Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Truyền Giáo Là Gì?

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







Truyền giáo là gì?

Chúng ta thường xuyên nghe nói đến hai chữ “Truyền Giáo”. Nguyên gốc của chữ này là một danh từ tiếng La Tinh “Missio”, động từ là “Mittere”.

Từ này có nhiều nghĩa. Và một trong những nghĩa thường được hiểu TRUYỀN GIÁO là: gửi đi, sai phái đi, để làm một công tác quan trọng.

Chúa Giêsu là Đấng được Đức Chúa Cha sai đến trần gian, để cứu rỗi con người. Chính Chúa Giêsu cũng đã sai các môn đệ ra đi, lên đường, để cộng tác với Ngài trong sứ mạng cao cả này.

Như vậy, truyền giáo mang ba đặc tính của sự “ra đi”. (Bạn đang đọc Truyền Giáo Là gì)

1. Thứ nhất:Truyền giáo là “ra đi” khỏi con người của mình:Chúng ta ai cũng có khuynh hướng ích kỷ, khép kín và coi mình là trung tâm. Ta thường lấy mình làm tiêu chuẩn để phán đoán người khác. Ai không có lối suy nghĩ giống ta, thì bị phê bình chỉ trích. (Bạn đang đọc Truyền Giáo Là gì)


Ra đi” khỏi cái tôi của mình. Nghĩa là chấp nhận người khác cùng với ý kiến lập trường của họ, là quảng đại bao dung khi bị xúc phạm.

Truyền giáo, chính là thoát ra khỏi cái vỏ bọc ích kỷ, để hòa đồng với anh chị em mình, tôn trọng sự khác biệt của nhau; và sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì ích chung.

Các môn đệ đầu tiên, khi nghe Chúa Giêsu kêu gọi, đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Các ông từ bỏ những dự tính nghề nghiệp, từ bỏ môi trường gia đình, làng xóm.

Các ông không hề băn khoăn lo lắng cho ngày mai. Nhưng sẵn sàng bước theo Chúa, vì các ông tin rằng: Theo Chúa, thì sẽ không phải thiệt thòi hay thất vọng. (Bạn đang đọc Truyền Giáo Là gì)


2. Thứ hai:Truyền giáo là “ra đi” khỏi những định kiến: Cuộc sống này được thêu dệt bởi những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ. Bước ra khỏi những định kiến, để đón nhận nhau trong tình huynh đệ hài hòa, không phân biệt lập trường chính trị, tôn giáo, hay quan điểm xã hội.

Kinh nghiệm cho thấy:

· Một Cơ Đốc Nhân mà sống gò bó trong quan niệm khắt khe, thì không thể truyền giáo có hiệu quả. (Bạn đang đọc Truyền Giáo Là gì)


·Một Cơ Đốc Nhân mà dửng dưng với những giá trị trần thế, hoặc khép mình trước những biến cố vui buồn của cuộc sống chung quanh, thì sẽ là một Cơ Đốc Nhân ảm đạm u sầu, thay vì hân hoan hy vọng.

·Một Cơ Đốc Nhân không dấn thân phục vụ con người, thì sớm muộn gì, cũng sẽ trở nên một thứ ao tù, không lối thoát và thiếu sinh khí.


3. Thứ ba:Truyền giáo là “ra đi”, để kể lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Câu chuyện về Chúa Giêsu đã được kể từ 2000 năm nay, mà vẫn không lỗi thời. Lời giảng của Chúa Giêsu đã được loan báo từ 20 thế kỷ, mà vẫn không mất tính thời sự.

Ngày nay, cuộc đời của Chúa Giêsu đã và đang được kể lại một cách phong phú, không chỉ qua sách vở, mà còn qua cuộc đời của các tín hữu. (Bạn đang đọc Truyền Giáo Là gì)


Như thế, xuyên qua con người của ta, người khác có thể đọc được cuộc đời của Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng đã cảm thông với người đau khổ, đã chữa lành người bệnh tật, đã khiến người chết sống lại, đã ban phước và chia sẻ niềm vui với đôi tân hôn trong ngày cưới, ....


Như vậy, truyền giáo chính là sống như Chúa Giêsu đã sống, yêu như Chúa Giêsu đã yêu. Truyền giáo là có trái tim như trái tim của Chúa, có đôi mắt như đôi mắt của Chúa. Trái tim để yêu và đôi mắt để trao gửi tình thân.


Tóm lại, truyền giáo không buộc ta phải làm điều gì to tát ồn ào, mà khởi đi từ những gì rất âm thầm bình dị trong cuộc sống. (Bạn đang đọc Truyền Giáo Là gì)

Chính những hành động bình dị đó, có thể mang lại những hiệu quả lớn lao, khi ta thực hiện với thao thức truyền giáo. (Truyền Giáo Bản Địa)

Ước gì hôm nay đây, ta hãy suy nghĩ: Đời sống của ta hiện nay có đang làm chứng cho Chúa, cho đạo không?

Xin Chúa ban phước cho anh chị em.




Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »