CÁCH CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH
Cách chăm sóc bé sơ sinh
Mẹ&Bé- Cách chăm sóc bé sơ sinh
CÁCH CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH
Làm thế nào để giúp trẻ ngủ
tốt về ban đêm?
Thông thường trẻ nhỏ ăn ngủ tốt, cả ban đêm lẫn ban ngày nhưng
cũng có trường hợp trẻ ngủ nhiều ban ngày nên ban đêm ít ngủ gây ảnh hưởng đến
những người xung quanh, nhất là sản phụ, để khắc phục cần chú ý:
- Tạo thói quen ngủ tốt cho trẻ ngay từ khi lọt lòng: Trước hết
hạn chế giấc ngủ ngày để tập trung vào giấc ngủ đêm, chuẩn bị tốt giường chiếu,
ăn uống đầy đủ trước khi đi ngủ và nên tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ. Nếu
trẻ khó ngủ có thể áp dụng cách tắm nước ấm hoặc mátxa trước khi cho trẻ ngủ.
- Cho trẻ bú no: Trong giai đoạn đang nuôi con bằng sữa thì nên
cho trẻ bú no khi đi ngủ, nhưng không nên cho trẻ ngậm đầu vú khi đang ngủ để
hạn chế bệnh viêm nhiễm tai, huỷ hoại răng, nên đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm
nghiêng hoặc nằm ngửa, không nên bế trẻ ngủ quá nhiều, sẽ tạo ra thói quen khó
sửa.
- Nên dỗ trẻ ngọt ngào khi chúng thức dậy trong đêm: Nếu trẻ ngủ
riêng thì kéo sát cũi vào cạnh giường của bố mẹ, vỗ nhẹ lưng của trẻ giúp trẻ
nhanh chóng ngủ lại.
Vì sao lại có hiện tượng trẻ
mắc bệnh SIDS ?
Bệnh SIDS (Sudden Infant Death Syndrome), tạm dịch Hội chứng đột
tử ở trẻ sơ sinh. Đây là căn bệnh ít khi xảy ra và thường xuất hiện ở nhóm trẻ
dưới 1 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh là 1/1000 trẻ và được xem là căn bệnh làm cho các
bậc cha mẹ lo lắng nhất. Những việc cần làm:
-Tạo ra môi trường mang thai an toàn: Trong giai đoạn mang thai có
rất nhiều vấn đề có thể phát sinh cần bảo vệ cơ thể, bào thai tránh mắc phải
những căn bệnh có thể gây đẻ non, đây là nguyên nhân làm tăng rủi ro mắc bệnh
SIDS. Khi mang thai người mẹ không nên hút thuốc và khi trẻ ra đời nên tránh xa
môi trường khói thuốc.
- Cho trẻ ngủ nằm ngửa: Đây là tư thế ngủ tốt nhất nhằm hạn chế
căn bệnh SIDS.
- Nuôi con bằng sữa mẹ là phương án tốt nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ
mắc bệnh SIDS.
- Môi trường ngủ an toàn: Phòng ngủ phải thoáng mát không nên cho
trẻ ngủ chung giường, nên có giường cũi riêng đặt bên cạnh. Nếu cha mẹ nghiện
rượu, sử dụng thuốc kích thích hay những khi mệt mỏi thì tuyệt đối không cho
trẻ ngủ chung, không được để trẻ ngủ trong cũi với nhiều chăn, gối. Tốt nhất
chỉ nên đặp một cái chăn mỏng ngang ngực trẻ và gài mép chăm vào 2 bên đệm.
Có nên nựng trẻ khi trẻ khóc ?
Khóc là một cách trao đổi ngôn ngữ của trẻ nhỏ vì vậy khi trẻ sơ
sinh khóc, người mẹ cần bế ẵm và nựng trẻ ngay. Nhưng khi đã lớn không nên làm
điều này mà cần hiểu rõ nguyên nhân làm cho trẻ khóc, bằng cách làm như vậy
người mẹ có thể giúp trẻ cách sống tự lập và ngăn ngừa tính xấu do quá nuông
chiều gây ra.
Vì sao có những đứa trẻ vừa
mới sinh ra đã ốm đau liên tục ?
Trong vòng hai năm sau khi sinh hệ thống miễn dịch đang phát
triển và hoàn thiện, phần lớn những đứa trẻ trong độ tuổi này hay mắc phải căn
bệnh về đường hô hấp, bệnh viêm nhiễm, tiêu chảy. Một số cách hạn chế những căn
bệnh này :
- Nên nuôi con bằng sữa mẹ càng dài càng tốt vì đây không chỉ là
nguồn dưỡng chất mà nguồn đề kháng ưu việt nhất tăng cường sức khoẻ cho trẻ,
chống lại các bệnh viêm nhiễm.
- Luôn luôn duy trì mũi sạch: Nếu mũi bị tắc nghẽn sẽ gây ra nhiều
bệnh có liên quan đến đường hô hấp, cần thông tắc bằng thuốc xịt, thuốc nhỏ mũi
hay nước muối.Về mùa đông thường xuyên tắm bằng nước nóng hoặc xông hơi giúp
trẻ dễ thở, ban đêm lắp hệ thống điều ẩm bốc hơi trong phòng để cho dễ
thở.
- Duy trì môi trường ngủ khoa học: Trước hết phòng ngủ phải sạch
sẽ, thoáng khí, không có vật cảnh, không nên cho trẻ ngủ trong phòng mới sơn có
nhiều mùi sơn, và không nên hút thuốc. Khi trẻ mắc bệnh quá lâu nên đi khám và
tư vấn bác sĩ.
Làm thế nào để biết trẻ đã bú
no ?
- Đối với những đứa trẻ đang bú mẹ : Khi trẻ được 1 tuổi nếu được
bú mẹ tốt thì phải 6-8 lần ướt tã, 3-4 lần đi ngoài. Ngay sau khi sinh trẻ giảm
cân chút ít nhưng sau đó được bú tốt trẻ sẽ bắt đầu tăng cân trở lại, mức tăng
trung bình từ 112-240 gam /tuần cho vài tuần đầu và sau đó tăng khoảng 0,5 kg
đến 1 kg/tháng trong vòng 6 tháng đầu.
- Đối với trẻ bú bình : Đây là cách dễ nhận biết khi nào thì trẻ
no, trung bình mỗi lần trẻ bú khoảng 50ml đến 90ml đối với tuần đầu. Khi được 1
tháng tuổi hầu hết bú khoảng 90-120ml sữa/lần. Lượng bú sữa bằng bình khuyến
cáo là từ 56-84 gam cho 1kg trọng lượng của trẻ mỗi ngày .Ví dụ trẻ nặng 4,5 kg
thì mỗi ngày bú khoảng 560 -840 ml sữa là đủ.
Vì sao có những đứa trẻ không
đạt các tiêu chí như mong muốn ?
Những tiêu chí này bao gồm ngoài việc biết đứng, biết đi, biết
nói,... Trong thực tế có những đứa trẻ chậm biết ngồi, biết đi , biết nói so
với những đứa trẻ cùng tuổi. Đây là điều không đáng ngại và cũng không phải là
vấn đề để đánh giá trí thông minh hay cách nuôi dạy của các bậc cha mẹ.Thực tế
những mốc này thường khác nhau ở mỗi đứa trẻ và cho dù có đi khám bác sĩ cũng
không có lời khuyên nào cụ thể bởi vậy hãy bình tĩnh rồi đâu sẽ vào đó.
Khi nào thì đưa trẻ vào khuôn
phép ?
Theo các chuyên gia tâm lý thì không có thời gian cụ thể cho vấn
đề này mà thông qua việc giao tiếp hằng ngày càng sớm càng tốt. Để làm được
điều này cần phải thiết lập sự tin cậy, sau đó đưa ra những chỉ dẫn mang tính
giáo dục và phải có giới hạn nhất định. Trước tiên là tạo ra môi trường an
toàn, có đủ đồ chơi, sau đó quy định giới hạn khi nào trẻ được phép và khi nào
không. Nghệ thuật nói "không" và "có" chính là cách giáo
dục đưa con vào khuôn phép, không nên chiều quá mà cũng nên nghiêm khắc quá,
cần phải cởi mở, dân chủ. Ngoài ra những việc làm của cha mẹ chính là tấm gương
để giáo dục con cái.
CÁCH CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH
Cách chăm sóc bé sơ sinh
CÁCH CHĂM SÓC BÉ SƠ SINH
Cách chăm sóc bé sơ sinh
MevaBe VN
MevaBe VN
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..