Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Ân Điển Của Đức Chúa Trời

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A








ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



Ân điển của Đức Chúa Trời- Kinh Thánh bảo chúng ta rằng đó là bởi ân điển qua đức tin mà bạn và tôi được cứu và được làm kẻ dự phần những phước hạnh của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng nói chúng ta được cứu thế nào thì chúng ta cũng sống và bước đi trong đời sống mỗi ngày của chúng ta thế ấy.


Ân Điển Được Định Nghĩa 

Gia cơ 4: 4-7

Hay anh em tưởng rằng Kinh Thánh nói không có mục đích khi nói rằng; Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Trời cư ngụ trong chúng ta khao khát mong mỏi chúng ta và Ngài khao khát Đức Thánh Linh (được nghênh tiếp) với một tình yêu ghen tuông hay sao?

Nhưng Ngài ban cho chúng ta càng thêm ân điển (quyền năng của Thánh Linh, để đối phó với khuynh hướng gian ác này và tất cả mọi điều khác một cách đầy trọn). Đó là lý do tại sao Ngài nói, Đức Chúa Trời chính Ngài chống cự lại với kẻ kiêu căng và ngạo mạn, nhưng ban ân điển (liên tục) cho người hạ mình (người khiêm nhường đủ để tiếp nhận nó). 

Đang khi tôi đọc khúc Kinh Thánh này vài năm trước đây, tìm kiếm câu giải đáp cho lý do tại sao tôi quá nản lòng và chẳng có năng quyền để thắng hơn những tội lỗi và thất bại của mình, đôi mắt tôi bắt đầu mở ra khi tôi đọc đến câu 6 nói rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta “thêm và càng thêm ân điển”. Sau đó quyển Kinh Thánh Diễn Ý cho chúng ta biết ân điển là gì.

Trước khi Chúa mở mắt cho tôi thấy sự mặc khả này, lời giải nghĩa duy nhất mà tôi từng được nghe về từ ngữ ân điển là “ân huệ không đáng được nhận”. Điều đó tốt, nhưng ân điển còn gồm nhiều điều hơn nữa. Kinh Thánh Diễn Ý nói ân điển là quyền năng của Đức Thánh Linh để đương đầu với khuynh hướng gian ác xấu xa ở trong mỗi chúng ta.

Khuynh hướng xấu xa mà Gia cơ nói đến ở đây là gì? Đó là khuynh hướng xấu như một người vợ bất chánh, khuynh hướng xấu xa nhằm có những mối quan hệ yêu đương bất hợp pháp với thế gian, khuynh hướng xấu xa để quay bỏ Đức Chúa Trời và trông mong nơi chính mình hoặc nơi những người khác thay vì đến cầu xin Ngài

Kinh Thánh bảo chúng ta rằng đó là bởi ân điển qua đức tin mà bạn và tôi được cứu và được làm kẻ dự phần những phước hạnh của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng nói chúng ta được cứu thế nào thì chúng ta cũng sống và bước đi trong đời sống mỗi ngày của chúng ta thế ấy.

 Ngài biết rõ những gì chúng ta đang đối diện trong mỗi tình cảnh trong đời sống và Ngài hành động ra mọi việc tốt nhất, nếu chúng ta tin cậy Ngài đủ để cho Ngài hành động.

đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Đó là khuynh hướng của xác thịt và đây không phải là cách Đức Chúa Trời muốn chúng ta phản ứng.

Câu giải đáp mà tôi tìm kiếm được thấy trong câu 6 cho chúng ta biết rằng giữa mọi nan đề và sự nản lòng bực bội của chúng ta thì Đức Chúa Trời ban chúng ta thêm và càng thêm ân điển thêm và càng thêm quyền năng của Đức Thánh Linh để đương đầu với khuynh hướng này và những điều khác một cách đầy đủ. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời chống cự lại kẻ kiêu căng và ngạo mạn, kẻ suy nghĩ rằng họ có thể tự giải quyết mọi vấn đề mà không cần Ngài, nhưng Ngài ban cho ân điển liên tục cho những người khiêm nhường, là kẻ hạ mình đủ để nhận lãnh ân điển của Ngài do việc đơn sơ cầu xin Ngài.

Đức Chúa Trời muốn chúng ta đương đầu với mọi khuynh hướng gian ác ở bên trong chúng ta. Ngài muốn ban cho chúng ta ân điển của Ngài. Ngài muốn ban cho chúng ta quyền năng để thắng hơn những động cơ và ý định sai lầm, nếu chúng ta đủ khiêm nhường để cầu xin và nhận lãnh thay vì cố gắng tự giải quyết mọi sự bằng năng lực riêng của mình và theo cách riêng của chúng ta.

Được Cứu bởi Ân điển Sống Bởi Việc Làm 

"Vì ấy là bởi Ân điển nhưng không (ơn huệ của Đức Chúa Trời cho kẻ không xứng đáng) mà anh em được cứu (giải thoát khỏi sự đoán phạt và trở nên người dự phần trong sự cứu chuộc của Đấng Christ) qua đức tin (của anh em) và (sự cứu rỗi) điều này không phải thuộc anh em (do việc làm riêng, qua việc nỗ lực phấn đấu của chính anh em) nhưng đây là món quà (sự ban cho) của Đức Chúa Trời. 

Không phải bởi việc làm (không phải làm ứng nghiệm những điều luật pháp đòi hỏi) kẻo e rằng có ai sẽ khoe khoang (Đây không phải là kết quả của bất cứ một người nào nên không ai có thể tự khoe mình hoặc nhận vinh hiển cho chính mình).”

Ê-phê-sô 2: 8- 9


Hẳn nhiên khúc sách này đề cập đến sự cứu rỗi. Nhưng Kinh Thánh nói rằng đó là cách mà bạn và tôi được cứu - là bởi ân điển qua đức tin - và cũng là cách mà chúng ta phải sống cuộc đời mỗi ngày của mình. Vì ấy là bởi Ân điển nhưng không (ơn huệ của Đức Chúa Trời cho kẻ không xứng đáng) mà anh em được cứu (được giải thoát khỏi sự đoán phạt và thành kẻ dự phần trong sự cứu chuộc của Đấng Christ). Và sự (cứu chuộc) này không thuộc về anh em (về việc làm của anh em, nó không đến từ sự nổ lực riêng của anh em) nhưng là món quà của Đức Chúa Trời (c.8). Chúng ta áp dụng những nguyên tắc này để nhận lãnh sự cứu chuộc thì chúng ta cũng phải áp dụng chúng để nhận lãnh mỗi một phước hạnh khác đến từ Đức Chúa Trời.

Chúng ta đã được cứu bằng cách nào? Bởi ân điển qua đức tin. Một trong những điều muốn giúp bạn học được qua phần nghiên cứu này là sự khác biệt mang tính sống còn giữa hai từ ngữ này: bởi và qua. Sự khác biệt đó sẽ giúp giữ cho những vai trò và chức năng khác nhau của ân điển và đức tin trong phối cảnh phải lẽ.
Trong suốt những năm vừa qua chúng ta đã nghe rất nhiều về đức tin. Vào thời điểm mà Đức Chúa Trời mở mắt cho tôi thấy chân lý mà tôi đang chia sẻ với bạn qua những trang sách này, thì tôi rất bận rộn cố gắng có đức tin, cố gắng tin tưởng Đức Chúa Trời về nhiều điều. Tôi đã cố gắng tin cậy Chúa ban sự đột phá trong chức vụ, cho sự chữa lành cái lưng của tôi, cho sự thịnh vượng hơn về tài chánh và cho sự thay đổi của chồng và con tôi theo điều mà tôi tưởng họ phải trở nên. Tôi “có đức tin của tôi ngoài kia” - tôi đã nghĩ như vậy. Nan đề duy nhất là những gì tôi đang vận dụng không thể nào là đức tin vì cớ tôi không có sự bình an trong tâm trí cũng như trong tấm lòng, không có sự an nghỉ.

Tác giả thơ Hêbơrơ nói với chúng ta rằng: Về phần chúng ta là kẻ đã tin (đã gắn chặt, tin cậy và nương dựa nơi Đức Chúa Trời) thì đã bước vào sự yên nghỉ. (Hê 4:3;). Theo lời Kinh Thánh, một khi bạn và tôi đã tin cậy Đức Chúa Trời (đó chính là đức tin) thì bấy giờ chúng ta bước vào sự yên nghỉ của Ngài. Nhưng tôi chẳng có một sự yên nghỉ nào cả. Lý do tại sao tôi không có sự yên nghỉ rất là đơn giản. Thay vì vận dụng đức tin nơi Đức Chúa Trời tôi đã thật sự vận dụng đức tin trong đức tin. Tôi đã thờ phượng một điều (đức tin) thay vì thờ phượng một Thân vị (Đức Chúa Trời).

Lý do tại sao tôi đã rơi vào cái bẫy này đó là vì tôi đã đặt hy vọng mình gắn chặt nơi đức tin của tôi hơn là nơi Chúa của tôi. Tôi tưởng rằng đức tin là giá chúng ta phải trả cho những phước hạnh của Đức Chúa Trời, hay một cách khác để nói là tôi tưởng tôi có thể lấy được những gì tôi muốn và cần với đức tin của mình. Nhưng sự suy nghĩ đó là không đúng. Phước hạnh của Đức Chúa Trời không thể được mua bởi đức tin hoặc bởi bất cứ điều gì khác, mà chúng phải được nhận lãnh. Đức tin không phải là giá trả để mua những phước hạnh của Đức Chúa Trời, mà đó là đôi tay để nhận lãnh ơn phước của Ngài. Giá đã trả cho mọi điều mà Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta đã được trả thay cho chúng ta bởi Jesus Christ trên thập tự giá tại đồi Gôgô tha rồi. Sự cứu chuộc của chúng ta không được mua bởi đức tin của chúng ta nhưng bởi dòng huyết đã đổ ra của Con trai Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ đơn thuần nhận lãnh sự cứu chuộc đó bởi ân điển của Đức Chúa Trời qua đức tin của chúng ta - đó là, bởi tin cậy (gắn chặt, tin tưởng và nương dựa vào) Đức Chúa Trời, Đấng ban cho chúng ta mọi điều tốt lành để vui hưởng một cách nhưng không I Timôthê 6: 17.

Kinh Thánh bảo chúng ta rằng đó là bởi ân điển qua đức tin mà bạn và tôi được cứu và được làm kẻ dự phần những phước hạnh của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng nói chúng ta được cứu thế nào thì chúng ta cũng sống và bước đi trong đời sống mỗi ngày của chúng ta thế ấy.

Điều lạ lùng là chúng ta đến với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ bằng chính con người thật của chúng ta, không nương cậy nơi một điều nào khác ngoài dòng huyết của Chúa Jêsus để tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi mình. Chúng ta vô cùng biết ơn Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta và ban cho chúng ta sự sống đời đời với Ngài. Tại sao vậy?

Vì chúng ta biết rõ chúng ta không đáng được điều đó. Nhưng từ đó trở đi, chúng ta lại muốn xứng đáng để nhận mọi điều Ngài ban cho chúng ta. Từ đó trở đi, Đức Chúa Trời phải như là cố ép mỗi phước lành đến trên chúng ta. Vì sao vậy? Vì chúng ta nghĩ mình không xứng đáng để nhận lãnh nó. Chúng ta đã không đọc Kinh Thánh đủ ngày hôm nay, chúng ta không cầu nguyện đủ, chúng ta không hành động theo bông trái Đức Thánh Linh đủ, chúng ta đã la hét con cái, đá con mèo, chúng ta cũng không tử tế khi bị mắc giữa chỗ kẹt xe. Chúng ta suy nghĩ về đủ mọi điều mình đã làm sai và cho rằng mọi điều đó tự nhiên hẳn làm cho chúng ta thiếu tiêu chuẩn đã nhận được bất cứ phước hạnh nào của Ngài.

Nếu Đức Chúa Trời chỉ có thể chúc phước cho những con người toàn hảo, thì Ngài không bao giờ có thể chúc phước cho ai cả, vì tất cả chúng ta đều đã phạm tội và hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rô ma 3: 23 ). Không ai trong chúng ta xứng đáng nhận một điều tốt lành nào từ Chúa cả. Sự kiện này không ngăn trở chúng ta nhận được sự cứu rỗi vinh diệu của Ngài cách nhưng không, vậy tại sao nó lại cản trở chúng ta được nhận lãnh những phước hạnh muôn mặt của Ngài? Lý do là một khi chúng ta đã được cứu bởi ân điển qua đức tin rồi, thì ngay lập tức chúng ta bị phạm sai lầm xoay trở khỏi việc sống bởi ân điển để sống bởi việc làm.

Việc Làm Trái Ngược Với Ân Điển

Bạn có hiểu tại sao chúng ta lại bị nản lòng bực bội không? Đó là vì với mọi sự nhấn mạnh trên đức tin, chúng ta cố gắng sống bởi việc làm trong một đời sống mà Đức Chúa Trời đã định và sắp đặt phải sống bởi ân điển. 

Hãy để tôi nêu ra cho bạn một bí quyết thực tiễn thế nào ân điển có thể lợi ích cho bạn trong cuộc sống hằng ngày. Khi bạn rơi vào một hoàn cảnh bắt đầu khiến bạn trở nên nản lòng bực bội, chỉ hãy dừng lại và nói “Chúa ơi, xin ban cho con ân điển”. Sau đó, tin cậy Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu xin của bạn và đang trả lời cho lời cầu xin và đang hành động mở ra tình cảnh đó, ngay khi bạn đang đi lại làm việc này việc kia.
Bạn thấy không, đức tin là ống dẫn qua đó bạn và tôi nhận lãnh được ân điển của Đức Chúa Trời để đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta. Nếu chúng ta cố gắng làm việc theo sức lực riêng của mình mà không mở lòng để tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời, thì cho dù chúng ta có đức tin đến đâu chúng ta vẫn không nhận được những gì chúng ta cầu xin nơi Đức Chúa Trời. Vì Kinh Thánh nói rằng ân điển là quyền năng của Đức Chúa Trời đến với chúng ta qua đức tin của chúng ta để đáp ứng nhu cầu của chúng ta.

Trước đây khá lâu tôi đã viết ra câu này và gắn trên mặt tủ lạnh của tôi. Những công việc của xác thịt- sự nản lòng bực bội .Nếu bạn có thể học được nguyên tắc này - đó là mỗi khi bạn trở nên nản lòng bực bội, đó là một dấu hiệu bạn đã ngừng nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời - chẳng bao lâu bạn bị khuynh hướng gian ác thắng hơn và trở nên nảnlòng bực bội.

Nếu bạn bị nản lòng, ấy là vì bạn đang cố gắng làm cho mọi việc xảy ra theo sức lực riêng của bạn. Điều đó không phải là vì bạn không có đức tin; đó là vì bạn đã ngừng nhận lãnh ân điển từ Đức Chúa Trời. Tôi biết rõ, vì tôi đã hoàn toàn nản lòng về đức tin, và đức tin không hành động chỉ vì tôi đã gạt bỏ ân điển ra ngoài.
Cách đây không lâu, tôi bị rơi vào một hoàn cảnh mà trong đó tôi trở nên rất căng thẳng và “bực bội”. Đó luôn luôn là một dấu hiệu là tôi đang ở trong một tình cảnh mà mình không biết phải giải quyết cách nào. Tôi không muốn mọi sự sẽ như hiện nay, nhưng tôi không có năng quyền để thay đổi chúng.

Tôi càng cố gắng suy tính phải làm gì để giải quyết vấn nạn của mình thì tôi càng bối rối, bực bội và nản lòng. Cuối cùng, tôi đã nhớ lại điều mà tôi chia xẻ với bạn trong quyển sách này - ân điển của Đức Chúa Trời. Vì vậy tôi dừng lại và cầu nguyện “Lạy Chúa, chắc con đang không nhận lãnh ân điển của Ngài; nếu có thì con đã không bị nản lòng. Lạy Cha, xin ban cho con ân điển”.

Tôi ngồi đó trong sự yên lặng và chỉ trong một vài phút Chúa đã ban cho tôi câu giải đáp cho tình cảnh của tôi. Thật là đơn giản và tôi không biết tại sao tôi đã không thấy được điều đó. Tất cả điều tôi thốt lên được là “ Cám ơn Chúa”.

Bạn có biết tại sao chúng ta bị quá nản lòng bực bội không? Đó là vì chúng ta muốn sự việc diễn ra theo một cách nào đó và trong cuộc đời này mọi sự không luôn xảy ra theo điều chúng ta muốn, theo cách chúng ta đã sắp đặt. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tin cậy và nương dựa nơi ân điển của Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ những gì chúng ta đang đối diện trong mỗi tình cảnh trong đời sống và Ngài hành động ra mọi việc tốt nhất, nếu chúng ta tin cậy Ngài đủ để cho Ngài hành động.



Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »