Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » » Tà giáo Mormon Phần 1

Tà giáo Mormon Phần 1

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A









TÀ GIÁO MORMON
(Phần 1)


Ảnh mang tính minh họa


Đối với nhiều người, Mormon là một giáo phái có nhiều giáo lý khác với Cơ đốc giáo của Kinh Thánh. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét những giáo lý của giáo phái Mormon, và so sánh với những điều dạy dỗ trong Kinh Thánh. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng có những khác biệt rất lớn giữa Tin Lành của Chúa Giê-xu với giáo phái Mormon.

Đầu tiên chúng ta sẽ lược sơ qua lịch sử của giáo phái- tà giáo Mormon.

I. LỊCH SỬ TÀ GIÁO MORMON.

Joseph Smith, người sáng lập giáo phái Mormon, sinh năm 1805 ở Vermont, Hoa Kỳ. Năm 1820, khi lên 14 tuổi, vì không biết hệ phái Tin Lành nào là đúng trong số rất nhiều hệ phái hiện có, nên Joseph Smith đi vào trong rừng cầu nguyện. Sau nầy, ông kể rằng, ở đó ông nhận được sự khải thị của Đức Chúa Cha và của Đức Chúa Giê-xu bảo ông đừng theo bất kỳ một hệ phái nào hiện có, vì tất cả đều lầm lạc, tín điều của họ đều đáng kinh tởm, và những người xưng nhận các tín điều đó đều bại hoại cả. Trái lại, theo khải thị này, Joseph Smith được phong chức để tái lập Hội thánh chân chính.

Năm 1823, Joseph Smith cho rằng ông nhận được một khải thị nữa. Lần này là từ một thiên sứ có tên là Moroni (con trai của Mormon, và là nhà lãnh đạo của người Nephite được ông xem là đã sống ở đất Mỹ từ mấy trăm năm về trước), bảo ông ta tìm những bảng vàng chứa đựng Sách Mormon, do chính Mormon viết vào năm 420 SC.

Cho đến ít nhất là năm 1826, Joseph Smith đã dùng một dạng ma thuật huyền bí với một “hòn đá thần” (“hòn đá thấy được”) để tìm ra những kho tàng chôn giấu. Tuy nhiên luật pháp Hoa kỳ không cho phép làm những chuyện như thế, và ngày 26 tháng 3 năm 1826 Joseph Smith bị bắt và kết án là “phù thủy dùng gương để đoán hậu vận” và cũng là một kẻ buông tuồng (theo luật pháp, một kẻ buông tuồng là kẻ tự cho mình có khả năng xem chỉ tay, bói toán và khám phá ra những vật kín giấu). Tuy nhiên, vì đây chỉ là vi phạm lần đầu, nên ông không bị hình phạt nào.

Vào khoảng thời gian đó, ông bắt đầu từ bỏ công việc tìm kiếm kho tàng và xoay ra dùng viên đá thần của mình cho mục đích tôn giáo. Nhờ một viên đá thần mà ông bảo là đã đào lên từ một cái giếng sâu gần 8 mét, ông đã tìm thấy được những bảng vàng chứa đựng Sách Mormon vào ngày 22 tháng 9 năm 1827. Với sự giúp đỡ của thiên sứ Moroni và những cặp kính vàng đặc biệt, ông đã dịch được sang tiếng Anh Sách Mormon chép trong bảng vàng, được viết bằng một thứ chữ tượng hình Ai Cập (mà Joseph Smith gọi là “chữ Ai Cập cải cách”, dẫu rằng các học giả thấy nó không giống gì với chữ Ai Cập cả). Quá trình dịch thuật hoàn tất năm 1830, là năm Sách Mormon được công bố. Tuy nhiên trước đó, các bảng vàng và các cặp kính vàng dùng để dịch đã biến mất.

Năm 1844, sau vụ phá hoại bất hợp pháp một nhà in dùng để in các ấn phẩm chống lại Mormon, Joseph Smith bị bắt và tống giam. Tuy nhiên khi ông đang ở trong tù, một đám đông đã xâm nhập, và một cuộc đấu súng diễn ra. Dù đã cố gắng tự vệ bằng một khẩu súng lục, ông vẫn bị đám đông bắn chết. Người kế vị ông làm Hội Trưởng Giáo hội Mormon (hay “Hội Thánh Đức Chúa Giê-xu Christ Của Các Thánh Đồ Ngày Sau Rốt”, như danh tự xưng của họ) là Brigham Young.

Năm 1847, Brigham Young dẫn tín đồ Mormon đến thành phố Salt Lake, bang Utah, và từ đó thành phố này trở thành trụ sở của giáo phái Mormon.

Ngày nay, giáo phái Mormon có 9 triệu tín hữu, và khoảng 50 ngàn giáo sĩ. 


II. HỘI TRƯỞNG GIÁO HỘI – TÀ GIÁO MORMON. 

Brigham Young, hội trưởng thứ hai của giáo phái Mormon, tự xưng là đã nhận sự chân truyền từ người tiền nhiệm là Joseph Smith. Mỗi hội trưởng của giáo phái Mormon sau này cũng đều tuyên bố mình là “vô ngộ” (không bao giờ sai lầm). Giáo lý này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi xét đến quan điểm của Brigham Young về A-đam và Đức Chúa Trời (xem tiếp các phần ). 

III. SỰ SAI LẦM CỦA GIÁO HỘI- TÀ GIÁO MORMON. 

     Theo sự dạy dỗ của giáo phái – Tà giáo Mormon, ngay sau khi các sứ đồ qua đời thì Hội thánh đầu tiên đã bắt đầu bội đạo. Vì đã xa rời lẽ thật, giáo hội bại hoại này đã tiến hành hủy diệt hết mọi dấu vết bội đạo của họ. (Phải thế thôi, bởi vì bằng chứng duy nhất cho một sự bội đạo rộng khắp như thế chỉ nằm trong sự dạy dỗ của Joseph Smith gần 1800 năm sau khi xảy ra cái sự kiện mà ông gọi là bội đạo đó!)

Vì lẽ đó nên giáo phái- tà giáo Mormon tin rằng, vì Hội thánh đích thực của Chúa Giê-xu không còn tồn tại nữa, và Tin Lành đích thực đã thất truyền, cho nên chỉ có qua một khải thị mới thì lẽ thật mới được phục hồi. Trong thời kỳ Cải Chánh, có nhiều cố gắng nhằm phục hưng Hội thánh, nhưng các nỗ lực đó đều không thành công vì lúc đó người ta không nhận được quyền của Đức Chúa Trời để làm. Chỉ có qua Joseph Smith và giáo phái Mormon thì, theo họ, mới có thẩm quyền mới và sự khải thị lẽ thật, hầu cho Tin Lành đích thực và Hội Thánh chân chính mới có thể được phục hồi.

Một ví dụ về giáo lý mà giáo phái Mormon xem là sản phẩm của Giáo hội bại hoại, đó là tín lý Ba Ngôi. Tín lý Ba Ngôi mâu thuẫn với niềm tin của giáo phái Mormon, cho nên họ bảo đó là một trong những sự xuyên tạc do Giáo hội bội đạo đầu tiên đưa vào. 

IV. SỰ NHÌN NHẬN KINH THÁNH CỦA GIÁO HỘI- TÀ GIÁO MORMON. 

   Giáo phái – Tà giáo Mormon tin có bốn quyển kinh là Thánh thư có thần quyền. Đầu tiên là Kinh Thánh (nhưng chỉ là bản King James Anh ngữ, được dịch năm 1611 SC). Ba quyển kia là Sách Mormon, Giáo Lý và Giao Ước, và Ngọc Trai Vô Giá. Dù cũng đáng khích lệ khi Kinh Thánh được đưa vào danh sách Thánh thư, nhưng xem kỹ thì thấy rằng Kinh Thánh bị đặt thấp hơn Sách Mormon. Trong quyển Ngọc Trai Vô Giá do Joseph Smith viết, các giáo điều chủ yếu của giáo phái Mormon được trình bày đủ cả. Giáo điều thứ tám là: 
“Chúng tôi tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời miễn là phải được dịch đúng; chúng tôi cũng tin rằng Sách Mormon là Lời của Đức Chúa Trời”.


   Câu “miễn là phải được dịch đúng” có nghĩa là họ có quyền muốn nhận, muốn bỏ phần nào trong Kinh Thánh cũng được - vì họ có thể bảo rằng những phần nào đi ngược với giáo lý của họ là những phần dịch sai. Trên thực tế, việc làm này tước bỏ hết mọi thần quyền của Kinh Thánh và biến Kinh Thánh ra vô dụng. Điều đó cũng mâu thuẫn với chính Kinh Thánh: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” (II Ti-mô-thê 3:16).  (Còn tiếp)



Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »