Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » » 300 Câu Hỏi Và Giải Đáp: Phần 7- Sinh Hoạt Hội Thánh

300 Câu Hỏi Và Giải Đáp: Phần 7- Sinh Hoạt Hội Thánh

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A









Câu 252. Buổi nhóm được ơn
+ Bạn phải làm tất cả những điều đó :
1. Thăm viếng: để nhắc anh em đi nhóm (đông người sẽ vui).
2. Sốt sắng: chính bạn phải sốt sắng để làm gương.
3. Học Kinh thánh: để làm nền tảng.
4. Cầu nguyện: xin Chúa ban phước cho buổi nhóm.
+ Chương trình nhóm phải sửa soạn cẩn thận, thích hợp lứa tuổi và đáp ứng nhu cần.
Câu 253. Không hiệp một
+ Sự HIỆP MỘT bao giờ cũng là sức mạnh của Hội thánh (Mathiơ 18:19-20). Do đó ma quỉ sẽ tìm cách xen vào phá vỡ sự HIỆP MỘT đó. Tuy nhiên ma quỉ sẽ không làm sao xen vào được, nếu Cơ đốc nhân trong Hội thánh không tạo cơ hội cho nó (I Phierơ 5:8).
+ Vấn đề là tại sao bạn biết không có sự hiệp một trong Hội thánh? Có thể chính bạn là người gây ra tình trạng đó (?). Ngay cả tinh thần không góp phần đem lại sự hòa thuận cho anh em (?). Chính bạn phải bày tỏ sự hiệp một với anh em trước, rồi mới chờ đợi người khác
Câu 254. Hãy nhịn nhục
+ Bạn đã giải thích tình yêu thương đúng như I Côrinhtô 13:4-6, Tuy vậy, trước một người làm sai, cách bạn góp ý là quan trọng. Bạn nên lựa lúc người đó vui vẻ, lấy lời êm dịu, lựa cơ hội chỉ có hai người. Tốt nhất là trước khi góp ý, bạn nên cầu nguyện cho chính mình và cho người bạn được góp ý.
+ Tôi gởi bạn Galati 6:1; Châm 15:1.
Câu 255. Vị Chủ tọa
+ Có cầu nguyện chưa đủ, mà bạn cầu nguyện như thế nào? Phát xuất từ tình yêu thương không? Hãy cầu nguyện cho vị Chủ tọa được thêm ơn Chúa nếu ông ấy thiếu. Hãy cầu nguyện xin Chúa cho ông ấy ăn năn nếu ông ấy phạm tội. Và cầu xin Chúa cho chính bạn biết yêu thương để giúp ông ấy thoát khỏi yếu đuối.
+ Ngoài cầu nguyện, bạn có thể trực tiếp góp ý. Chỉ trừ trường hợp tội lỗi tỏ tường, thì bạn trình lên Ban Trị sự Hội thánh hoặc Địa hạt hoặc Tổng Liên Hội. Tôi gởi bạn Êphêsô 4:32.
Câu 256. Mục sư, Truyền đạo phạm tội
+ Mục sư, Truyền đạo cũng là người như bạn, đã là người thì có thể phạm tội (I Giăng 1:8).
+ Có cần ăn năn không? Câu trả lời là họ có cần được tha thứ không? Nếu họ muốn được tha thứ thì họ phải ăn năn. Nếu họ không cần được tha thứ thì họ đâu cần ăn năn. Dĩ nhiên họ là người, mà có tội không chịu ăn năn thì cũng là một tội nhân như mọi người.
+ Nếu tội đó tỏ tường thì Hội thánh sẽ kỷ luật bằng cách: ngưng chức, cách chức, dứt phép thông công. Nếu họ cố tình che giấu thì chức vụ sẽ mất quyền năng, và bạn ơi trước sau gì cũng lộ ra (Mathiơ 10:26; I Timôthê 5:24-25).
+ Tuy nhiên bạn phải hết sức cẩn thận khi kết luận tội của một người hầu việc Chúa, hãy nghe lời dạy trong I Timôthê 5:17-20, phải có chứng cớ, phải thẳng thắn.
+ Mọi người đều có quyền khuyên Mục sư, Truyền đạo và cũng rất cần bạn khuyên. Yên lặng là đồng lõa hèn nhát. Có thể bạn sẽ gặp phản ứng khi khuyên nhưng tôi tin rằng với lòng yêu thương, với sự cầu nguyện, với cách khuyên đúng, bạn sẽ giúp Mục sư, Truyền đạo tỉnh thức và thành công trong chức vụ.
Câu 257. Mục sư, Truyền đạo không ăn năn
+ Khi một người hầu việc Chúa phạm tội, Hội thánh phải theo những nguyên tắc sau đây :
1. I Tim. 5:19-20 Phải có chứng cớ đầy đủ và cũng phải chịu quở trách (Galati 2:11 Phierơ cũng bị quở trách).
2. Mathiơ 18:15-17 Phải khuyên từng giai đoạn.
+ Về tổ chức, chúng ta có Địa hạt, có Tổng Liên hội để xin giải quyết. Tuyệt đối chỉ được giải quyết ở trong Hội thánh, không được đem ngoài thế gian hoặc bêu xấu cá nhân.
Câu 258. Mượn Danh Chúa lừa gạt
+ Mathiơ 13:24-25, 47-50 Trong Hội thánh hữu hình chắc chắn có lẫn lộn những người không tin và cũng có những Cơ đốc nhân bị cám dỗ phạm tội (Trường hợp Giuđa, Anania và Saphira). Cho nên, Chúa dạy: Mathiơ 10: 16 phải khôn như rắn.
Mahtiơ 13:18-30 cũng đừng vội vàng, e rằng sẽ nhổ nhằm lúa mì.
Có khi không phải người ta lừa gạt, nhưng tại bạn hiểu lầm (mượn tiền nhưng không thể trả).
Mục sư, Truyền đạo cũng là con người, nên có những người mang danh MSTĐ mà không phải là Cơ đốc nhân (II Côrinhtô 11:26). Mục sư, Truyền đạo cũng có thể bị cám dỗ.
Điều quan trọng là cách của chúng ta đối với người phạm tội (lường gạt):
• Phải cẩn thận cảnh giác.
• Đừng vội vàng, nên tìm hiểu có phải thật là lường gạt không.
• Phải khuyên, phải trách thẳng thắn.
Câu 259. Mục sư, Truyền đạo phe đảng
+ Tôi nhắc lại MSTĐ cũng là người, mà con người thì vốn yếu đuối, nên không tránh khỏi những lúc phạm tội, trong đó có tội phe đảng. Vì cảm biết yếu đuối nên Phaolô thường kêu gọi: Cầu nguyện cho ông (Êphêsô 6:19; Côlôse 4:3).
+ Tuy nhiên, vì chức vụ người hầu việc Chúa là chức vụ giảng hòa, nên dễ bị hiểu lầm là theo phe đảng nầy nọ. Tại người trong phe đảng cứ muốn Mục sư, Truyền đạo theo phe mình, trách người.
+ Dầu sao, đừng xét đoán sớm quá, nếu anh em biết Cơ đốc nhân nào sai (kể cả MSTĐ) thì cứ mạnh dạn khuyên, trách.
Câu 260. Không báptem
+ Điều đáng mừng là bạn có những dấu hiệu của một người được tăng trưởng trong Chúa. Xin bạn cứ tiếp tục vì yêu Chúa và vì ích lợi cho chính mình đừng vì động cơ chỉ để làm báptem.
+ Còn lý do Hội thánh chưa cho một người làm báptem có thể vì một trong những lý do sau:
• Có học nhưng chưa hiểu.
• Hiểu nhưng chưa thực hành. Thí dụ như còn một vài biểu hiện: hút thuốc, uống rượu, cờ bạc . . .
+ Dầu vậy, bạn có thể trình bày ý kiến của bạn cho Chủ tọa và Ban Trị sự để được nghe giải thích. Nếu đúng thì bạn sửa chửa. Nếu sai, bạn hãy vui vẻ xin chờ lần sau được báptem. Tuyệt đối đừng bao giờ vì không được báptem mà vấp ngã.
Câu 261. Báptem lại
+ Điều cần nói ngay là bạn không cần chịu báptem lại, vì Hội thánh không bao giờ cho và chính bạn cũng không cần.
+ Điều quan trọng nhất là bạn phải ăn năn thật ngay bây giờ để xin Chúa tha thứ tội lỗi và mời Chúa ngự vào lòng.
Câu 262. Tin Chúa có 2 vợ
+ Trước nhất phải cần xác định lại để Cơ đốc nhân khác không hiểu lầm là người ấy có hai vợ TRƯỚC KHI TIN CHÚA.
+ Còn việc dự Tiệc Thánh thì điều kiện là người đã chịu báptem, và không bị kỷ luật trong Hội thánh. Do đó nếu Hội thánh cho phép chịu báptem thì đương nhiên được dự Tiệc Thánh. Dầu vậy Ban Trị sự Hội thánh phải hết sức cẩn thận khi quyết định việc báptem nầy :
• Người đó có thật lòng tin Chúa không?
• Có dấu hiệu được tái sanh không?
• Việc gia đình có hòa thuận 2 bên không?
Đồng thời giúp người này giải quyết vấn đề 2 vợ. Trường hợp không giải quyết được thì khuyên, nhờ ơn Chúa giữ êm thắm trong gia đình.
+ Tuyệt đối không cho người đó dự phần gì trong các chức vụ giữa Hội thánh (II Timôthê 3:2, 12).
+ Nếu giải quyết vấn đề dứt khoát, người vợ thứ hai là giải quyết sự liên hệ giữa 2 người để tránh rắc rối cho gia đình. Còn con cái đã có với nhau, vẫn phải lo nuôi dưỡng vì đó là bổn phận.
Câu 263. Âm điệu Việt Nam
+ Trong câu hỏi có 4 điều phải nói đến :
• Đối tượng tôn vinh.
• Mục đích tôn vinh.
• Bài hát sáng tác tại Việt Nam.
• Quan niệm gò bó.
+ ĐỐI TƯỢNG TÔN VINH:
Đây là cách phân biệt giữa tục nhạc và nhạc Thánh. Êsai 6:1-3, là những bài hát mà đối tượng tôn vinh là Chúa. Chúa là ai?
• Êsai 6:1, Chúa không phải là một ông vua, dầu vị vua đó có lý tưởng như Ôxia (II Sử 26).
• Êsai 6:2-3, Chúa cũng không phải là các vị Thiên sứ, dầu các Thiên sứ đó có quyền năng vinh hiển (II Vua 19:35).
Chúa là Đức Giêhôva Vạn Quân, ngự trên ngôi cao sang, các Thiên sứ phải sấp mình thờ lạy. Như vậy, nếu bài ca đó không với mục đích tôn vinh Chúa thì đó là tục nhạc.
+ MỤC ĐÍCH TÔN VINH :
Ngay trong chữ TÔN VINH cũng đã nói lên mục đích rồi: 'Làm cho VINH HIỂN.' Muốn làm cho Chúa vinh hiển thì bài hát qua lời, âm điệu phải đưa người hát, người nghe hướng thượng (xem quyển QUO VADIS, Đoạn Đầu Đài nói về ban hát).
Âm điệu phải trang trọng, trong sáng, tránh những ủy mị, ai oán, và kích động (không phải là khích lệ). Lời ca tụng Chúa về mỹ đức, công việc Chúa.
Vì vậy, chúng ta phải nhìn nhận trong số những bài hát sử dụng tại các nhà thờ hiện nay, có những bài âm điệu ủy mị, ai oán, thiếu tính chất trang trọng. Tôi muốn nói cả nhạc Việt lẫn nhạc ngoại quốc. Có bài được ưa chuộng vì tính ướt át hay kích động: chính người hát đã hát vì thích âm điệu đó, chứ không phải vì cảm động thiêng liêng.
+ SÁNG TÁC TẠI VIỆT NAM :
Cám ơn Chúa là Hội thánh ngày nay tại Việt Nam có nhiều người giỏi âm nhạc, đã sáng tác được nhiều bài hát hay. Nhưng không phải bài nào có LỜI liên hệ Chúa thì là Thánh ca. Có những bài hát được sửa lời từ âm điệu mà mọi người đều biết được ca tụng việc của trần gian như (bài Love Story với lời Mối Tình Trời Với Đất). Trong Thánh nhạc Việt Nam có Vũ Đức Nghiêm là một người từng chủ trương khuyến khích Cơ đốc nhân Việt Nam sáng tác, chính ông thật đã sáng tác một số ca khúc được yêu thích và cảm động. Có Vĩnh Phúc, Lê Phước Thiện . . Tuy nhiên, không phải tất cả các ca khúc của những người đó hay của một người nào đều là Thánh nhạc. Cũng không phải bài hát nào của Đavít cũng đều là Kinh thánh. Cũng không nên thành kiến về nhạc Việt Nam, chỉ ưa chuộng nhạc ngoại mà quên nhạc Việt Nam thì cũng là một sai lầm.
+ QUAN NIỆM GÒ BÓ :
Chữ gò bó thường dùng ám chỉ một số người bảo thủ, chỉ muốn ôm lấy quyển Thánh ca (cũng như ngày xưa không muốn rời quyển Thơ Thánh). Chữ gò bó phải dùng cho 2 nhóm: Bảo thủ và Cấp tiến. Số người bảo thủ là ôm lấy cái xưa; ngược lại, số người cấp tiến thì lại chê cái cũ, khư khư ca tụng cái mới coi quyển Thánh ca chỉ để dành cho các cụ già, nhất là khi có các bài mới từ ngoại quốc về thì bất kể hay dở.
Để tránh tình trạng đó, khi có một bài hát mới sáng tác (nội hay ngoại), nên trình cho người Chủ tọa và người phụ trách ca đoàn Hội thánh duyệt. Tiêu chuẩn duyệt căn cứ vào âm điệu và lời. Sau khi được duyệt, cho sử dụng trong Hội thánh và lắng nghe phản ứng Hội thánh chung. Nên nhớ có những bài hát không thể thử được và có những bài hát chỉ nên sử dụng trong một phạm vi sinh hoạt (ngoài trời, thanh niên, dạy thiếu nhi).
Dầu sao chúng ta cũng phải cảm tạ Chúa đã cho Hội thánh Việt Nam quyển Thánh ca hiện có làm mẫu về âm điệu lẫn lời cho các sáng tác mới.
Câu 264. Thưởng thức nhạc đời
+ Trước nhất, tôi muốn bạn xác định một điều: Nói đến Cơ đốc giáo là nói đến giáo lý hay sự dạy dỗ của Lời Chúa; còn nếu nói quan niệm là nói đến quan niệm của Cơ đốc nhân, của con người. Vì nói đến quan niệm là nói đến ý niệm do sự quan sát của con người trong một góc cạnh nào đó. Còn Cơ đốc giáo lý là Đức Chúa Trời nhìn bao quát hết mọi ý niệm, góc cạnh.
+ Bây giờ đến chữ bạn dùng đối với âm nhạc là THƯỞNG THỨC thì rất đúng. Âm nhạc là phải thưởng thức, nhưng thưởng thức là gì? Là tiếp nhận, hưởng hết cái hay, cái đẹp có ích cho chính mình.
Bạn đã dùng chữ rất đúng, tôi cũng muốn áp dụng cho đúng. Mỗi ngày âm nhạc thế gian chi phối chúng ta rất nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Khi đứng trước một bản nhạc thế gian, bạn tự xét có nhận được ích lợi gì khi nghe không? Có hiểu được cái hay cái đẹp không? Hay là nghe để mà nghe? Đặc biệt, bạn là một Cơ đốc nhân, thì bản nhạc đó có kéo bạn khỏi tình yêu của Chúa không? (Rôma 8:38; I Côrinhtô 10:23, 31).
+ Vấn đề tham gia: Bạn tham gia với mục đích gì? Vì nghệ thuật? Vì lợi dụng (ý xấu)? Vì nhu cầu nghề nghiệp? Vì say mê?
• Nếu vì nghệ thuật, vì nghề nghiệp thì bạn có lý do chánh đáng. Vì lợi dụng, vì say mê thì bạn nên dừng lại.
• Đặc biệt nghề nghiệp liên hệ âm nhạc thường liên hệ đến những chỗ vui chơi pha lẫn rượu chè và thì giờ thường lợi dụng ngày Chúa nhật, ngày Giáng sinh . . .Những điều đó sẽ dễ dàng lôi kéo bạn vào sự sa sút. Bạn đang đứng trước một con dao 2 lưỡi.
+ Tôi muốn gởi bạn bài Thánh ca 374 làm câu trả lời tốt nhất.
Câu 265. Tính ngày Phục sinh
+ Trong những thế kỷ đầu tiên, những Cơ đốc nhân Do thái tổ chức Lễ Phục sinh vào 3 ngày sau lễ Vượt qua (15/1 lịch Do thái độ tháng 3 dương lịch), dầu là Chúa nhật hay không. Còn Cơ đốc nhân ngoại bang (không phải là người Do thái), thì tổ chức vào ngày Chúa nhật trong tuần lễ đó.
+ Sau đó, Hội thánh chung một quyết định: LỄ KỶ NIỆM CHÚA GIÊXU PHỤC SINH là ngày Chúa nhật sau ngày TRĂNG TRÒN, ngày trăng tròn nầy sau ngày XUÂN PHÂN (21/3 dương lịch).





Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »