể , sự thông sáng Ngài vô cùng vô tận ”. Nói cách khác sự hiểu biết của Ngài là vô giới hạn. Chúa ban cho bạn sự hiểu biết trong mọi sự. LuLc 24:45 nói rằng: “Bấy giờ Ngài mở trí cho môn đồ được hiểu Kinh Thánh ” Rồi Chúa Jesus bắt đầu dạy họ về sự sống lại từ kẻ chết của Ngài. Sau đó Ngài ủy thác trách nhiệm cho họ hãy đi giảng Tin Lành cho các dân tộc bắt đầu từ thành Gierusalem. Đây là một đại trọng trách. Chúa Jesus nhận biết rằng các môn đệ của Ngài cần được sự giúp đỡ thiên thượng.
Hãy đọc lời phán của Chúa Jesus trong câu 49 “Ta đây sẽ ban cho các ngưoi điều Cha ta đã hứa , còn về phần các ngươi , hãy đợi t rong thành (Giêrusalem ) cho đến khi được mặc lấy q uyền phép từ trên cao ” .
Ở đây chúng ta lại thấy hai điều tuyệt đối:
1. Biết rõ Kinh Thánh.
2. Biết rõ quyền phép của Đức Chúa Trời.
Chúng ta có hai lời hứa kỳ diệu:
1. Ngài sẽ mở trí để chúng ta được hiểu Kinh Thánh. 
2. Ngài sẽ ban Đức Thánh Linh theo lời hứa để chúng ta nhận được quyền năng rao giảng Tin Lành.
Thưa Mục sư, Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn trí hiểu Kinh Thánh. nhưng trước khi làm công việc của Ngài, bạn cần chờ đợi Chúa ban quyền năng.
Chỉ lúc đó bạn mới có thể giảng Lời Chúa trong quyền năng. Chúng ta đọc trong Cong Cv 1:8, “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép , và làm chứng về ta tại thành Giêrusalem , cả xứ Giuđê , xứ Samari , cho đến cùng trái đất ”
Bạn có thể giảng Lời Chúa với quyền năng sau khi Đức Thánh Linh giáng xuống trên bạn và ban cho bạn quyền năng đó.
Bạn có thể trở thành người giảng Giải Kinh đầy quyền phép. Đó là lời hứa của Đức Chúa Trời.
“Phước cho những kẻ nghe và giữ lời Đức Chúa Trời “
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG 19 
1. Hai điều tuyệt đối trong đời sống của Mục sư là gì?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
2. Hai lý do Chúa Jesus cho biết người Sađusê sai lầm là gì (Mat Mt 22:23-33)
......................................................................................................................
......................................................................................................................3. Chúa Jesus đã hứa giúp gì cho những kẻ theo Ngài để họ có thể giảng Tin lành cho cả thế gian? 
......................................................................................................................
......................................................................................................................4. Quyền năng Chúa Jesus đã hứa cho các môn đồ của Ngài là loại quyền năng gì ?
......................................................................................................................
......................................................................................................................



NHỮNG BÀI HỌC TRONG SỰ GIẢI KINH

Sự Giải Kinh là một tiến trình. Trong chương này chúng ta sẽ thấy lại tiến trình đó là gì. Chúng ta sẽ đi từ từ, từng bước, không bao giờ quên rằng mục đích chúng ta là giảng qua hết mỗi một sách có trong Kinh Thánh.

Chúng ta giả định sau nhiều thì giờ cầu nguyện bạn đã lựa chọn một sách Kinh Thánh mà bạn sắp giải nghĩa. Biết được các nhu cầu của dân sự, bạn sẽ có ích trong việc đưa ra quyết định quan trọng này.
Bạn CHƯA sẵn sàng để bắt đầu tiến trình này cho đến khi bạn đã đọc sách đặc biệt ấy trong Kinh Thánh thật nhiều lần. Hãy đọc sách ấy cho đến khi bạn đã có được một ấn tượng về cấu trúc và sự thúc đẩy chung của sách. Hãy đọc cho đến khi sách đó trở thành một vùng đất quen thuộc đối với bạn.
Hãy viết ra trên tờ giấy những câu trả lời cho những câu hỏi tuy ngắn nhưng rất quan trọng. Đó là: Ai ? Điều gì ? Khi nào ? Ở đâu ? Thế nào ? Và Tại sao ? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn biết sách sách thông suốt.
Lần này tôi đã lựa chọn một thư tín hơi ngắn để minh họa tiến trình này. Đó là sách 1Têsalônica. Hội Thánh Ở Têsalônica đã được Sứ Đồ Phao-lô thành lập trong cuộc hành trình tuyền giáo thứ hai của ông. Phao-lô vì bắt bớ buộc lòng phải rời bỏ Têsalônica chẳng bao lâu sau khi Hội Thánh ở thành phố này được thành lập. Kết quả là các Cơ Đốc Nhân tại đó thảy đều là những tân tín hữu đã bị phân rẽ khỏi người chăn bầy của họ. Những tân tín này đã bị bắt bớ vì niềm tin mới của mình.
Giống như nhiều Cơ Đốc Nhân trên thế giới ngày nay, họ cần sự khuyến khích và dạy dỗ. Đó là lý do sách này có rất nhiều điều nói với các Cơ Đốc Nhân ngày nay. Đây là bức thư do một Mục sư viết cho Hội chúng của ông.
Một lần nữa tôi khuyến khích các bạn hãy đọc đi đọc lại bức thư ngắn ngủi này. Toàn sách chỉ có 89 câu.
Hãy đọc sách trong tinh thần cầu nguyện 
Qua quá trình đọc sách, sự cầu nguyện giữ một phần rất quan trọng. Bạn đang đọc lời của Đức Chúa Trời. Cũng chính Đức Thánh Linh đã cảm động những người viết Kinh Thánh sẽ giúp bạn hiểu được những gì bạn đọc. Hãy đọc trong không khí cầu nguyện. Hãy đọc với sự kính trọng. Đây là Lời của Đức Chúa Trời . Hãy đọc sách 1Têsalônica. Hãy đọc đi đọc lại
Hãy đọc một cách cẩn thận 
Bây giờ bạn đã đọc sách này nhiều lần, bạn đã sẵn sàng tập trung vào quyển sách trong việc soạn một bài giảng Giải Kinh. Lần này tôi thấy hữu ích để làm việc này trên một số tờ giấy. Hãy lứu ý rằng Phao-lô tiếp tục mà không gián đoạn vào trong đoạn 2. Chúng ta trước hết hãy tập trung vào trong đoạn 2. Chúng ta trước hết hãy tập trung vào mười câu đầu tạo nên đoạn một trong Kinh Thánh.
Những lời chào bản thân (c.1) 
Bạn sẽ thấy rằng câu một là lời chào bản thân của Sứ Đồ Phao-lô. Hãy lưu ý điều đó. Đây là một bức thư từ một người thật (Phao-lô) gởi đến một dân sự thật (các Cơ Đốc Nhân ở Têsalônica)
Hãy lưu ý rằng Hội Thánh Têsalônica không phải là một mình, nhưng đó là một phần của một Hội Thánh to lớn hơn của Đức Chúa Trời là Cha và của Con Ngài là Chúa Jesus Christ. Thật kỳ diệu biết báo khi nhận biết rằng dù chúng ta nhỏ bé, chúng ta vẫn là một phần của Hội Thánh to lớn hơn. Ở đây bạn có thể bắt đầu giảng về đề tài “Hội Thánh “
Hãy nghiên cứu về chữ Hội Thánh. để nghiên cứu chữ này bạn nên xem hết tất cả những câu có nhắc đến chữ Hội Thánh (so sánh Cong Cv 20:28; RoRm 16:5; Mat Mt 16:18; Cong Cv 15:3, 4, 22; Eph Ep 1:22; Phi Pl 4:15; ICo1Cr 12:28; ITi1Tm 3:15 v.v…) Những câu này và những câu khác nói với chúng ta điều gì về Hội Thánh? Kinh Thánh sẽ giải nghĩa Kinh Thánh cho bạn. Nghiên cứu từng chữ là một phương pháp quý báu để giúp bạn hiểu Kinh Thánh.
Hãy vui mừng với đời sống mới trong Đấng Christ (c.2-3) 
Phao-lô vui mừng vì họ đã tìm được sự sống mới trong Đấng Christ (c.2)
Phao-lô vui mừng trong đức tin, hy vọng, tình yêu thương của họ (2-3). Đây là lúc tốt đẹp để trình bày sứ điệp. “đức tin, hy vọng, tình yêu thương” để làm được như vậy việc nghiên cứu từng chữ về những yếu tố then chốt này trong đời sống Cơ Đốc Nhân là rất quý báu. Hãy tra xem tất cả những câu Kinh Thánh nói về đức tin, hy vọng và tình yêu thương. Ở đây chúng ta thấy những yếu tố này đã được bày tỏ bởi những Cơ Đốc Nhân tại Têsalônica Ở giữa sự bắt bớ. Thật là một lời chứng tốt.
Quyền phép của Tin lành (c.5-6) 
Tin lành đến Têsalônica không chỉ bằng lời nói của Phao-lô, nhưng cũng bằng quyền phép của Đức Thánh Linh nữa. Chúng ta không nên đánh giá thấp quyền năng của Tin Lành (RoRm 1:16) có lẽ bạn có thể giảng về “Quyền phép của Tin lành”
Tầm quan trọng của việc làm gương tốt cho người khác (c7-10) 
Chúng ta có đang nêu gương tốt cho những Cơ đốc nh ân khác không? (ITi1Tm 4:12; Tit Tt 2:7; Gia Gc 5:10) Hãy lưu ý rằng các Cơ Đốc Nhân tại Têsalônica đã từ bỏ hình tượng để quay về cùng Đức Chúa Trời. Hãy nghiên cứu những điều Kinh Thánh dạy về hình tượng (Thi Tv 96:1-6; XuXh 20:4; LeLv 19:4; PhuDnl 27:15; EsIs 66:3; Cong Cv 15:20;IGi1Ga 5:21 v.v...) Tại sao họ đã quay bỏ khỏi hình tượng? Hãy đọc các câu 9-10
BẠN SẼ ĐỂ Ý THẤY MỘT BỐ CỤC CỦA ĐOẠN MỘT ĐÃ XUẤT HIỆN 
I. NHỮNG LỜI CHÀO BẢN THÂN
II. HÃY VUI MỪNG TRONG ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NH ÂN
III. QUYỀN PHÉP CỦA TIN LÀNH
IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GƯƠNG TỐT
Bạn có thể chọn cả đoạn này làm cơ sở cho sứ điệp Giải Kinh đầu tiên của bạn. Bạn có thể tiến chậm và thông suốt. Bạn có thể giảng về “Sự vui mừng của dời sống Cơ Đốc Nhân” trong một tuần, “Quyền phép của Tin Lành” vào tuần kế tiếp, và “Tầm quan trọng của gương tốt”vào tuần thứ ba. Dù cách nào đi nữa, bạn cũng phải khởi sự một cách có hệ thống qua cả Kinh Thánh. Đây là căn bản của sự Giải Kinh.
Chia bố cục 
Bạn cần dành nhiều thì giờ cho việc chia bố cục. Chia bố cục sẽ giúp bạn trình bày sứ điệp của mình một cách rõ ràng và có thứ tự. Có người nói rằng nếu bạn không chia bố cục, bạn sẽ rơi vào hiểm họa của việc bắt đầu mà không biết định phải nói gì , chia bố cục sẽ giúp bạn trình bày Lời Chúa cách rõ ràng hơn.
Chia bố cục rất giống với một bản đồ. Nó sẽ cho bạn thấy bạn đang đi đâu. Nó sẽ giúp bạn đi đúng đường. Nó sẽ cho bạn biết bạn còn xa cách bao nhiều nữa mới tới mục tiêu.
Giả sử bạn sắp giảng về “Hãy vui mừng trong đời sống Cơ Đốc Nhân”loại bố cục nào bạn sẽ theo? Đây là vấn đề có nhiều tính cách riêng tư. Đây là một cách để vẽ bản đồ hay làm bố cục. Bạn có thể làm một cách khác nhau.

HÃY VUI MỪNG TRONG ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN 
LỜI GIỚI THIỆU: Hãy đưa ra một gương mẫu về một đời sống được thay đổi. Hãy cho thấy đời sống buồn bã sẽ biến thành đời sống vui mừng như thế nào khi Chúa Jesus ngự vào.
I. ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN LÀ MỘT ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
Chúng ta không phải trải qua đời này mà không có người hướng đạo
Chúng ta không phải trải qua đời này mà không có một Đấng chăn chiên để bảo vệ chúng ta (Thi Tv 23:1-6)
Cơ Đốc Nhân bước đi bởi đức tin chứ không phải bởi mắt thấy (IICo 2Cr 5:7)
II. ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN LÀ MỘT ĐỜI SỐNG ĐẦY DẪY TÌNH YÊU THƯƠNG
Đời sống Cơ Đốc Nhân bắt đầu với sự yêu thương (GiGa 3:16)
Đời sống này bắt đầu bằng tình yêu lớn nhất (15:13)
Các Cơ Đốc Nhân phải yêu thương nhau (13:15)
Tình thương cất bỏ mọi sợ hãi (IGi1Ga 4:18)
Chúng ta được điều khiển bởi tình yêu của Đấng Christ (IICo 2Cr 5:14)
Không điều gì có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời (RoRm 8:39)
III. ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN LÀ ĐỜI SỐNG DUY NHẤT CÓ HY VỌNG
Không có hy vọng thì đời không đáng sống
Ngoài Chúa Jesus Christ không có hy vọng (Eph Ep 2:12)
Trong Đấng Christ có hy vọng (CoCl 1:23ITe1Tx 5:8Phi Pl 1:20Eph Ep 1:8)
LỜI MỜI GỌI 
Bao lâu bạn thành công trong việc làm cho Lời Chúa trở nên trong sáng và có bản đồ để theo dõi cho đến lời kết luận, thì việc chia bố cục không phải là vấn đề.
Có hai yếu tố khác nữa làm cho sứ điệp của bạn có hiệu quả hơn.
Đó là sự áp dụng và thí dụ bài giảng.
Sự áp dụng 
Mục sư không nên bằng lòng với việc chỉ tìm ra được ý nghĩa của một vài sự Kinh Thánh. Câu hỏi quan trọng nhất là: “Những sự kiện này có ý ngh ĩa gì đối với dân sự của bạn ngày nay?”. Kinh Thánh đang nói gì với dân chúng ngày nay.
Kinh Thánh không chỉ là một quyển sách lịch sử. Kinh Thánh viết về những người thực và dành cho những con người thực ngày nay. Ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn đang phán. Ngài đang phán gì với dân chúng hôm nay qua những câu Kinh Thánh này.
Càng nhanh càng tốt người giảng Giải Kinh Thánh phải đi từ ý nghĩa “họ” của quá khứ đến “Các anh em “ của hiện tại. Kinh Thánh phán gì với dân sự của bạn hôm nay? Tình trạng con người ngày nay mà khúc Kinh Thánh này cần áp dụng là gì? Những vấn đề căn bản của đời sống đã không hề thay đổi. Bản tính con người đã không thay đổi. Đức Chúa Trời vẫn đang phán qua Kinh Thánh cho nhân lọai hôm nay.
Mỗi bài giảng hỏi và trả lời câu hỏi căn bản “Đức Chúa Trời đang phán gì qua Lời Chúa cho nhân loại hôm nay?” 
Kinh Thánh rất thực tế và bạn cũng phải như vậy. Hãy tìm cách áp dụng khi bạn soạn bài giảng và đang khi bạn rao giảng, nếu không, dân sự của bạn không nhận được sứ điệp Đức Chúa Trời dành cho họ. Mục đích của chúng ta là dẫn dắt dân sự Chúa đến chỗ vâng theo lời của Chúa. Mục đích của chúng ta, thực ra là sứ mạng của chúng ta, là tạo ra cho được đức tính giống Đấng Christ trong đời sống dân sự của chúng ta. Phải chắc là bạn tìm được cách áp dụng Kinh Thánh khi bạn giảng Giải Kinh.
Những thí dụ bài giảng 
Một bài giảng mà không có thí dụ cũng giống như căn phòng không có cửa sổ. Những cửa sổ chiếu ánh sáng tươi thắm lên đề tài. Những thí dụ giống như những tấm hình chụp. Người ta nói rằng: “Một bức hình đánh giá hàng vạn lời nói ” một thí dụ tốt sẽ giúp dân sự của bạn hiểu dễ dàng hơn.
Những thí dụ tốt nhất là những thí dụ lấy từ chính Kinh Thánh. hãy dùng Kinh Thánh để minh họa Kinh Thánh,. chẳng hạn bạn có thể dùng thí dụ:
Sự trung tin - câu chuyện Eli và Elise ở IICác Vua đoạn 2 - Sự say sưa - câu chuyện Bên ha đát ở ICác vua đoạn 20. Sự biếng nhác - câu chuyện 4 người phung ở IICác vua đoạn . Sự dâng hiến - câu chuyện dâng hiến ở XuXh 35:21,22
Nếu bạn thích, bạn có thể dùng những thí dụ từ chính đời sống mình và những kinh nghi ệm bản thân. Một số Mục sư sưu tập các thí dụ để dùng cho tương lai. Một câu chuyện từ Nhật báo hay Tạp chí có thể hữu ích trong sự áp dụng lẽ thật. Phải luôn l uôn tìm kiếm những thí dụ để dùng cho tương lai.

MỘT BỐ CỤC ĐỀ NGHỊ CHO ĐOẠN 2 ĐẾN ĐOẠN 4 

Lưu ý: Vì giới hạn của sách, tôi sẽ không đi sâu vào nhiều chi tiết như ở doạn ITe1Tx 1:1-10. Bạn hãy tự nghiên cứu và nhấn mạnh bất cứ khía cạnh nào bạn thấy cần và hữu ích.
I. Những ký ức của Phao-lô về Têsalônica (2:1-12)
Sự khó nhọc vì tình yêu thương của ông.
II.Ông được tiếp nhận tại Têsalônica (2:13-16)
A. Sự đáp ứng của họ đối với tình yêu của ông
B. Phao-lô tạ ơn vì các Cơ Đốc Nhân đã tiếp nhận Lời Chúa mặc dầu có những người khác khước từ chuốc lấy sự hư mất.
III. Tình yêu của ông dành cho họ và mong ước của ông được trở lại thăm họ (2:17-20)
Lưu ý là Sa-tan đã ngăn trở sự trở lại của ông. Đây có thể là thời điểm tốt để ôn lại những gì Kinh Thánh dạy về công việc của Sa-tan . Hãy xem Eph Ep 6:11-12; DaDn 10:13-21; XaDr 3:1; Mat Mt 4:1-10, Quyền phép Sa-tan dầu mạnh nhưng vẫn ở dưới quyền tể trị của Chúa. Giop G 1:19-12; IICo 2Cr 12:7-9. Vì thế hằng ngày chúng ta phải cầu nguyện cho sự giải cứu. Hãy xem Mat Mt 4:10; 6:13; Eph Ep 6:12, Quyền phép tối cao thuộc về Đức Chúa Trời. Sa-tan phải phục quyền Đức Chúa Trời.
IV. Sự viếng thăm của Timôthê và Lời báo cáo tốt đẹp (ITe1Tx 3:1-10)
Phao-lô nói rằng nếu họ đứng vững trong Chúa thì điều đó sẽ làm cho ông vui vẻ hơn c.8
V. Phao-lô cầu nguyện để cho Hội Thánh cứ tiến bộ trong phương diện thuộc linh (3:11-13)
VI. Những lời khuyên thực tế cho người T êsalônica (4:1)
Mỗi Hội Thánh đều sẽ được phước nhờ cách giảng dạy này từ vị Mục sư của họ. Giảng Giải Kinh sẽ cho bạn cơ hội này. Có những lúc bạn thấy vụng về, khó khăn. Nhưng hãy bao gồm cả những đề tài này trong quá trình giảng Giải Kinh. Đừng từ chối đoạn nào. Những đề tài đó vẫn quan trọng cho dân Chúa ngày nay y như thời Phao-lô vậy.
Phải thanh sạch về tình dục (4:1-8)
Phải yêu thương lẫn nhau (4:9-10)
Phải trả công cho xứng (4:11-12)
Về sự tái lâm của Đấng Christ (4:13-5:11)
Hãy kính trọng những người lãnh đạo thuộc linh (5:12-13)
Về đời sống Cơ Đốc Nhân (5:14-18)
Nhu cầu phân biệt các việc thuộc linh (5:19-22)
Lời kết luận và chúc phước (5:23-28)
Bây giờ bạn đã thấy cách thể nào bạn có thể giảng qua một sách trong Kinh Thánh. Với sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh, cùng một cách ấy bạn hãy giảng qua hết các sách khác trong Kinh Thánh.
Phải tốn thời gian 
Hầu hết các Mục sư tiến lên quá nhanh. nếu bạn di chuyển quá nhanh, bạn sẽ không đi qua đầy đủ hết các phần cơ bản nhất của Kinh Thánh.
Hãy suy xét đến cuộc chiến thuộc linh của Hội chúng. Người ta không thể phát triển được các Cơ Đốc Nhân mạnh mẽ chỉ trong một năm hai năm. Hãy dành thì giờ như bạn huấn luyện một em bé. Một em bé hai tuổi vẫn cần cha mẹ đào tạo, rèn luyện nhiều năm.
Thưa Mục sư, hãy suy nghĩ đến sứ mạng thiên thưọng của bạn. Bạn đã được kêu gọi để làm người giáo sư - giảng sư của Lời Chúa. Bạn không thể làm việc này cách bất cẩn, vội vàng. Hội chúng của bạn giống như những đứa con thuộc linh của bạn. Hãy ở lâu với họ đủ để họ được “mạnh dạn trong Chúa nhờ sức toàn năng của Ngài “ (Eph Ep 6:10) việc này cần tốn thời gian. Phải tốn nhiều năm để dắt dẫn dân sự của Bạn bước vào những kho tàng kỳ diệu của Kinh Thánh.
Hãy làm người giảng Giải Kinh 
Bạn sẽ thấy rằng phương pháp giảng luận này sẽ ích lợi cho cả bạn lẫn hội chúng của bạn. Bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ bao gồm hết mọi giáo lý trong Kinh Thánh. bạn sẽ có thể giảng giải về nhiều đề tài khó giải nhất. Bạn buộc lòng phải giải quyết những vấn đề đó trong quá trình Giải Kinh. Bằng cách đó, thưa Mục sư, bạn sẽ THỰC SỰ RAO GIẢNG LỜI CHÚA.
NHỮNG CÂU HỎI ÔN - CHƯƠNG HAI MƯƠI 
1. Tại sao Giải Kinh được gọi là một quá trình?
..............................................................................................................................………………………………………………………………………………………………….......... 2. “Nghiên cứu từ ngữ” là gì và làm cách nào?
...................................................................................................................... ..............................................................................................................................…………
3. Mục đích của việc chia bố cục là gì trong sự Giải Kinh?
...................................................................................................................... ..............................................................................................................................…………
4. Tại sao “Sự áp dụng” là phần cần thiết của sự g iải kinh?
...................................................................................................................... ..............................................................................................................................…………
5. Các thí dụ giữ vai trò gì trong sự Giải Kinh?
...................................................................................................................... ..............................................................................................................................…………
6. Mục sư phải ở lại với một Hội chúng thời gian bao lâu?
..............................................................................................................................…………



BẠN CÓ THỂ DÙNG NHỮNG DỤNG CỤ PHỤ GIÚP CHO VIỆN GIẢNG GIẢI KINH

Bạn có thể trở thành người giảng Giải Kinh chỉ với quyển Kinh Thánh và sự cầu nguyện. Giêrêmi và tất cả các diễn giả Cựu ước chỉ có một phần nhỏ Kinh Thánh Cựu ước để giảng. Các môn đồ Chúa Jesus chỉ có Kinh Thánh Cựu ước. Còn bạn thì có cả Cựu ước lẫn Tân ước và ngoài ra, bạn có lời hứavề Đức Thánh Linh sẽ dẫn các bạn “Vào mọi lẽ thật ” bạn không cần thêm gì nữa cả. Như chúng ta đã chỉ rõ Kinh Thánh là người cắt nghiã tốt nhất cho Kinh Thánh. Kinh Thánh giải thích Kinh Thánh tốt hơn và chính xác hơn bất cứ sách nào khác giải thích về Kinh Thánh. Hãy biết rõ Kinh Thánh của bạn. Bạn càng biết Kinh Thánh chừng nào bạn có khả năng để giảng Giải Kinh chừng ấy.

Tuy nhiên, những học giả đã nghiên cứu Kinh Thánh nhiều năm và đã phát triển được một số những dụng cụ có thể giúp đỡ bạn làm người giảng Giải Kinh tốt hơn. Hầu hết những dụng cụ này, tiếc thay hiện nay chỉ có sẵn bằng Anh ngữ mà thôi. Lý do là hầu hết những học giả này đều nói tiếng Anh. Nếu bạn có thể đọc dược Anh ngữ thì những sách ấy rất hữu ích cho bạn.
Một số những dụng cụ này có sẵn trong các ngôn ngữ khác. Một số sách đã có sẵn trong nước của bạn và trong ngôn ngữ của bạn. Nếu có sẵn và nếu bạn có khả năng mua được tôi sẽ đưa ra danh sách những dụng cụ này. Có thể danh sách này sẽ giúp ích cho bạn.
Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh là bạn sẽ có thể làm một nhà giảng Giải Kinh chỉ với quyển Kinh Thánh và sự cầu nguyện. Đó là những dụng cụ quan trong nhất trong sự giảng Giải Kinh.
NHỮNG DỤNG CỤ PHỤ THÊM 
Thánh Kinh Phù Dẫn (a bible concordance). 
Đây là sách liẹt kê mọi chữ tìm được trong Kinh Thánh. sách giúp bạn tìm được một chữ đặc biệt và giúp bạn nghiên cứu từ ngữ ấy dễ dàng. Một số chữ thì đầy đủ hơn những chữ khác. Một ố Kinh Thánh Anh ngữ có bản Thánh Kinh phù dẫn nhỏ kèm theo.
Thánh Kinh Từ Điển (a bible dictionary) 
Đây là từ điển định nghĩa và giải thích những từ liệu chính tìm được trong Kinh Thánh. chẳng hạn những chữ như Urim, Thumin, Shekel, Phylacteries và Sytyche ...
Bản Đồ Kinh Thánh (A Bible Atlas) 
Nhiều địa danh được nhắc đến trong Kinh Thánh, có một số tên rất lạ. Những nơi ấy ở đâu trên bản đồ? Một bản đồ Kinh Thánh sẽ cho bạn câu trả lời.
Thánh Kinh Nghiên Cứu ( A Study Bible) 
Một quyển Thánh Kinh nghiên cứu có nhiều tài liệu hữu ích thêm vào Kinh Thánh. một trong những quyển tốt nhất là Thompson Chain Reference Bible, nhưng bất cứ quyển Thánh Kinh nghiên cứu nào cũng hữu ích cả.
“Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công chỗ trách được , lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật ” (IITi 2Tm 2:15) 



Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »