Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.
Hội Thánh Kiền Bái » , » Cách Kinh Doanh Của Người Do Thái- P 2

Cách Kinh Doanh Của Người Do Thái- P 2

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A








Tài Chính- Cách kinh doanh của người Do Thái. Dòng họ ROTHSCHILD và Bill Gates, Estee Lauder và George Soros, ... nếu như tiếp tục danh sách những người giàu có nhất thế giới, thì phải mất nhiều trang giấy. Nhưng, ngoài những thành công đến mức gần như cổ tích hoang đường trong tài chính kinh doanh, những con người nói trên còn có một điểm giống nhau chung khác nữa – đó là nguồn gốc Do-thái của họ…


CÁC KINH DOANH CỦA NGƯỜI DO THÁI- Phần 2


8. Đừng lãng phí thời gian vô ích

Mặc dù là còn có rất ít thời gian rảnh, một số người vẫn tìm mọi cách để giết nốt nó: bật TV lên, hoặc ngồi không chẳng lảm gì cả. Nhưng đấy không phải là chúng ta giết thời gian, mà thời gian trống đang giết chúng ta. Trong năm phút đó có thể lấy một quyển sách đọc được vài trang, hoặc nhớ lại một số ý tưởng.
Giám đốc trường đại học Yeshiva có một lần đưa vào thực nghiệm những lớp học đặc biệt chỉ có năm phút. Thậm chí cả những người sống ở xa cũng phải đến dự những lớp đó. Ông thầy Rabbin giải thích: “Tôi muốn để các bạn hiểu được rằng – thậm chí chỉ năm phút cũng làm được một điều gì đó.”
Trong quyển sách của German Vuk “Sự nổi loạn của Ca-in”, Villy, nhân vật chính, nhận được một bức thư từ cha mình. Đang chết dần vì bệnh ung thư, ông ta suy ngẫm về cuộc đời mình, về việc ông đã đạt được ít hơn nhiều so với sự trông đợi, và ông cảnh báo đứa con mình: “Nếu có thể được, con hãy ghi nhớ: không có gì, không có gì, không có bất cứ điều gì giá trị hơn thời gian. Có thể con nghĩ rằng con còn có nhiều thời gian dự trữ lắm, song thực ra không phải thế. Những tiếng đồng hồ lãng phí phá hoại cuộc đời con cả lúc trẻ, cũng như lúc gần kết cục, chỉ có
điều lúc gần kết cục con sẽ cảm thấy rõ hơn và nhận thức tốt hơn mà thôi.”
Để áp dụng vào kinh doanh có thể nói rằng con người không tiêu phí thời gian, mà đầu tư nó. Vì vậy thời gian cũng giống như tiền, có thể xử dụng như một nguồn tài nguyên, mà nếu được dùng vào những hành động đúng dắn, sẽ từng bước từng bước đưa bạn đến gần những mục tiêu quan trọng của cuộc đời. Cùng lúc đó, cách xử dụng thời gian không đúng sẽ đẩy xa bạn ra khỏi việc hoàn thành những mục đích cuộc sống. Nếu tiền có thể tích góp dưới dạng tiết kiệm, thì thời gian, thật đáng tiếc thay, không thể tích góp được mà sử dụng trong tương lai. Thời gian đi mà không bao giờ trở lại, và điều duy nhất thuộc quyển của chúng ta – đó là không đánh mất nó vô ích.

9. Hãy tránh xa người láng giềng xấu.

Sách To-ra kể rằng người cháu của Áp-ra-ham là Lót đã sống nhiều năm gần ông chú mình. Sau đó cậu đã chuyển nhà đến thành Sô-đôm, là thành phố mà trong To-ra là biểu tượng của sự ác. Và mặc dù Lót chưa bao giờ giống như những người láng giềng của mình, cảm giác giống như là ông đã bị nhiễm một số điểm tính cách của họ. Vì, khi người dân thành phố đòi hỏi Lót phải đưa hai người khách cho họ lăng nhục, thì ông từ chối, nhưng thay vào đó, ông lại cư xử rất hèn hạ bằng cách đưa ra cho họ hai đứa con gái còn đồng trinh của mình. Khi Đức Chúa Trời hủy diệt thành Sô-đôm, Ngài đã đến cứu Lót, nhưng chưa chắc đã phải vì cớ ông này là người tin kính, mà là vì ông là cháu của Áp-ra-ham.
Do-thái giáo cho rằng ảnh hưởng của môi trường xung quanh là rất lớn. Trong một đoạn khác của To-ra, có kể về chuyện con cháu Cô-rê thuộc chi phái Lê-vi và cả 250 người con từ chi phái Ru-bên đã liên kết với nhau để chống lại Môi-se. Nhưng người giải kinh To-ra suy nghĩ nhiều về vấn đề làm thế nảo để xảy ra chuyện con cháu Cô-rê đã liên kết được với những kẻ đồng mưu kia. Ông Rashi, một thầy giải kinh thế kỷ thứ mười một, đã giải thích thế này: trong thời gian đi trong đồng vắng, Cô-rê và gia đình đã sống vách liền vách với các con cái nhà Ru-bên. Dựa trên những gì chúng ta được biết từ To-ra, có thể đưa ra kết luận rằng Cô-rê đã dùng lời hùng biện mà gây ảnh hưởng lên những láng giềng của mình và họ đã liên kết với cuộc nổi loạn của ông ta. Ngay sau đó Đức Chúa Trời đã hủy diệt Cô-rê và những kẻ đồng lõa. Trong sách Mishne có lời chép (trong một ngữ cảnh khác) “khốn thay cho kẻ ác và láng giềng của hắn.”
Bạn đã có những CÁCH KINH DOANH của người Do Thái sau:

1. Hãy coi tài sản của bạn mình cũng quý giá như của chính mình.
2. Đừng mua đồ ăn cắp
3. Hãy làm những việc lành
4. Đừng lười làm việc tốt (ban cho)
5. Đừng nói dối
6. Hãy ban cho với lòng vui mừng
7.Khi có người đến xin và nói "tôi đói"


 VÀ:


8. Đừng lãng phí thời gian vô ích
9. Hãy tránh xa người láng giềng xấu.
10. Đừng nói gì, nếu không có gì để nói
11. Hãy hạn chế cơn thịnh nộ của mình, chỉ nên giận hoàn cảnh bất lợi mà thôi.
 (Còn tiếp)

Như những câu chuyện về Lót và Cô-rê cảnh báo chúng ta, cái ác có thể có ảnh hưởng mạnh hơn cả cái tốt. Thí dụ, “một đứa trẻ hư” dễ dụ dỗ “đứa trẻ ngoan” dùng ma túy hơn là “đứa trẻ ngoan” giáo dục được “đứa trẻ hư”. Đối với người lớn cũng vậy thôi. Thời đó Lót đã chẳng làm cho các láng giếng mình được tốt lên, nên ông đã không tránh được ảnh hưởng của họ.
Hãy tránh xa những người láng giếng xấu. Và, quan trọng hơn cả, là hãy để ý làm sao cho con cái bạn cũng biết cư xử như vậy.

10. Đừng nói gì, nếu không có gì để nói

Có một lần một thành viên trẻ nghị viện đã hỏi lời khuyên của Bên-gia-min Diz-ra-e-li, thủ tướng Anh quốc thời thế kỷ XIX, khi nào thì nên lên tiếng trong các vấn đề tranh cãi.
- Anh có thể nói một điều gì mới, mà trước kia anh chưa nói không?
- Không, tôi chỉ muốn người đi bầu được biết về việc tôi tham gia vào các cuộc tranh luận.
- Thế thì hãy im lặng, chẳng thà để mọi người nói về anh: “Thật thú vị, không biết anh ta nghĩ về vấn đề đó như thế nào”, còn hơn là để họ nói: “anh ta phát biểu thế để làm gì cơ chứ?” – ông thủ tướng trả lời.
Theo quan sát của ông Diz-ra-e-li, một số người lên tiếng phát biểu chỉ để cho mọi người chú ý đến sự có mặt của họ mà thôi. Có một lần ông Mal-bim (Leib Ben Jakhin Michael), một nhà bình luận To-ra nổi tiếng thế kỷ XIX và một giảng viên, đã có mặt tại một bài giảng dài dòng và vô bổ của một người về chủ đề sự suy xét nhạy bén và những quan điểm về tương lai. Cảm thấy là mình đang lãng phí thời gian, ông Mal-bim nhận xét: “sách Truyền đạo có đưa ra hai mươi hai đôi đối kháng bất di bất dịch, thí dụ như “có kỳ yêu và có kỳ ghét” hay là “có kỳ khóc và có kỳ cười”. Nhưng trong các trường hợp đó đều có cả vị trí trung gian nữa. Có thể không yêu mà cũng không ghét, hoặc không khóc mà cũng không cười. Nhưng có một đôi mà luôn luôn khiến tôi phải thực sự suy nghĩ: “có kỳ im lặng và có kỳ nói”. Cho đến ngày hôm nay tôi chưa hiểu nổi đâu là điểm trung gian của đôi đối kháng này. Nhưng, sau khi nghe bài phát biểu hôm nay, tôi hiểu rằng người ta có thể nói (không giữ sự im lặng) và cùng lúc đó chẳng nói lên điều gì cả!”


11. Hãy hạn chế cơn thịnh nộ của mình, chỉ nên giận hoàn cảnh bất lợi mà thôi.

Cơn giận làm lu mờ trí khôn, còn cơn thịnh nộ phá hủy nó. Tal-mút dạy rằng: khi người khôn đánh mất sự tự kiềm chế, anh ta cũng đánh mất cả trí khôn mình. Thí dụ, trong sách Dân số ký có kể trường hợp xảy ra với Môi-se, một nhà tiên tri vĩ đại nhất trong số các tiên tri. Đức Chúa Trời phán truyền với ông rằng ông phải ra lệnh (nói) với tảng đá, để nó chảy nước ra. Đầy bực tức vì sự lằm bằm thường xuyên của người do-thái, Môi se đã giơ gậy đập vào tảng đá và la lên: “Hỡi dân phản nghịch! hãy nghe, chúng ta há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao?”
Trong cơn thịnh nộ chúng ta có xu hướng hành động đột ngột và nói những điều ngu xuẩn. Từ “chúng ta” có thể khiến liên tưởng rằng chính Môi-se và người anh của ông sẽ làm ra phép lạ. Môi se không muốn như vậy, nhưng người Y-sơ-ra-ên có thể nghĩ rằng chính tiên tri và anh của ông là thần. Môi-se đã bị phạt một cách rất nghiêm vì sự bùng nổ cơn thịnh nộ của mình: Đức Chúa Trời đã không cho phép ông được đặt chân và Đất hứa (Dân số ký 20:12). [từ ND & BBT: một lỗi nữa của Môi-se là ông không chỉ nói với hòn đá, mà còn giơ gậy lên đập vào nó. Nếu ông chỉ nói, mà hòn đá chảy nước ra thì thật rõ ràng là phép lạ của Chúa Trời, còn khi ông đã đập cây gậy, thì người ta có thể nghĩ rằng đấy là ông đã biết chỗ có mạch nước và dùng cây gập đập vỡ hòn đá cho nước chảy ra mà thôi.]

Các bạn có thể nhớ ra được lúc nào trong cơn thịnh nộ bạn đã nói một điều mà sau đó phải hối tiếc không? Nếu không, có lẽ bạn có trí nhớ quá là kém.

Khi đánh mất sự tự kiềm chế, chúng ta thường chuyển sang tấn công cá nhân. Nhiều người xử dụng những cụm từ “cả đời”, “luôn luôn” (“Cả đời mày chẳng gì cho đúng được”), hoặc “chẳng bao giờ” (“Anh chẳng bao giờ biết nghĩ đến ai hết, chỉ biết nghĩ về mỗi mình thôi”).
Những lời tấn công như vậy làm mất lòng người ta. Anh ta sẽ không thể không nhận lỗi mình mà không thừa nhận sự vô tích sự hoàn toàn của mình: (“Đúng rồi, tôi cả đời chỉ làm hỏng việc thôi”), hoặc sự ích kỷ của mình (“Đúng rồi, tôi là kẻ ích kỷ đến tận xương tận tủy, tôi chỉ lo nghĩ đến mình mà thôi”).

Quan trọng nữa là những lời tấn công đó là bất lịch sự, vì đó là điều dối trá. Chẳng có thể nào có chuyện người mà bạn mắng đó lại tồi tệ đến mức đó.

Hãy tuân thủ những nguyên tắc giúp ta kiểm soát được cảm xúc (và lưỡi mình): hãy hạn chế cơn thịnh nộ, có tức giận thì chỉ tức giận hoàn cảnh xấu thôi. Giận bao nhiêu tùy thích, nhưng những lời nói ra chỉ hướng tới đúng những hoàn cảnh đã chọc giận bạn thôi. Khi đó bạn sẽ không nói những lời mà có thể sẽ vĩnh viễn xúc phạm người khác. Những từ kiểu như “luôn luôn” hoặc “chẳng bao giờ” và xu hướng muốn “chụp mũ” (chỉ tổng quát cái xấu) sẽ khiến người ta nói ra những lời rất khó tha thứ và không thể nào quên đi được.

Nếu bạn có tính nóng nảy, hãy cố nghe theo lời khuyên khôn ngoan của một nhà thơ và một nhà triết học thế kỷ thứ XI Sa-lô-môn-Ibi-Gáp-ri-ên: “Tôi có thể từ chối những lời mình chưa nói ra,
nhưng chẳng thể nào lấy lại được những gì đã nói.” (còn tiếp)

<<< Lùi Lại                                                                                                      Tiếp Theo >>>

CÁCH KINH DOANH CỦA NGƯỜI DO THÁI
Cách Kinh Doanh Của Người Do Thái

Cách Kinh Doanh Của Người Do Thái



Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »