Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » » Nếp Sống Của Người Lãnh Đạo 2

Nếp Sống Của Người Lãnh Đạo 2

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







QUYỀN LÃNH ĐẠO LÀ QUYỀN LÀM CHA

(ITi1Tm 1: 23)

Quyền lãnh đạo ngày nay thường chỉ được nhìn vào theo các điều kiện là địa vị và trách nhiệm mà một người nắm giữ trong một tổ chức. Người có địa vị trách nhiệm cao hơn trong một bộ máy tổ chức thì được cho là một lãnh đạo quan trọng hơn. Nhưng khi các Cơ Đốc nhân nhìn vào một chức vụ lãnh đạo, thì họ nhìn vào con người chớ không phải là vào địa vị. Một trong các hình ảnh đẹp đẽ nhất đã được Kinh Thánh dùng để mô tả mối liên hệ của người lãnh đạo với những người mà mình lãnh đạo, là mối liên hệ cha con, là tình phụ tử.

Quyền làm cha thuộc linh có nghĩa gì (1:2)

Phao-lô đã ngỏ lời với Ti-mô-thê nhu “con thật của ta trong đức tin”. Phao-lô là cha thuộc linh của Ti-mô-thê theo nghĩa nào?

Thứ nhất, hầu như chúng ta có thể chắc chắn rằng Phao-lô là cha thuộc linh của Ti-mô-thê qua công tác truyền giảng Phúc Âm. Có lẽ Ti-mô-thê đã ăn năn quy đạo nhân lần Phao-lô đến Lít-trơ đầu tiên. Sự kiện Phao-lô vốn là “công cụ là con người giúp ITi-mô-thê ăn năn quy đạo (Stoot, Guard te Gospel, Inter Varsity, 1973) chắc chắn đã khiến ông có đầy đủ tư cách để tự xem mình là cha của Ti-mô-thê. Điều này đem đến khả năng thứ nhất để dùng hình ảnh người cha áp dụng vào quyền lãnh đạo trong Cơ Đốc giáo. Một lãnh đạo có thể được gọi bằng cha vì đã giúp cho ra đời một đứa con thuộc linh.
Đây dường như là quyền làm ch amà Phao-lô đề cập trong Phi Pl 1:10. Phao-lô viết: “Tôi vì con tôi đã sanh trong vòng xiềng xích, tức là Ô-nê-sim, mà nài xin anh”. Trước kia, tên nô lệ Ô-nê-sim của Phi-lê-môn vốn vô dụng cho ông. Nhưng sự việc đã thay đổi. Anh ta đã trở thành một “anh em yêu dấu” (c.16). Ô-nê-sim đã ăn nan quy đạo nhờ chức vụ của Phao-lô, nên do đó, đã trở thành một người con do Phao-lô sinh ra.

Thứ hai, Phao-lô là cha của Ti-mô-thê nhờ mối quan tâm về tình thương yêu trìu mến. Ý này ẩn tàng trong từ ngự “con” mà Phao-lô dùng ở đây. Thay vì dùng từ ngữ thông dụng hơn, bình thường được dịch ra là “con trai” (hurios, xuất hiện 380 lần trong Tân Ước kinh) ông đã dùng một chữ khác có tính cách yêu thương trìu mến hơn, thường được dịch ra là “con cái” (child, Hy văn teknon, xuất hiện 100 lần), một từ ngữ gợi ý âu yếm, thân thương.

Trong một số các trường hợp khác, khi Phao-lô dùng từ ngữ này để ngỏ lời với các con cái thuộc linh của ông, chúng ta thấy ý niệm về thương yêu trìu mến và quan tâm càng nổi bật rõ rệt hơn. Khi viết cho các Cơ Đốc nhân người Ga-la-ti lạc đường. Phao-lô nói: “Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sanh nở, cho đến chừng nào Đấng Christ thành hình trong các con, ta muốn ở cùng các con và thay đổi cách nói; vì về việc các con, ta rất là bối rối khó xử” (GaGl 4:19-20). Ông viết cho người Tê-sa-lô-ni-ca “Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy. Vậy, vì lòng rất yêu thương của chúng tôi đối với anh em, nên ước ao ban cho anh em, không những Tin Lành Đức Chúa Trời thôi đâu, song cả đến chính sự sống chúng tôi nữa, bởi anh em đã trở nên thiết nghĩa với chúng tôi là bao” (ITe1Tx 2:7-8), viết trong ngoặc đơn sau chưa con (tekna). Sau đó ít lâu, ông nói: “Anh em cũng biết rằng chúng tôi đối đãi với mỗi người trong anh em, như cha đối với con, khuyên lơn, yên ủi, và nài xin anh em ăn ở một cách xứng đáng với Đức Chúa Trời, là Đấng gọi anh em đến nước Ngài và sự vinh hiển Ngài” (2:11-12) - cũng viết trong ngoặc đơn (tekna) sau chữ con.
Vậy trìu mến và quan tâm là ý niệm thứ hai được Phao-lô nói lên bằng cách dùng hình ảnh của một người cha. Làm cha thuộc linh là thực thi việc yêu thương âu yếm để quan tâm chăm sóc con cái chúng ta. Trong quyển sách nhan đề The Preacher Portrait (London: The Tyndall Press, 1961) của ông, John Stott viết rằng việc gọi nhà truyền đạo bằng cha được dùng chủ yếu, nhằm mô tả tình yêu thương trìu mến và quan tâm chăm sóc của nhà truyền đạo đối với gia đình thuộc linh của mình.

Tình yêu thương trìu mến và quan tâm chăm sóc mà Phao-lô cảm thấy đối với Ti-mô-thê được thấy rõ trong thư tín này. Phao-lô muốn Ti-mô-thê thực hiện điều tốt nhất mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông (ITi1Tm 1:18). Chúng ta thấy ông quan tâm đến sức khoẻ thuộc thể của Ti-mô-thê (5:23) và thuộc linh của Ti-mô-thê nữa (4:12-16; 6:11-16).

Phần lớn thư tín này xuất phát từ một mối quan tâm đến chức vụ của Ti-mô-thê, vì bức thư chứa đựng phần lớn những lời chỉ giáo liên quan đến các trách nhiệm đặc thù của Ti-mô-thê. Có lẽ cái nhìn thoáng qua đẹp đẽ nhất vào tình yêu thương trìu mến giữa Phao-lô và Ti-mô-thê đã được chứng minh trong IITi 2Tm 1:3, 4 “Ta cảm tạ Đức Chúa Trời… cả ngày lẫn đêm ta ghi nhớ con không thôi trong khi cầu nguyện. Vì ta nhớ đến nước mắt con, muốn đến thăm con quá chừng, để được đầy lòng vui vẻ”.

Thứ ba, Phao-lô là cha của Ti-mô-thê qua chức vụ thầy trò đặc biệt. Phao-lô mô tả Ti-mô-thê là “con (trai) thật” của ông, từ ngữ “thật” có nghĩa là “chân thật, chân chính”. Phao-lô cũng dùng từ ngữ này trong mối liên hệ giữa ông với Tít (Tit Tt 1:4). Dường như khi dùng chữ này, Phao-lô ngụ ý nói rằng là một đứa con thật sự của ông, Ti-mô-thê đang sống bằng mối tình cha con thuộc linh thật với ông, tự chứng minh mình thật giống cha mình.

Trong khi dường như Phao-lô xem các Cơ Đốc nhân trong các hội chúng mà ông đã thiết lập là con cái mình theo nghĩa tổng quát, thì Ti-mô-thê và Tít đều là con cái ông theo nghĩa riêng biệt. Ngay sau khi gọi người Cô-rinh-tô là “con cái yêu dấu” của ông (ICo1Cr 4:14), Phao-lô viết: “Vì cớ đó, tôi đã sai bắt chước tôi, là con yêu dấu của tôi, cùng là trung thành trong Chúa, đến cùng anh em; người sẽ nhắc lại cho anh em biết đường lối tôi trong Đấng Christ, và tôi dạy dỗ cách nào trong các hội Thánh khắp các nơi” (4:17). Ở đây, Phao-lô bảo rằng Ti-mô-thê là con trai ông theo một ý nghĩa đặc biệt ở chỗ Ti-mô-thê biết chính xác Phao-lô đã hành động và truyền dạy như thế nào. Ralph Martin nói Phao-lô “xem (Ti-mô-thê) hầu như chính nhân cách (con người) ông được mở rộng ra vậy” (Colossians and Philemon, New Century Bible Commentary, Eerdmans, 1973).

Trước khi có thể tin cậy vào Ti-mô-thê. Phao-lô và Ti-mô-thê đã phát triển một mối tình thầy trò. Dùng ngôn ngữ cha con để diễn tả mối liên hệ thầy trò dường như vốn phổ biến trong thời đại của Phao-lô, Ê-li-sê vốn đã có loại liên hệ như thế với Ê-li. Cho nên ông đã gọi Ê-li là “cha tôi” (IIVua 2V 2:12).
Vậy, căn cứ vào việc quan sát mối liên hệ giữa Phao-lô với Ti-mô-thê và Tít, chúng ta có thể kết luận rằng một người cha thuộc linh huấn luyện đào tạo một vài con cái thuộc linh của mình theo một phương pháp đặc biệt vừa chi tiết vừa bao quát, dành một số thì giờ nhiều hơn cho cá nhân họ. Đây chắc chắn cũng là phương pháp của Chúa Giê-xu nữa. Tuy Ngài đã chẳng bao giờ bỏ qua các khối quần chúng đông đảo, Ngài vẫn tập trung vào việc đào tạo huấn luyện một số ít người sẽ đem bức thông điệp của Ngài đến cho cả thế gian!

Do đó, một người lãnh đão lắm khi được gọi là một người cha thuộc linh vì đã đưa một người khác đến chỗ có được sự hiểu biết Chúa Cứu Thế để được cứu rỗi. Người ấy cũng là một cha thuộc linh đối với tất cả những ai được người ấy lãnh đạo, hướng dẫn vì người ấy liên hệ với họ bằng sự quan tâm chăm sóc đầy tình yêu thương. Cuối cùng, với những người được người ấy chăm sóc, thì người ấy là một người cha thuộc linh theo ý nghĩa là một người đào tạo môn đệ đã đào tạo được nhiều môn đệ mà cá nhân người ấy đã nuôi nấng chăm sóc để đạt mức trưởng thành trong Chúa Cứu Thế và huấn luyện đào tạo để họ trở thành những người phục vụ Chúa Cứu Thế và Ti-mô-thê, cả ba phương diện trên về tình phụ tử dường như đều đã được nghiệm đúng.

Quyền làm cha thuộc linh không có nghĩa là gì

Chúng tôi phải vội vàng thêm một điều cần thận trọng liên quan đến tình phụ tử thuộc linh vì có một số người đã lạm dụng cái vai trò ấy. Do biết rõ các lạm dụng ấy mà Chúa Giê-xu từng phán “Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình; vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời” (Mat Mt 23:9). Chúa Giê-xu đang cảnh cáo những người theo Ngài về thói kiêu ngạo và đạo đức giả của người Pha-ri-si, vốn “ưa ngồi đầu trong đám tiệc, thích ngồi cao nhứt trong nhà hội; muốn người ta chào mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy!” (23:6, 7). Cách đối xử như thế khiến họ cảm thấy mình cao trọng hơn người khác.

Một số người muốn làm cha thiên hạ vì cần có được cái địa vị và vinh dự mà họ tưởng là tình phụ tử thuộc linh sẽ đem đến cho họ. Họ đã không thấy được rằng một vinh dự như thế vốn chỉ thuộc về một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Chúa Giê-xu từng phán dạy rõ ràng, ngay trước khi truyền lệnh chớ có gọi một ai trên đất này bằng cha, rằng “Nhưng các ngươi đừng chịu người ta gọi mình bằng thầy; vì các ngươi chỉ có một Thầy, và các ngươi hết thảy đều là anh em” (23:8).

Có thể nói là về phương diện địa vị, thì các con cái thuộc linh của chúng ta cũng bình đẳng với chúng ta. Chúng ta đều là anh chị em dưới quyền cùng một người Thầy, người Cha chung.
Liên quan với vấn đề về việc tìm cầu địa vị sai lầm từ tình phụ tử thuộc linh này, là điều mà Lerry Eims mô tả là “nguy cơ phát triển một thái độ chiếm hữu” (Tho Lost Art of Disciple Making, Zondervan, 1978). Eims bảo rằng cái nguy cơ này thường tự bộc lộ nơi người làm cha thuộc linh “sử dụng các lời lẽ như ‘người của tôi’, ‘đội của tôi’, các học viên được tôi huấn luyện đào tạo’”. Ông vạch rõ rằng “trong Tân Ước kinh… tuy Phao-lô và các vị sứ đồ khác cảm thấy mình gần gũi với những người mà mình phục vụ và thỉnh thoảng nói về họ là “các con cái bé mọn” của mình, các vị ấy cũng vội vàng nhắc nhở họ rằng thật ra họ cũng đều thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-xu cả.

Theo Eims, có một cách khác nữa để bộc lộ thái độ chiếm hữu đối với các môn đệ của mình là khi người đào tạo huấn luyện họ “ngần ngại không giới thiệu họ với nhiều người khác của Đức Chúa Trời cũng có thể có ảnh hưởng đến đời sống của họ”. Họ bị các lãnh tụ kia đe doạ vì ‘chính chức vụ của họ có thể bị mât đi một phần vẻ hào nhoáng của nó dưới con mắt của các thuộc cấp, nếu họ thấy nhiều người khác nữa cũng được ban cho nhiều ân tứ có lẽ cũng có nhiều sức lực và tài năng mà mình không có”.
Thói chiếm hữu này hoàn toàn xa lạ đối với Kinh Thánh. Chúng ta không hề được đặc quyền cầm giữ bất cứ một người nào. Một Phao-lô sẽ gieo hạt, một A-bô-lô sẽ tưới nó. Nhưng chính Đức Chúa Trời mới khiến nó mọc lên (ICo1Cr 3:6). Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới được độc quyền trên đời sống của bất cứ một người nào. Chúng ta nhận trách nhiệm làm cha thuộc linh thật nghiêm túc và đào tạo cho một môn đệ bao lâu Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm như thế, và luôn luôn nhớ rằng người môn đệ ấy không hề thuộc về chúng ta. Cho nên, trong khi người ấy ở dưới quyền chúng ta, chúng ta sẽ vui vẻ giới thiệu người ấy với bất kỳ một ai khác mà người ấy có thể được ích lợi. Và khi đã đến lúc, thì chúng ta sẽ trả tự do để người ấy làm cái công việc mà Đức Chúa Trời đang muốn cho người ấy làm.

Thư Ti-mô-thê thứ hai chứng minh rằng Phao-lô đã thừa nhận không chút phân vân nhiều ảnh hưởng quan trọng khác trên cuộc đời của Ti-mô-thê. Phao-lô viết: “Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tinh sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra” (ITi1Tm 1:5). Ti-mô-thê là con thuộc linh của Phao-lô. Nhưng ông cũng là con cháu thuộc linh của mẹ và bà ngoại ông nữa. Một chức vụ đào tạo thuộc linh thường có thể gây căng thẳng trong các mối liên hệ gia đình. Các bậc làm cha làm mẹ có thể oán ghét phần ảnh hưởng mới của con người mà họ cho là đã thình lình cướp mất địa vị của người cha người mẹ trong đời sống đứa con của họ. Một sự hiểu lầm tai hại như thế có thể bị suy giảm đến mức tối thiểu nếu người huấn luyện đào tạo môn đệ có nỗ lực thật sự để tránh thái độ chiếm hữu.

Điều chúng ta vừa đề cập không hề hàm ý rằng người đào tạo môn đệ không hề có chút quyền hành gì. Là người đại diện cho Đấng vốn có toàn quyền, người ấy đã đầu tư vào đó một thứ uy quyền thứ ha, từ Đức Chúa Trời mà có. Người ấy cũng giống nhgư một đầy tớ trông nom các con cái cho Chủ mình vậy. Trong IICo 2Cr 4:5. Phao-lô đã tự nhận mình là tôi tớ của các Cơ Đốc nhân tại Cô-rinh-tô. Một tôi tớ không phải là một nhân vật quan trọng, nhưng khi đứa con đi lạc đường, thì kẻ tôi tớ (hay người vú em) cần sửa trị nó.

Cho nên, sau khi bảo với người Cô-rinh-tô rằng “tôi đã dùng Tin lành mà sanh anh em ra” (ICo1Cr 4:15), Phao-lô nói tiếp rằng lần sau khi đến Cô-rinh-tô, rất có thể ông sẽ phải thi hành kỷ lật đối với họ. Ông hỏi: “Anh em muốn điều gì hơn: muốn tôi cầm roi mà đến cùng anh em hay là lấy tình yêu thương và ý nhu mì?” (c.21). Với tư cách một người cha thuộc linh, Phao-lô có thể đến cả như một người sửa phạt lẫn một người khích lệ dịu hiền. Thế nhưng mọi uy quyền của ông với tư cách một người cha thuộc linh đều do Đức Chúa Trời mà có, Ngài là Đấng mà ông chỉ làm đầy tớ mà thôi. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới là người cha thuộc linh.

Sắp xếp các con cái trong chức vụ (ITi1Tm 1:3)

Một trong những điều quan trọng nhất mà Phao-lô phải làm cho người con thuộc linh của ông là Ti-mô-thê, là đào tạo huấn luyện rồi sắp xếp ông vào chức vụ. Điều này rất hiển nhiên trong 1:3 chỗ mà Phao-lô đã viết “Ta nay nhắc lại mạng lệnh mà ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác”.
Công việc được giao cho Ti-mô-thê. Phao-lô để Ti-mô-thê lại Ê-phê-sô với sứ mạng quan trọng là bảo tồn sự thuần khiết của giáo lý, cho Hội Thánh tại đó. Nội dung của thư tín này cho thấy Ti-mô-thê là người lãnh đạo của cả Hội Thánh, có trách nhiệm chẳng những là duy trì sự thuần khiết của giáo lý, mà cả trong vấn đề bổ nhiệm và giám sát các trưởng lão và chấp sự nữa.

Về mặt tôn giáo và chính trị, thì Ê-phê-sô là thành phố chủ yếu của Tiểu Á Châu. Phao-lô đã từng lao động gian khổ hơn hai năm tại đấy. Trong thời gian đó, đã có một trong những phong trào tăng trưởng của Hội Thánh gây kinh ngạc nhất trong lịch sử, khi Phúc Âm được truyền bá cho mọi người ở trong cõi A-si đều được nghe (Cong Cv 19:10), và nhiều Hội Thánh đã được thiết lập trong toàn tỉnh ấy. Đây là chiến thuật điển hình của Phao-lô, tức là thiết lập nhiều Hội Thánh trong các thành phố chủ chốt, để từ đó, công tác chứng đạo được bắt đầu cho các khu vực phụ cận.

Vì tầm quan trọng của Hội Thánh tại Ê-phê-sô, người lãnh đạo Hội Thánh ấy phải là một nhân vật chủ chốt. Ti-mô-thê đã được phó thác công tác ấy. Ti-mô-thê được Phao-lô “truyền lịnh” phải ở lại Ê-phê-sô. Lời lẽ ở đây gợi ý rằng chắc Ti-mô-thê đã phải miễn cưỡng ở lại đó. Ông vốn có bản tính rụt rè nên có lẽ đã muốn thoái thác một trách nhiệm lớn lao như thế. Ngoài ra, ông vẫn còn quá trẻ nữa (ITi1Tm 4:12). Nhưng Phao-lô vốn biết rõ các khả năng của Ti-mô-thê, cho nên bất chấp điều có vẻ như nhiều phẩm cách chưa đạt của ông, Phao-lô vẫn giao cho ông công tác ấy. Bức thư này thuộc vào số những điều mà Phao-lô đã làm nhằm khích lệ Ti-mô-thê để củng cố cho uy quyền của ông. Có lẽ Phao-lô trông mong cho bức thư này sẽ được đọc công khai trong các Hội Thánh tại A-si. Khi nghe đọc bức thư này, mọi người sẽ nhận biết là Ti-mô-thê đã được chính Phao-lô giao cho vai trò quan trọng là lãnh đạo trong Hội Thánh.
Một phần nhiệm vụ của Ti-mô-thê là “răn bảo những người kia đừng truyền dạy các tà giáo” (theo bản Anh văn). Từ ngữ được dịch ra là răn bảo là một danh từ quân sự có nghĩa là “ra lệnh, truyền lệnh cách nghiêm ngặt”. Vì địa vị của Ti-mô-thê là một địa vị có uy quyền, nên ông có thể có hành động đầy uy quyền. Chúng ta có thể thấy những câu giống như thế này sẽ giúp thúc đẩy Ti-mô-thê sử dụng quyền uy như thế nào.

Việc khá tình cờ là ở đây, chúng ta cũng thấy gợi ý thứ nhất trong số nhiều gợi ý mà thư tín này đưa ra liên quan đến thái độ mà Ti-mô-thê phải có đối với tà giáo (xem ITi1Tm 1:3-11, 19, 20; 4:1-16; 6:3-5, 20-21). Ở đây cũng như ở những chỗ khác, Phao-lô đều truyền dạy Ti-mô-thê phải có lập trừng vững vàng. Không thể có thái độ dung hoà đối với một việc nghiêm trọng như thế. Các giáo sư giả sẽ không được cho phép giảng dạy trong Hội Thánh.

Chuẩn bị Ti-mô-thê cho chức vụ. Phao-lô có thể tin cậy giao cho Ti-mô-thê một công tác quan trọng vì ông đã đầu tư đầy đủ vào đời sống của Ti-mô-thê. Một công cuộc chuẩn bị như thế đã không xảy ra chỉ trong đầu hôm sớm mai hay chỉ qua một “khoá đào tạo huấn luyện lãnh đạo” sơ sài mà thôi.
Là người sinh quán tại Lít-trơ, có lẽ Ti-mô-thê đã ăn năn quy đạo trong vòng lưu hành truyền giáo đầu tiên của Phao-lô. Lúc Phao-lô đến đấy nhân lần thăm viếng thứ hai, ông nhận thấy Ti-mô-thê đã được cộng đồng Cơ Đốc giáo đánh giá cao. Cho nên ông đã đem Ti-mô-thê theo để giúp đỡ ông trong các chuyến du hành (Cong Cv 16:1-4).

Suốt nhiều năm tiếp xúc thân mật với Phao-lô đó, Ti-mô-thê đã có cơ hội qua sát thật gần cuộc đời của Phao-lô. Đời sống ấy đã trở thành một tấm gương cho Ti-mô-thê noi theo. Phao-lô viết: “Về phần con, con đã noi theo ta, trong sự dạy dỗ, tánh hạnh, ý muốn, đức tin, nhịn nhục, yêu thương, bền đỗ của ta, trong những sự bắt bớ, và hoạn nạn đã xảy đến cho ta tại thành An-ti-ốt, Y-cô-ni và Lít-trơ. Những sự bắt bớ đó ta đều chịu cả, và Chúa đã cứu ta thoát khỏi luôn luôn” (IITi 2Tm 3:10, 11). Từ ngữ được dịch ra là “noi theo” ở đây hàm ý Ti-mô-thê đã biết rõ và theo gương mà Phao-lô đã nêu, đã cẩn thận chú ý với ý định là sẽ làm theo. Đây là một thuật ngữ, xác định mối liên hệ giữa người môn đệ với sư phụ của mình.
Ti-mô-thê biết chính xác Phao-lô đã tin gì, dạy gì, hành động và phản ứng như thế nào, là số kiến thức chỉ có thể thu thập được khi hai người cùng sống chung, cùng cầu nguyện và chịu khổ chung với nhau. Trong những từng trải có chung với nhau đó, Phao-lô đã mở rộng cuộc đời mình ra cho Ti-mô-thê. Ông đã áp dụng phương pháp phục vụ bằng cách mở rộng tấm lòng mình ra. Từ phương pháp ấy, Phao-lô viết: “Hỡi người Cô-rinh-tô, miệng chúng tôi hả ra vì anh em, lòng chúng tôi mở rộng. Chẳng phải chúng tôi hẹp hòi đãi anh em, nhưng ấy là lòng anh em tự làm nên hẹp hòi” (IICo 2Cr 6:11, 12 cũng xem ICo1Cr 4:9).
Ngày nay, phương pháp mở rộng lòng mình ra để phục vụ này dã không còn là phổ biến nữa. Chức nghiệp chỉ nghĩa đã xâm nhập các phương pháp phục vụ ngày nay đến mức quý vị mục sư và giáo sư đều được khuyến khích phải giữ kín đời sống cá nhân và riêng tư của mình, phân biệt với cuộc đời thi hành chức vụ. Họ đã được dạy bảo là đừng phơi bày đời tư của mình ra cho những người mà họ phục vụ nhìn thấy. Chỉ trong những buổi nhóm họp theo hình thức đã được sắp xếp trước như những buổi họp tổ (nhóm nhỏ ít người), nội bộ, họ mới tỏ ra cởi mở để chia sẻ về đời tư của họ mà thôi. Việc tiếp xúc với tín đồ chỉ giới hạn trong các buổi nhóm lại và những lần hẹn gặp riêng thỉnh thoảng mới có mà thôi. Nhờ giữ kín đời tư của mình, họ sẽ tự cứu được mình khỏi nhiều khổ đau rắc rối - họ được dạy bảo như thế. Những nỗi đau của việc tự bộc lộ, tự phơi bày tấm lòng mình ra là cái giá phải trả cho một chức vụ sâu sát. Phao-lô sẵn sàng chấp nhận cái nguy cơ là chính mình bị tổn thương do tự mở lòng mình ra đối với những người như Ti-mô-thê. Mà chúng ta đều biết rõ cái sự kiện là do liên hệ chặt chẽ mật thiết với các con cái thuộc linh của mình như thế, nên ông đã rất thường bị tổn thương. Nhưng qua tiến trình ấy, ông đã có thể nhân bội chức vụ của mình.

Hồi còn trẻ, tôi được đặc ân chịu ảnh hưởng của hai nhânv ật quan trọng về đào tạo môn đệ, là Sam Sherrard, lãnh đạo của chúng tôi trong Hội Thanh niên vì Chúa Cứu Thế, và Robert Coleman, một giáo sư chủng viện. Nhân cách và phương pháp đào tạo môn đệ của họ rất khác nhau. Nhưng trong nhiều lãnh vực, cách họ phục vụ tôi đều giống nhau. Tôi có nhiều thì giờ thường xuyên cũng cầu nguyện và nghiên cứu Thánh Kinh với họ, thường thường là cùng với một vài người khác nữa. Cả hai đều đưa tôi về nhà riêng cũng cùng với vài người người khác nữa để dành riêng thì giờ với họ và gia đình họ. Chúng tôi đã nhiều lần cùng ăn với nhau và thỉnh thoảng cùng làm việc chung quanh nhà họ. Chúng tôi từng cười đùa với nhau, thảo luận về những việc thông thường nhiều khi tranh luận về những vấn đề mà chúng tôi gặp và rất thường là về những điều liên quan đến Chúa.

Cả hai nhân vật ấy đều đem tôi theo họ khi họ đi ra ngoài, vì những công tác phục vụ được giao phó. Tôi quan sát họ làm chứng đạo, làm công tác tham vấn, hướng dẫn các buổi nhóm lại, truyền giảng và đối phó với những cuộc khủng hoảng. Có khi tôi cũng được dành cho một phần nhỏ trong chương trình của họ. Những lần vui nhất của chúng tôi là khi chúng tôi đi đến một nơi nào đó hay di chuyển từ một nơi này đến nơi khác bằng tàu hoả, xe buýt, mô-tô. Qua những cuộc trò chuyện như thế, họ chia sẻ cho tôi những chân lý đã ăn sâu vào tâm hồn tôi. Chắc chỉ khi lên thiên đàng rồi, tôi mới biết là mình đã học hỏi được bao nhiêu điều nhờ sống chung với những người của Đức Chúa trời như thế.
Cho nên, suốt thời gian ở chung với Phao-lô, Ti-mô-thê đã quan sát cuộc đời của ông để làm gương cho mình noi theo. Vào những thời gian như thế, Phao-lô đã dạy cho Ti-mô-thê các chân lý căn bản của Cơ Đốc giáo, như van bản nổi tiếng về chức vụ đào tạo môn đệ sau đây đã chỉ cho thấy: “Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mắt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” (IITi 2Tm 2:2). Ở đây mô tả một bộ phận chân lý cần phải truyền lại qua bốn thế hệ Cơ Đốc nhân. Suốt thời gian ở chung với nhau, Phao-lô đã truyền lại cho Ti-mô-thê trọn vẹn một nền giáo dục thần học. Ông đã làm hiệu trưởng của cả một từng cao đẳng dạy Thánh Kinh trong khi vẫn du hành truyền giáo?
Đó dường như cũng là phương pháp mà nhiều vị mục sư (người phục vụ Chúa) đã được đào tạo, huấn luyện trong những ngày ấy - không phải là trong bối cảnh chính thức của một chủng viện thần học, nhưng là trong bối cảnh của một đoàn người đang phục vụ, cũng là phương pháp mà Chúa Giê-xu từng đào tạo huấn luyện các môn đệ Ngài. Tôi tin rằng đây vẫn còn là phương pháp kiến hiệu nhất để đào tạo huấn luyện các cán bộ Cơ Đốc giáo. Quả đúng là nền giáo dục thần học chính thức là tiếng gọi của Đức Chúa Trời đối với một số người, cho nên tôi không dám đánh giá thấp nó. Nhưng tôi tin rằng chúng ta vốn thường dốc đổ hết mọi việc vào các chủng viện mà đáng lẽ ra chính chúng ta phải tự làm lấy, như việc đào tạo cho các nhà lãnh đạo đạt mức trưởng thành.

Tôi tin rằng môi trường kiến hiệu nhất để đào tạo cán bộ là một đội phục vụ mà bộ phận sinh hoạt chủ yếu đang thu thập kinh nghiệm, và là nơi mà hoạt động phục vụ tích cực, việc giám sát cẩn thận, và việc dạy dỗ đang được thực hiện. Tại đây, các chiến sĩ đang được huấn luyện để chiến đấu ngay ngoài mặt trận. Những chiến binh như thế sẽ là những người giỏi nhất để duy trì cuộc chiến đấu.
Một số các nhà truyền đạo tài giỏi có kết quả nhất tôi từng gặp vốn không hề đượfc đào tạo chính thức về thần học. Lạ lùng thay, dường như tất cả họ đều trông mong mình được huấn luyện đào tạo như thế một phần nào Nhưng chức vụ của họ đã không cho thấy là họ cần đến điều đó. Họ là những con người của Lời Chúa, có nhiệt tâm đối với Chúa Cứu Thế, một gánh nặng đối với người đang bị hư vong, và một ân tứ truyền giảng. Họ đã học tập để nghiên cứu Lời Chúa thật cẩn thận rồi ứng dụng nó thật phải lẽ vào đời sống. Nhưng xin lưu ý là tất cả họ đều nói về một nhà truyền đạo lớn tuổi hơn đã từng dạy Thánh Kinh cho họ, về cách giữ theo đó, và cách truyền giảng nó ra. Họ đã được huấn luyện theo phương pháp của Thánh Kinh do những người đã tin vào chức vụ nhân bội. Có một điều họ hãy còn thiếu là một loại công nhận nào đó trong một số giới người nào đó. Nhưng điều công nhận mà chúng ta tìm cầu hơn hết là trong thiên đàng. Và ở đó, chúng ta được công nhận không phải vì số văn bằng đại học, nhưng là vì phẩm chất của công tác phục vụ Chúa của chúng ta.

Một nét đặc trưng then chốt khác nữa trong việc Phao-lô đào tạo Ti-mô-thê liên quan với việc giao phó một vài chức vụ nào đó của mình cho Ti-mô-thê. Phần ký thuật đầu tiên chúng ta có được về vấn đề này là chuyến du hành truyền giáo đầu tiên mà Ti-mô-thê đã tháp tùng Phao-lô. Tại Bê-rê, nhiều người Do Thái từ Tê-sa-lô-ni-ca đến đã sách động dân chúng nhiều đến nỗi Phao-lô phải rời khỏi thành phố ấy. Ông để Ti-mô-thê ở lại phía sau với một người lớn tuổi hơn là Si-la để hoàn tất những gì cần phải làm tại đấy (Cong Cv 17:14, 15). Về sau, Ti-mô-thê còn được Phao-lô sai đi trong nhiều sứ mạng với tư cách người đại diện cho ông. Trong nhiều bức thư của Phao-lô, tên Ti-mô-thê được nêu ra cùng với phần lý lịch bắt đầu của ông (IICo 2Cr 1:1; Phi Pl 1:1; CoCl 1:1; ITe1Tx 1:1; IITe 2Tx 1:1; Phil Plm 1:1). Sự kiện này chứng minh rằng Phao-lô đã tìm cách khiến cho nhiều Hội Thánh công nhận Ti-mô-thê là một cấp lãnh đạo chủ chốt. Đây là trường hợp của một nhân vật quan trọng muốn công khai chứng minh rằng một người trẻ tuổi hơn đang là sĩ quan liên lạc của riêng mình!

Nhưng vào lúc thư ITi-mô-thê được viết ra, thì Ti-mô-thê dang phụ trách Hội Thánh lớn tại Ê-phê-sô. Hội Thánh này là một trách nhiệm quá lớn lao đối với một người có độ tuổi như Ti-mô-thê, nên dường như Ti-mô-thê chỉ miễn cưỡng chấp nhận nó mà thôi. Cho nên Phao-lô phải ra lệnh cho ông cứ tiếp tục như thế (ITi1Tm 1:3).

Nếu Phao-lô không biết nhân bội chức vụ của mình nhờ những người như Ti-mô-thê, chắc ông đã không thể làm nổi nhiều việc cho Nước Trời đến thế. Lẽ dĩ nhiên, người ta phải trả giá khi muốn giao nhiệm vụ cho những phụ tá trẻ tuổi hơn. Thoạt đầu, chắc họ không thể dám đứng nổi một công tác đòi hỏi phẩm chất cao như một người lãnh dạo. Thật vậy, họ có thể phạm nhiều sai lầm gây trở ngại cho danh tiếng của người lãnh đạo. Mặt khác, một số người còn có thể kết thúc bằng việc kế tục quyền lãnh đạo khi đã trở thành nổi trội. Điều này đã xảy ra với người cựu chiến binh là Ba-na-ba, về sau đã bị người phụ tá trẻ tuổi của ông là Phao-lô “qua mặt”. Nhưng Phúc Âm vẫn tiến lên phía trước. Một công tác tồn tại mãi đã được hoàn thành. Nhiều Hội Thánh đã được thiết lập. Những người có khả năng đã được để lại phía sau để lãnh đạo chúng. Và đó há không phải là điều mà bất cứ một vị mục sư nào cũng muốn nhìn thấy là vốn do chức vụ của mình đã hoàn tất hay sao?

Dành thì giờ để đào tạo môn đệ

Chỉ tập trung chú ý vào một vài người trong một chức vụ đào tạo môn đệ, thì không phải là một công tác hấp dẫn lắm. Đào tạo môn đệ cần đến thì giờ, nên nhiều người lãnh đạo không sẵn sàng trả giá để chính họ phải tự ban ra quá nhiều trong một chức vụ đào tạo môn đệ một cách riêng tư như thế. Nhiều nhà lãnh đạo có quá nhiều cống hiến cho nhiều giới quần chúng đông đảo, nên không tìm được thì giờ để đào tạo cho các cá nhân.

Có khi nhiều cấp lãnh đạo than phiền rằng đang khi thi hành chức vụ, họ không thể đồng thời phát triển bồi dưỡng cấp lãnh đạo, vì chẳng có ai sẵn sàng chịu đào tạo huấn luyện cả. Thế nhưng vấn đề này có thể là do chính người lãnh đạo ấy. Có lẽ người ấy đã tạo cho thiên hạ cái cảm tưởng rằng mình quá bận rộn nên không thể có thì giờ cho việc phát triển việc đào tạo cá nhân. Như Lung Eims viết: “Muốn có người dấn thân đến với bạn, bạn phải dấn thân đến với họ trước”. Eism gọi đó là “một bí quyết, một yếu tố bí mật” trong chức vụ đào tạo môn đệ.

Các cấp lãnh đạo sẽ phải luôn luôn chiến đấu để tạo thế cân bằng giữa chức vụ công khai với công tác đào tạo cá nhân. Thường thường thì sức quyến rủ của chức vụ công khai có thể ngăn trở một cấp lãnh đạo trong việc dành riêng thì giờ để đào tạo môn đệ. Walter Hewichsen đã mô tả rõ ràng điều này trong quyển sách tuyệt vời của ông về chức vụ đào tạo môn đệ:

“Chức vụ đào tạo môn đệ thiếu hấp dẫn và sức thôi thúc của loại chức vụ trên bục giảng hay của những buổi họp đông người. Nhưng chúng ta khó có thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của việc đầu tư cho loài người phải lẽ, một cuộc đầu tư có khải tượng và đúng kỷ luật, hoàn toàn tận hiến cho Chúa Cứu Thế Giê-xu sẵn sàng trả bất cứ giá nào để hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời trong đời sống mình. Gắn bó với một người nhằm giúp người ấy vượt mọi trở ngại có thể có để trở thành một môn đệ là một nhiệm vụ lâu dài và gian khổ” (Disciples Are Made Not Born, Victor Books, 1974).

Đào tạo môn đệ là một chức vụ mà nhiều người ngày nay đề cập, nhưng thật ra lại có ít người thực thi. Thế nhưng tầm quan trọng của nó là điều không thể phóng đại (cường điệu). Cái thế hệ nổi tiếng hơn hết về công tác truyền bá Phúc Âm cho các khối quần chúng đông đảo này, lại chú trọng vào tầm quan trọng của chức vụ đào tạo môn đệ. Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trong tạp chí định kỳ (Christianity Today, Tiến sĩ Billy Graham đã được hỏi: “Nếu ông là mục sư của một Hội Thánh lớn trong một thành phố quan trọng, thì kế hoạch hành động của ông sẽ là gì?”. Tiến sĩ Graham đáp:

Tôi nghĩ một trong những điều quan trọng đầu tiên mình sẽ làm là tập hợp một nhóm từ tám, mười hoặc mười hai người chung quanh mình để cùng họp nhau lại vài giờ mỗi tuần và trả giá! Điều đó sẽ khiến họ phải trả một giá nào đó về thì giờ và nỗ lực. Tôi sẽ chia sẻ cho họ tất cả những gì mình có trong một thời gian nhiều năm. Rồi tôi sẽ thật sự có được mười hai vị mục sư trong số các tín đồ thường để đến lượt họ sẽ có thể chọn tám, mười, mười hai hoặc nhiều người hơn nữa để dạy bảo họ. Tôi biết có một hoặc hai Hội Thánh đang làm như thế, vì đó là làm cách mạng trong Hội Thánh. Tôi nghĩ rằng Chúa Cứu Thế đã đặt ra cái mẫu mực ấy. Ngài đã dành phần lớn thì giờ của mình cho một đám quần chúng đông đảo. Thật vậy, mỗi lần Ngài gặp một đám quần chúng đông đảo thì đối với tôi, dường như đã chẳng có kết quả nhiều lắm đâu. Dường như theo tôi thì các kết quả lớn lao là do việc Ngài gặp gỡ riêng tư và trong số thì giờ Ngài dành riêng cho mười hai (môn đệ) của Ngài. (Trích của Coleman, The Master Plan of Evangelism, Revell, 1964).

Ứng dụng cá nhân

Chúng ta phải tự vấn mình đang dành bao nhiêu thì giờ mỗi tuần để đào tạo cho các Cơ Đốc nhân trẻ tuổi trở thành môn đệ của Chúa. Chúng ta có cần sắp xếp lại cho có thứ tự các công việc được xem là có quyền ưu tiên để dành nhiều thì giờ hơn cho chức vụ này không? Chúng ta có cần quyết định ngay bây giờ là phải tìm một người nào đó để đào tạo người ấy trở thành môn đệ hay không? Chúng ta phải cầu nguyện để tự mình có câu trả lời cho vấn đề này. 


<<Lùi Lại                                                                                                          Tiếp Theo >>


Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »