Hầu Việc Chúa
Hầu việc Chúa và rao giảng phúc-âm là hai điều liên hệ với nhau. Sau khi một người được cứu, người ấy phải rao giảng phúc-âm và hầu việc Chúa. Một Cơ-đốc-nhân càng nhận được ân điển và càng được Chúa dẫn dắt bao nhiêu thì người ấy càng vui thích hầu việc Chúa bấy nhiêu.
1)
“Tôi thương chủ... không muốn ra được tự do” (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:5).
Một
người được cứu ao ước hầu việc Chúa không do sự khích lệ hoặc bắt buộc của
người khác, nhưng do động cơ bên trong. Động cơ này là tình yêu của người ấy
đối với Chúa. Tình yêu dành cho Chúa ép buộc và thôi thúc người ấy hầu việc
Ngài. Câu Kinh Thánh này mô tả một nô lệ trong thời Cựu Ước vì yêu chủ, không
muốn ra đi tự do khi thời gian làm nô lệ chấm dứt, người này muốn tiếp tục làm
nô lệ để phục vụ chủ yêu dấu của mình. Điều này tượng trưng cho các tín đồ Tân
Ước yêu Chúa và muốn phục vụ Ngài như vậy.
2) “Vậy, anh em ơi,
tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời mà nài khuyên anh em hãy dâng thân thể
của anh em làm sinh tế sống... ấy là sự phụng sự thuộc linh của anh em” (Rô-ma 12:1).
Ở
đây, sứ đồ Phao-lô nài khuyên chúng ta dâng thân thể mình làm một sinh tế sống
để phụng sự Chúa. Ông lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời mà nài khuyên chúng
ta. Điều này minh chứng rằng sự thương xót của Đức Chúa Trời đến từ tình yêu
của Ngài phải là động cơ hầu việc Đức Chúa Trời của chúng ta, khuấy động chúng
ta yêu Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài.
II.
Ý NGHĨA CỦA SỰ HẦU VIỆC CHÚA
1)
Làm nô lệ của Chúa — “Kẻ đương tự do mà được kêu gọi, thì là tôi mọi của
Christ” (1 Cô-rin-tô 7:22). Hầu việc Chúa là trở thành một nô lệ của
Chúa Christ. Trong câu này, người nô lệ là người đã bị bán và không còn quyền
tự do. Điều này bày tỏ ý nghĩa của sự hầu việc Chúa. Sự hầu việc Chúa của chúng
ta không có nghĩa là làm những việc lớn lao mà là làm nô lệ của Đấng Christ để
hầu việc Ngài. Như vậy, trong Rô-ma 12:11 động từ được dùng để mô tả người hầu
việc Chúa chỉ là hình thức động từ của danh từ “nô lệ”, và nên dịch là “...hầu
việc Chúa như một nô lệ”.
2)
Là thầy tế tễ của Đức Chúa Trời — “Đương khi họ phụng sự Chúa và kiêng ăn...” (Công-vụ
13:2). Trong nguyên văn, chữ phụng sự ở đây liên hệ đến sự phục vụ của một thầy
tế lễ. Từ ngữ này được dùng trong Hê-bơ-rơ 10:11 để chỉ sự phụng sự (hầu việc)
của một thầy tế lễ. Hầu việc Đức Chúa Trời như một thầy tế lễ nghĩa là đảm
đương mọi việc liên hệ đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời ở trước mặt Đức Chúa
Trời. Điều này đòi hỏi chúng ta phải liên tục đến gần Đức Chúa Trời và đứng
trước mặt Ngài.
3)
Làm các chi thể của Thân Thể Đấng Christ — “Nhưng nay Đức Chúa Trời tùy ý Ngài
đã sắp đặt các chi thể từng một ở trên thân [Đấng Christ]” (1
Cô-rin-tô 12:18). Tín đồ chúng ta là tất cả các chi thể được Đức Chúa Trời sắp
đặt trong Thân Thể Đấng Christ, mỗi chi thể có chức năng riêng. Khi thực hiện
bổn phận phụng sự của chúng ta trong Thân Thể Đấng Christ theo chức năng của
mình, khi ấy chúng ta cũng đang hầu việc Chúa.
4) Rao giảng phúc-âm — “Đức Chúa Trời... mà [tôi]
phụng sự... trong Tin-lành của Con Ngài” (Rô-ma 1:9). Rao giảng
phúc-âm cũng là hầu việc Đức Chúa Trời. Điều này nghĩa là chúng ta đem các tội
nhân đến cùng Đức Chúa Trời cũng như các thầy tế lễ đem các sinh tế dâng lên
cho Đức Chúa Trời. Do đó, Rô-ma 15:16 nói rao giảng phúc-âm như vậy là “cung
ứng phúc âm của Đức Chúa Trời như một thầy tế lễ”. Loại phục vụ này có giá trị
và thực hiện gia tể đời đời của Đức Chúa Trời.
5)
Chăm sóc các thánh đồ — “Giục giã kẻ nhát gan, nâng đỡ kẻ yếu đuối” (1
Tê-sa-lô-ni-ca 5:14); “Hãy cung cấp sự cần dùng cho các thánh đồ, ân cần tiếp
khách” (Rô-ma 12:13). Những lời này cho thấy chúng ta nên chăm sóc các thánh đồ
chưa trưởng thành, yếu đuối, đau ốm, thiếu thốn, gặp hoạn nạn. Đó cũng là hầu
việc Chúa.
6)
Phục vụ hội-thánh:
1.
Làm một trưởng lão — “Các bậc trưởng lão giữa anh em... Hãy chăn bầy
của Đức Chúa Trời ở giữa anh em, theo ý Đức Chúa Trời mà coi sóc” (1 Phi-e-rơ
5:1-2). Chăn dắt và coi sóc bầy của Đức Chúa Trời, tức các thánh đồ trong
hội-thánh, là phục vụ hội-thánh. Đây là điều rất đáng quí trọng và cũng là hầu
việc Chúa.
2.
Làm chấp sự — Chữ chấp sự là hình thức danh từ của động từ “phụng sự”,
vì thế chấp sự là người phụng sự, trông nom công việc trong hội-thánh và phục
vụ các thánh đồ. Sự phục vụ này có tính cách bao quát và cũng là hầu việc Chúa.
3.
Làm các việc thông thường — Ngoài bổn phận của trưởng lão và chấp sự,
có nhiều công tác khác trong hội-thánh chẳng hạn như đưa đón khách, dọn dẹp và
sắp đặt nơi nhóm họp, tiếp tân, mua sắm, công việc thư ký, kế toán, phục vụ
trong văn phòng làm việc, mọi công việc này cần có người đảm trách. Đây cũng là
một loại công tác phục vụ Chúa khác nữa.
III.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẦU VIỆC CHÚA
1)
Hầu việc bằng cả con người của mình — “Hãy dâng thân thể của anh em”(Rô-ma
12:1); “hãy biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí” (Rô-ma
12:2); “nóng cháy trong linh, hầu việc Chúa như một nô lệ” (Rô-ma
12:11, nguyên văn). Con người chúng ta gồm ba phần: linh, hồn và thân thể. Hầu
việc Chúa với cả con người nghĩa là linh, hồn và thân đều tham gia trong sự hầu
việc Chúa. Trước hết chúng ta phải dâng thân thể mình cho Chúa, kế đến, tâm trí
tức là phần chính yếu của hồn phải được đổi mới và biến đổi, cuối cùng linh của
chúng ta phải được nóng cháy. Như thế, cả ba phần của bản thể chúng ta đều tham
gia hầu việc Chúa.
2)
Đi theo Chúa — “Nếu ai phục sự Ta [tức Chúa Giê-su], nấy hãy theo Ta; Ta ở đâu,
thì tôi tớ Ta cũng sẽ ở đó” (Giăng 12:26). Để hầu việc Chúa, chúng ta
phải theo Ngài. Những ai hầu việc Chúa phải chọn con đường mà Ngài đã chọn.
Chúng ta cần phải theo Chúa bất cứ nơi nào Ngài chuyển động. Ngài ở đâu, chúng
ta cũng phải ở đó, Ngài chọn thập tự giá và vui lòng đi con đường thập tự giá,
chết đối với chính Ngài và với mọi sự. Những ai theo Chúa cũng phải làm như vậy
thì mới có thể hầu việc Ngài được.
3)
Theo ý chỉ của Đức Chúa Trời — “Vả, Đa-vít, trong đời mình, tuân phục ý chỉ Đức
Chúa Trời...” (Công-vụ 13:36). Chúng ta phải phục vụ Chúa như Đa-vít,
theo ý chỉ và trong ý chỉ của Đức Chúa Trời.
4)
Cần phải có tai lắng nghe — “Chủ người... xỏ tai; nó sẽ hầu việc người chủ đó
trọn đời” (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:6). Điều này bày tỏ rằng, trong thời
Cựu Ước, chủ sẽ xỏ tai người đầy tớ nào muốn phục vụ, có nghĩa là xử lý tai để
đầy tớ vâng phục và đầu phục. Để hầu việc Chúa ngày nay, chúng ta cũng cần Chúa
xử lý hầu có đôi tai biết lắng nghe và trở nên những người vâng lời và đầu phục
Chúa.
5)
Đến gần và đứng trước mặt Chúa — “Những kẻ đó [tức các thầy tế lễ] sẽ gần Ta
đặng hầu việc, sẽ đứng trước mặt Ta...” (Ê-xê-chi-ên 44:15). Câu này
cho thấy các thầy tế lễ thời Cựu Ước hầu việc Đức Chúa Trời bằng cách đến gần
Ngài và đứng trước mặt Ngài. Ngày nay, để hầu việc Chúa, chúng ta cũng nên làm
như vậy. Dầu có đôi tai nghe được lời Chúa, chúng ta vẫn cần đến gần Ngài và đứng
trước mặt Ngài để biết điều Chúa muốn mình làm rồi mới có thể hầu việc Ngài
theo như Ngài mong muốn.
6)
Trung tín và khôn ngoan — “Ai là đầy tớ trung tín và khôn ngoan, mà chủ đặt coi
sóc người nhà mình” (Ma-thi-ơ 24:45). Là nô lệ hầu việc Ngài, chúng ta
cũng cần phải trung tín và khôn ngoan. Trung tín nghĩa là không biếng nhác lơi
lỏng, trong khi khôn ngoan nghĩa là nắm lấy cơ hội để hoàn tất mọi điều y như
Chúa đã ủy thác cho chúng ta theo ý muốn của Ngài. Đây là điều kiện tiên quyết
cho những ai muốn hầu việc Chúa, muốn đẹp lòng Chúa và muốn được ban thưởng khi
Ngài trở lại.
7)
Phải thắt lưng, đèn mình phải cháy và trông đợi Chúa trở lại — “Lưng các ngươi
phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp lên. Hãy làm như người trông đợi chủ
mình... để lúc chủ đến...” (Lu-ca 12:35-36). Ở đây Chúa bảo chúng ta,
để hầu việc Ngài như những nô lệ, chúng ta cần phải thắt lưng, đèn mình phải
cháy và chờ đợi Ngài trở lại. Thắt lưng nghĩa là không lơi lỏng, đèn phải cháy
là sống trong ánh sáng, và trông đợi Chúa trở lại là tỉnh thức. Các điều này là
những điều kiện cần yếu cho chúng ta là những người hầu việc Chúa.
8)
Phối hợp trong Thân Thể — “Vì thân [Đấng Christ] chẳng phải một chi thể, bèn là
nhiều... Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu? Nếu cả thân đều là tai,
thì sự ngửi ở đâu? Nhưng nay Đức Chúa Trời tùy ý Ngài đã sắp đặt các chi thể
từng một ở trên thân... Nhưng nay chi thể dầu nhiều, song chỉ có một thân. Mắt
không thể nói với tay rằng: Ta chẳng cần đến mầy, đầu cũng không thể nói với
chân rằng: Ta chẳng cần đến bay” (1 Cô-rin-tô 12:14-21). Ở đây cho
thấy, để hầu việc Chúa như các chi thể của Thân Thể Đấng Christ, chúng ta phải
phối hợp với các thánh đồ và không được hành động độc lập trong Thân Thể Đấng
Christ, tức là hội-thánh. Đây cũng là một điều kiện về cách phục vụ Chúa.
IV.
MỤC TIÊU HẦU VIỆC CHÚA
1)
Xây dựng Thân Thể Đấng Christ — “Nhờ Ngài mà cả Thân Thể kết cấu liên lạc bởi
sự tương trợ của các lắt léo, tùy theo công dụng đã lượng cho từng phần, khiến
Thân Thể lớn lên và tự gây dựng trong sự thương yêu” (Ê-phê-sô 4:16).
Lời này cho chúng ta thấy, phối hợp và phục vụ với các thánh đồ là làm cho
hội-thánh của Đấng Christ tăng trưởng và xây dựng hội-thánh trong tình yêu
thương. Ngoài việc cứu tội nhân, làm cho các thánh đồ hoàn hảo và tôn vinh Đức
Chúa Trời (1 Côr. 10:31), hầu việc Chúa như là những nô lệ của Ngài còn làm cho
Thân Thể Đấng Christ tăng trưởng và được xây dựng.
V.
PHẦN THƯỞNG DÀNH CHO SỰ HẦU VIỆC CHÚA
1)
Được Đức Chúa Cha tôn trọng — “Nếu ai phục sự Ta [tức Chúa Giê-su]… Cha Ta [tức
Đức Chúa Trời] ắt tôn trọng người” (Giăng 12:26). Nếu phục vụ Chúa,
chúng ta sẽ được Cha tôn trọng. Phần thưởng này lớn biết bao!
2)
Được ban phước cho ngồi dự tiệc và vui thích được Chúa phục vụ mình — “Phước
cho những đầy tớ ấy, khi chủ đến thấy họ thức canh!… chủ sẽ thắt lưng mình, cho
chúng ngồi bàn, và đến mà phục sự chúng” (Lu-ca 12:37). Câu này nói
rằng khi Chúa trở lại, các nô lệ tỉnh thức hầu việc Chúa sẽ được ban phước cho
ngồi dự tiệc, và được chính Chúa phục vụ mình. Đây cũng là một phần thưởng vĩ
đại mà Chúa dành cho những người hầu việc Ngài.
3)
Đồng trị với Chúa và hưởng sự vui mừng của Chúa — “Đầy tớ lương thiện trung tín
kia ơi, tốt lắm... Ta sẽ đặt ngươi trên việc lớn; hãy vào sự vui mừng của Chủ
ngươi” (Ma-thi-ơ 25:21, 23). Câu này nói rằng người nô lệ tốt và trung
tín trong sự hầu việc Chúa sẽ được đặt coi sóc nhiều điều, được bước vào sự
hiển lộ của vương quốc sắp đến, và vào trong sự vui mừng của Chúa. Đây chắc
chắn là một phần thưởng to lớn mà chúng ta nên quí trọng và khao khát.
VI.
HÌNH PHẠT VÌ KHÔNG PHỤC VỤ CHÚA
1)
Bị đòn nhiều — “Đầy tớ kia đã biết ý chủ, mà không sửa soạn, cũng không theo ý
chủ, thì sẽ bị đòn nhiều” (Lu-ca 12:47). Lời Chúa ở đây bày tỏ cho
chúng ta một cách rõ ràng và nghiêm trọng rằng nếu chúng ta là những nô lệ của
Chúa không hầu việc Ngài theo ý muốn Ngài, khi Ngài đến, chúng ta sẽ bị đòn
nhiều. Bị đòn nghĩa là bị phạt. Chúa không cho chúng ta biết hình phạt sẽ được
thực hiện ra sao nhưng bất cứ hình phạt nào, nhất là hình phạt được Chúa nhắc
đi nhắc lại nhiều lần đều là kinh khiếp. Nguyện lời Chúa khuyên lơn, cảnh cáo
chúng ta, là những người đã nhận lãnh ân điển để trở nên các nô lệ phục vụ
Ngài.
Witness
Lee
st tinChuaJesus
st tinChuaJesus
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..