Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » » Chữ Thứ Hai Mươi Hai- Chữ Cái Hi Ba Lai

Chữ Thứ Hai Mươi Hai- Chữ Cái Hi Ba Lai

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A






Chữ Thứ Hai Mươi Hai
TAU

Số tiêu biểu: 400


            Chữ thứ hai mươi hai trong mẫu tự Hy-bá-lai là chữ TAU. Phát âm như chữ TH, hơi nhẹ hơn một chút. Nếu có chấm ở giữa thì đọc như chữ T, cũng là chữ cuối cùng trong mẫu tự nầy. Chữ nầy có nghĩa là dấu ấn, như người đóng dấu chiên, bò, lạc đà v. v... Thuở xưa người ta cũng đóng dấu trên thân thể của nô lệ, hầu cho tên ấy sẽ làm nô lệ suốt đời.
            Kinh Thánh nói đến chữ này lần đầu tiên trong Sáng thế ký 4:15b: "Ðức Giê-hô-va bèn đánh dấu trên mình Cain, hầu cho ai gặp Ca-in thì chẳng giết". Ðây có một hình ảnh tương phản; Ca-in phạm tội sát nhân bị Ðức Chúa Trời đánh dấu trên mình hầu cho không bị giết, để ông ta mang lấy tội lỗi của mình. Trong sách Khải-thị cũng bày tỏ người thuộc về Chúa và kẻ thuộc về ma quỷ, họ cũng bị đánh dấu trên trán hay trên cánh tay; dấu của con thú cho kẻ theo con thú, dấu của Chiên Con cho kẻ theo Chiên Con (Khải thị 7:1-8; 13:16-18).
            Cơ-đốc-giáo dùng thập tự giá làm dấu hiệu.  Theo truyền thuyết thì dấu hiệu nầy được đặt ra vào năm 451 S. C. vì có vài vị giám mục ở thành phố Chaleedon không biết viết tên mình, nên khi họp hội nghị cộng đồng họ chỉ vẽ hình thập tự giá thay cho chữ ký, về sau người ta liền dùng biểu hiện nầy trong Cơ-đốc-giáo.  Như trong chữ thứ 14, chúng ta học về chữ "NUN" có nghĩa là "con cá" và Hội thánh đầu tiên đã dùng con cá làm biểu hiện cho đức tin của Cơ-đốc-nhân, cũng là bằng chứng về sự sống lại của Chúa Giê-xu (như Giô-na ở trong bụng cá ba ngày).  Nhưng dấu hiệu con cá bị phai mờ khi các cuộc bắt bớ đạo chấm dứt và khi người ta thấy dấu hiệu của thập tự cũng có ý nhắc đến sự đau đớn, thương khó của Chúa Giê-xu và bày tỏ đức tin của mình nên Hội nghị tại Chaleedon đã chấp nhận.  Khi bắt đầu dùng dấu hiệu thập tự giá người ta cũng e ngại, bởi vì dấu hiệu thập tự giá khiến cho người Do-thái phật lòng; mỗi khi nhìn đến dấu thập tự giá chẳng khác nào gợi lại tội ác mà họ đã phạm khi đóng đinh Ðức Chúa Giê-xu vào đấy.  Trái lại đối với Cơ-đốc-nhân thì dấu hiệu nầy chỉ về Chúa chết cho mọi người, và mọi người đều dự phần trong sự thương khó của Chúa Giê-xu, đồng thời cũng dự phần trong công tác của Ngài, nghĩa là cùng dự phần hi-sinh và phục vụ.
            Chúng ta ngày nay không mang dấu hiệu con cá hay là thập tự, nhưng mỗi người đều có dấu của Ðấng Christ đóng vào tâm linh, khiến cho chúng ta vui lòng phục vụ Ngài, làm tôi tớ Ngài suốt đời, chịu khổ vì danh Ngài; Phao-lô cũng nói rằng : "Trong mình tôi có đốt dấu vết của Ðức Chúa Giê-xu vậy" (Ga-la-ti 6:17b).
            Chúng ta là dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh, chúng ta được đóng ấn bằng Ðức Thánh Linh, ấn đó tức là sự tái sinh, cùng sự đau khổ vì danh Chúa.  Một người tín đồ chưa được tái sinh không thể chịu khổ vì danh Chúa, nhưng chịu khổ vì danh dự riêng của mình.  Những con người như thế không có một dấu vết nào của Ðấng Christ cả.
            Có một vị thánh đồ kia thường hay để thì giờ cầu nguyện và suy gẫm.  Ngày kia Sa-tan hiện đến xưng mình là Con Ðức Chúa Trời và nói rằng: "Ta là Ðấng Christ".  Vị thánh già liền nói rằng: "Nếu ông là Ðấng Christ thì xin cho tôi xem dấu thương tích của ông".  Nhưng Sa-tan không có một thương tích nào để đưa ra mà chỉ có những thương tích chính Sa-tan đã làm cho người khác đau khổ.  Chúa Giê-xu bị thương cả tay, chân, sườn và đầu vì cớ loài người; đó là dấu hiệu thật của Cứu Chúa.  Dấu hiệu thật của Sứ đồ, dấu hiệu thật của thánh nhân là dấu hiệu đau khổ vì danh Ngài, chịu đàn áp vì danh Ngài v. v...  Một vị giáo phụ trong thời hội thánh đầu tiên cảnh cáo tín hữu nên đề phòng các sứ đồ giả, vị giáo phụ tỏ cho tín hữu nên để ý và ghi nhận sự khác biệt giữa sứ đồ thật và sứ đồ giả.  Ông nói sứ đồ thật thường bận rộn với công việc Chúa, đối đầu với những khó khăn, họ luôn bận rộn với những công tác thuộc linh.  Nhưng sứ đồ giả thì rất nhàn hạ, mặc ai lo hầu việc Chúa, lo cho nhà Chúa, lo mọi công tác thuộc linh, lo chăm sóc người mới tin Chúa, lo yên ủi kẻ buồn rầu.  Nhưng phần sứ đồ giả thì không hề suy nghĩ đến việc gì cả, cũng không có việc gì để làm.  Làm việc lớn thì cho là quá sức không làm nỗi, làm việc nhỏ thì cho là hèn quá không xứng với khả năng của mình.  Rốt cuộc vẫn không ích chi đối với nhà Chúa, không có dấu hiệu nào tỏ ra là một tín đồ mà chỉ là kẻ cầu an, sống theo xác thịt mà thôi!
            John MacMillan nói rằng có hạng tín đồ không bao giờ bị thương tích (thuộc linh) vì họ không chiến đấu, vì không chiến đấu nên họ không có một vết thương nào trong tâm linh.  Thật là một sự yên ủi lớn cho những ai đã từng bị thương tích vì cớ trung thành với Ðấng Christ.  Họ giống như Ðấng Christ, chính Giăng cũng minh chứng rằng: "Ðấng Christ đã vì chúng ta bỏ sự sống, chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy" (I Giăng 3:16).
            Nếu chúng ta được Ðấng Christ đóng ấn của Ngài trên ta thì ta là nô-lệ Ngài, chúng ta nên phục sự hầu việc Ngài cách hết lòng "chúng ta sẽ được thấy mặt Chúa vì danh Chúa sẽ ở trên trán mình" (Khải thị 22: 4).
            Ước mong rằng trong vòng chúng ta không có ai bị ma quỷ đóng ấn, nhưng mỗi chúng ta đều có ấn của Chiên Con nơi lòng. 

Trở về trang đầu 

Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »