Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » » 300 Câu Hỏi Và Giải Đáp: Phần 8- Thần Học

300 Câu Hỏi Và Giải Đáp: Phần 8- Thần Học

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A








Câu 266. Nguồn gốc Đức Chúa Trời
+ Cám ơn Chúa là bạn đi được một nửa đường, nghĩa là bạn nhìn nhận muôn vật do Đức Chúa Trời dựng nên (Giăng 1:3; Sáng 1:1).
+ Về nguồn gốc Đức Chúa Trời, Kinh thánh ghi lại câu trả lời trong Xuất 3: 14 Đức Chúa Trời là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Ngài là Đức Chúa Trời, nên không ai dựng nên Ngài, không có gì có trước Ngài. Nếu có một nguồn nào cao hơn, thì chúng ta không cần thờ phượng Đức Chúa Trời. Bạn hãy tìm xem (những thế kỷ đã qua chưa ai tìm được, chắc chắn bạn cũng không hơn gì họ).
+ Để giúp bạn lối thoát, tôi xin bạn trở lại với con số MỘT (1). Trước con số 1 là số không (0). Số KHÔNG là gì? Là không có số nào cả, bạn chấp nhận số 1, thì bạn phải chấp nhận Đức Chúa Trời là SỐ MỘT đó.
Câu 267. Bà Mari
+ Luca 1:38, 47, 48 cho chúng ta biết Mari chỉ là một công cụ, một phương tiện để Đức Chúa Trời dùng thực hiện sự cứu rỗi cho nhân loại. Sự kiện Đức Chúa Giêxu mượn Mari để Ngài nhập thế đó là công việc của Đức Thánh Linh. (Luca 1:34-35), Mari hoàn toàn không dự phần gì. Chính Mari xưng nhận chỉ là tôi tớ Chúa (Luca 1:38) và nhận Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của bà. Thế thì tại sao chúng ta lại đưa Mari lên làm mẹ Đức Chúa Trời?
Bạn phải cẩn thận 2 điều :
1. Mari là người tốt nên được Chúa dùng, bạn nên bắt chước Mari để Đức Chúa Trời có thể dùng bạn. Không nên vì hiểu lầm mà tranh cãi, sùng kính hay khinh dễ.
2. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa, chúng ta không được phạm thượng mà đem một con người lên bằng hoặc cao hơn Chúa (Rôma 1:25). Bạn hãy đọc Công vụ 12:23 để giữ mình.
+ Việc Mari hồn xác lên trời chỉ là sản phẩm của con người trong thế kỷ 20. Công vụ 1:14 là lần cuối cùng nhắc đến Mari, bà đang cùng những người phụ nữ khác hiệp lại cầu nguyện như mọi người tín đồ, Kinh thánh không hề đề cao hay chính Mari tự xưng.
+ Khải 12:1-5 là sự hiện thấy của Giăng về dân Isơraên (người đàn bà) và Đấng Cứu thế. Từ khi Satan là con rồng bị đuổi ra khỏi Thiên đàng, thì nó đã đuổi theo người Do thái để tìm cách tiêu diệt tuyển dân, hầu cho Đấng Cứu thế không thể ra đời như lời hứa.
Câu 268. Nghi ngờ Đức Chúa Trời
+ Có người nói: Thượng đế là số MỘT (1), vì bạn từ chối số 1 nên cuộc đời bạn toàn số không (0).
+ Tại sao bạn nghi ngờ sự thực hữu của Thượng đế? Bạn phải nhớ rằng lý thuyết không có Thượng đế đã tự nó lạc hậu và chẳng còn bao nhiêu người nhắc đến. Tôi nghĩ bạn không bằng các triết gia đó đâu. Trong khi đó, bằng chứng Đức Chúa Trời thực hữu có quá nhiều. Tôi giới thiệu bạn 3 bằng chứng :
1. Rôma 1:19-25 Vũ trụ, vạn vật chứng minh Thượng đế thực hữu (Thi 19:1).
2. Giăng 14:9 Đức Chúa Giêxu là bằng chứng.
3. Chính cuộc đời trống rỗng của bạn làm bằng chứng Thượng đế thực hữu. Không có Ngài, vũ trụ, vạn vật cũng như chính bạn sẽ bất an. Vũ trụ, vạn vật vẫn bình an, vì nó nhận có Thượng đế (Thi 19:1), chỉ còn một mình bạn.
Câu 269. Đức Chúa Trời hối hận
+ Từ ngữ dùng trong sách Sáng 6:6 là TỰ TRÁCH (hối tiếc), có nghĩa là buồn rầu. Sự buồn rầu nầy phát xuất từ tình yêu thương loài người (Êxêchiên 33:11b).
+ Đức Chúa Trời vô sở bất tri: biết con người đi vào sai lạc, nhưng Ngài cũng đã ban cho con người tự do và Chúa đã dùng mọi cách để kêu gọi con người lìa bỏ sự ác. Khi con người không vâng lời, Chúa nuối tiếc vì đã dựng nên một người con, đã ban cho mọi ơn phước mà nó không biết hưởng nhận.
+ Điều bạn phải nhớ là: Chúa biết con người không vâng lời Chúa, Chúa cũng biết cách để dạy dỗ con đường cứu rỗi. Đó mới là Toàn Tri.
+ Qua điều nầy, bạn biết Chúa là Đấng có lý trí và cũng có tình cảm để yêu thương.
Câu 270. Ba ngôi
+ Câu Kinh thánh mà bạn nói là Mác 16:19.
+ Kinh thánh dạy chúng ta Đức Chúa Trời có Ba Ngôi Hiệp Một (Mathiơ 28:19; Giăng 10:30). Ba Ngôi chứ không phải là Ba Đức Chúa Trời (Phục 6:4). Đây là một lẽ đạo mầu nhiệm, chúng ta không thể dùng ngôn ngữ con người để giải thích được.
+ Từ ngữ BÊN HỮU có nghĩa là vị trí quan trọng, trọng yếu (người đông phương dùng vị trí ở bên tả), nên không phải là một chỗ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời.
Câu 271. Tin lành
+ TIN LÀNH không phải là đạo tin để làm lành. Nhưng căn cứ vào Luca 2:10-11, thì đây là Đạo tuyên bố một TIN TỨC TỐT LÀNH cho nhân loại. Ấy là ĐẤNG CỨU THẾ GIÊXU CHRIST RA ĐỜI, một phương pháp mới và duy nhất được ban cho nhân loại, phương pháp từ Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giêxu.
Câu 272. Đạo rối
+ Bạn đọc lịch sử Giáo hội và Thế giới sẽ thấy diễn tiến như sau :
• Sau 200 năm bị đế quốc Lamã bách hại, đến năm 311, Cơ đốc giáo chinh phục đế quốc Lamã trở nên quốc giáo. Từ đó Cơ đốc giáo được gọi là Công giáo (đạo nhà nước). Tình trạng nầy khiến cho một số người theo đạo mà không cần tin Chúa. Kết quả Giáo hội bị rơi vào thời kỳ pha trộn.
• Từ 311, khi trở nên quốc giáo, Giáo hội được ưu đãi, nên sinh ra quyền hành, mê tín và nhất là Kinh thánh không được phổ biến.
• Sau nhiều lần nhiều người kêu gọi Giáo hội quay về Kinh thánh như John Wycliff ở Anh, John Huss ở Tiệp . . . nhưng không được lãnh đạo Giáo hội quan tâm,mà còn b ị lên án. Năm 1517 tại Đức, Martin Luther đứng lên đòi cải sửa Giáo hội quay về Kinh thánh, nhưng Giáo hội bấy giờ không đồng ý, nên Luther tách ra con đường cải chánh riêng.
+ Từ ngữ 'ĐẠO RỐI' là cách gọi mà người Lamã giáo gán cho người Cải Chánh giáo. Đến Công đồng Vatican II (1966) đã xóa bỏ, Lamã giáo chỉ gọi người Cải Chánh là ANH EM LY KHAI, vì họ biết người Tin lành chỉ quay về với Kinh thánh.
Câu 273. Không thờ ảnh tượng
+ Vì lời Chúa cấm thờ ảnh tượng :
• Xuất 20:4-6 Chúa cấm thờ và làm hình tượng.
• Giăng 4:23-24 Đức Chúa Giêxu dạy phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy Chúa.
Câu 274. Vào Hội Đức Chúa Trời
+ Chữ HỘI của Đức Chúa Trời có thể hiểu theo 2 ý :
Lêvi 21:17-23 có nghĩa là những người làm việc dòng Arôn lo tế lễ.
• Có thể là vào cộng đồng người Do thái (truất khỏi dân sự).
• + Điều chắc chắn không phải là họ sẽ không được cứu rỗi, miễn là họ bằng lòng ăn năn tin Chúa (Êsai 56:3-5 Chúa cứu mọi dân tộc, Rôma 11:17 chúng ta cũng là nhánh Ôlive hoang như họ).
+ Bạn đã quan tâm đến họ, nhưng bạn đã góp phần gì để đem Tin lành cho họ.
Câu 275. Tin không cần làm
+ Câu hỏi của bạn đúng một phần, còn một phần cần làm sáng tỏ. Qua Giăng 3:16, 36; Công 16:31, một người được cứu là người chỉ cần TIN nơi Đức Chúa Giêxu Christ (không phải chỉ tin mà là TIN Đức Chúa Giêxu).
+ Còn từ ngữ 'việc làm' của bạn phải được hiểu là 'làm việc công đức' để nhờ đó được cứu. Bạn không thể nhờ việc lành của mình mà được cứu (Êsai 64:6). Bạn hãy nghe Phaolô nói về việc lành việc thiện trong Rôma 7:14-21. Việc bạn TIN Đức Chúa Giêxu hiểu theo một nghĩa, thì đó là MỘT VIỆC LÀM ĐẦU PHỤC.
+ Sau khi tin Chúa Giêxu, để tỏ ra đời sống yêu thương, Cơ đốc nhân lúc nào cũng ham thích làm việc lành, việc thiện.
Câu 276. Tin Chúa còn phạm tội
+ Một người tin Chúa rồi sau đó phạm tội mà không chịu ăn năn thì không được cứu. Tuy vậy chữ tội mà bạn dùng đó bao gồm ý nghĩa quá lớn. Nếu tội đó là sự chối bỏ đức tin (Hêbơrơ 6:4-8; Mathiơ 12:31-32; I Giăng 5:16) thì người đó mất sự cứu rỗi.
+ Nguyên tắc của sự tha thứ là I Giăng 1:9a, người có tội phải thật lòng ăn năn, chứ không vì tội nhỏ bỏ qua. Cổ nhân dạy: 'Lổ nhỏ đắm thuyền' chính những tội nhỏ, không đáng chết sẽ dẫn đến tội đáng chết.
Câu 277. Tin rồi yếu đuối
+ Trong Kinh thánh luôn nhắc lại tình thương của Chúa:
• Thi 103:9, Chúa không bắt tội, không giữ sự giận đến đời đời.
• Giê. 31:3 Chúa yêu chúng ta bằng tình yêu đời đời.
• Giăng 13:1b, Chúa yêu đến cuối cùng.
Bạn đừng nghi ngờ tình yêu thương của Chúa. Tuy nhiên bạn cũng đừng khinh dễ tình yêu đó. Chúa lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ với điều kiện bạn phải ăn năn (I Giăng 1:9).
Câu 278. Phạm tội rồi ăn năn
+ I Giăng 1:9 không hề giới hạn số lần ăn năn. Tôi tin rằng Chúa sẽ sẵn lòng tha thứ nếu bạn thật lòng ăn năn. Vấn đề là bạn có thật lòng ăn năn không? (có thể bạn sẽ chết đang khi phạm tội). Hành động tái phạm của bạn chứng minh bạn không thật lòng ăn năn.
Câu 279. Báptem là gì?
+ Phép Báptem được I Phierơ giải thích: không phải là để làm sạch thân thể mà là một dấu hiệu liên lạc với Đức Chúa Trời. Nghĩa là không phải để rửa tội (nếu tội chúng ta rửa bằng nước được thì Chúa Giêxu không cần đến thế gian).
+ Rôma 6:3-5 Phép Báptem là dấu hiệu tỏ ra một người đồng chết, đồng chôn, đồng sống lại với Đức Chúa Giêxu.
+ Về tổ chức phép Báptem chỉ được ban cho 1 người đã tin Chúa Giêxu. Và để giúp người đó hiểu rõ tại sao tin, Hội thánh thường dành 1 thời gian cho người đó học thêm lẽ đạo trước khi chịu Báptem.
Câu 280. Lễ rửa tội
+ Ngay chữ dùng để gọi cũng khác nhau. Chữ Báptem là dịch âm tiếng Hilạp, có nghĩa là 'nhúng cho ướt, dìm cho ướt.' Về nghi thức cũng khác:
Lễ Rửa tội dùng 'nước Thánh'(?) Theo cách gọi của người Lamã giáo để rảy rửa tội. Còn phép Báptem theo Kinh thánh dạy, miễn nơi nào có nhiều nước, và nghi thức là dìm người chịu Lễ xuống nước (Mathiơ 3:6; Giăng 3:23; Công 8:36).
Mục đích 2 lễ cũng khác nhau :
• Người Lamã giáo chủ trương lễ Rửa tội sẽ làm người chịu Lễ được sạch tội. Còn phép Báptem theo Kinh thánh dạy 'là cơ hội để người chịu Lễ công khai tuyên bố đức tin đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đức Chúa Giêxu.'
• Người theo Lamã giáo, thì dĩ nhiên người đó phải chịu lễ của người Lamã giáo. Riêng người Tin lành tin Đức Chúa Giêxu theo Kinh thánh dạy, biết rằng tội lỗi con người không thể rửa bằng nước, bằng bạc hay là vàng (I Phierơ 1:18-19; Hêbơrơ 9:22; I Giăng 1:7b) mà phải bằng chính HUYẾT CỦA ĐỨC CHÚA GIÊXU. Nếu tội chúng ta có thể rửa bằng nước được thì Đức Chúa Giêxu không cần đến thế gian. Cho nên người Tin lành chỉ tin Đức Chúa Giêxu để được tha tội rồi chịu Báptem để bày tỏ đức tin.
Tôi không biết bạn là người theo tôn giáo nào. Nếu bạn theo Lamã giáo thì bạn phải thi hành giáo lễ của họ dạy; còn nếu bạn tin Đức Chúa Giêxu thì bạn phải theo điều Chúa Giêxu dạy trong Kinh thánh.
Câu 281. Được cứu chưa báp tem
+ Câu trả lời ở chỗ lý do tại sao người đó chưa chịu Báptem?
Tại có cơ hội hay không vâng lời Chúa dạy?
Nếu không có cơ hội thì chắc chắn được cứu (tên ăn cướp trên thập tự giá, Luca 23:42-43).
+ Nếu không vâng lời Chúa thì bạn nên xem lại chữ TIN của bạn vì tin có nghĩa là vâng lời.
Câu 282. Bản ngã chết
+ Bạn phải nhớ Kinh thánh không hề nói bản ngã CHẾT, mà chỉ nói: BẢN NGÃ CHẾT ĐỐI VỚI TỘI LỖI (Rôma 6:2, 7, 11). Như vậy bản ngã vẫn còn, chính bản ngã khiến cho chúng ta có những cá tánh riêng biệt. Một người mà mất bản ngã thì không còn là người nữa (Đaniên 4:33).
+ Rôma 6:2, 7, 11 giải thích là đừng để bản ngã ở dưới tội lỗi, nhưng ở dưới Đấng Christ. Bản ngã như một cái bóng của bạn, nếu bạn quay lưng về Chúa, thì nó sẽ hiện ra rất lớn đối với bạn; nếu bạn quay mặt về Chúa, nhìn xem Chúa, thì nó sẽ biến mất khỏi bạn.
179. Làm thế nào biết một Cơ đốc nhân được tái sanh? (Hành động, ngôn ngữ)
+ Bạn phải trở lại với phương pháp được tái sanh là: Tin Chúa Giêxu, và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh hành động. Lúc ấy, II Côrinhtô 5:17 gọi đó là một người được dựng nên mới theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời (Côlôse 3:5-10).
+ Qua Côlôse 3:5-10 trên, chúng ta biết một người đã được tái sanh là người có hành động và ngôn ngữ giống như vậy. Nhưng một người có hành động ngôn ngữ giống như vậy mà chưa tin Chúa Giêxu thì chắc chắn chưa tái sanh, đó chỉ là đạo đức bên ngoài, nhưng đánh giá qua đức tin của người đó nơi Đức Chúa Giêxu. Nói MỘT LỜI: Biết Cơ đốc nhân được tái sanh vì biết người đó TIN Chúa Giêxu Christ.
Câu 283. Cơ đốc nhân tái sanh
+ Vấn đề là chỗ bạn hiểu lầm về bản ngã. Rôma 6:6 dạy: "Hầu cho THÂN THỂ của tội lỗi bị tiêu diệt đi." Chữ 'tiêu diệt' không có nghĩa là MẤT, KHÔNG CÒN mà chính nghĩa là 'làm cho bất động, vô hiệu hóa đối với chính mình.' Bản ngã vẫn còn ở trong bạn sau khi bạn tin Chúa, được tái sanh. Nếu đời sống bạn để Chúa làm chủ thì bản ngã thuận phục. Ngược lại, bạn không để Chúa làm chủ thì bản ngã sẽ chổi dậy, cai trị bạn.
+ Trường hợp bạn nêu ra, không có nghĩa là người đó chưa được tái sanh nhưng có sự yếu đuối nào đó, khiến người đó lại để bản ngã làm chủ. Bạn đừng gieo rắc nghi ngờ sự tái sanh, nhưng hãy giúp người đó nhận ra sự yếu đuối để ăn năn.
Câu 284. Chúa phạt khi nào
+ Có tội thì bị phạt ngay trên đất, trong hiện tại.
+ Nhưng bởi ân điển của Chúa, Ngài chờ đợi (II Phierơ 3:9) kẻ có tội ăn năn để được tha thứ ngay bây giờ và đời sau.
+ Nếu kẻ có tội không ăn năn, thì chẳng những bị phạt ngay bây giờ mà còn bị đoán phạt trong đời sau (Giăng 3:18, 36).
+ Theo Giăng 3:18, 36; Hêbơrơ 9:27 Kinh thánh đã dùng chữ ĐÃ (ĐỊNH), như vậy Chúa không đòi lại, Ngài chỉ tha hoặc không tha.
+ Điều bạn phải lưu ý là: Bạn đã ăn năn về tội của mình chưa?
Câu 285. Linh - Hồn - Thể Xác
+ Trong Thần học có 2 ý kiến :
(1) Nhị nguyên tố: Chủ trương con người có 2 nguyên tố:
• Hữu hình: thể xác.
• Vô hình: tâm hồn, linh hồn.
Căn cứ Sáng 2: 7 Đức Chúa Trời dựng nên con người gồm bụi đất và sinh khí từ Ngài.
(2) Tam nguyên tố: Chủ trương của con người có 3 nguyên tố là: (I Têsalônica 5: 23)
• LINH: phần tiếp xúc với Đức Chúa Trời.
• HỒN: phần liên quan sự sống con người.
• THỂ : phần thể chất hữu hình.
+ Chúng ta có thể dung hòa 2 ý trên là con người có 2 nguyên tố chính :
• Hữu hình: Phần thể xác.
• Vô hình : Gồm 2 phần Linh và Hồn.
Câu 286. I Têsalônica 4: 16-17
+ Căn cứ vào những câu Kinh thánh sau đây: Luca 23:43; 16:22-23; Philíp 1: 23, chúng ta biết Cơ đốc nhân sau khi qua đời thì linh hồn sẽ được ở với Chúa. Còn I Têsalônica 4:16-17 giải thích sự sống lại của thân thể Cơ đốc nhân (I Côrinhtô 15: 52).
Câu 287. Qua đời chưa tin Chúa
+ Bạn đọc Giăng 3:16, 36 nói về định luật của sự cứu rỗi là AI TIN: Tuy nhiên, đối với những người chưa có cơ hội nghe Tin lành (như chị của bạn), thì Đức Chúa Trời sẽ xét đoán theo như Rôma 2:12-16, nghĩa là theo lương tâm của họ.
+ Dầu vậy, qua Khải 20:11 trước tòa án của Chúa, MỘT TÒA ÁN LỚN VÀ TRẮNG nghĩa là công bình và chung thẩm, thì bạn tin rằng mọi người, kể cả chị của bạn sẽ không còn phải khiếu nại.
+ Việc quan trọng hiện nay là bạn hãy đem Tin lành cho những người còn sống.
Câu 288. Thiêu người chết
+ Mỗi dân tộc có cách an táng riêng: Hoặc chôn trong đất, chôn trong hang đá, thả trên sông, biển . . . Đối với người Việt Nam thì tập quán an táng là chôn trong đất. Nhưng một số người vì điều kiện đất chôn không ổn định, hoặc vì quan niệm đức tin (theo Phật giáo, Công giáo) muốn gởi hài cốt vào nơi thờ phượng hoặc vì muốn đem theo khi xuất ngoại, nên đem thiêu.
+ Về phương diện tình cảm, chứng kiến cảnh thiêu khó chấp nhận thì bạn cứ đem chôn. Vấn đề không phải vì đức tin mà là thuận tiện. Dĩ nhiên, hình thức chôn là hình thức được hoan nghinh.
+ Về sự sống lại: I Côrinhtô 15:35-37; Khải 20:13 là lời bảo đảm Phao lô đã dùng hình ảnh hạt giống được gieo kia phải chết đi, tan rã, nhưng sau đó bạn lại thấy nó xuất hiện trở lại.
Câu 289. Vật chất và ý thức
+ Làm sao bạn biết vật chất có trước ý thức? Câu hỏi 'trứng gà và con gà' vẫn làm rối trí các nhà bác học đấy bạn ạ. Trước khi bạn ra đời, cha mẹ bạn đã có ý thức sẽ có một con. Bạn đã ra đời từ ý thức đó. Bạn ra đời rồi bạn mới có ý thức hiện hữu sau đó.
+ Căn cứ vào Kinh thánh, sách Sáng 2: 7 thì bạn có quyền nói vật chất có trước (không phải sinh ra ý thức). Nhưng trong Sáng 1:26 ý thức có bạn thì đã có trước (Hêb 11:3).






Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »