TÁC GIẢ SÁCH NHÃ CA:
1. Tên sách:
Trong tiếng Hi-bá-lai:
Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: Shir
Hashirim – Bài ca của những bài ca
Đoạn 1:1 đã ghi tên của sách được gọi là “Bài ca của những bài ca”.
Qua lối nói lặp lại hai lần của người Y-sơ-ra-ên (Phục truyền 10:17; I Vua 8:27 [Chúa của các chúa, trời của các từng trời]; Truyền đạo 1:2 [hư không của sự hư không]), mục đích là để nhấn mạnh tuyệt đối. Như vậy, khi gọi tên sách là Bài ca của những bài ca tỏ ra sách là một bài ca quý nhất trong tất cả các bài ca
Đoạn 1:1 đã ghi tên của sách được gọi là “Bài ca của những bài ca”.
Qua lối nói lặp lại hai lần của người Y-sơ-ra-ên (Phục truyền 10:17; I Vua 8:27 [Chúa của các chúa, trời của các từng trời]; Truyền đạo 1:2 [hư không của sự hư không]), mục đích là để nhấn mạnh tuyệt đối. Như vậy, khi gọi tên sách là Bài ca của những bài ca tỏ ra sách là một bài ca quý nhất trong tất cả các bài ca
Trong bản Hi-lạp:
Bản Hi-lạp có tên là: Asma Asmaton cũng như Bản
Latinh là Canticum Canticorum, có nghĩa là Bài ca của các bài ca, hoặc bài
ca hay nhất trong các bài ca – Song of songs, or Best of songs
Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ dịch âm theo tiếng Hán là Nhã ca [Nhã = thanh
tao, lễ độ, như ‘Nhã nhạc’ là loại nhạc dùng trong cung đình]. Vậy Nhã ca
là loại bài ca, loại nhạc sử dụng trong việc tế tự, trong cung đình, tỏ ra nghi
lễ trang nghiêm (trái với Nữ Nhạc).
2. Tác giả sách Nhã ca:
Một vài ý kiến căn cứ vào vài câu (3:9; 4:13) dùng tiếng
A-ram trong sách, cho rằng sách Nhã Ca đã được viết ra sau thời lưu đày, vì
tiếng A-ram – tiếng Sy-ri – là ngôn ngữ thông dụng sau thời lưu đày.
Tiếng A-ram:
Sáng thế ký 31:47, Laban nói tiếng A-ram, còn Gia-cốp nói tiếng Hê-bơ-rơ
Tiếng A-ram là tiếng Sy-ri, người vùng Mê-sô-bô-ta-mi, vùng thượng lưu sông Ơ-phơ-rát. Như vậy tiếng A-ram là tiếng nói của tổ phụ dân Y-sơ-ra-ên, vì Áp-ra-ham là dân U-rơ, vùng thượng lưu sông Ơ-phơ-rát.
Có người cho rằng tiếng A-ram là tiếng Canh-đê (Đa-ni-ên 2:4), là loại ngôn ngữ được dùng thông dụng thời đế quốc A-si-ri (II Vua 18:26; Ê-sai 36:11) cho đến khi đế quốc Hi-lạp nổi lên truyền bá văn hóa Hi-lạp.
Sau khi người Y-sơ-ra-ên bị lưu đày 70 năm trở về (586 – 536 TC), người Y-sơ-ra-ên thường dùng tiếng A-ram trong khi giao tiếp với nhau cho đến thời Chúa Jêsus Christ trên đất (Mác 5:41; 15:34)
Sáng thế ký 31:47, Laban nói tiếng A-ram, còn Gia-cốp nói tiếng Hê-bơ-rơ
Tiếng A-ram là tiếng Sy-ri, người vùng Mê-sô-bô-ta-mi, vùng thượng lưu sông Ơ-phơ-rát. Như vậy tiếng A-ram là tiếng nói của tổ phụ dân Y-sơ-ra-ên, vì Áp-ra-ham là dân U-rơ, vùng thượng lưu sông Ơ-phơ-rát.
Có người cho rằng tiếng A-ram là tiếng Canh-đê (Đa-ni-ên 2:4), là loại ngôn ngữ được dùng thông dụng thời đế quốc A-si-ri (II Vua 18:26; Ê-sai 36:11) cho đến khi đế quốc Hi-lạp nổi lên truyền bá văn hóa Hi-lạp.
Sau khi người Y-sơ-ra-ên bị lưu đày 70 năm trở về (586 – 536 TC), người Y-sơ-ra-ên thường dùng tiếng A-ram trong khi giao tiếp với nhau cho đến thời Chúa Jêsus Christ trên đất (Mác 5:41; 15:34)
Tuy nhiên đa số các học giả Kinh Thánh nhìn nhận Salômôn là
tác giả của sách Nhã Ca với nhiều bằng cớ:
Đoạn 1:1 ghi rõ đây là bài ca do Salômôn làm (8:11-12)
Nội dung sách Nhã Ca cho thấy tác giả là người hiểu biết rất
nhiều về:
Thực vật học: (cây nho – 1:6; cây hương nam – 1:17a; cam
tòng hương – 1:17b)
Động vật học: (chiên 1:7; ngựa – 1:9, đặc biệt ngựa là con
vật thường chỉ có những người thuộc Hoàng gia mới sử dụng); hoàng dương (2:7)
Các loài hoa quý: (2:1-2, 11-12) Hoa quý là loại dành cho
những bậc vương giả dùng.
Cảnh trí được mô tả với sự giàu có thích hợp với đời Salômôn
(1:5)
Khi dùng vài tiếng A-ram trong sách Nhã Ca không có gì
lạ(1:5), vì thời của vua Salômôn việc giao thương rất rộng lớn, nên việc dùng
tiếng A-ram cũng cần có vì cần giao dịch với dân các nước.
Văn chương và ý tưởng của sách Nhã Ca tỏ ra sách xuất hiện
thời kỳ văn chương thịnh vượng của nước Y-sơ-ra-ên.
Quan sát lịch sử của Y-sơ-ra-ên, chỉ có thời Đa-vít và
Salômôn về kinh tế thì cực thịnh, và chính trị thì thuận lợi, đó là điều kiện
thơ ca phát triển phong phú. Vả lại, Đa-vít và Salômôn rất giỏi về thơ ca.
Có lẽ Nhã Ca là một trong 1005 bài thơ ca mà vua Salômôn đã viết (I Vua 5:32)
Cũng có ý kiến cho rằng Salômôn viết Nhã Ca để
Có lẽ Nhã Ca là một trong 1005 bài thơ ca mà vua Salômôn đã viết (I Vua 5:32)
Cũng có ý kiến cho rằng Salômôn viết Nhã Ca để
Mừng Lễ Cưới của ông với Hoàng hậu Ai Cập (I Vua 3:1 so với
Nhã Ca 1:6)
Lúc còn trẻ (Nhã Ca 6:8, lúc bấy giờ Salômôn chỉ có 60 Hoàng
phi và 80 cung phi) nên viết ra những bài tình ca.
Cũng có ý kiến Salômôn viết Bài Tình ca nầy để tả mối tình
của mẹ của ông (Bát-sê-ba) với cha của ông (trong đó có nhân vật thứ ba là U-ri,
hoặc ngược lại là Đa-vít).
3. Tầm quan trọng của sách Nhã ca:
Trong bản tiếng Hi-bá-lai, thì sách Nhã Ca được xếp giữa
sách Ru-tơ và sách Gióp, là một trong 5 sách dùng đọc trong những ngày Lễ quan
trọng. Nhã Ca được đọc vào ngày thứ tám của lễ Vượt Qua.
Trong Bản 70 (Septuagint), thì sách Nhã Ca là sách thứ 5
trong 5 sách Văn Thơ.
Nhã Ca nói về tình yêu của một người nam với một thiếu nữ
với tất cả sự đẹp đẽ, thánh khiết, làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ với Hội
Thánh (giống Thi thiên 45)
Kinh Thánh thường mượn tình yêu vợ chồng để làm thí dụ về
Đức Chúa Trời (Chúa Jêsus Christ) với những người tin Chúa:
Êsai 54:5-6; 62:5
Giêrêmi 3;1, 20
Ê-xê-chi-ên 16:
Ô-sê 1: - 3:
Mathiơ 9:15; 25:1-13
Giăng 3:27-30
II Côrintô 11:2
Ê-phê-sô 5:23-27
Khải huyền 21:2
Xem thế, Nhã Ca đã nói lên được tình yêu của Chúa đối với
chúng ta là người tin Chúa, thuộc về Chúa (Y-sơ-ra-ên = Ô-sê 2:1-23; Hội Thánh
= II Côrintô 11:1-4), vừa đẹp vừa cao quý (I Giăng 3:1)
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!