Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Chứng Đạo

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A






TÓM TẮT SGK 
BÙI QUÝ ĐÔN 

PHẦN THỨ NHẤT: THÁNH KINH DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO

CHƯƠNG I - CỰU ƯỚC DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO
1/ Các từ và thành ngữ diễn đạt chứng đạo
     Trong Cựu Ước có nhiều từ và thành ngữ diễn đạt về chứng đạo như trong Ê-xê-chi-ên 33: 7-9, Ê-sai 61: 1, Thi thiên 96: 2, Châm ngôn 11:  30 … Và các từ liệu là “răn bảo”, “giảng tin lành”, “truyền ra”, “có tài được” … đều nói lên sự chinh phục được linh hồn của người khác, hay là sự hối cải của người chưa được cứu.

2/ Ý niệm về chứng đạo trong Cựu Ước
     Cùng với các từ, thành ngữ diễn đạt việc chứng đạo thì ý niệm về chứng đạo cũng được tỏ bày  hầu hết trong các sách của Cựu Ước từ Sáng thế ký đoạn 1 (câu 23) cho đến Nô-ên, Áp-ra-ham, đến tuyển dân Y-sơ-ra-ên và vương quốc Y-sơ-ra-ên; từ các sách Ngũ Kinh, sách Lịch sử, Thi-thiên cho đến các sách Tiên tri đều diễn đạt rõ ràng ý niệm về chứng đạo và tỏ rằng Đức Chúa Trời có kế họach chứng đạo cho muôn dân qua việc con dân Ngài công bố sứ điệp cứu rỗi của Ngài cho thế nhân. Và cũng một Đấng đó, Ngài cũng mong ước chúng ta là kẻ được cứu trở thành chứng nhân cho thế gian hư mất này tức là “trở thành nguồn phước cho muôn dân trên đất.”[1]

CHƯƠNG II- TÂN ƯỚC DẠY VỀ CHỨNG ĐẠO
1/Các từ và thành ngữ ngữ diễn đạt về chứng đạo trong Tân Ước
     Trong KT Tân ước có rất nhiều từ và thành được dùng để nói đến việc chứng đạo như trong Ma-thi-ơ 4: 19, 23; đặc biệt đoạn 28: 19 có từ liệu là “khiến trở nên môn đồ”; cụm từ này là cụm từ rất thông dụng nói và cũng diễn đạt cách rõ ràng nhất về việc chứng đạo và được xuất hiện 250 lần trong Tân ước.
- Tiếp đến là cụm từ “làm chứng về/ của ta” trong Công vụ 1: 8 được dùng 168 lần trong Tân Ước.
- Cụm từ “giảng Tin Lành” được dùng  127 lần trong Tân Ước. Nó có nghĩa là “công bố tin mừng, chỉ dẫn (con người) về sự cứu rỗi.”

2/Ý niệm về chứng đạo trong Tân Ước
     Cùng với các từ, thành ngữ diễn đạt cho việc chứng đạo thì ý niệm về chứng đạo cũng được biểu lộ trong các sách của Tân Ước như:
a. Phúc Âm Ma-thi-ơ
     Ngay từ đầu sách này là sứ điệp rao giảng về sự làm chứng là hãy ăn năn quay về với Đức Chúa Trời; tiếp trong chương 4 Chúa Giê-xu kêu gọi Ma-thi-ơ theo Ngài bằng cụm từ “hãy theo ta”và đặc biệt trong chương 10 bày tỏ một Đấng chinh phục linh hồn tội nhân không nhưng thương xót đoàn dân đông mà con sai phái  môn đệ Ngài đi ra rao giảng Phúc Âm (c5- 8). Và cuối sách (đoạn 28) là Đại Mạng Lệnh trọng yếu của Chúa Cứu Thế cho môn đồ của Ngài rằng: 18 Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. 19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.
b. Phúc Âm Mác
     Sách mở đầu là sự kêu gọi Ma-thi-ơ theo Ngài rồi đến sự sai đi của Chúa Giê-xu cho 12 môn đồ và cuối sách cũng chép lại mạng lênh trọng của của Chúa Giê-xu cho môn đồ rằng:  15 Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. 16 Ai tin và chịu phép báp têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt. Đoạn 16: 15- 16
c. Phúc Âm Lu-ca
     Khởi đầu sách là thành ngữ diễn đạt sự chứng đạo là “trở thành tay đánh lưới người” (5: 11),  rồi đến Chúa chọn thêm 70 môn đồ sai từng đôi một đi truyền bá Phúc Âm. Tiếp đến là các ngụ ngôn “Tiệc Lớn”, “Chiên Thất lạc”, “Đồng bạc mất”, và “Người con lưu lạc trở về” thậm chí câu chuyện “Người giàu và La-xa-rơ” đều diễn đạt việc chứng đạo kêu gọi về sự ăn năn trở lại cùng với Ngài…. Rồi đến phần cuối của sách thuật lại việc “tên cướp tin Chúa trong giờ hấp hối trên thập tự giá.”[2]
d. Phúc Âm Giăng
    Khác với các sách Phúc Âm khác, Giăng ghi chép công việc truyền bá Phúc Âm của Giăng Báp-tít về Chúa Giê-xu trước hết. Và qua những phép lạ, sự kiện như đám cưới tại Ca-na, sự kiện lễ vượt qua (đoạn 2); Ni-cô-đem ban đêm gặp Chúa (đoạn 3); người đàn ba Sa-ma-ri, hình ảnh cánh đồng chín (đoạn 4),… sự kiện người mù từ lúc sơ sinh được lành (đoạn 9); … La-xa-rơ sống lại (đoạn 11) vvv… đều có chung mục đích chính liên quan đến sự chứng đạo có người tin và cũng có người không tin Ngài.
Có thể nói qua 4 sách Phúc Âm này thì Sứ điệp khởi đầu và sau chót của Chúa Cứu Thế Giê-xu cho dân Do Thái là sứ điệp về Phúc Âm cứu rỗi.
d. Sách Công-Vụ Các Sứ-Đồ
     Sách này mở đầu với mạng lịnh: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, và khắp thế giới” (1: 8). Tiếp đến tường thuật việc Phi-e-rơ và Giăng công bố Phúc Âm và sự đáp ứng của dân chúng khi nghe sứ điệp đó là rất nhiều người tin Chúa (đoạn 2, 3, 4,5)…. Sự kiện và cũng là bước ngoặc trong sách đó là người đe doạ bắt bớ giết hại tín đồ của Chúa đã trở lại tin Chúa (đoạn 9) và các chương sach ghi lại hành trình truyền giáo/ chứng đạo của ông khắp thế giới.
    Qua sách này cho thấy mạng lịnh của Chúa Giê-xu không chỉ dành riêng cho các sứ-đồ mà còn chung cho cả Hội Thánh và chính mỗi chúng ta phải có trách nhiệm công bố Phúc Âm. Điều này Kane cũng khẳng định như sau:
     Tân Ước- qua lời khuyên răn và gương mẫu--đã dạy rằng mệnh lệnh truyền bá Phúc Âm và khiến muôn dân trở nên môn đồ đã được ban cho Hội Thánh, và chỉ Hội Thánh mới có thể đảm đương và hoàn thành mệnh lệnh đó.  [3]





[1] SGK
[2] SGK tr 5
[3] SGK tr 7


****************
PHẦN THỨ NHÌ- THẦN HỌC VỀ CHỨNG ĐẠO
Chương I- CHỨNG ĐẠO LÀ GÌ?
1. ĐẶC TÍNH THẬT CỦA VIỆC CHỨNG ĐẠO
     Trong KT cho chúng ta thấy những đặc tính của việc chứng đạo như sau:
- Thứ nhất là Peitho nghĩa là  thuyết phục, làm cho tin, hoặc khuyên dỗ ai đó một cách cố gắng để được chấp nhận được thấy trong Công Vụ 18:4; 19: 8, 26; 26: 28; 28: 23; II Cô-rinh-tô 5:11
- Thứ hai Anagkazo (ép mời) có nghĩa là  “bắt phải, hoặc ép mời do quyền lực hay sự thuyết phục” được dùng trong Lu-ca 14: 23
- Thứ ba Epistrepho (hoán cải) có nghĩa là  “xây khỏi, hoặc khiến cho ai trở về” được dùng trong Công vụ 26: 17-18.
- Thứ tư Anapeitho (Thuyết phục, Xúi giục) tìm thấy trong Công vụ 18: 13.
2. NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ CHỨNG ĐẠO
Chứng đạo là một khẩu hiệu của đời sống Cơ Đốc và có nhiều cách hiểu không giống nhau như sau:
a. Chứng Đạo Là Sự Hiện Diện Của Cơ Đốc Nhân. Cách hiểu này thiên về đời sống làm lành giữa đồng bào dân tộc mình mà không công bố sứ điệp cứu rỗi của Chúa Giê-xu.
b. Chứng Đạo Là Công Bố Sứ Điệp Phúc Âm. Cách hiểu này chỉ quan tâm đến việc công bố sứ điệp Phúc âm cho mọi người , mọi dân tộc, mọi quốc gia … mà không cần biết người khác có quan tâm hoặc đáp ứng hay không.
c. Chứng Đạo Là Trình Bày Phúc Âm Và Khuyên Mời Tội Nhân Đặt Đức Tin Nơi Chúa Cứu Thế. Là việc chứng đạo đưa dẫn một người nam hoặc một người nữ đến mối liên hệ cá nhân mới với Chúa Cứu Thế - đó là một kinh nghiệm của sự hoán cải.
Để mình là một người chứng đạo tốt xin hãy nhớ định nghĩa: Chứng đạo là trình bày Phúc Âm và khuyên mời tội nhân đặt đức tin nơi Chúa Cứu Thế.
Chương II- TẠI SAO CHỨNG ĐẠO?
Theo KT cho chúng ta thấy 5 lý do thúc đẩy ta truyền bá Phúc âm:
a. Đó là  kế họach cứu chuộc của Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho con người kế họach cứu chuộc do tình thương qua Chúa Cứu Thế Giê-xu (Trong Giăng 3: 16, công vu 4: 12..) và Ngài cũng mong ước mọi người cần được cứu khỏi tội lỗi và án phạt của tội lỗi.
b. Bởi tình yêu thương của Đức Chúa Trời cảm thúc. “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi” (II Cô-rinh-tô 5:14).
- Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà các Cơ Đốc nhân kiên gan, bền chí khi đi chứng đạo; dù gặp thời hay không, họ vẫn giảng đạo, cố khuyên. Ma-thi-ơ 13: 3-8. II Ti-mô-thê 4: 1-5
- Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà các tín hữu có thể đứng vững trước sự bắt bớ trong khi đi làm chứng. Công vụ 5: 41
- Vì yêu Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-xu mà người Cơ Đốc mạnh dạn đi truyền bá Phúc Âm, để dù ai ở nơi nào mỗi khi nghe danh Chúa Cứu Thế, đều tuyên xưng Ngài là Chúa Tể vũ trụ và tôn vinh Thượng Đế là Cha. Phi-líp 2: 11
c. Bởi lòng yêu thương người hư mất. Bởi tấm lòng yêu người lân cận như mình (Ma-thi-ơ 22: 37), yêu tội nhân như Chúa yêu mình, hãy mạnh mẽ dạn dĩ ra đi chứng đạo cho tất cả mọi người không phân biệt văn hóa, địa dư hay cả tín ngưỡng.
d. Bởi sự vâng theo Đại  Mạng Lịnh Trọng Yếu Của Chúa Cứu Thế trong Ma-thi-ơ 28: 19- 20, Lu-ca 24: 44- 49, Mác 16: 15, 16; Giăng 20: 21, Công vụ 1: 8
e. Bởi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Như Chúa Giê-xu đã làm việc của Đức Chúa Trời và tôn vinh Cha trên đất (Giăng 8: 29; 17: 4) và Phao-lô đã làm sáng danh Ngài trong II Tê-sa-lô-ni-ca 3:, Phi-líp 2:11 thì chúng ta hãy noi dấu chân Ngài để làm vinh hiển Ngài qua việc chứng đạo.
Chương III- TỘI LỖI LÀ GÌ?
1. Thần Học Minh Giải Về Tội Lỗi
Theo nghĩa thần học, thì tội lỗi là bất cứ điều gì trong một tạo vật có lý trí mà không biểu lộ bản chất Thánh khiết của Đức Chúa Trời.
2. Thánh Kinh Minh Giải Về Tội Lỗi
a. Trong Cựu ước
Trong văn Hy-bá Cựu ước, có nhiều chữ khác nhau để tỏ ra quan niệm của tội lỗi rõ rệt như:
-Pasha (phản loạn): Tội là phản loạn cùng Đức Giê-hô-va được dùng trong I Vua 8: 50; Thi 51: 3
-Chatta’ah (sai mục đích): Tội là sai trật mục đích của Đức Chúa Trời dùng trong Thi 51: 4, Ô-sê 4: 7
- Avah (cong vạy, cong quẹo, quanh co, gian tà, bại hoại): Tội là làm cho cong vạy điều ngay thẳng trong II Sa-mu-ên 19: 19; II Sử 6: 37
- Ma’al (lừa dối, che đậy): Tội là lừa dối Đức Chúa Trời trong Ô-sê 6: 7
Và còn có 3 chữ căn bản khác minh giả về tội lỗi được diễn đạt bằng chữ và cụm từ khác nhau qua nhiều cách khác nhau là “không có người chẳng phạm tội ” (IVua 8:46). “Không ai có thể nói: Ta đã luyện sạch lòng mình, ta đã trong sạch tội ta rồi ” (Châm 20:9). Và “Chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội ” (Truyền 7:20).
b. Trong Tân ước
Trong Tân ước chữ Hy-lạp cũng có rất nhiều từ ngữ diễn đạt về tội lỗi. Tuy nhiên, ta chỉ xét qua bốn chữ chính yếu dưới đây:
- Hamartia (thiếu hụt tiêu chuẩn): Tội lỗi là thiếu hụt tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời (Rô-ma 3: 23). Từ này đồng nghĩa với Chatta’ah trong Cựu Ước. Từ liệu này được dùng nhiều hơn hết trong Tân Ước-275lần-để nói về tội.
- Paraptoma (trợt chân, vấp ngã, vi phạm): Tội là sự vi pam, sa ngã vào tội lỗi làm trái ý Đức Chúa Trời (Rô 11:1)
- Parabasis (phạm pháp): Tân Ước dùng chữ này để tỏ ra tội của kẻ phạm mạng lịnh Đức Chúa Trời (Rô 4:15).
- Anomos (trái luật, vô luật pháp): Từ này minh giải về tội phản loạn với Đức Chúa Trời.
3. Áp Dụng Vào Việc Chứng Đạo
- Tất cả mọi người đều phạm tội vì tất cả mọi người đều là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời.
- Tội lỗi là bị xét đoán và hậu quả của nó là sự chết.
Và KT dùng chữ “chết” theo 3 ý nghĩa: Thứ nhất là chết thể xác (Sáng 3:19; Rô 8: 10,11). Thứ hai là sự chết thuộc linh tức là linh hồn tội nhân xa cách Đức Chúa Trời, không được tương giao với Ngài (Ê-phê-sô 2:1,3; 4: 17, 19). Thứ ba là sự chết đời đời là sự phân cách Đức Chúa Trờ mãi mãi, là sự tiêu diệt vĩnh viễn của linh hồn (II Tê-sa 1: 8, 9), đó cũng là sự chết thứ hai (Khải 20:6; 21: 8).
Chương IV- PHÚC ÂM LÀ GÌ?
1. Ý Nghĩa Từ Liệu Phúc Âm
Từ “Phúc Âm” được dùng 77 lần trong KT tân ước với nhiều nghĩa khác nhau:
- Theo nghĩa thông thường, thì Phúc âm được hiểu là “tin mừng” (tìm thấy trong Lu-ca 1: 19, 20).
- Theo nghĩa chịu ảnh hưởng của văn hoá Hy Lạp thì Chúa Cứu Thế Giê-xu truyền giảng Phúc Âm của Thượng Đế với mục đích mang lại bình an và hạnh phúc cho dân chúng, nên cũng được gọi là “Tin mừng”.
- Theo nghĩa cứu thục thì Phúc Âm là Tin mừng về Thân vị và Công vụ của Chúa Cứu Thế.
2. Sự Biểu Lộ Của Phúc Âm
Theo I Cô 15: 1-2 cho thấy Phao-lô khẳng định rõ sự biểu lộ của Phúc âm là: Tôi công bố Phúc Âm để nhờ đó anh em được cứu rỗi.
3. Giải Nghĩa Phúc Âm
Theo I Cô-rinh-tô 15: 3-8 cho thấy sự giải nghĩa Phúc âm như sau:
a. Chúa Cứu Thế Chịu Chết. Ấy là Chúa Cứu Thế Giê-xu chịu chết thật (hình ảnh từ “bị chôn” c4) vì tội chúng ta, theo lời Kinh Thánh- là sự ứng nghiệm lời Chúa dự ngôn trong Cựu ước.
 B. Chúa Cứu Thế Từ Kẻ Chết Sống Lại. Chúa Giê-xu chịu chết đến ngày thứ ba Ngài sống lại theo (làm ứng nghiệm) lời KT Cựu ước. Đó là bằng chứng “chấp nhận” của Đức Chúa Trời là đủ cả.
Chương V- ĂN NĂN LÀ GÌ?
1. Lịch Sử Của Từ Liệu “Ăn Năn”
a. Thời Cựu ước
- Chữ “Sub” có nghĩa là “quay lại hoặc trở lại cùng Đức Chúa Trời” bao hàm một sự thay đổi ý chí.
- Còn chữ “Nàham” dịch là “ăn năn” bao hàm ý niệm buồn rầu.
- Trong bản LXX có dịch từ Hy-bá ra tiếng HY-lạp là chữ ““metanoeòøø’ với nghĩa đen là “cảm thấy đau buồn”.
b. Thời Tân Ước
- Giai đoạn bản dịch LXX: Trong thời này thì chữ “metanoeòøø” đã biến nghĩa thành “thay đổi thái độ”, chớ không còn là “cảm thấy đau buồn”. Vì thế họ dịch “ăn năn” là hành xác để hối lỗi”.
- Thời kỳ các bản dịch KT Anh và Việt Ngữ: Nhận định đúng về ăn năn là hành động do đó một người nhận biết tội lỗi mình, xưng nó ra với Đức Chúa Trời và xây khỏi tội lỗi ấy (thay đổi thái độ khác hoặc đổi ý) quay trở lại với Ngài. Vì có những người đau buồn hối hận về tội lỗi nhưng lại không ăn năn theo đúng nghĩa như Pha-ra-ôn (Xuất 9: 27), Ba-la-am (Dân 22: 34); A-can (Gio 7); Sau-lơ, Giu-đa Ich-ca-ri-ot (Ma-thi-ơ 27: 3-5).
2. Mối Liên Hệ Giữa Ăn Năn Và Đức Tin
 Như hai mặt của một tờ giấy không thể tách dời nhau thì ăn năn và đức tin cần phải đi đôi với nhau. Do đó ăn năn để được cứu rỗi là một sự thay đổi thái độ đối với tội lỗi và đối với Đức Chúa Trời.
Chương VI- ĐỨC TIN LÀ GÌ?
1. Ý Nghĩa Từ Liệu “Đức Tin”
Từ liệu “pisteuo” của tiếng Hy-lạp được dịch là “tin cậy” có nghĩa là “tùy thuộc vào”, “dựa vào”, hoặc “tin cậy vào”. Một người được cứu là người đặt sự tin cậy vào Chúa Cứu Thế Giê-xu (và chỉ tin mọt mình Ngài mà thôi) chớ không phải vào chính mình, gia đình, Hội Thánh hoặc vào việc làm.
2. Các Yếu Tố Của Đức Tin
Theo Berkhof, Thiessen thì đức tin có ba yếu tố:
a. Yếu Tố Quan Hệ Với Trí Năng  vì “đức tin” trong Tân ước có bao hàm cả sự nhận biết. Trước khi có đức tin thật, tội nhân phải nhận biết: (1) Chúa Cứu Thế là Con Thượng Đế_ Giăng 20: 30-31; (2) Phải nhận sự Nhập thế nhập thể của Chúa Giê-xu _ I Giăng 4:1- 3; (3) Hiểu biết về sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu_ Rô-ma 3: 25- 26; (4) Nhận biết sự sống lại của Chúa Cứu Thế (Rô-ma 10: 9; Giang  3:2).
b. Yếu Tố Quan Hệ Với Tình Cảm điều này khiến tội nhân cảm nhận rằng linh hồn mình đang ở trong địa vị hư mất và  tự mình chẳng có thể cứu được. Và chính tình cảm đó, đã cảm động người nghe Phúc Âm và tin rằng chỉ có Chúa Giê-xu mới có đủ quyền cứu linh hồn mình khỏi địa vị hư mất. Và đức tin người đó chỉ dừng lại tại đây. Và nếu đức tin chỉ dừng lại tại tình cảm thì kết quả sẽ là vô ích nếu họ gặp những hoạn nạn, bắt bớ thử thách đức tin như chép trong Ma-thi-ơ 13: 20- 21.
c. Yếu Tố Quan Hệ Với Ý Chí. Yếu tố này liên quan đến sự công nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu làm Cứu Chúa của đời sống mình _ Giăng 20: 31  Nhưng các việc này đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời (trí năng tin phục Ngài ), và để khi các ngươi tin, nhờ danh Ngài mà được sự sống (lòng công nhận Ngài ).”
Như vậy đức tin cứu rỗi là tội nhân hiểu biết Phúc Âm cứu rỗi, được cảm động duy nhất chỉ Chúa Giê-xu mới có quyền cứu vớt linh hồn mình và bây giờ phải công nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình.
3. Phân Loại Đức Tin
Theo KT chúng ta nhận biết được các loại đức tin như sau:
a. Đức Tin Lịch Sử là loại đức tin của vua Ạc-ríp-ba (Công Vụ 26:28).
b. Đức Tin Phép Lạ là tin rằng Thượng Đế có thể làm phép lạ qua người nào đó.
c. Đức Tin Tạm Thời là đức tin chóng tàn vì không đặt nơi Chúa Cứu Thế (Công vụ 8: 9- 24) thậm chí còn là những người có đức tin chỉ gồm yếu tố cảm tình.
d. Đức Tin Để Được Cứu là loại đức tin bao gồm ba yếu tố trên là trí năng, cảm tình và ý chí.
Chương VII- SỰ CỨU RỖI LÀ GÌ?
     Từ liệu “sự cứu rỗi” được dùng trong Thánh Kinh để chỉ về công việc của Đức Chúa Trời làm thay cho loài người”. Khi chữ này được biểu lộ trong Tân Ước thì nó biểu lộ tất cả hoặc một phần công tác của Đức Chúa Trời. Lúc chữ này được dùng để chỉ về toàn thể công trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời, nó nói lên sự biến đổi toàn diện từ tình trạng hư mất của con người đến tình trạng vinh hiển sau cùng Chúa ban cho con người. Công trình cứu rỗi toàn vẹn này bao gồm các công tác của Đức Chúa Trời như: sự phục hòa, sự chuộc tội, sự tha thứ, sự xưng công nghĩa, sự thế mạng, sự tái sanh, sự nhận làm con, sự nên Thánh, sự cứu chuộc và sự vinh hiển-  Êphê-sô 2:11- 12, I Giăng 3: 1-2.- SGK
 Ngoài những giáo lý có quan hệ đến các phương diện khác nhau của sự cứu rỗi ở trên, còn ba ý nghĩa quan trọng ta cần biết.
1. Cứu Rỗi Là Được Giải Thoát Khỏi Tội Lỗi
Mục đích của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi con người là Ngài chẳng những chỉ giải phóng con người được tự do khỏi án phạt tội lỗi, mà còn tiêu diệt tội lỗi trong đời sống con người (Rô-ma 6:14, 18;8:2; I Giăng 1: 7).  Giăng 8: 36: “Vậy, nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do ”
2. Cứu Rỗi Là Được Tái Sanh
Khi Đức Chúa Trời cứu chuộc con người, Ngài chẳng những giải thoát linh hồn ra khỏi án phạt và quyền năng của tội lỗi mà còn tạo dựng con người thành “tạo vật mới” qua biến động của sự sanh lại hoặc sự tái sanh.“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới: những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới ” (IICo 5:17). Xem thêm Giăng 3: 5-7; I Phi-e-ro 1: 23.  Và Với sự sanh lại, ta được sở hữu bản tính mới. Ta đã được “sáng tạo trong Đấng Christ”_ Êphê 2:10, Ga-la-ti 6:15
3. Cứu Rỗi Là Được Sự Sống Đời Đời
 Khi ta được tái sinh là khi ta được sở hữu sự sống đời đời- sự sống của Đức Chúa Trời. “Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó ” (Giăng 3:33). Xem thêm IPhi1:23; IIPhi 1:4; Giăng 5:24; 6: 47.

************
PHẦN THỨ BA
TÍN NGƯỠNG CỦA DÂN VIỆT TRONG SỰ CHỨNG ĐẠO
Chương I - THỜ CÚNG TỔ TIÊN
    Tín ngưỡng của dân Việt là thờ cúng tổ tiên vì tục tin rằng Chết chưa phải là chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn và hằng lui tới gia đình. Thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất diệt. Và tục cũng tin vong hồn các người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để gần gủi con cháu trong công việc hằng ngày và giúp đỡ con cháu trong những trường hợp cần thiết…. Cũng chính vì tín ngưỡng này phần lớn các tín hữu Việt Nam đều đồng ý rằng đó là mối cản trở lớn nhất cho dân Việt trong sự tiếp nhận Phúc Âm.
1. Ý Niệm Về Sự Chết
     Ý niệm về sự chết của người Việt khác với ý niệm về sự chết trong Thánh Kinh. Ý niệm của người Việt là sự chết là bước chuyển tiếp vão vũ trụ thần linh là thánh thần. Còn KT bày tỏ: sự chết là hậu quả của tội lỗi (Rô-ma 3:23)  và Chúa Giê-xu đã chết, Ngài đã phục sinh đã chiến thắng sự chết, trong thời đại hầu đến sẽ “không có sự chết, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi” (Khải 21:4).
2. Ý Niệm Về Cuộc Sống Hiện Tại
    Người Việt ý niệm rằng sự chết là lối vào vũ trụ thần linh nên dẫn đến dân Việt cầu nguyện xin tổ tiên đã khuất, ban cho con cháu có được một thể xác khỏe mạnh. Còn trong KT lại khác, con người chỉ có thể tìm thấy ý nghĩa thật của cuộc đời qua mối liên hệ với Đức Chúa Trời hằng sống qua Chúa Cứu Thế Giê-xu mà thôi.
3. Ý Niệm Về Đời Sau
     Người Việt cũng có quan niệm cùng với KT rằng chết không phải là hết, chẳng qua là kết thúc sự hiện hữu của con người trên thế gian này. Nhưng lại không giống với KT ở điểm là trong ngày cuối cùng những người chết trong Chúa Cứu Thế sẽ được sống lại để vào sự sống bất diệt. Còn những người không tin sẽ sống lại để đi vào sự hư mất đời đời.
4. Ý Niệm Về Năng Quyền
    Người Việt tin rằng tổ tiên đã khuất có quyền năng trên người sống, họ có thể bảo vệ con cháu khỏi mọi tật bệnh và có thể ban cho con cháu được sống lâu và sống phước hạnh. Niềm tin này hoàn toàn trái với nền tảng KT vì Đức Chúa Trời không bao giờ ban cho tổ tiên đã khuất quyền năng để ban phước hoặc giáng họa trên người sống mà chỉ có Đấng Christ mới có quyền như vậy “Đấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và người sống” (Ro-ma 14:9).
5. Ý Niệm Về Sự Cứu Rỗi
     Dân Việt tin rằng nhờ việc thờ cúng tổ tiên mà người đã khuất sẽ sớm được vào miền cực lạc. Điều này KT không chấp nhận vì sự cứu rỗi không phải do công trạng, nhờ việc làm của con người: nhưng là do ân điển, bởi đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu (Ê-phê-sô 2: 8). Chính Đức Chúa Trời sẽ phán xét số phận đời đời của con người qua sự đáp ứng của người đó trước Phúc âm cứu rỗi của Ngài lúc còn tại thế (Hee-bơ-rơ 9: 27). Do đó sự thờ cúng tổ tiên đã khuất không đem lại lợi ích cho họ và cho con cháu còn sống. Con cháu không làm gì được cho người đã quá cố, và người đã khuất cũng không thể che chở, bảo vệ cho con cháu còn sống (Truyền đạo 9: 6).
 6. Ý Niệm Về Sự Hiếu Kính Cha Mẹ, Ông Bà
     Dân Việt cho rằng một người con thảo hiếu là người không chỉ biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ và thảo hiếu với ông bà tổ tiên mà còn phải thờ cúng tổ tiên đã quá cố qua nhang đèn, bàn thờ, giỗ kỵ. Còn KT dạy là Cơ Đốc Nhân phải hiếu kính cha mẹ (Xuất 20: 12, Ê-phe-sô 6: 1-3) nhưng lòng hiếu kính lại không giống với dân Việt vẫn làm tức là không bàn thờ, không nhang đèn (Thi 51: 16-17, Gia 4: 23- 24, Truyền 9: 5-6, Mat 22: 29- 31) nghĩa là theo KT người qua đời không có nhu cầu như người sống. Do vậy một người con hiếu thảo theo lời Chúa dạy, là người thật lòng yêu thương cha mẹ, tôn kính tổ tiên bằng cách lúc cha mẹ còn sống thì lo phụng dưỡng và làm vui lòng đấng sinh thành. Lúc cha mẹ, ông bà không còn tại thế thì phải ăn ở sao cho đúng lời người dạy bảo và giữ danh thơm tiếng tốt cho người đã khuất.
7. Ý Niệm Về Việc Liên Lạc Với Người Chết
     Bởi người Việt có ý niệm về năng quyền của tổ tiên đã khuất nên trong cuộc sống hằng ngày nhiều người đã tìm đến sự phù hộ che chở, … của những người đã khuất bằng cách “nói chuyện”, “cầu xin” vvv… Nhưng đứng trên nền tảng KT thì người Cơ Đốc kiên quyết không làm điều này. Vì: thứ nhất, Đức Chúa Trời nghiên cấm và nên án những hành động đó (Phục 18: 10-12, Ê-sai 8: 19); thứ hai là hành động đó sẽ tạo cơ hội cho sự lừa gạt của Sa-tan ma quỷ (I Cô-rinh-tô 10: 19- 20); thứ ba là linh hồn người chết không thể quay trở lại trên trần gian này được.
     Để có kết quả tốt trong việc chứng đạo cho người Việt, chứng đạo viên nên dạy cho tân tín hữu (1) về một Đức Chúa Trời chân thật như KT đã mặc khải về Ngài; (2)nhận biết đúng về sự chết, người chết và sự sống đời đời; (3) dạy cho tín hữ về sự sống lại của kẻ chết gồm sự sống lại của người không tin [sẽ bị chết đời đời Khải 21: 8, Giăng 3: 18] và sự sống lại của kẻ tin [nhận được sự sống đời đời vinh hiển I Cô-rinh-tô 15: 42- 49).
Chương 2- NHO GIÁO
“Nho giáo” (còn gọi là Khổng giáo) là một trong tam giáo đã được dân Việt sùng tín từ thời Bắc thuộc, được du nhập vào Việt Nam cùng với sự đô hộ của người Trung Hoa.
1. Nguồn Gốc
Nho giáo ra đời bởi Khổng tử đã góp nhặt các lời lẽ, văn chương, tư tưởng của tiền nhân [trước mình] để thuật lại cách mạch lạc, hệ thống. Tất cả căn bản của Nho giáo có thể tra cứu trong Tứ-thư [gồm bốn quyển Đại-Học, Trung-Dung, Luận-Ngữ, Mạnh tử] và Ngũ-kinh [gồm 5 cuốn: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Lễ Ký, Xuân Thu]. Chúng vừa là Thánh Kinh của các môn đồ đạo Nho vừa là những tác phẩm triết học tối cổ của Trung Hoa. Và triết học Nho là nền tảng triết học chính yếu ở Đông phương.
2. Ý Niệm Về Cõi Đời Đời 
Học thuyết của Khổng tử chỉ hướng về sự tai nghe mắt thấy, hằng ngày thường làm chớ không bao giờ dạy đến cõi đời sau. Chính vì lý đó, khi hỏi đến đời sau, Khổng tử đã hai lần đáp: Thứ nhất là “Ngươi muốn hiểu người chết có biết hay không biết, thì hãy thong thả đợi đến lúc chết rồi sẽ biết”, thứ hai là “Cái sống còn chưa biết, làm sao biết được cái chết”. Và nhiều thế kỷ sau khi Khổng Tử qua đời, các môn đệ ông mới bàn đén cõi đời sau liên quan đến Trời (Heaven) hoặc Thượng Đế (Shang Ti) tức là tìm hiểu về “Thiên Đạo” (“Way of Heaven”) và thông hiểu về “Thiên Mệnh” (“The Will of Heaven” hoặc “Heavenly Fate”). Ý niệm Thiên Mệnh được dân Việt đón nhận khắp nơi và còn đưa vào tác phẩm văn chương nữa như  Đoạn Trường Tân Thanh, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Lục Vân Tiên v.v...
3. Ý Niệm Về Con Người
     Học thuyết của Nho giáo được xây dựng trên chữ NHÂN, bởi quan niệm con người sinh ra với bản tính toàn thiện (nhân chi sơ, tính bản thiện), cần phải sống theo bản tính đó để tập lấy nhân đức. Và con người con người sinh ra với bản tính toàn thiện (nhân chi sơ, tính bản thiện), và khi giữ được gọi là Thánh nhân. Với học thuyết này, người nam cần phải cố gắng tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ; người nữ thì phải biết Tam Tòng và Tứ Đức.
4. Ý Niệm Về Cứu Rỗi
    Bởi Nho giáo chú trọng đến con người sống trong thế gian này, vì vậy sự cứu rỗi đặt trọng tâm trên các nguyên tắc đạo đức của KhổngTử cùng một số lễ nghi mà con người phải vâng giữ. Khổng Tử đã lấy Ngũ Thường gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín giáo hóa con người, hướng con người đến trọn lành hơn và một xã hội nhân loại toàn hảo hơn.
   Đến đây cho thấy học thuyết Nho giáo rất tốt nhưng lại ngăn trở từ chối Phúc Âm  vì họ cho rằng làm lành lánh dữ là đủ để có thể tự cứu mình ra khỏi tội. Điều này trái với KT trong Rô-ma 3: 10, 12 và Ê-phê-sô 2: 8- 9.
5. Ý Niệm Về Đạo Hiếu 
Khổng tử dạy con trai thừa kế việc hương hoả cúng bái, thờ cúng tổ tiên. Vì Cơ Đốc Nhân không thể thờ phượng một người nào khác ngoài Thiên Chúa nên dùng từ “hiếu kính tổ tiên” thay cho “thờ kính tổ tiên”. Cơ Đốc nhân phải giữ lòng hiếu kính qua lối sống đạo... thảo hiếu với cha mẹ lúc còn sống bằng cách phụng dưỡng chu đáo, và tổ chức lễ an táng trọng thể cho cha mẹ khi qua đời... Biết cách treo bức ảnh người quá cố ở nơi trang trọng, nên đi thăm và dọn sạch cỏ ở nơi mộ phần, cũng nên tổ chức ngày lễ kỷ niệm ông bà, cha mẹ qua đời.
Chương III- LÃO GIÁO
Lão giáo cũng là một trong tam giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và được bành trướng mạnh vào các đời vua Đinh Tiên Hoàng, Lý Anh Tôn nhưng đến đời nhà Lê trở về sau  thì chẳng thịnh đạt như Nho giáo và Phật giáo. Ngày nay Lão giáo tại Việt Nam đã biến thể thành lối thuật số, đạo phù thủy, với đủ thứ dị đoan và mê tín.
1. Nguồn Gốc
Lão-Tử là người sáng lập ra Lão giáo nhưng Lão tử không phải là tên mà là từ để mô tả về ông là “ông thầy già”. Theo truyền thuyết được đa số học giả Trung Hoa chấp nhận (trong số đó có Tư-Mã-Thiên, một sử gia đầu tiên của Trung Quốc vào thế kỷ I trước Công Nguyên về đời nhà Hán), thì Lão-Tử họ là Lý, tên là Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam. Ông gốc người nước Sở, huyện Khổ, làng Lệ, thôn Khúc Nhẫn, thuộc tỉnh Hồ Nam ngày nay. Lão-Tử ra đời trước Khổng-Tử chừng 20 năm, sống từ năm 510-490 trước Công nguyên, đồng thời với Heraclitus (540-480 TC) và Pythagoras (580-500 TC) của Hy-lạp.
Lão tử nổi tiếng về đạo cao đức trọng, làm quan thời nhà Châu chuyên lo giữ công văn nhưng chán ngán về tư cách đê tiện của các chính khách, quyết tâm rời Trung Quốc, đi tìm một nơi hẻo lánh, xa xôi để ẩn dật. Khi được một người xin ông để lại một cuốn sách, ông cảm lời và viết sách gọi là Đạo Đức Kinh, viết xong  ông bỏ đi về phía Tây (Cam Túc) rồi biệt tích luôn.
2. Ý Niệm Về “Đạo” Trong Lão Giáo
    Lão tử cho rằng vũ trụ bắt nguồn từ Đạo mà ra. Đạo là  (1) nguyên lý tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm; (2) là một nguyên lý rất huyền diệu do đấy mà sinh ra trời đất và vạn vật; (3) là một nguyên lý hoàn toàn siêu hình và bất khả tư nghị, không thể định danh nó, không thể phân chia nó. Về sau các triết gia Hy-lạp phát huy điều đó và quan niệm rằng Đạo là trật tự của vũ trụ, là một kiến thức tuyệt đối.
    Nhưng Đạo của KT khác với quan điểm Đạo của triết học Hy-lạp là: Ban đầu có Đạo, Đạo ở cùng Đức Chúa Trời, và Đạo là Đức Chúa Trời; Đạo là Thượng Đế Ngôi Hai sáng tạo vạn vật và vũ trụ; Đạo đó đã nhập thể mang hình hài thể xác con người để phó sự sống mình làm giá cứu chuộc nhân loại. Và nhờ Đạo đó tức là Chúa Giê-xu thì con người mới biết được Thượng Đế (Giăng đoạn 1).
3. Ý Niệm Về Sự Cứu Rỗi
Lão giáo dựa vào khả năng của con người để thực hiện sự cứu rỗi qua ba giai đoạn: thứ nhất phải tập đời sống giản dị dứt bỏ cái “ta” để đồng nhất với đạo; thứ hai là “ngộ đạo”; cuối cùng là “thoát tục”- là trạng thái lâng lâng khác thường, bay bổng lên tiên được ví như là trường sanh bất tử.
Chương IV- PHẬT GIÁO
     Phật giáo khởi thuỷ ở Ấn độ, truyền đi khắp xứ lân cận do hai đường bộ và thủy. Ngay đầu thế kỷ I, hạt giống bồ đề đã được trồng nhưng đến cuối thế kỷ II (189) và đầu thế kỷ III Phật giáo mới thực sự du nhập Việt Nam do ba đạo sĩ Thiên Trúc và một vị sư Trung Hoa truyền sang. Trải qua những thời kỳ khó khăn, bị đàn áp, thậm chí nhiều Phật tử đã tranh đấu hy sinh nhưng sau những năm 1963 các hội và các phái Phật giáo đã đoàn kết thành hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Sau năm 1975, Phật giáo cũng bị bắt bớ như nhiều tôn giáo khác tại Việt Nam. Hiện nay, Phật giáo là tôn giáo lớn nhất Á Đông.
1. Nguồn Gốc
     Người sáng lập ra Phật giáo là là Siddhartha (Tất Đạt Đa), họ Gautama (Cổ-Đàm), thuộc dòng Thích Ca, sinh năm 563 T.C tại xứ Nepal. Lớn lên trong cảnh trưởng giả, Thích Ca thấy đời là bể khổ, và con người là sinh lão bệnh tử, nên đến 29 tuổi (có sách nói 19 tuổi), người quyết định đi tu. Năm 35 tuổi, sau khi ngồi suy tư tại gốc cây bồ đề thì Thích Ca giác ngộ và thành Phật. Từ đó Thích Ca đi khắp nơi giảng thuyết về phép diệt khổ. Sau 45 thuyết giảng tức người được 80 tuổi biết mình sắp từ trần nên hội họp các môn đệ tại rừng Sa La để giảng giải lần chót- lời giáo huấn đó được gọi là Kinh Đại Bát Niết Bàn. Nói xong Kinh ấy một ngày một đêm thì viên tịch.
Giáo lý Phật giáo rất nhiêu khê, song tựu trung có ba điều căn bản.
- Thứ nhất là Tứ Thánh Đế gồm Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế; là “bốn cái chân lý huyền diệu mà ta có thể gọi là tất cả tinh hoa của Phật Giáo nguyên thủy. Đây là con đường đưa loài người đến chỗ diệt khổ.”
- Thứ hai là Vũ Trụ Quan là giáo lý luận về vũ trụ được vay mượn của Ấn độ giáo, nhấn mạnh thế giới vô biên, chúng sinh vô hạn lượng nhưng tất cả đều do “nghiệp” biến hiện… Nó được nối tiếp nhau như luật nhân duyên, nhân quả và luôn luôn biến chuyển, nếu bất động thì vạn vật sẽ tự diệt.
- Thứ ba là nghiệp báo luân hồi tức là đã có sinh ra tất phải chết đi, đã chết đi tất phải sinh lại, sinh tử, tử sinh, vô cùng, vô hạn, hết đời nọ đến kiếp kia, hết kiếp này đến đời khác. Nói nôm na cho dễ hiểu là ta sống đời này đây, nhưng ta đã sống kiếp trước rồi. Do kiếp trước của ta mà ta có kiếp này. Đời trước làm điều này thì có cái nghiệp tốt để báo ứng; người làm việc ác thì có nghiệp ác để báo ứng. Tự mình làm ra, rồi tự mình được hưởng hay phải chịu, chứ không có ai làm cho mình tránh được cái nghiệp của mình đã gây ra. Như thế, nghiệp được gọi là cái đạo báo ứng tự nhiên chí công.
2. Ý Niệm Về Thượng Đế
Ý niệm về Thượng Đế của Phật giáo như sau:
- Thứ nhất là Phủ nhận sự hiện diện của Đấng Tạo Hoá, nếu có thì chỉ đề cập Ngài là Đấng Chí Cao còn độc ác hơn cả loài người, Ngài chính là  Brahma của Ấn Độ giáo và đạo Bà-la-môn.
- Thứ hai cũng không tin có thần linh.
-  Thứ ba, Phật cũng phủ nhận thiên đàng, hỏa ngục, cũng không tin sự thưởng thiện phạt ác, vì con người bệnh và chết là do luật sinh hóa tự nhiên chứ chẳng do ý một vị thần linh nào cả mặc dù trong giáo lý Phật giáo thì lại tin điều đó.
- Thứ tư, Phật giáo tin niết bàn thì dành cho ai đã thoát được vòng luân hồi đó.
3. Ý Niệm Về Con Người
   Phật giáo cho rằng con người là một trong các sinh động vật, có những đặc tính ứu việt hơn với các loài động vật. Và Đạo Phật lấy con người làm cứu cánh và đối tượng chính để phục vụ và triển khai trong mọi sư như khổ đau, mê tối, siêu giới và tâm giới và cũng đặt con người trách nhiệm của chính cuộc đời mình là do mình “tự tác tự thụ”.
4. Ý Niệm Về Sự Cứu Rỗi
Đạo Phật giải thích nguyên nhân sự khổ là gì? Chính là lòng tham muốn của người ta: tham sống, tham sướng, tham mạnh. Và muốn được vào cõi niết bàn hay được sự giải thoát về nghiệp luân hồi thì con người phải trải qua Tứ Thánh Đế và đi vào Bát Chánh Đạo, tức là 8 con đường để tu cho thành chánh quả. Đến đây nhận thấy sự cứu rỗi theo Phật giáo là giải thoát khỏi khổ đau; Còn Cơ Đốc giáo là giải phóng khỏi tội lỗi và phục hòa với Đức Chúa Trời.
Đức Phật nói: “Ta đã tìm được con đường và bây giờ ta chỉ cho ngươi con đường đó”; còn Chúa Cứu Thế Giê-xu tuyên bố: “Ta là con đường ”.
Phật giáo đặt trọng tâm vào khả năng con người-nhu cầu ảnh hưởng-trong khi Cơ Đốc giáo đặt trọng tâm vào Đức Chúa Trời-mục đích và sự cung ứng của Ngài là ân điển do đức tin nơi Chúa Giê-xu để có được (Êphê 2: 1- 9).
Chương V- MUỐN CHỨNG ĐẠO CHO DÂN VIỆT
Để có thể chứng đạo hữu hiệu cho dân Việt, ta nên để ý các nguyên tắc quan trọng như sau:
1. Chấp Nhận Bối Cảnh Tôn Giáo Sẵn Có Của Dân Việt tức là chứng đạo viên cần chấp nhận cả con người lẫn bối cảnh tôn giáo của họ đang sinh hoạt ngõ hầu để có được cuộc đối thoại thêm thân mật và có hiệu quả chứ không phải tiếp xúc với họ với cương vị Thánh nhân và tội nhân.
2. Khởi Đầu Từ Một Nhu Cầu tức là chứng đạo viên phải nhạy bén trong việc đáp ứng nhu cầu  của người mà mình muốn chứng đạo từ thuộc linh đến được cả thuộc thể.
3. Cởi Mở Ngay Thật Khi Giao Tiếp Với Người Khác tức là chứng đạo viên hã cởi mở ngay thật trong lúc làm chứng về Chúa.
4. Tránh Tranh Biện vì “Trong các cuộc tranh biện không ai thắng hết. Thực vậy, vì nếu bạn thua... thì là thua rồi. Mà nếu bạn thắng thì... bạn cũng thua nữa.” – Carnegie nhận định. Áp dụng vào việc chứng đạo, ta nhận được bài học này: muốn đưa dẫn người khác đến với Chúa ta không bao giờ được tranh biện.
5. Sử Dụng Từ Ngữ Thích Hợp Với Bối Cảnh Tôn Giáo Của Việt Tộc tức là chúng ta nên chọn dùng những từ ngữ để trình bày sứ điệp Phúc Âm dễ hiểu trong bối cảnh văn hoá cũng như tôn giáo ở địa phương hay người mà mình muốn chứng đạo.

***************

PHẦN THỨ TƯ:
VĂN HÓA CỦA DÂN VIỆT TRONG SỰ CHỨNG ĐẠO
& NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỨNG ĐẠO

Chương 1- CÁC ĐẶC TÍNH VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA DÂN VIỆT
Để chứng đạo có kết quả trong cộng đồng người Việt, chứng đạo viên cần hiểu rõ về yếu tố văn hoá tôn giáo.
1. SỰ GẮN BÓ ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Bởi người Việt rất gắn bó với niềm tin tôn giáo mình đã tin, nên họ hay biện những lý do khi tiếp nhận Phúc Âm như những lý do sau: (1) Đạo Nào Cũng Tốt; (2) Đạo Chúa là của Tây Phương; (3) Tin Chúa Rồi Sẽ Không Còn Được Thờ Cúng Tổ Tiên; vvv….
2. TÍNH CẦN CÙ
 Bản tính của dân Việt là siêng năng chăm chỉ, chịu khó, chịu đựng và cần cù. Do đó ta nên biết để cảm thông, đồng thời tìm kiếm và bắt lấy cứ dịp tiện có thể được để đến với họ, để chia sẻ Phúc Âm tình yêu thương cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho họ.
Chương II- NIỀM TIN NƠI THƯỢNG ĐẾ CỦA VĂN HÓA VIỆT TỘC
     Dân Việt từ lúc còn sống trong bộ lạc Giao Chỉ trải qua 5000 năm đều có một niềm tin nơi Thượng Đế thường gọi là ông Trời. Và niềm tin đó đã được thể hiện qua những tục ngữ, ca dao và thi phú.
1. SỬ DỤNG TỤC NGỮ, CA DAO TRONG LÚC TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM
Bởi niềm tin truyền thống về ông Trời của dân Việt  là Đấng Tạo Hóa đầy quyền phép an bài mọi sự . Là chứng đạo viên có thể dùng những tục ngữ, ca dao để làm chứng, giãi bày Thượng Đế là Đấng Tạo Hoá dựa trên niềm tin phổ quát đó để dẫn dắt đến kế hoạch cứu rỗi của Ngài.
Ca dao, tục ngữ hay được dùng cho chứng đạo là:
Lạy Trời mưa xuống; Lấy nước tôi uống; Lấy ruộng tôi cày; Lấy bát cơm đầy; vvvv….
2. SỬ DỤNG THI VĂN TRONG LÚC TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM
Niềm tin vào Thượng Đế chẳng những chỉ thấy nơi giới bình dân ít học, mà còn ở các nhà thơ tên tuổi.- TGSGK Như tác phẩm của Hàn Mạc Tử viết:
 Tôi van lơn thầm nguyện Chúa Giê-xu
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối.
Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng
Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng
Nhận tôi đi dù địa ngục thiên đường.
Huy cận cũng viết về Thượng Đế.
Như vậy tâm tình, tấm lòng của dân Việt rất gắn bó đối với niềm tin nơi Thượng Đế nên chứng đạo qua đó khích lệ giải thích thêm rằng niềm tin đó chưa đủ cần có một đức tin để được cứu rỗi là con người phải tiếp nhận Thượng Đế làm Chúa, làm Chủ đời mình, theo như lời Thánh Kinh chép: “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1:12). Động từ “tin nhận” ở đây bao hàm việc chấp nhận có Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá; và tin rằng Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại; và con người hoàn toàn sa ngã; và cũng phải tin rằng Chúa Giê-xu là Con Độc Sanh đã nhập thế, nhập thể làm người và chịu chết trên thập tự có quyền ban cho nhân loại sự sống đời đời và giải thoát con người khỏi quyền lực của tội lỗi duy nhất trong Ngài mà thôi.

PHẦN THỨ NĂM:
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỨNG ĐẠO

Chương I- ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CHỨNG ĐẠO
Qua các sách Phúc Âm cho thấy Chúa Giê-xu đã chọn chúng ta cho một mục đích trở thành chứng nhân có kết quả cho Ngài như trong Giăng 15: 16 “Ta đã chọn và lập các ngươi để cho các ngươi đi và có kết quả…” (xem thêm Ma-thi-ơ 4: 1-25, Giăng 14: 12).
Để trở thành người truyền bá Phúc Âm có kết quả, mỗi chúng ta phải đáp ứng được những điều kiện sau:
1. CHỨNG ĐẠO VIÊN PHẢI BIẾT CHẮC MÌNH ĐÃ ĐƯỢC CỨU RỖI
Chúng ta không thể cho cái mình không có tức là nếu chúng ta là người đang chết đuối thì không thể đưa tay cứu giúp người khác sắp chết đuối được. Cũng vậy chứng đạo viên trước khi ra làm chứng phải kinh nghiệm được chính mình có được sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế thì mới chia sẻ được sự kinh nghiệm cứu rỗi đó cho người khác được.
Tiếp nữa, việc chứng đạo không phải là ý muốn của con người mà được mà bởi do Đức Thánh Linh thúc giục (Công vụ 1: 8) vì thế người truyền bá Phúc Âm phải là một tạo vật mới trong Chúa (II Cô-rinh-tô 5: 17), được sinh lại trong Ngài (Giăng 3: 4), phải vượt khỏi sự chết đến sự sống (I Giăng 5: 24).
2. CHỨNG ĐẠO VIÊN PHẢI BIẾT KINH THÁNH
Ôi chao, nếu đi truyền giảng về Phúc Âm mà lại không biết Phúc Âm thì nói thế nào được. Chính vì điều đó điều kiện thứ hai cần phải có của người truyền giảng Phúc Âm bắt buộc phải biết KT, không chỉ thế thôi phải am hiểu KT, phải tin cậy vào quyền năng của Lời KT nữa. Đó là vũ khí của Thánh Linh trong sứ mạng dắt đưa nhiều người về với Ngài (Ê-phê-sô 6: 1- 5).  Lời Chúa khẳng định rằng: “Lời Ngài sống động và đầy năng lực, sắc hơn gươm hai lưỡi, mổ xẻ hồn linh, xương tủy, phân tích tư tưởng và ước vọng trong lòng ” (He-bo-ro 4:12 BDY).
3. CHỨNG ĐẠO VIÊN PHẢI CÓ LÒNG YÊU THƯƠNG LINH HỒN HƯ MẤT
Thực sự nếu không có tình yêu thương đối với linh hồn hư mất thì bạn không thể ra đi chứng đạo cho họ được. Bởi vì yêu mà Chúa Giê-xu từ bỏ vinh hiển trên Thiên Đàng nên nắm giữ để xuống thế gian này “tìm và cứu người hư mất”. Và thập tự giá là bằng chứng tột cùng của tình yêu lớn đó. Do vậy chứng đạo viên cần noi bước chân Chúa vì yêu mà đến với những linh hồn hư mất với mục đích “tìm cho kỳ được” (Lu-ca 15: 1- 8) và hãy có lòng trắc ẩn đó như Phao-lô đã có, như John Welch, Henry Martin và cũng đồng thanh như John Knox rằng: “Lạy Chúa, xin cho con xứ….[ thay bằng Việt Nam]. Bằng không xin Chúa cho con qua đời” được không ạ?
4. CHỨNG ĐẠO VIÊN PHẢI LÀ NGƯỜI CẦU NGUYỆN
Lời Chúa có chép rằng: “Anh em không được điều mình mong muốn vì anh em không cầu xin Chúa” (Gia-cơ 4:2DBY) và Thi 126:5   Kẻ nào gieo giống mà giọt lệ, Sẽ gặt hái cách vui mừng.  Và trong Công vụ 26: 18 “… [hãy] đến các dân tộc ấy để mở mắt họ, dìu dắt họ từ tối tăm qua sáng láng, từ quyền lực Sa-tan quay về Thượng Đế” Và chúng ta đi chứng đạo là đang đánh trận với quyền lực của thế giới tối tăm và chông lại các lực lượng của tà linh” (Êphêsô 6:12). Nếu bằng sức riêng con người không thể chông cự trong trận chiến này. Phải cầu nguyện trong đức tin và không bao giờ sợ hãi. Như vậy chúng ta chu toàn việc rao giảng Phúc Âm Chúa giao được (Mathiơ 28:19-20; I Tim 4:1- 2; Công vụ 1: 8).
Chúng ta không chỉ cầu nguyện cho những linh hồn hư mất để chứng đạo có kết quả mà chúng ta còn cầu nguyện tiếp tục khi họ đã tin nhận Chúa, và tiếp tục cầu nguyện trong những quá trình mình chăm sóc họ nữa. Và hãy tiếp tục cầu nguyện không thôi, đừng bỏ cuộc.
Chương II- VAI TRÒ CỦA THÁNH LINH TRONG VIỆC CHỨNG ĐẠO
Chứng đạo là sứ mạng giao giảng Phúc Âm trong quyền năng Đức Thánh Linh. Và hiển nhiên không có Đức Thánh Linh thì không thể thực hiện công tác truyền bá Phúc Âm của Đức Chúa Trời được. Dưới đây là những vai trò của Thánh Linh trong việc chứng đạo:
1. LỜI HỨA BAN THÁNH LINH
Trong KT Cựu ước đã nhiều lần dự ngôn về sự ban Đức Thánh Linh như trong Ê-sai 44: 3, Ê-xê 39:  29; Giô-ên 2: 28- 29; Xa-cha-ri 12: 10.
2. SỰ ĐẦY DẪY THÁNH LINH
Trong KT Tân ước một điều nhấn mạnh và không thể chối cãi được là Đức Chúa Giê-xu hoàn tất sứ mạng của Ngài trên đất trong quyền năng Thánh Linh. Chúa Giê-xu sinh ra bởi Thánh Linh, vào sự thử thách trong đồng vắng cũng bởi đầy dẫy Đức Thánh Linh thúc giục, giảng dạy trong quyền năng Đức Thánh Linh, nhờ Đức Thánh Linh phó sự sống là sinh tế cho Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 9: 14) và Ngài đã sống lại do quyền năng Thánh Linh (Ro-ma 8:11). Và trước khi thăng thiên Chúa Giê-xu hứa ban Thánh Linh cho môn đồ Ngài, và Thánh Linh đến thế gian này để cáo trách thế gian về tội lỗi, sự công bình, và sự phán xét.
Và các môn đồ của Chúa Giê-xu nhận lãnh sự đầy dẫy Đức Thánh Linh và thi hành công tác của Ngài giao phó cách có kết quả như sứ đồ Phao-lô (Công vu 9: 20), Ba-na-ba (11: 24), … đã  dìu dắt nhiều người đến với Chúa.
3. SỰ HƯỚNG DẪN CỦA THÁNH LINH
Trong quyển sách Tôi Tin Nơi Việc Chứng Đạo của David Watson viết về sự hướng dẫn của Thánh Linh với con cái Ngài qua 3 cách:
* Sự Hướng Dẫn Tự Nhiên: đó là qua những việc hàng ngày (Công vụ 3: 1) hay thói quen (Công vụ 17: 2) Đức Thánh Linh tác động và sử dụng những việc đó để làm những công việc siêu nhiên cho Đức Chúa Trời trong việc chứng đạo.
* Sự Hướng Dẫn Qua Các Biểu Quyết Chung: đó là những quyết định được quyết định thông qua các buổi họp hay thảo luận chung trong sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh (như trong Công vụ đoạn 15).
* Sự Hướng Dẫn Đặc Biệt: đó là công việc Đức Thánh Linh bày tỏ cho cá nhân mà Ngài muốn người đó làm trong những trường hợp Chúa muốn. Như Phi-líp được hướng dẫn bởi Thánh Linh trong sa mạc để chứng đạo cho hoạn quan Ê-thi-ô-bi, như A-na-nia trong việc đặt tay trên Sau-lơ (Công vụ 9), như trong việc biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ trong Công vụ 13: 1- 3 ….
4. BÍ QUYẾT ĐƯỢC ĐẦY DẪY THÁNH LINH
Được đầy dẫy Đức Thánh Linh không phải là được Ngài nhiều hơn mà là Thánh Linh được chúng ta nhiều hơn tức là Thánh Linh tể trị hướng dẫn mọi khía cạnh của đời sống chúng ta.
Để được đầy dẫy Đức Thánh Linh trước hết người đó phải ăn năn tội. Tiếp đến là vâng phục sự tể trị, hướng dẫn của Ngài trong mọi sự. Thứ ba, người đó phải có tấm lòng khao khát được đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Như vậy, người được đầy dẫy Thánh Linh trong việc chứng đạo là người có đời sống mặc lấy quyền năng và được Ngài hướng dẫn để làm nhiều việc kỳ diệu cho Đức Chúa Trời.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, nhu cầu Việt Nam cần được cứu là những người ra đi rao giảng Phúc Âm phải được đầy dẫy Đức Thánh Linh, mới có thể “đi khắp nơi, công bố Phúc Âm cho cả nhân loại” (Mác 16:15 ).

*******************
PHẦN THỨ SÁU-
THỰC HÀNH CHỨNG ĐẠO

Chương I- TRÌNH BÀY PHÚC ÂM
1. TUYỂN CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHỨNG ĐẠO
Có nhiều phương phá để trình bày Phúc âm cho người khác và cũng không có một phương pháp nào được gọi là hoàn hảo hay cho toàn mọi người. Vì là mỗi phương pháp luôn có ưu và khuyết điểm nên chứng nhân cần phải nhờ cậy Đức Thánh Linh để chứng đạo, phải phụ thuộc vào Ngài để có kết quả trong việc chứng đạo.
Để chọn phương pháp chứng đạo chúng ta căn cứ trên các câu hỏi sau:
- Thứ nhất, phương pháp chứng đạo đó có đặt nền tảng trên Lời Đức Chúa Trời không? Tức là phương pháp đó chỉ có lời Chúa bị én vào hay là Lời Chúa là trọng tâm, nền tảng; điều này sứ đồ Phao-lô khẳng định: “chúng tôi chẳng rao giảng chính mình chúng tôi, nhưng rao giảng Đức Chúa Giê-xu Christ, tức là Chúa” (2Cô rinh tô 5:4). 
- Thứ hai, phương pháp đó có đặt Chúa Giê-xu làm trọng tâm không? Nếu phương pháp mà không có Chúa Giê-xu làm trọng tâm thì đâu có là làm chứng về Ngài (Công vụ 1: 8) Vì chính Ngài mới là đường đi, là chân lý, là sự sống và nếu không bởi Ngài thì không ai đến được với Đức Chúa Trời (Giăng 14: 6).
- Thứ ba, phương pháp đó có dễ nhớ không? Tức là phương pháp đó không khó quá cũng không sơ sài quá, cần đầy đủ và dễ nhớ.
- Thứ tư, phương  pháp đó có huấn luyện lại cho người khác không? Tức là tài liệu đó có dễ dàng cho việc huấn luyện, hướng dẫn cho những tín hữu khác trong việc chứng đạo không?
- Thứ năm, phương pháp đó có hiệu quả như thế nào?  Tức là tính kết quả của phương pháp đó ra sao, mang lại kết quả như thế nào, có khó khăn nào không khi ứng dụng?
2. CĂN BẢN PHÚC ÂM
Điều ngắn nhất và không thể thiếu được khi một người trình bày Phúc Âm của Chúa Giê-xu cho người khác thì người đó phải trình bày ít nhất 4 điều sau đây:
- Thứ nhất phải cho tín nhân biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá, Ngài yêu thương nhân loại và có mục đích kỳ diệu cho con người. (Sáng 1: 1, Giăng 3: 16)
- Nhưng con người đã không vâng lời và khước từ Ngài, đã phạm tội; và mọi người đều đã phạm tội và hậu quả của tội lỗi là nhận án phạt sự chết đời đời. (Rô-ma 3: 23, 6: 23)
- Trong lúc con người đang chết vì tội lỗi mình thì bởi tình yêu lớn của Đức Chúa Trời nên Ngài đã ban Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-xu đến thế gian này làm giá chuộc tội nhân loại, dẫn con người phục hồi mối thông công đã bị gãy đổ với Đức Chúa Trời.
- Và để nhận được những điều mà Chúa Giê-xu đã làm thì con người phải xưng nhận tội lỗi mình với Chúa và đồng thời tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa, làm chủ đời sống mình và thờ phượng Ngài trọn đời.
Chương II- PHƯƠNG PHÁP CHỨNG ĐẠO CỦA C.S. LOVETT
Đây là phương pháp do C.S. Lovett khởi xướng còn được gọi là ““phương pháp tấn công”. Và để thực hành, chứng đạo viên cần bắt đầu một trong ba câu hỏi sau: 1. Bạn có thích tìm hiểu về tâm linh không? 2. Có có bao giờ nghĩ bạn sẽ trở thành cơ đốc nhân tức là người tin Chúa Giê-xu chưa? 3. Nếu có ai hỏi bạn rằng Cơ Đốc nhân là thế nào thì bạn sẽ trả lời ra sao?
Và khi thấy người nghe có ý tích cực để tiếp nhận thì chứng đạo viên sẽ xin phép để giải thích cho thân hữu đó hiểu biết thêm qua 4 câu KT sau:
1. Ro-ma 2:23 [đính chính là 3: 23 BQĐ]
Ro 3:23   vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bày tỏ có thân hữu biết rằng không có ai trên thế gian này là không phạm tội.
2.Rô-ma 6:23
23 Vì tiền công của tội lỗi là sự chết. Chứng đạo viên cần nhấn mạnh cho thận hữu nhận biết rằng hậu quả [hay cái giả phải trả cho] của tội lỗi là sự chết đồng thời giới thiệu Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng trả nợ tội và ban cho nhân loại quà tặng sự sống vĩnh viễn khi người đó tin nhận Ngài bởi KT chép rằng:
3. Giăng 1:12
12 Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.  Và còn nữa là khi tiếp nhận Ngài thì chúng ta được trở nên con cái Ngài.
4. Khải huyền 3:20
20 Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta. KT nhấn mạnh rằng Chúa Giê-xu đang đứng ngoài cửa tấm lòng bạn, Ngài đang chờ bạn mở tấm lòng bạn để tiếp nhận Ngài bằng lời cầu nguyện đồng ý mời Chúa Cứu Thế Giê-xu bước vào đời sống mình.
Nếu còn chưa sẵn sàng, bạn có thể cầm tay hay khoắc vai thân hữu đó (nhớ là phải cùng giới tính mới làm được) thì sẽ tạo một cảm giác “thúc bách tâm lý” hơn cho thân hữu.
Nếu thân hữu cầu nguyện rồi, thì bạn cầu nguyện tạ ơn chúc phước cho thân hữu rồi tặng thân hữu cuốn sách nhỏ chứng đạo và nhớ ghi tên thân hữu đó vào sổ danh sách chăm sóc tân tín hữu.
5. NHẬN ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG ĐẠO CỦA LOVETT
*Phương pháp này có lợi điều sau:
- Dễ nhớ vì chỉ có ba câu hỏi để giới thiệu vào đầu câu chuyện và 4 cầu KT.
- Tài liệu chứng đạo tặng cho thân hữu đơn giản ít tốn kém.
* Điểm yếu của phương pháp này:
- Phương pháp này chưa hướng dẫn trình bày đầy đủ về Phúc Âm nên rất có nhiều trường hợp xảy ra khi chứng đạo viên mời tiếp nhận Chúa là “từ từ để tôi tìm hiểu cho rõ, rồi tôi mới tiếp nhận”.
- Có “dính” một chút về “thủ đoạn” tâm lý.
- Chưa bày tỏ rõ về lẽ đạo ăn năn.
Chương III- KẾ HỌACH CỨU RỖI QUA NHỮNG CÂU THÁNH KINH
Đây là phương pháp sử dụng 7 câu Thánh Kinh để làm thành dàn bài về kế họach cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.
Mở đầu câu chuyện, chứng đạo viên có thể đặt những câu hỏi cho thân hữu là: Bạn có biết ở đây có bao nhiêu nhà thờ/ hội thánh tin lành không? Bạn thích chương trình tôn giáo nào trên truyền hình? Theo bạn thì thế nào là một người tin Chúa? Thật thú vị khi có nhiều người cùng niềm tin giống nhau, nếu bạn có thời giờ tôi muốn chia sẻ cho bạn về 7 câu KT nói về kế hoạch cứu rỗi diệu kỳ của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại trong đó có tôi và bạn?
Rồi chứng đạo viên nói tiếp: bây giờ tôi có thể chia sẻ điều đó cho bạn được chứ?
Nếu thân hữu đồng ý, chứng đạo viên cần làm theo dàn bài như sau:
1. THƯỢNG ĐẾ LÀ TÌNH YÊU (Giăng 3:16)
 Trình bày Đức Chúa Trời là Đấng Thần Linh là Đấng Tạo Hoá, dựng nên con người là đối tượng của tình yêu Ngài. Ngài chẳng những ban cho con người chúng ta sự sống sung mãn mà còn ban cho chúng ta sự sống đời đời nữa.
2. TỘI LỖI LÀ VẤN ĐỀ NAN GIẢI (Ro-ma 3:23)
Chứng nhân cần bày tỏ cho thân hữu nhận biết rằng, con người luôn có bản tính xu hướng về tội lỗi vì con người đầu tiên đã phạm tội không vâng lời Đức Chúa Trời nên tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian này. Và do “sự gian ác đó đã làm chúng ta xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa” (Es 59:2).
3. TỘI LỖI PHẢI BỊ HÌNH PHẠT (Ro-ma 6:23)
“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết. ..” Vì bởi bản tính công bình thánh khiết của Đức Chúa Trời nên Ngài đòi hỏi Ngài phải hình tội lỗi. Và nếu cứ tiếp tục sống trong tội lỗi “sẽ bị hình phạt đời đời trong địa ngục” (IITe 1:9).
4. CỨU THẾ ĐÃ GÁNH LẤY ÁN PHẠT TỘI LỖI (Ro-ma 5:8)
Bày tỏ Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Chuộc, Ngài đã chết, và đã sống lại đắc thắng tội lỗi và sự chết nên mới có quyền tha thứ tội lỗi.
5. CHỈ CÓ CHÚA CỨU THẾ BAN ƠN CỨU RỖI (Công Vụ 4:12)
Bày tỏ cho thân hữu biết rằng chỉ có Ngài là con đường duy nhất đế dẫn con người đến với Đức Chúa Trời mà thôi, chứ không phải là công đức của con người mà được.
6. CHÚA CỨU THẾ ĐANG CHỜ BẠN TIẾP NHẬN NGÀI (Khải huyền 3:20)
Chúa Cứu Thế đang đứng ngoài cửa lòng bạn. Ngài chờ bạn ăn năn và mời Ngài bước vào để làm Chúa và Chủ của đời bạn.
7. BẠN PHẢI TIẾP NHẬN CHÚA CỨU THẾ CÁCH CÁ NHÂN (Giăng 1:12)
Nhấn mạnh rằng tiếp nhận Chúa Giê-xu là con đường duy nhất để bạn được cứu rỗi và nhận được sự sống và sự sống đời đời, bạn được gọi là con của Ngài và được phục hoà cùng với Ngài.
8. NHẬN ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP “KẾ HỌACH CỨU RỖI QUA NHỮNG CÂU THÁNH KINH”
* Ưu điểm: không thấy sử dụng “thủ đoạn” tâm lý ở đây, trình bày khá đầy đủ về Phúc âm hơn phương pháp của Lovett.
Chương IV- BỐN ĐỊNH LUẬT THUỘC LINH CỦA BILL BRIGHT
Giới thiệu: Chứng nhân có thể mở đầu câu chuyện bằng cách giới thiệu về những định luật vật lý mà thân hữu đó hiểu được rồi khẳng định rằng “cũng vậy cũng có những định luật thuộc linh chi phối sự đời sống tâm linh của bạn” mà bạn đã nghe chưa?
Nếu thân hữu đáp ứng cách tích cực thì chứng nhân cần trình bày như sau:
1. ĐỊNH LUẬT MỘT
THƯỢNG ĐẾ THƯƠNG YÊU BẠN VÀ ĐÃ HOẠCH ĐỊNH MỘT CHƯƠNG TRÌNH KỲ DIỆU CHO ĐỜI SỐNG BẠN
Nói về Tình Thương Yêu Của Đức Chúa Trời (Giăng 3: 16) và chương trình của Ngài (Giăng 10: 10).
2. ĐỊNH LUẬT HAI
CON NGƯỜI PHẠM TỘI VÀ BỊ PHÂN CÁCH VỚI THƯỢNG ĐẾ NÊN KHÔNG THỂ HIỂU BIẾT CÙNG KINH NGHIỆM ĐƯỢC TÌNH YÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG MÌNH.
Bày tỏ Con Người Là Tội Lỗi  (Rô-ma 3: 23) bị phân cách với Đức Chúa Trời (Rô-ma 6: 23) bằng một vực sâu phân cách và mọi nỗ lực của con người vươn tới Đức Chúa Trời để mong có được đời sống phong phú, vĩnh phúc.
3. ĐỊNH LUẬT BA
CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU LÀ GIẢI PHÁP DUY NHẤT CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐỐI VỚI TỘI LỖI CỦA LOÀI NGƯỜI. NHỜ CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU BẠN CÓ THỂ NHẬN BIẾT CÙNG KINH NGHIỆM TÌNH YÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG BẠN.
Bày tỏ Chúa Cứu Thế Giê-xu Đã Chết Thay Cho Chúng Ta (Ro 5: 8) và Ngài cũng là Con Đường Duy Nhất nối liền vực sâu ngăn cách chúng ta với Ngài.
4. ĐỊNH LUẬT BỐN
MỖI NGƯỜI CHÚNG TA PHẢI ĐÍCH THÂN TIẾP NHẬN CHÚA GIÊ-XU LÀM CỨU CHÚA CỦA RIÊNG MÌNH, NHIÊN HẬU CHÚNG TA MỚI CÓ THỂ HIỂU BIẾT CÙNG KINH NGHIỆM TÌNH YÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐỐI VỚI CUỘC ĐỜI CHÚNG TA.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu (Giăng 1: 12) được thể hiện qua đức tin (Ê-phê-sô 2: 8-9) và bằng cách đích thân mời Ngài  (Khải huyền 3: 20).
5. Phương pháp sử dụng tài liệu “Bốn định luật thuộc linh”
Hai vòng tròn dưới đây tiêu biểu cho hai hạng đời sống:
* ĐỜI SỐNG DO BẢN NGÃ LÀM CHỦ
+ Bản ngã hay cái tôi ngồi trên ngai
+ Chúa Cứu Thế Ở bên ngoài đời sống
+ Những sở thích dưới quyền điều khiển của cái tôi, kết quả thường là hỗn loạn và thất vọng
* ĐỜI SỐNG DO CHÚA CỨU THẾ LÀM CHỦ
+ Chúa Cứu Thế ngồi trên ngai của đời sống
+ Bản ngã (cái tôi) bị hạ bệ
+ Những sở thích đặt dưới quyền điều khiển của Thượng Đế vô hạn, kết quả là sự hoà hợp chương trình của Thượng Đế
Vòng tròn nào tượng trưng cho đời sống bạn đúng nhất?
Bạn muốn vòng tròn nào tượng trưng cho đời sống mình?
* Làm Thế Nào Để Biết Chúa Cứu Thế Giê-xu Có Ngự Trong Đời Sống Bạn?
Chứng nhân cần chỉ cho thân hữu nhận biết rằng khi mình tin nhận Chúa thì Ngài đã ngự vào trong đời sống của tín nhân ngay trong giây phút đó và cũng hướng dẫn thân hữu đó đừng tin cậy nơi cảm giác của mình mà hãy tin cậy vào điều Ngài đã hứa rằng khi bạn tin nhận Ngài làm chủ cuộc đời mình thì mọi tội lỗi của bạn được tha thứ, Chúa Cứu Thế ngự vào đời sống bạn, bạn trở nên con cái của Thượng Đế và bắt đầu sống cho mục đích mà Chúa tạo dựng nên bạn.
Và để đời sống tâm linh tăng trưởng bạn cần tin cậy Chúa, cầu nguyện, đọc Lời Thượng Đế mỗi ngày, vâng phục Ngài, làm chứng về Ngài, để cho Đức Thánh Linh điều khiển cuộc đời và ban quyền năng cho đời sống mình và chớ bỏ sự nhóm lại.
5. NHẬN ĐỊNH VỀ “BỐN ĐỊNH LUẬT THUỘC LINH”
* Lợi điểm: 1. dễ thực hành, có hình vẽ cùng với KT trích dẫn giúp chứng đạo viên dễ diễn giải và thân hữu hiểu được điều chứng nhân nói. 2. Kết quả đầy khích lệ  3. Lời mở đầu sách đầy tích cực và hứng thú khi nói về tình yêu 4. Chú trọng chức vụ của Thánh Linh
*Điểm yếu: 1. Cầm sách đọc giống như một công thức, chưa xuất phát từ trong tấm lòng cưu mang Phúc Âm 2. Nói một cách máy móc vì nói theo sách nên đánh mất sự dẫn dắt của Thánh Linh (mặc dù sách có nói về chức vụ Thánh Linh) 3. Cũng không nhấn mạnh về lẽ đạo ăn năn 4. Có phần liên quan đến lai thế học khó để giải thích cho thân hữu hiểu trong một thời gian ngắn nhất định.
Chương V- NỖ LỰC TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM CỦA D. JAMES KENNEDY
Với hai câu hỏi để bắt đầu công việc chứng đạo cho thân hữu như sau: Câu hỏi 1: Giả định trong lúc chúng ta đang nói chuyện đây, một chuyện không may xảy đến (bom nguyên tử nổ v.v...) và cả hai chúng ta đều qua đời. Tôi biết chắc rằng sau khi chết tôi sẽ được lên thiên đàng, không rõ trong cuộc sống tâm linh hiện tại của ông, ông có biết chắc chắn rằng ông qua đời hôm nay ông sẽ được lên Thiên đàng không? Câu hỏi 2: Nếu chúng ta qua đời hôm nay và ứng hầu trước mặt Thượng Đế, rồi Ngài hỏi chúng ta rằng: Tại sao ta cho con vào Thiên đàng? Tôi biết tôi sẽ trả lời với Chúa như thế nào, còn ông thì sao?
Nếu thân hữu có đáp ứng tích cực của cuộc nói chuyện, chứng nhân bắt đầu chia sẻ với bố cục trình bày như sau:
BỐ CỤC TRÌNH BÀY PHÚC ÂM
1. LỜI MỞ ĐẦU
A. Đời sống thế tục của họ
B. Bối cảnh tôn giáo của họ
C. Hội Thánh của chúng ta
D. Lời chứng cá nhân và / hoặc của Hội Thánh
E. Hai câu hỏi chẩn đoán
2. PHÚC ÂM
A. ÂN PHÚC
1. Thiên đàng là tặng phẩm biếu không (Ro-ma 6:23)
2. Chẳng thể nhờ công đức riêng hoặc vì xứng đáng mà được (Eph Ep 2:8, 9)
B. NGƯỜI
1. Là tội nhân (Mat Mt 5:48; Ro-ma 3:23; Gia Gc 2:10)
2. Không thể tự cứu mình (Eph Ep 2:8, 9; CoCl 1:20-22)
C. THƯỢNG ĐẾ
1. Hay thương xót cho nên không muốn hình phạt chúng ta (GiGa 3:16; Ro-ma 5:8; IIPhi 2Pr 3:9)
2. Công bình vì vậy phải hình phạt tội lỗi (Ro-ma 6:23; IITe 2Tx 1:9; HeDt 9:27)
D. CHÚA CỨU THẾ
1. Ngài là ai - Thần Nhân vô hạn (GiGa 1:1, 14; 10:30; 20:28)
2. Ngài đã làm gì - Ngài đã trả giá tội lỗi cho chúng ta đồng thời sắm một chỗ ở thiên đàng và biếu cho chúng ta như một tặng phẩm (IICo 2Cr 5:14, 21; IPhi 1Pr 1:18, 19)...
E. ĐỨC TIN
1. Không phải là gì - chẳng phải là sự thừa nhận theo trí khôn hoặc niềm tin tạm thời (Eph Ep 2:9).
2. Nhưng là gì - duy tin cậy một mình Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi (GiGa 3:16, 18, 36; 6:47; Công Vụ 4:12).
3. SỰ TÍN THÁC
A. CÂU HỎI ĐỂ BIẾT CHẮC: Bạn thấy những điều tôi vừa trình bày có rõ cho bạn không?
B. CÂU HỎI TÍN THÁC: Bạn có muốn nhận tặng phẩm này để được sự sống vĩnh viễn không?
C. LÀM SÁNG TỎ TỰ TÍN THÁC
1. Thuyên chuyển lòng tin
2. Nhận Đấng Christ phục sinh và hiện đang sống
3. Nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa (KhKh 3:20)
4. Nhận Đấng Christ là Chủ
5. Ăn năn tội
D. LỜI CẦU NGUYỆN TÍN THÁC
1. Cầu nguyện cho người - để hiểu, ăn năn và tin
2. Cầu nguyện với người - từng câu ngắn
3. Cầu nguyện cho người - để được bảo đảm
E. SỰ BẢO ĐẢM ƠN CỨU RỖI - xin cho phép tôi chỉ bạn một điều quan trọng mà Chúa Cứu Thế nói về việc bạn vừa thực hiện (GiGa 6:47)
4. CHĂM SÓC TRỰC TIẾP
A. THÁNH KINH - hẹn 7 ngày gặp lại
B. CẦU NGUYỆN
C. THỜ PHƯỢNG
D. TƯƠNG GIAO
E. LÀM CHỨNG
6. NHẬN ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP “NỖ LỰC TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM”
*Ưu điểm:
- Mang tính thần học vững chắc
- Trình bày khá đầy đủ về ân điển, con người, Chúa Giê-xu và đức tin
- Tạo cơ hội cho mọi tín hữu trong HT đều chứng đạo
- Làm sáng tỏ chân lý cứu rỗi
* Nhược điểm:
- Không nhấn mạnh tính cứu rỗi trọn vẹn tức là đời sống bên trong con người đã được thay đổi và không còn bị nô lệ dưới tội lỗi.
- Chưa bày tỏ được dấu hiệu bên ngoài của một người tin Chúa.
- Thiếu sự nhấn mạnh về sự ăn năn
- Thiếu chức vụ của Thánh Linh
- Chú trọng quá về kết quả chứng đạo
- Thời gian huấn luyện cho phương pháp này khá là lâu.
- Đối với thần học thì hai câu hỏi chuẩn đoán/ giới thiệu ban đầu rất đùng nhưng đối với văn hoá Việt Nam và đặc biệt đối với những cao niên thì hai câu hỏi đó giống như là một lời trù oẻ, cần nên thay đổi như sau: “Tất cả chúng ta phải từ giả cõi đời một ngày nào đó, và đôi khi ngày ấy đến sớm hơn chúng ta nghĩ. Nếu điều đó xảy đến cho tôi và ông/bà...”


PHẦN THỨ TÁM
CHĂM SÓC TÂN TÍN HỮU
Chương I- TRONG NGÀY QUYẾT ĐỊNH TIN CHÚA
Khi chúng ta chứng đạo mà người đó nhậm lời chúng ta cầu nguyện thì đó là đặc ân và là sự vui mừng lớn cho chúng ta (Lu-ca đoạn 15). Bên cạnh phước hạnh đó chúng ta còn có trách nhiệm là chăm sóc tân tín hữu.  Mục đích chăm sóc là để tân tín hữu đó đạt được “ bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ.” (Ê-phê-sô 4: 13) và đó cũng là điều Phao-lô và Ba-na-ba đã làm sau khi rao giảng Phúc âm đưa nhiều người về với Chúa (xem Công vu 14: 21 bằng cụm từ  trở lại, giục lòng, khuyên bảo”).
1. SAU KHI THÂN HỮU CẦU NGUYỆN TIẾP NHẬN CHÚA
Sau khi thân hữu cầu nguyện tin Chúa, chúng ta hãy khẳng định cho tân hữu biết chắc chắn rằng khi tin nhận Ngài thì mình được sự cứu rỗi và hưởng được sự sống đời đời theo nền tảng KT Giăng 3: 15- 16,6: 47, I Giăng 5: 11-13. Qua đó cũng nhắc nhở cho thân hữu biết ngày hôm nay bạn đã cầu nguyện tin nhận Chúa Giê-xu Christ thì bạn đã được sinh lại trong một gia đình mới tức là gia đình Đấng Christ (Giăng 1: 12)  nên bạn cần nhớ ngày sinh “thuộc linh” này của mình và bắt đầu sống đời sống mới trong gia đình mới đó. Đó là đời sống của sự thờ phượng Chúa, đọc học lời Chúa, cầu nguyện với Chúa, sống với lời Ngài vvv…. mà trước kia bạn không có nếp sống này.
2. ĐIỀU CHỨNG ĐẠO VIÊN CẦN THỰC HIỆN SAU KHI CẦU NGUYỆN CHO THÂN HỮU TIN CHÚA
Khi thân hữu tin nhận Chúa, có thể bạn hãy tặng cho họ một cuốn chứng đạo nhỏ hay cuốn KT tân ước bản dịch mới (dạng bỏ túi), xin số điện thoại (hay biết địa chỉ nhà) để tiện cho những lần thăm viếng và hãy nên kết thúc nhanh bằng lời cầu nguyện với sự thân thiện để từ giã hẹn gặp lần sau.
Khi chúng ta đến thăm viếng tân tín hữu chúng ta cần nhớ là hãy đến với họ bằng tình yêu thương trong Chúa (và có thể giúp đỡ họ chia sẻ với họ những nhu cầu khó khăn của tân tín hữu) rồi hãy nhớ rằng đừng thăm viếng quá lâu trong lần đầu thăm viếng và hãy luôn kết thúc lần thăm viếng bằng sự cầu nguyện với mục đích hướng dẫn họ biết hướng về Đức Chúa Trời trong mọi sự chứ đừng hướng họ đến Tổ Chức của Hội Thánh mà hướng họ chăm xem Chúa.
Chương II- CÁC LẦN THĂM VIẾNG CHĂM SÓC
Tác giả SGK đưa cho chúng ta có 4 lần thăm viếng.
1. LẦN THĂM VIẾNG THỨ NHẤT
Trong lần thăm viếng đầu tiên này, chúng ta cần giúp cho tân tín hữu biết chắc chắn mình được cứu rỗi khi tin nhânChúaGiê-xu làm Chúa làm Chủ cuộc đời mình qua những câu KT bảo đảm điều đó như Giăng 6: 47; I Giăng 5: 11- 13. Tiếp đến là giải thích tại sao và cách nào để người tin Chúa cầu nguyện được với Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Cũng khuyên họ bắt đầu đọc KT bằng Phúc âm Giăng và khuyến khích họ đến Hội Thánh thờ phượng Chúa. Kết thúc bằng sự cầu nguyện và định ngày giờ cho việc thăm viếng lần tới.
2. LẦN THĂM VIẾNG THỨ HAI
Trong lần thăm viếng này chúng ta trò chuyện với chủ đề về tội lỗi là mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời_ Ro-ma 3:23 và 23 Vì tiền công của tội lỗi là sự chết – Rô-ma 6: 23a nhưng ĐCT vì tình yêu thương lớn nên đã có kế hoạch cho sự cứu rỗi nhân loại qua Chúa Giê-xu trong Giăng 3: 16 và đó là sự ban cho của Ngài sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Rô-ma 6: 23b.
Và giải thích cho tân tín hữu về những chương trình trong buổi lễ phượng Chúa nếu họ chưa hiểu.
Kết thúc buổi thăm viếng lần này bằng sự cầu nguyện và định ngày giờ cho việc thăm viếng lần tới.
3. LẦN THĂM VIẾNG THỨ BA
Lần thăm viếng này chúng ta hãy trò chuyện hay hướng dẫn họ lời Chúa trong Ê-phê-sô 2: 8, 9 là chân lý của sự cứu rỗi của chúng ta nơi Chúa. Hãy khích lệ họ học thuộc câu KT này vì đó là kim chỉ nam cho đức tin của chúng ta nới Chúa.
Tiếp đến giúp cho họ nhận biết được sự thay đổi của mình giống như một bài làm chứng cá nhân là: Cuộc sống trước khi chưa biết Chúa, tin nhận Chúa và sau khi tin nhận Chúa được thay đổi như thế nào, rồi khích lệ họ có thể chia sẻ điều đó cho người khác. Rồi kết thúc buổi thăm viếng lần này cũng bằng sự cầu nguyện và định ngày giờ cho việc thăm viếng lần tới.
4. LẦN THĂM VIẾNG THỨ TƯ
Trong lần này, bạn có thể mời Mục sư và cùng Chấp sự Hội Thánh đến thăm viếng và giải thích trả lời những thắc mắc của tân tín hữu này và hướng dẫn họ học giáo lý nền tảng để dự lễ Bap-têm và tấn tới ghi danh trong trường Chúa nhật.
Lần thăm viếng này ban thăm viếng này khích lệ tân tín hữu bằng câu KT trong Giăng 14: 6 để tân tín hữu vững vàng nhận biết ChúaGiê-xu chính là đường đi, lẽ thật và sự sống; và đó là con đường duy nhất để dẫn chúng ta được đến cùng với ĐCT.
(Còn giảng thích tài liệu “Tín hữu Hành Đạo” – thì BQĐ chưa biết rõ quyển sách này, nếu có hãy khích lệ đọc và hướng dẫn họ mỗi lần đến thăm một chương một vì quyển sách có 4 chương.)
TGSGK đúc kết  rất hay cho sự thăm viếng chăm sóc là “Gary W. Kuhne đề ra năm bước căn bản của một chương trình chăm sóc hiệu quả (1) Giúp tân tín hữu biết chắc đã được cứu rỗi (2) Giúp tân tín hữu phát triển đời sống dưỡng linh liên tục (3) Giúp tân tín hữu hiểu những cơ bản của nếp sống Cơ Đốc sung mãn. (4) Giúp tân tín hữu gia nhập và sinh họat với một Hội Thánh địa phương (5) Giúp tân tín hữu chia sẻ niềm tin cho người khác.”
PHẦN THỨ CHÍN-
GIẢI ĐÁP CHO NHỮNG LỜI BÀO CHỮA VÀ CHỐNG ĐỐI
Chương I- VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
Khi con người sa ngã từ đó luôn có lời bào chữa và chống đối vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên khi phải đối diện với những lời nói đó trong quá trình làm chứng về Chúa cho họ. Điều mà chúng ta cần nhớ là chúng ta cần tránh tranh luận và thay vào đó chúng ta sẽ dùng lời Chúa để giải đáp. Vì Lời Chúa có quyền năng khi được công bố: Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng. Hê-bơ-rơ 4: 12
Và dưới đây là một số lời bào chữa và chống đối về Đức Chúa Trời thương gặp.
1. Tôi không tin Thượng Đế thực hữu
Đáp: Bạn nói có phần đúng là khi bạn không nhìn thấy thì cho là không hiện hữu. Nhưng bạn cũng bị sai khi áp dụng nó vào không khí. Khi bạn không nhìn thấy không khí thì bạn bảo là không có không khí. Và chũng ta biết là có không khí qua điều kiện hay sự hiểu biết xung quanh (qua “khâu trung gian” thứ ba). Cũng vậy với Đức Chúa Trời, bằng mắt thuộc thể chúng ta không thấy Ngài nhưng điều đó không chứng tỏ rằng Ngài không hiện hữu. KT khẳng định Thiên nhiên xung quang bày tỏ một Đức Chúa Trời hiện hữu mà con người không thể chối cãi được : 19 Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, 20 bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được  Rô-ma 1: 19- 22 (xem thêm Thi 19:1; 8: 1-3; 33: 6). Thậm chí chính Đức Chúa Giê-xu cũng đã giáng thể để bày tỏ Đức Chúa Trời có thật và hiện hữu cho chúng ta: Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha cho chúng ta biết. Giăng 1: 18
2. “Thượng Đế không công bình ”
Bạn cho là Thượng Đế không công bình  đó là sự hiểu biết của cá nhân bạn. Nhưng KT bày tỏ và chính Ngài khẳng định Ngài là Đấng Công Bình và yêu sự công bình:” Đức Giê-hô-va là công bình; Ngài yêu sự công bình” Thi thiên 11: 7 xem thêm 9: 4; 119: 137; Giê-rê-mi 11: 20
3. “Nếu Thượng Đế thật lòng yêu thương tôi, thì tôi không cần phải lo gì cả ”
Thực sự bạn nói đúng, đúng ở chỗ là ĐCT yêu thương bạn và bạn không phải lo gì khi được Ngài yêu. Nhưng bạn cũng bị sai khi bạn nói như vậy. Bởi Đức Chúa Trời không chỉ là Đấng Yêu Thương mà Ngài còn là Đấng Công Bình, Công Bình ở chỗ Ngài không chấp nhận tội lỗi và hậu quả của tội lỗi là luôn bị hình phạt. 4 Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét; Ngài chẳng tiếc thế gian xưa, trong khi sai nước lụt phạt đời gian ác nầy, chỉ gìn giữ Nô-ê là thầy giảng đạo công bình.. II Phi-e-rơ 4,5 xem thêm Ma-thi-ơ 11-13
4. “Nếu Thượng Đế muốn cứu tôi thì cần gì đến huyết Chúa Cứu Thế
Bạn ạ, khi bạn sống ở Việt Nam thì bạn phải vâng theo luật pháp Việt Nam dù bạn muốn hay không muốn, thậm chí bạn cũng không hiểu rõ là tại sao. Cũng thế Đức Chúa Trời cũng có những luật pháp, điều răn mà đối với con người thì Chúa nói “nếu không đổ huyết, tội lỗi chẳng bao giờ được tha thứ”_ Hê-bơ-rơ 9: 22 Nhưng không phải huyết nào cũng tha thứ được tội lỗi của con người, điển hình là ngay cả huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được”Hê-bơ-rơ 10:4. Như vậy chỉ có một huyết thoả mãn sự công bình của ĐCT chính là Huyết của Ngài là Huyết của Chúa Giê-xu (vì chỉ có Ngài mới làm “thoả mãn” Ngài) là: “anh em đã được chuộc là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít, đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em” I Phi-e-rơ 1: 18- 20 xem thêm Rô 5: 9,10

Chương II- VỀ CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU
1. “Tôi không cần một Cứu Chúa
Đáp: Có hai điều căn bản nhất thiết bạn phải cần Cứu Chúa Giê-xu: Thứ nhất, Chúa Giê-xu là “hành động” tình yêu của Đức Chúa Trời cho con người trong đó có tôi và bạn, vì KT chép: “ Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài …” Giăng 3: 16a. Thứ hai, Chúa Giê-xu là phương án duy nhất cho sự cứu chuộc loài người ra khỏi sự đoán phạt tội lỗi: 18 Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời. Giăng 3: 18 xem thêm 3: 16b Rô-ma 3: 23.
2. “Tôi không tin Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế
Đáp: À, bây giờ tôi nói với bạn là bạn không phải là con của bố bạn; bạn có điều gì chứng minh điều này. Có ba bằng điều chứng minh căn bản nhất là (1) dựa vào Sổ hộ khẩu của gia đình, (2) căn cứ vào sự khẳng định của những người thân cận nhất với bạn như là anh chị em của bạn, hay anh chị em của bố mẹ bạn… và sự khẳng định của chính bạn (3) Thứ ba là kiểm tra gen của bạn và của bố bạn có là một không.
Cũng vậy, để trả lời câu hỏi của bạn là Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, tôi cũng căn cứ những điều giống như trên:
* Thứ nhất là “sổ hộ khẩu của Chúa Giê-xu” là Kinh Thánh:
- Gia phả: Trong 4 sách Phúc âm không chỉ bày tỏ một Chúa Giê-xu có thật trên đất nước Do Thái, mà trong Phúc âm Giăng còn bày tỏ sự hiện hữu từ trước của Ngài là: Ngài ở với ĐCT, và cũng là ĐCT Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. 2 Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Giăng 1: 1,2
- Thứ hai là trong KT cựu ước Chúa Giê-xu đã được dự ngôn từ trước như Ê-sai nói cách 800 năm (Ê-sai 7: 14; 53: 5-6) , Đa-ni-ên khoảng hơn 900 trước (9: 26 hay Thi thiên 22: 16) trước khi Ngài giáng sinh.
* Thứ hai là sự khẳng định:
- Từ những tiên tri như Ê-sai nói Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời (7: 14), Đa-ni-ên nói Chúa là Đấng Thượng Cổ
- Từ các môn đồ thân cận Ngài như Ma-thi-ơ (1: 23), Phi-e-rơ ( II Phi-e-rơ 2: 17), Giăng (20: 31) vvv thậm chí sứ đồ Phao-lô - người  gặp Chúa Giê-xu phục sinh cũng khẳng định: Tin lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh thánh, 3 về Con Ngài, theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sanh ra, 4 theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta Rô-ma 1:  2- 4
- Từ chính Chúa Giê-xu khẳng định Ngài là Con Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời: “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha” “Ta với cha là một”. vvv… Giăng14:9; 10:30.
* Thứ ba là Đức Chúa Giê-xu có những “gen” đặc tính mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có như: Thánh khiết (vô tội – Hê-bơ-rơ 4: 15, Lu-cs 23: 4), Quyền năng, từ kẻ chết sống lại vvv..
Chương III- VỀ THÁNH KINH
Về KT thường có những lời như sau.
1. “Tôi không tin Thánh Kinh được Thượng Đế cảm ứng ”.
Đáp: Trước tiên tôi đồng quan điểm với bạn là KT cũng là một cuốn sách được in ấn, nhưng nó còn cao đáng tôn quý hơn là đó được ĐCT cảm thúc đó là điều KT khẳng định “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” (II Ti-mô-thê 3: 16). Chính bởi sự cảm thúc của Đức Chúa Trời, lên lời KT mang đến quyền năng sự sống, sự sáng, sự thay đổi cho người đọc học suy ngẫm những lời đó mà những cuốn sách khác không có được. (đó là điều quan trọng nhất) Nên tôi khuyên bạn để cá nhận bạn nhận được rằng KT được ĐCT cảm ứng không thì bạn hãy khiêm nhường hạ mình đọc và học lời Chúa thì bạn kinh nghiệm được điều đó ngay.
2. “Có nhiều điều trong Thánh Kinh tôi không hiểu
Đáp: Đúng như bạn nói, trong KT có nhiều điều bạn không hiểu như về phong tục về văn hoá thậm chí cũng về văn phong của người viết hay người dịch nữa vvv.. Nên việc đầu tiên để bạn đọc KT là bạn hãy tìm một cuốn sách KT bản dịch gần đây nhất để đối chiếu với những từ, câu chưa rõ. Thứ hai là trước khi đọc bạn hãy hạ mình khiêm nhường cầu nguyện Chúa xin Ngài soi sáng trong suốt thời gian đọc (I Cô-rinh-tô 2: 14, 15) . Thứ ba, bạn hãy đến hỏi mục sư về những điều không hiểu rõ hay vào trường để học KT rõ hơn.
3. “Thánh Kinh đầy mâu thuẫn
Đáp: Bạn ạ, bạn nói như vậy là nhận định quá chủ quan đó. Bởi mâu thuận là sự việc sự vật của hai điều trái ngược nhau như màu trắng và màu đen chứ không phải là ở chỗ ở đây viết 10 người còn ở kia viết 1 người, chỗ khác thì viết 2 người.vvv Và KT là lời được thét luyện có ích cho kẻ yêu mến Lời đó (Thi 119: 140, Châm 30: 5).
4. “Thánh Kinh là lời của con người
Đáp: Phần này, bạn có ý đúng là KT bởi con người viết ra khoảng chừng 40 con người ở khắp mọi nơi trải qua gần 16 thế kỷ mà ĐCT đã dùng để viết KT nhưng họ viết không theo cá nhân ý riêng của họ mà họ viết những điều mà ĐCT cảm thúc họ viết theo văn phong của họ: “chẳng hề có lời nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời. II Phi-e-rơ 2: 20- 21
Chương IV- VỀ HỘI THÁNH
1. “Tôi thấy có nhiều giáo phái ”
Đáp: Bạn nói đúng, ngày nay tại VN có nhiều giáo phái và thế giới cũng vậy, điều này giống như những đũa (căm) xe giúp bánh xe chắc chắn hơn. Nhưng Đấng Christ đều vì họ mà bị đóng đinh trên cây thập tự chứ không phải là ai khác. Nên dù bạn ở đâu hay HT nào bạn hãy sống làm vinh danh Chúa là tốt rồi. (I Cô-rinh-tô 2: 2)
2. “Tôi thấy có nhiều người giả hình trong Hội Thánh
Đáp: Điều này bạn cũng nói đúng nhưng bạn hãy nhớ rằng vì họ giả hình nên họ càng phải kinh nghiệm Chúa nhiều hơn cần phải học lời Chúa nhiều hơn và cần Cứu Chúa nhiều hơn và bạn hãy nhớ chính Ngài không hề thiên vị bất cứ ai cả, nên chúng ta cùng nhau hãy xét mình theo câu KT Ma-thi-ơ 7: 1 và : 721- 23, Cô-lô-se 3: 25.
3. “Hội Thánh quyên tiền nhiều quá
Đáp: Sự dâng hiến là luôn phải có trong sự thờ phượng Chúa trong Hội Thánh. Còn sự quyên tiền giúp đỡ cá nhân hay làm điều gì đó gây dựng HT hay tín hữu khác đó là tuỳ thuộc vào tấm lòng mình có để quyên trong sự vui mừng. Bạn cùng nên cần đề phòng chính mình có vướng vào lòng tham của cài không đó II Ti-mô-thê 6: 6-8.
4. “Tôi có thể là một người Cơ Đốc mà không cần đi lễ ở nhà thờ
Đáp: KT khẳng định rằng trong ngày cuối cùng này có nhiều người bỏ sự nhóm lại (hay lễ thờ phượng Chúa chung) và chúng ta không chỉ phải trung tín hơn mà còn khích lệ các anh chị em khác cùng trung tín nữa  He 10:25   25 chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.  Xem thêm Giăng 15: 5, I Cô-rinh-tô 12: 27 nói về sự gắn kết giữa các tín hữu với nhau.
Chương V- VỀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Dưới đây là gồm có 14 vấn đề khác luôn có của một người khi tiếp nhận hay khi nghe về lời chứng.
1. “Tôi quá bận rộn
Vấn đề này, chúng ta cần dùng lời Chúa khuyên họ rằng đời sống tâm linh rất quan trọng, nó cũng cần được chăm sóc, nuôi dưỡng như đời sống thuộc thể vậy thậm chí cần phải quan trọng hơn nữa vì nó quyết định sự sống đời sau nữa.
Chúng ta nên dùng hai cầu KT sau: Ma-thi-ơ 4: 4 6: 33, thêm I Ti-mô-thê 4: 7, 8
2. “Tôi muốn dành thì giờ cho công việc làm ăn trước, sau đó tôi sẽ tin Chúa ”.
Về vấn đề này tôi thích dùng câu KT được chép trong Lu-ca 12: 12- 21 để nói với người này. Xem thêm cả Gia-cơ 4: 13- 17
3. “Tin Chúa tôi sẽ bị bắt bớ
Đáp: Đúng bạn ạ. Đối với người khác hay việc làm khác thì sự bắt bớ là xấu xa. Nhưng KT khẳng định rằng nếu bị bắt bớ vì cớ danh Chúa là được phước. Đó là lời hứa của Ngài (Ma-thi-ơ 5: 11- 12, II Ti-mô-thê 2: 12). Bạn đừng sợ con người, mà hãy sợ Đức Chúa Trời có quyền năng về cả thể xác lần linh hồn trong đời này và đời sau nữa (Lu-ca 12: 4- 5).
4. “Tin Chúa bạn hữu sẽ chê cười tôi
Chúng ta có thể dùng lời đáp trên phần 3 nói cho người này. Vì cười chê cũng là một trong những sự bắt bớ mà. Xem thêm Thi 1: 1, 2, I Phi-e-ro 2: 20- 21.
5. “Tôi không từ bỏ được những thú vui trần gian ”
KT khẳng định rằng: Đừng làm theo đời này (Rô-ma 12: 1, 2) và đừng yêu thế gian và những gì thuộc về thế gian (I Giăng 2: 15- 17) vì những điều này sẽ kéo bạn ra xa khỏi Chúa và rất dễ đánh mất Chúa trên đời sống bạn và cuối cùng không nhận được sự sống đời đời.
6. “Tin Chúa phải từ bỏ nhiều điều quá
Đáp: Bạn ạ, từ bỏ mà trở nên tốt hơn thì càng tốt nữa sao, mà từ bỏ ở đây để làm vinh hiển Chúa trên đất, để sống cho xứng đáng với sự chết của Chúa Giê-xu (Phi-líp 3: 7, 8 I Cô-rinh-tô 6: 20) cho mình là không đáng sao. KT nói rằng: Nếu bạn được cả thế giới mà mất linh hồn mình thì có ích chi chăng?” (Ma-thi-ơ 8: 36, 37) Bạn nhận định như thế nào?
7. “Tôi không thích thú về những việc thuộc linh
Điều này, là bạn phải đối diện với Chúa rằng: Nếu không vâng phục Chúa Giê-xu thì chẳng nhận được sự sống mà còn mang lấy án phạt của ĐCT nữa (Giăng 3: 36) . Khi bạn trọn điều này thì không còn một sự cứu rỗi thoát khỏi hình phạt của ĐCT đối với tội lỗi nếu bạn khước từ ân điển của ĐCT qua Chúa Giê-xu (Hê-bơ-rơ 2:3).
8. “Tôi không tin có đời sau
KT khẳng định là có điều sau như trong I Cô-rinh-tô 15: 35, 36; Giăng 5: 28, 29.
9. “Tôi không tin có sự đoán phạt ngày sau ”
KT khẳng định điều này có trong Lu-ca 16: 23- 26; 12: 5
10. “Tôi không thắng được tội lỗi ”
 Đúng, cá nhân mỗi chúng ta không đủ sức để làm việc đó nhưng chúng ta làm được mọi sự nhờ Chúa thêm sức cho chúng ta (Phi-líp 4: 13) xem thêm Rô-ma 6: 14 I Cô-rinh-tô 10: 13
11. “Tôi phải trở thành người tốt hơn trước khi tiếp nhận Chúa Cứu Thế
Chúa Giê-xu phán rằng: “Ngài đến không phải gọi người công bình, nhưng kêu gọi kẻ có tội” (Lu-ca 12: 19), nên bước đầu tiên bạn hãy đến với Chúa xưng nhận lỗi lầm của mình và tiếp nhận Ngài thì Ngài sẽ giúp bạn trở lên tốt lành hơn (Ê-phê-sô 2: 9, 10)
12. “Tôi sẽ tin Chúa nhưng không phải bây giờ vì còn nhiều thì giờ
Đáp: sao bạn biết rằng bạn còn nhiều thời gian, vì không ai biết được ngày mình qua đời. Do vậy ngày hôm nay, bạn được nghe về Chúa Giê-xu đó là kỳ thuận lợi, thuận tiện cho bạn (II Cô-rinh-tô 6: 2b).
13. “Qúa trễ cho tôi tin Chúa ” hay 14. “Không còn có hy vọng cho tôi ”
Đáp: Đối với Chúa Giê-xu, lúc này, ngay bây giờ bạn quyết định tin nhận Chúa thì không bao giờ là quá trễ hay là không có hy vọng vì “bất cứ ai kêu cầu Danh Ngài thì được cứu” (Rô-ma 10:13; Công vụ 2: 21 và Ngài hứa Ngài không từ bỏ chúng ta (Phục 4: 31, Giăng 10: 28).
PHỤC LỤC 1
 PHƯƠNG PHÁP PHÂN PHÁT TRUYỀN ĐẠO ĐƠN

 LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỀN ĐẠO ĐƠN
Lợi ích đó là chứng đạo đơn sẽ mang Phúc Âm đến với người khác cách không trực tiếp, nhưng lại trực thoại với người đọc. Tiếp theo là giúp cho người đọc lần nữa ôn lại hay hiểu rõ hơn về những điều mình đã chứng đạo.
PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN TRUYỀN ĐẠO ĐƠN
Thứ nhất là nhận định được quyển chứng đạo đó với thần học của mình. Thứ hai là quyển chứng đạo đó phù hợp với ai. Như vậy khi mình phân phát quyển chứng đạo đó mới có kết quả.
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ NÊN TRÁNH TRONG VIỆC PHÂN PHÁT TRUYỀN ĐẠO ĐƠN
* Nên làm: Thứ nhất trước khi phân phát quyển chứng đạo bạn nên viết địa chỉ liên lạc ngay cuối sách, để tiện cho việc “hồi âm”. Thứ hai là khi nhận được sự đồng ý nhận của thân hữu. Thứ ba là khi phân phát sách cho ai đó nên nói kèm theo lời nói tích cực gây sự chú ý để thân hữu đọc quyển sách đó ví dụ là “ quyển sách nhỏ này có nội dung làm thay đổi đời sống tôi”, “hay có ý nghĩa cho cuộc đời tôi “ chẳng hạn  v.vvv\
* Không nên làm:   Không phát sách một cách gọi là “bừa bãi” giống như “tờ bướm”/ tờ rơi. Thứ hai không nên tặng quyển chứng đạo quá cũ hay bị rách bị xé, mờ chữ. Thứ ba là nên mặc quần áo lịch sự khi đi phát sách.
PHỤC LỤC 2
 CÁC CÂU KINH THÁNH CẦN GHI NHỚ CHO VIỆC CHỨNG ĐẠO

THƯỢNG ĐẾ LÀ ĐẤNG NHÂN TỪ, YÊU THƯƠNG, KHÔNG MUỐN AI BỊ HƯ VONG
Giăng 3: 16, I Ti-mô-thê 2: 4, II Phi-e-rơ 3: 9
NHƯNG VÌ MỌI NGƯỜI ĐÃ PHẠM TỘI NÊN CON NGƯỜI BỊ HƯ VONG
Ê-sai 53: 6; Giê-rê-mi 17: 9; Rô-ma 3: 10, 3: 23
ÁN PHẠT CỦA TỘI LỖI CON NGƯỜI LÀ SỰ CHẾT
Ê-xê-chi-ên 18: 14, Rô-ma 6: 23, Ê-phê-sô 2:1
NHƯNG CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU TÌNH NGUYỆN CHỊU CHẾT TRÊN THẬP TỰ GIÁ ĐỂ CHUỘC TỘI CON NGƯỜI
Rô-ma 5: 8, II Cô-rinh-tô 5: 21, I Ti-mô-thê 1: 15, Hê-bơ-rơ 9: 26; I Phi-e-rơ 1: 18, 19 2: 24,3: 18
CON NGƯỜI PHẢI TIN CẬY VÀO CÔNG LAO CỨU CHUỘC CỦA CHÚA CỨU THẾ ĐỂ ĐƯỢC SỰ CỨU RỖI.
Rô-ma 3: 24- 26; Hê-bơ-rơ 6: 18
SỰ CỨU RỖI LÀ NHỜ ÂN ĐIỂN BỞI ĐỨC TIN, CHỚ KHÔNG DO VIỆC LÀM
Ga-la-ti 2: 21, Ê-phê-sô 2: 8-9; Tít 3: 5,6;
LỜI MỜI GỌI QUYẾT ĐỊNH
Ê-sai 1: 18; Giăng 1: 12; II Cô-rinh-tô 6: 2b; Khải 3: 20a.
LỜI BẢO ĐẢM VỀ SỰ CỨU RỖI
Giăng 3: 36, 5: 24; I Giăng 5: 11- 13

 BÙI QUÝ ĐÔN.
Ngày 12/ 3/2016










Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :

Đăng nhận xét



NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »