Hôm nay: Thứ 7, 03 Tháng 5, 2025

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

An tử - Trợ tử trong Cơ Đốc GiáoAn tử - Trợ tử trong Cơ Đốc Giáo

VẤN ĐỀ AN TỬ- TRỢ TỬ TRONG CƠ ĐỐC GIÁO Tiến sĩ/ thạc sĩ/ mục sư Bùi Qúy Đôn Dẫn Nhập           Tron ...

Những Trách Nhiệm Của Người Tin Chúa Với Cộng Đồng Xã Hội ....Những Trách Nhiệm Của Người Tin Chúa Với Cộng Đồng Xã Hội ....

Tiến sĩ/ Thạc sĩ Bùi Qúy Đôn Vấn đáp 1: Trách nhiệm của Cơ Đốc Nhân đối với Chúa, với xã hội, với tha nhân, với đất nước, với những kẻ lạc lối:  ...

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

5 điều nên nói với Cha Mẹ trước khi quá muộn5 điều nên nói với Cha Mẹ trước khi quá muộn

[HTTL Kiền Bái] Chúng ta cần loại bỏ sự kiêu ngạo bởi Chúa sẽ chống cự kẻ kiêu ngạo (Gia-cơ 4:6). Chúng ta cần phải khiêm nhường trước Cha Mẹ, tôn kính và biết ơn vì ...

Đọc Sách: Cách Cửa Trí Tuệ Của Người Do TháiĐọc Sách: Cách Cửa Trí Tuệ Của Người Do Thái

CÁNH CỬA TRÍ TUỆ CỦA NGƯỜI DO THÁI Dưới đây là những điều tôi học được qua từng chương sách này. Tác giả sách là Lý Quế Đông. Sách gồm 7 chương. DẪN NHẬP ...

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Luật Đạo Đức Của Môi- se Và Luật Đạo Đức Tân ƯớcLuật Đạo Đức Của Môi- se Và Luật Đạo Đức Tân Ước

 BÀI VIẾT NGẮN “Luật đạo đức của Môi-se và Luật đạo đức Tân Ước giống và khác nhau thế nào?”  Tiến sĩ/ Thạc sĩ/ Mục sư Bùi Qúy Đôn Dẫn Nhậ ...

Những Trách Nhiệm Của Người Tin Chúa Với Cộng Đồng Xã Hội ....Những Trách Nhiệm Của Người Tin Chúa Với Cộng Đồng Xã Hội ....

Tiến sĩ/ Thạc sĩ Bùi Qúy Đôn Vấn đáp 1: Trách nhiệm của Cơ Đốc Nhân đối với Chúa, với xã hội, với tha nhân, với đất nước, với những kẻ lạc lối:  ...

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » » Nếp Sống Của Người Lãnh Đạo 1

Nếp Sống Của Người Lãnh Đạo 1

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







LỜI GIỚI THIỆU- NẾP SỐNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Lời Giới Thiệu

Quyền lãnh đạo luôn luôn là tối quan trọng cho công trình của Hội Thánh khắp thế giới. Nhưng hiện nay, đối với tôi thì dường như quyền lãnh đạo là vấn đề đặc biệt cấp thiết.
Tại phương Tây, thế hệ các cấp lãnh đạo hậu thế chiến thứ II đã bắt đầu và lãnh đạo nhiều phong trào truyền giảng Phúc Âm, truyền giáo, giáo dục, các chức vụ của giới tín đồ thường và quan tâm đến công tác xã hội nổi bật. Trong thập niên sắp tới, nhiều “con người khổng lồ” như thế sẽ phải trao lại chức vụ lãnh đạo cho người khác.

Trong cái gọi là hai phần ba của thế giới còn lại, các cấp lãnh đạo cao tuổi phải thôi thúc các thanh niên nam nữ trẻ hơn tạo thêm nhiều môn đệ là người mới ăn năn quy đạo, mở mang nhiều Hội Thánh và truyền bá Phúc Âm cho một con số đông đảo hơn những người chưa được nghe Phúc Âm.

Mỗi một người lãnh đạo phải tự vấn: “Ai sẽ là người sắp thay thế cho tôi? Ai là người mà Đức Chúa Trời sẽ dứt dấy? Tôi phải làm gì để khích lệ, giúp đỡ cho những người sắp trở thành các cấp lãnh đạo?”

Trong khi đi tìm các cấp lãnh đạo, chúng ta phải chú trọng nhiều hơn là chỉ nhìn vào nhân cách mà thôi. Đức Chúa Trời không hề nhìn vào diện mạo bề ngoài. Chúng ta cũng không nên chỉ trông cậy vào “cách tổ chức những người nam người nữ” có thể giữ cho guồng máy chạy đều mà thôi. Nếu không có khải tượng, thì guồng máy ấy sẽ rỉ sét, băng hoại, chẳng kết quả được.
Chúng ta đang cần các cấp lãnh đạo tin kính đã được chuẩn bị thuộc linh, có nền móng vững chắc về Thánh Kinh và có tinh thần cảnh giác năng động về phương diện thực tế. Vì các lý do ấy,t ôi rất hoan nghênh tác phẩm Nếp sống của người lãnh đạo của Ajith Fernando.
Nó đã có căn cứ vững vàng là một tuyệt tác về phương pháp đào tạo các cấp lãnh đạo. Bức thư của Phao-lô gởi cho Ti-mô-thê là một ânt ứ được linh cảm mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Phao-lô nêu rõ các cấp lãnh đạo phải được tìm kiếm, dạy dỗ, khích lệ, cảnh cáo và hướng dẫn như thế nào.

Nó cũng đã được viết thật hay. Tác giả đã suy nghĩ phân minh, đã đọc nhiều và đã viết rất thực tế.
Điều cũng quan trọng là tác phẩm vốn có kinh nghiệm sống động nữa! Ajith Fernando là một trong số nhiều lãnh tụ thanh niên nổi bật mà tôi từng được gặp. Tôi từng được thấy nhiệt tình của ông trong việc đi tìm lời khuyên bảo về cách thức để ông có thể tăng trưởng trong công tác của mình. Tôi đã thấy ông tôn trọng các cấp lãnh đạo lớn tuổi hơn như thế nào, nhưng cũng khôn khéo không sợ bất đồng ý kiến với họ. Tại Sri Lanka, ông đã nhận Ban trị sự hậu thanh niên vì Chúa Cứu Thế (the Youth for Christ staff) mà ông lãnh đạo làm các Ti-mô-thê của mình.
Tôi cầu nguyện cho quyền nếp sống của người lãnh đạo này sẽ được sử dụng rộng rãi, không những chỉ vì đây là một quyển sách hay, mà còn vì nó bắt nguồn từ một con người đã lấy chính cuộc đời mình để chứng minh cho nó thật sinh động.

Leighton Ford, nhà truyền giảng Phúc Âm

Charlotte, North Carolina.

Lời Nói Đầu
Chẳng có nhan đề nào thích hợp hơn cho tác phẩm. Nếp sống của người lãnh đạo mà ông Ajith Fernando đã viết đây. Ông là loại người đang thực hành những gì mình truyền giảng. Và quyển sách này là một phần trình bày thực hành cái diễn trình ấy, y hệt cách mà Phao-lô đã dùng đối với môn đệ của mình là Ti-mô-thê.

Ajith Fernando đã từ Sri Lanka đến Hoa Kỳ để học hỏi nghiên cứu, và dĩ nhiên là đã hưởng được nhiều lợi ích từ kinh nghiệm về phương Tây của mình. Tuy nhiên, ông đã không trở thành một phiên bản của các Cơ Đốc nhân phương Tây nhưng vẫn giữ được lòng trung thực của một người Châu Á, mà kết quả là ông đã trả lại nhiều hơn là những gì mình tiếp thu được khi đến đây để theo cấp đại học.

Tôi có cảm tưởng rằng đọc các văn phẩm của ông Ajith là một cách quay trở lại với cái diễn trình tinh thần của Do Thái giáo điển hình vào thời đại của Chúa Giê-xu để giúp chúng ta nhìn xa hơn các ảnh hưởng của Hy Lạp và phương Tây vốn đã ảnh hưởng của Hi Lạp và phương Tây vốn đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của chúng ta. Đây là một quyển sách phong phú và có giá trị giáo huấn mà tôi tin là sẽ trở thành một công cụ giáo dục chuẩn mực về quyền lãnh đạo và là một trợ vụ có giá trị cho việc nghiên cứu thư ITi-mô-thê.

Jay Kerler, Chủ tịch
Hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế
Wheaton, Illinois.


LỜI TỰA

Quyển sách nghiên cứu thư ITi-mô-thê này là kết quả của một yêu cầu của một số các bạn đồng sự của tôi trong Hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế nhầm chuẩn bị một công trình nghiên cứu về phương pháp đào tạo môn đệ. Từ lúc tôi dấn thân đọc Thánh Kinh, xem đó như quyển sách giáo khoa căn bản cho một công tác huấn luyện đào tạo như thế, tôi đã quyết định dùng hai thư I và IITi-mô-thê làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu ấy. Trong hai bức thư này, chúng ta có xem xét việc Phao-lô, một nhà đào tạo môn đệ vĩ đại, đã trang bị cho người con thuộc linh của ông là Ti-mô-thê. Các kho bán hàm chứa trong ITi-mô-thê đã chứng minh được rằng nó rất rộng lớn đến mức tôi đã quyết định dành thì giờ để nghiên cứu về cách đáo tạo môn đệ trong quyển sách đó. Muốn học hỏi cách đào tạo môn đệ của Phao-lô, tôi đã sống theo ITi-mô-thê trong hơn một năm rưỡi.

Sau khi thấy cách nghiên cứu của mình có tiến bộ, tôi đã quyết định hơi mở rộng thêm điều tập trung chú ý của mình để nghiên cứu chủ đề bao quát hơn về quyền lãnh đạo Cơ Đốc giáo, một người làm môn đệ (của Chúa) là một thành phần tối quan trọng. Phương pháp của tôi là học hỏi về quyền lãnh đạo từ hai quan điểm mà cả hai đều được phản ảnh trong quyển sách này.
Thứ nhất, chúng ta sẽ khảo sát phương pháp mà nhà đại lãnh tụ Cơ Đốc giáo là Phao-lô đã thực hiện vai trò lãnh đạo của mình liên hệ với Ti-mô-thê. Từ tấm gương ấy, chúng ta sẽ rút ra các nguyên tắc về phương pháp lãnh đạo. Thứ hai, chúng ta sẽ nghiên cứu những gì Phao-lô đã nói với nhà lãnh đạo trẻ tuổi là Ti-mô-thê về phương pháp để ông chu toàn các trách nhiệm lãnh đạo của mình. Thư Ti-mô-thê thứ nhất phù hợp thật lý tưởng với việc này,v ì đại khái nó là một quyển sách về những lời chỉ giáo liên quan đến quyền lãnh đạo.

Khi làm việc với một văn bản của ITi-mô-thê trước hết tôi tự nghiên cứu mà suy gẫm văn bản ấy rồi ghi lại các nhận xét của mình. Rồi tôi xem những gì mà các nhà giải kinh quan trọng đã nói về văn bản ấy trong sách ITi-mô-thê. Bước đi này nhiều khi đưa tôi đến chỗ sửa lại những cách lý giải sai của tôi và bao giờ cũng giúp cho cách hiểu của tôi phong phú thêm (tôi tri ân sâu xa Hội Thánh bên phương Tây về sự đóng góp lớn lao của nó cho Hội Thánh phổ quát trong các vấn đề khảo cứu giải kinh).

Xuyên suốt tiến trình này, tôi luôn luôn đặt câu hỏi: văn bản muốn nói gì với các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo? Cho nên, một trong cách mục tiêu chủ yếu của tôi là ứng dụng các nguyên tắc ẩn tàng trong ITi-mô-thê vào các hoàn cảnh mà một lãnh đạo Hội Thánh ngày nay cũng đang gặp.
Phần lớn kết quả của công trình nghiên cứu về suy gẫm của tôi được chia sẻ với các thành viên của hội đồng hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế tại Colombo, một nhóm các nhà truyền đạo trẻ đang cùng phục vụ với hội ấy (YFC) với tư cách trợ nguyện hoặc theo khả năng bằng trọn vẹn số thì giờ mà tôi được đặc quyền dạy bảo thường xuyên. Những buổi họp mặt này đều đặc biệt có những cuộc thảo luận sôi động. Tôi rất thường phải duyệt xét và tinh lọc lại số tài liệu của mình vì các nhận xét sâu sắc và những câu hỏi thăm dò của họ. Một số các công trình nghiên cứu ấy đã được thực hiện với các cấp lãnh đạo của nhiều tổ chức Cơ Đốc giáo khác, cả tại Sri Lanka lẫn tại Pakistan. Nhiều phần của chương một đã được đưa vào một bài giảng cho Hội đồng các Nhà Truyền đạo Lưu hành tại Amsterdam năm 1983.

Cuối cùng, tôi đã có thể sắp xếp các công trình nghiên cứu này thành hình thức hiện tại khi gia đình Hội YFC cho phép tôi giảm bớt các trách nhiệm của tôi đối với Hội một thời gian để có thể dành nhiều thì giờ hơn cho việc viết lách.

Quyển sách không có ý hướng của một sách chú giải. Nó nhằm thôi thúc việc khảo cứu các bộ sách chú giải rồi tìm cách ứng dụng cho đời sống và chức vụ của các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo. Nhiều đoạn rất quan trọng trong ITi-mô-thê vẫn chưa được đưa vào công cuộc nghiên cứu của chúng tôi hoặc chỉ được đề cập thoáng qua mà thôi vì chúng được xem là nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của chúng tôi.

Tôi đã viết quyển sách này khi nghĩ đến trước hết là các cấp lãnh đạo Cơ Đốc giáo và những người đang được dự kiến để sẽ trở thành lãnh đạo. Nó có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu cá nhân hoặc để dạy cho các nhóm ít người (tiểu tổ), hoặc cũng có thể đọc như một quyển sách bồi linh. Phần bài làm ở nhà đưa ra vào cuối các bài học nhằm mục đích giúp người đọc ứng dụng các chân lý mình đã học hỏi được vào sinh hoạt cá nhân.

Tôi đã đề tặng quyển sách này cho bốn nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo đã tạo được ảnh hưởng sâu xa đối với tôi. Vị thứ nhất là vị mục sư của những năm hãy còn niên thiếu của tôi, đã đưa tôi đến với vẻ đẹp của sự tin kính. Vị thứ hai là nhà sáng lập Hôị Thanh niên vì Chúa Cứu Thế tại Sri Lanka, mà đối với tôi vốn giống như Phao-lô đối với Ti-mô-thê vậy. Hai vị kia là các giáo sư chủng viện vốn là những mẫu mực về lòng tin kính và khảo cứu thận trọng, đã dấn thân sâu xa vào cả công tác truyền bá Phúc Âm lẫn phục vụ cá nhân.

Tôi xin tỏ lòng tri ân hai bà Faith Berman và Sakuntala Dayapala, đã đánh máy bản thảo quyển sách này, và vợ tôi, cha tôi và bà Parames Blacker đã đọc giúp bản vẽ. 

<< Lùi Lại                                                                                                 Tiếp Theo >>

Bạn đang đọc cuốn sách: Nếp Sống Của Người Lãnh Đạo 

Nếp Sống Của Người Lãnh Đạo 


Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Phương thuốc huyền diệu kết hợp giữa tỏi, dấm và mật ongPhương thuốc huyền diệu kết hợp giữa tỏi, dấm và mật ong

  [HoithanhKienBai] Các bác sĩ hàng đầu đã phát hiện: sự kết hợp tỏi (garlic), dấm (vinegar) và mật ong (honey) cho ta một liều thuốc kỳ diệu có thể c ...

Tác hại khôn lường từ thói quen tắm đêmTác hại khôn lường từ thói quen tắm đêm

Tắm đêm là thói quen của nhiều người và không phải ai cũng biết rằng đó chính là thói quen có hại cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của thói quen xấu này. T ...

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

4 Cách giảm cân dân dã mà hiệu quả4 Cách giảm cân dân dã mà hiệu quả

Bạn đã thử nhiều phương pháp giảm cân mà vẫn chưa có kết quả? Đừng vội lo lắng, hãy thử những cách giảm cân đơn giản sau cho eo thon, dáng chuẩn chỉ trong bốn tuầ ...

8 lỗi làm đẹp của phụ nữ trong mùa đông8 lỗi làm đẹp của phụ nữ trong mùa đông

Đây là những lỗi làm đẹp hay gặp nhất của phụ nữ trong mùa đông. Nếu bạn ở vùng thuộc khí hậu có mùa đông lạnh giá thì nên chú ý những điểm làm đẹp được cho l ...

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Chè Khoai MônChè Khoai Môn

Vật liệu - 1kg khoai môn cao (lựa thứ bột) - 700g đường cát trắng - 2/3 chén nếp, 1 gói vani - 50g mè rang chín, đập dập - 1 chút muối - 350g dừa khô mài sẵn ...

18 Chiêu Bảo Quản Rau Củ Quả Cực Hiệu Quả18 Chiêu Bảo Quản Rau Củ Quả Cực Hiệu Quả

Giachanh. Hãy tham khảo những cách bảo quản rau củ dưới đây để sử dụng thực phẩm được lâu như bạn muốn. Nếu là người yêu thích nấu nướng nhưng lại luôn khổ sở với ...

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Chuẩn bị cho bé đi nhà trẻChuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

 Nhà trẻ là một thế giới hoàn toàn mới lạ đối với bé, nơi không có mẹ, có bà, có chị giúp việc mà lại có những mối quan hệ xã hội mới toe  mà bé chưa qu ...

Dinh dưỡng... tăng sức đề kháng ngày hè cho trẻ emDinh dưỡng... tăng sức đề kháng ngày hè cho trẻ em

Thời tiết nóng nực, cần bổ sung dinh dưỡng giải nhiệt, tăng sức đề kháng ngày hè cho trẻ em. Nắng nóng năm nay thật khủng khiếp, nhiệt độ ngoài trời luôn vượt ngư ...

Xem tất cả Mẹ và bé »