Giao ước hôn nhân là sự thiết lập kết ước giữa hai người. Chính Đức Chúa Trời đã nêu ra khuôn mẫu cho tất cả giao ước (kết ước) trong mối quan hệ của Ngài với con người. Giao ước của Đức Chúa Trời với con người thường được giải thích như là một giao ước hôn nhân.
Khi Đức Chúa Trời bước vào giao ước với con người, Ngài đặt cở sở trên những phẩm chất nội tại của Ngài, nên mới có được một giao ước như thế. Nếu chúng ta muốn mối quan hệ chúng ta được thành công, chúng ta phải ngửa trông vào một nguồn cung cấp cao siêu hơn để làm khuôn mẫu cho chúng ta, và học mọi thứ chúng ta có thể học từ mối quan hệ của Đức Chúa Trời với chúng ta. Vào cái thời buổi mà người ta hứa cũng dễ và thất hứa cũng dễ, nên khó cho chúng ta hiểu được trọng lượng thật của một sự khế hiệp. Bước vào mối quan hệ giao ước nghĩa là chết đối với đời sống độc lập, chết với chính mình. Những người phối ngẫu trong giao ước đồng ý phó sự sống mình cho nhau, đặt nhu cầu của người phối ngẫu hơn nhu cầu của riêng mình. Qua việc chết đối với chính mình, họ mới thật sự trở nên một trong cuộc sống của hai người. Đời sống riêng tư không còn là thứ tự ưu tiên, mà là sự chia sẻ cho nhau sẽ trở thành yếu tố quan trọng số một trong cuộc sống của họ.
Định nghĩa giao ước:
Một giao ước là một “sự thỏa thuận chính thức, long trọng và bắt buộc do hai hoặc ba bên lập ra.
Từ Cựu ước giao ước xuất phát từ từ ngữ có nghĩa là sự ràng buộc và có nghĩa đen là cột buộc hai bên (hoặc nhiều hơn) lại với nhau.
Sự khác giữa một giao ước và một hợp đồng:
Hợp đồng - Nghĩa vụ pháp lý có giới hạn. Nó thường viết kèm với những điều kiện có chổ hở để cung cấp cho một hoặc đôi bên có lối thoát khỏi những điều kiện.
Giao ước - Chứa đựng những nghĩa vụ pháp lý vô hạn. Vào thời Kinh Thánh, trong các nền văn hóa khác ngày nay, giao ước(kết ước) nghĩa là sự cam kết với sự trung thành bền vững, thậm chí đến chết. Con người lẫn lời nói của họ được kể như nhau và nghiêm túc giữ lời mà họ nói ra trong sự thỏa thuận giao ước.
Ý nghĩa của Kinh Thánh về giao ước:
- Sự cam kết bền vững; chung thủy cho đến chết.
- Chết đối với lối sống độc lập
- Phó sự sống mình cho người khác
- Đời sống riêng tư không còn là ưu tiên số một nữa; đời sống chia sẻ giữa hai người trở thành ưu tiên hàng đầu.
Một số thành phần trong một giao ước:
- Lời hứa:
Bày tỏ sự cam kết giữa cá nhân với nhau
Kết ước trung thành giữ giao ước
Chỉ ra hai bên sẽ làm gì.
- Điều kiện:
Chỉ ra những điều kiện mà trong đó những thoả thuận sẽ được hoàn tất.
Chỉ ra thời hạn của giao ước
Có thể hoặc không có lời thề kèm theo.
Tính chất của giao ước mà Đức Chúa Trời lập với con người
Đức Chúa Trời dạy dỗ con người đừng xem nhẹ những lời thề.
Khi chính Đức Chúa Trời lập một giao ước, Ngài không có ý vi phạm giao ước. Ngài có ý lập nó đến đời đời.
Những phẩm chất mà Đức Chúa Trời bày tỏ khi bước vào và duy trì mối quan hệ giao ước với con người:
Tình yêu thương của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời không bào giờ bị thúc đẩy bởi tư lợi hay lòng ích kỷ, song Ngài chọn bước vào mối quan hệ giao ước vì tình yêu thiên thượng của Ngài.
Sự thành tín của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời thành tín tuyệt đối bởi vì Ngài vững vàng và không thay đổi trong những cam kết của Ngài. Ngài là vầng đá, và chúng ta có thể phụ thuộc vào sự kiện rằng nếu ngày nay Ngài lập một lời thề, thì ngày mai Ngài vẫn còn giữ lời thề đó trong tấm lòng của Ngài.
Sự tha thứ của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời duy trì sự thành tín của Ngài đối với giao ước bởi vì Ngài sẳn sàng tha thứ những tội lỗi của người ăn năn.
Sự vị tha của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời yêut hương thế gian nhiều đến nỗi Ngài đã hy sinh chính Ngài để thiết lập mối quan hệ giao ước (Gi). 3:16
Những loại giao ước
Giao ước do Đức Chúa Trời lập
Tám giao ước giữa Đức Chúa Trời và con người được ghi lại trong Kinh Thánh. Giao ước Eđen, giao ước Ađam, giao ước Nôê, giao ước Ápraham, giao ước Môise, giao ước dân Ysơraên & giao ước Mới.
Bày tỏ ý muốn và mục đích toàn hảo của Đức Chúa Trời đối với con người
Phản ảnh tình yêu, ân sủng, và lòng thương xót của Đức Chúa Trời.
Bày tỏ Đức Chúa Trời như một Đấng giữ giao ước cũng như là Đấng lập giao ước.
Đức Chúa Trời thành tín cho dù con người có thể thất tín. (IITi) 2:13
Đức Chúa Trời ban khả năng để con người giữ giao ước.
Giao ước do con người lập
Được lập để cột chặt nhau trong mối quan hệ.
Hai bên kết ước có bổn phận đối với mối quan hệ và đảm bảo tính liên tục của nó.
Hai bên trao đổi tất cả tài sản họ có.
Giônathan và Đavít là một ví dụ hay về giao ước do con người lập.
Giônathan trao cho Đavít:
Ao ngoài (dấu hiệu về sự giàu có)
Ao ngoài (dấu hiệu về tất cả tài sản của ông)
Gươm (dấu hiệu về sức mạnh)
Nịt (dấu hiệu về sự bảo vệ - che phủ những bộ phận tạo ra sự sống )
Đây là tất cả những điều tượng trưng được trao đổi trong giao ước do con người lập.
Hôn Nhân là một giao ước |
Hôn nhân là một giao ước
Những câu Kinh Thánh chỉ ra hôn nhân là một giao ước
1) Ma: 2:14Các ngươi lai nói rằng: Vì sao? Ấy là vì Đức Giê-hô-va làm chứng giữa ngươi và vợ ngươi lấy lúc tuổi trẻ, mà ngươi đãi nó cách phỉnh dối, dầu rằng nó là bạn ngươi và là vợ giao ước của ngươi.
2) Ch: 2:17Nàng lìa-bỏ bạn của buổi đang-thì,Và quên sự giao-ước của Đức Chúa Trời mình.
Không có Đức Chúa Trời, hôn nhân chỉ là một giao ước do con người lập ra
Đôi vợ chồng cưới nhau. Đức Chúa Trời chứng kiến cuộc hôn nhân của chúng ta vào ngày cưới (Ma) nhưng nếu cả vợ lẫn chồng đều không được cứu rỗi, thì cánh tay Ngài bị cột chặc và Ngài không thể bước vào cuộc hôn nhân đó. 2:14
Đức Chúa Trời không có cách nào bước vào cuộc hôn nhân đó.
“Điều gì Đức Chúa Trời phối hiệp” (Mat) không có nghĩa là đực Đức Chúa Trời chọn lựa. 19:6
Khi một cặp vợ chồng lấy nhau, họ kết hiệp với nhau theo như kế hoạch hiệp nhất của Đức Chúa Trời mà gọi là hôn nhân.
“Kết hiệp nhau” là làm thành một, chớ không phải là chọn lựa.
Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể biến cả hai người thành một.
Đức Chúa Trời mong mỏi chúng ta tôn trọng giao ước dù cuộc hôn nhân đó có do Ngài chọn lựa hay không. Một ví dụ hay được tìm thấy trong Gios: 9:1-10:43
Dân Ysơraên được bảo phải hủy diệt kẻ thù trong Xứ Hứa.
Dân Giêbusít sợ dân Ysơraên nên giả vờ đến từ xứ xa.
Dân Ysơraên không tìm kiếm Chúa nên lập giao ước với chúng.
Thậm chí buộc phải tham chiếm để bảo vệ bên kết ước.
Một ví dụ khác được tìm thấy trong IISa: 21:1-6
Đavít cầu hỏi Chúa về nạn đói 3 năm trong xứ
Việc này bị gây ra do nhà Saulơ giết dân Giêbusít.
Nạn đói chấm dứt.
Giao ước hôn nhân
Lời hứa
Chúng ta thề hứa nhau trong ngày cưới. Yêu thương, tôn trọng, nâng niu, vâng lời, bảo vệ, cung cấp, . .
Điều kiện
Chúng ta đồng ý những điều kiện trong ngày cưới. Dầu thuận cảnh hay nghịch cảnh, chúng ta sẽ chung thủy cho đến chết. . .
Những người phối ngẫu trong giao ước, chúng ta trao đổi tất cả những của riêng tư trước đó.
ICo nói cho chúng ta biết chúng ta trao đổi thể xác. “ 7:4
Tất cả tài sản bây giờ là của chung
Tiền lương
Xe cộ, vật dụng, nhà cửa
Tài sản kế thừa, . . .
Tất cả sự giàu sang lẫn nợ nần đều chia sẻ chung.
Những điểm mạnh của chúng ta góp phần để bảo vệ cho nhau.
Sự xung đột có thể do giữ tài sản “của anh hay em”, không phải là “của chúng ta “
Lương “của anh” nợ thì “của em”
Những món qùa và tài sản có thể nghĩ méo mó là thuộc người này mà không thuộc người kia.
Con kế cũng kể trong cuộc trao đổi của chúng ta. Chúng thuộc về cha mẹ kế cũng như thuộc về cha mẹ ruột.
Thiếu hiểu biết về nguyên tắc đã nêu ra nhằm mục đích tránh sự bất hoà và phản loạn trong gia đình.
Sự bất hoà tạo cho con cái sức mạnh phân rẻ khỏi gia đình.
Jêsus là tấm gương của chúng ta. Lu 2:51; nói Ngài đầu phục cha mẹ Ngài. Mary là mẹ ruột của Ngài, Giôsép là cha kế của Ngài. Con cái phải kính trọng và tuân phục cha mẹ kế như cha mẹ ruột.
Giao ước là chết đối với đời sống độc lập
Không còn là “tôi” mà bây giờ là “chúng ta”
Mỗi một người vợ (hoặc chồng) đều có quyền đòi hỏi người phối ngẫu tôn trọng giao ước hay những lời kết ước.
Giao ước hôn nhân được đóng dấu bằng lời thề
Tốt thì đừng thề hơn là thề mà không giữ lời.
Những lời thề nguyện trong hôn nhân là một vấn đề nghiêm trọng.
Hôn nhân trong Đấng Christ là một Giao ước Đôi
Đức Chúa Trời thiết lập hôn nhân tại vườn Eđen . Đây là giao ước đầu tiên giữa người với người.
Ngay từ đầu Đức Chúa Trời dự định cuộc hôn nhân
Giao ước tiên khởi của Đức Chúa Trời với con người được thắt chặt vào cuộc hôn nhân nguyên thủy giữa người nam và người nữ.
Khi có mặt Đức Chúa Trời trong giao ước hôn nhân thì giao ước ấy là một giao ước giữa Đức Chúa Trời với con người và giữa con người với con người.
Những ích lợi của giao ước hôn nhân như Đức Chúa Trời đã dự định đó là hôn nhân chỉ dành cho những ai ở trong giao ước với Đức Chúa Trời.
Con đường duy nhất để bước vào giao ước với Đức Chúa Trời là qua Jêsus.
Đức Chúa Trời không dự định những ích lợi giao ước cho những người chưa được cứu.
Nếu khi lập gia đình mà người chồng(hoặc vợ) của bạn đã tin Chúa mà bạn thì chưa tin, bạn cần ăn năn.
Khi có một trong hai người phối ngẫu tiếp nhận Jêsus, Đức Chúa Trời trở thành một phần tử của cuộc nhân đó.
Người phối ngẫu không tin được thánh hoá(biệt riêng) nhờ mối quan hệ giữa người tín hữu đó với Đức Chúa Trời. Người chồng (hoặc vợ) không tin không được cứu rỗi (đời đời) mà chỉ được tẩy sạch trong mối quan hệ hôn nhân. Người phối ngẫu không tin sẽ nhận những ích lợi giao ước qua lời cầu nguyện của người phối ngẫu đã tin Chúa. Hãy tin cậy Chúa sẽ dùng ai đó đem người phối ngẫu của bạn trở lại Chúa. Có thể bạn không phải là người làm việc đó.
Khi cả hai vợ chồng đều được cứu trong Jêsus, thì lúc đó cuộc hôn nhân mới có thể tiến đến sự đầy trọn của vấn đề một thịt như Đức Chúa Trời hoạch định cho hôn nhân.
Đức Chúa Trời kết ước với mỗi người phối ngẫu qua Giao ước Mới của Jêsus và họ cùng kết ước nhau trong hôn nhân đúng theo kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đó là ý định đầy đủ của Đức Chúa Trời.
Bây giờ hôn nhân mới có tiềm năng đạt tới sự hiệp một như Đức Chúa Trời định.
Bây giờ hôn nhân mới có tiềm năng đạt tới sức mạnh như Đức Chúa Trời định
Một khi cả hai người phối ngẫu đều ở trong Đấng Christ, họ sẵn sàng tiến tới sự trưởng thành qua kế hoạch hôn nhân của Đức Chúa Trời.
Gie 32:38-41
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!