Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Sống Thử Có Nên Không?

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A










 'Sống thử' là cạm bẫy ngọt ngào giết chết tình yêu chân chính. 

Hiện nay, “sống thử” đang là vấn đề gây nhiều tranh luận trong xã hội Việt Nam. Đã có rất nhiều người viết về đề tài này, nhưng để đưa ra lời khuyên và giải pháp tích cực cho giới trẻ thì vẫn đang là dấu chấm hỏi. Bởi có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau, kẻ khen, người chê, họ có đầy đủ lí lẻ và dẫn chứng thuyết phục để bảo vệ cho ý của mình là đúng. Đây là điều bất lợi cho đối tượng đang cần được tư vấn, tìm cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có cái nhìn đúng về khái niệm “sống thử”, trước hết chúng ta cần hiểu đúng Sống thử có nghĩa là gì? “Sống thử” là sống như vợ chồng trước khi kết hôn chính thức. Người nam và người nữ cùng  thỏa thuận sẽ sống chung với nhau như một cặp vợ chồng đã cưới nhau thật sự. Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

"Sống thử" diễn ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đa phần là những người sống xa nhà như: Công nhân, nhân viên, sinh viên. Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến: Khi hỏi 100 người nam, "Bạn có muốn sống thử ?", Thì có tới 70 người nói "CÓ", tức 70% số "phái mạnh" muốn “sống thử”. Và, khi hỏi 100 người nữ, “bạn có muốn sống thử?”, thì có 61% các bạn gái cũng muốn "sống chung trước khi kết hôn". Đây là thực trạng khá phổ biến của giới trẻ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là giới sinh viên.



Theo các cuộc nghiên cứu, điều tra và thăm dò, thì hơn 60 % bạn trẻ đều muốn ''sống thử''. Tại sao họ lại muốn sống thử mà không sống thật? Liệu “sống thử” có phải là giải pháp tốt nhất cho giới trẻ lựa chọn bạn đời không? Đây đang là vấn đề gây nhiều tranh luận trong xã hội. Ở mỗi lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền khác nhau, suy nghĩ và quan điểm về vấn đề “sống thử” cũng khác nhau. Đối với người trong cuộc, họ luôn đưa ra những lí do hợp lí để về sống chung với nhau. Họ cho rằng: “sống thử” là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu chi phí sinh hoạt. Khi hai người sống chung, họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản, tiền ăn, tiền nhà, điện nước, đặc biệt là khoản “tình phí”. Ngoài ra, khi sống chung họ sẽ được “gần nhau” mỗi ngày mà không gặp bất kì một khó khăn, trở  ngại nào cả. Họ có điều kiện để hiểu thêm về nếp sống, tính cách và các mối quan hệ của người yêu. Và trên hết là họ muốn thỏa mãn nhu cầu của tình dục. Đây là "nhu cầu" cao nhất của động cơ muốn "sống chung trước khi kết hôn". Qua đó họ "test thử" xem chàng hay nàng có "hợp tông" với mình không. Liệu đó đã phải là người bạn đời lí tưởng của mình chưa? Họ nghĩ rằng “sống thử” là giải pháp hữu hiệu, là cơ hội tốt để lựa chọn cho mình một nửa còn lại như ý. Ðó là lý luận của những người cho rằng họ cần phải “thử” nhau trước khi thực sự kết hôn. Họ cũng viện lẽ rằng đa số những cuộc hôn nhân đổ vỡ là vì khả năng tình dục không đồng đều giữa những cặp vợ chồng! Ðiều này chẳng có bằng chứng gì cả. Họ đã quên rằng yếu tố chính của hạnh phúc gia đình là tình yêu, sự chấp nhận và bổn phận đối với nhau. Nếu đặt căn bản của hạnh phúc gia đình vào tình dục, họ sẽ không thể tránh được thất bại. Mặc dù không ủng hộ việc chung sống trước hôn nhân, song nhiều chuyên gia nghiên cứu về gia đình, văn hóa đều cho rằng phải chấp nhận nó như một tất yếu của xã hội hiện đại. Và để giảm thiểu những hậu quả do lối sống này đem lại, bạn trẻ cần được cảnh báo, giúp đỡ.Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

Chúng ta có thể giúp đỡ họ bằng cách nào, khi mà giới trẻ, có hàng ngàn lí do khiến cho họ muốn “sống chung trước khi cưới”. Khi phân tích ra, chúng ta nghe có vẻ rất hợp lí, rất dễ chấp nhận và tán thành, nhưng chúng ta có biết rằng sau những lí do dễ chấp nhận đó là hàng tá những hậu quả khôn lường do việc “sống thử” đưa lại? Chúng ta thử đặt ra một giả thiết rằng: Một ngày kia chúng ta nghe được thông tin là con em chúng ta đang sống chung với một người khác phái như vợ chồng. Chúng ta sẽ làm gì? Liệu chúng ta có thể chấp nhận được thực tế đó chỉ với vài lí do trên không? Đấy là chưa kể về giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa của người Á Đông. Hỡi những chàng trai, cô gái đã, đang và sẽ “sống thử”, các bạn đã bao giờ nghĩ đến hậu quả của việc “sống thử” chưa? Nếu “sống thử” đỗ vỡ, liệu các bạn có đủ tự tin để “sống thật” không? Đặc biệt là phái nữ, nếu lỡ như có thai ngoài ý muốn, các bạn sẽ tính sao? Các bạn có dám sinh con khi đang là sinh viên không? Các bạn có dám nuôi con một mình ngay cả khi người nam không chấp nhận đứa trẻ? Giải pháp của các bạn là gì nếu những điều đó xảy ra? Hay các bạn lại tìm đến y học và nạo phá thai để trốn tránh trách nhiệm? Nếu “sống thử” thất bại, các bạn có dám bảo đảm rằng các bạn vẫn có thể sống chung với một người khác mà không hề bị cắn rứt lương tâm? Cảm xúc một lần làm vợ thử thất bại... sẽ "ám ảnh" lúc làm vợ thật. Hơn nữa, lỡ người đến sau biết chuyện thì sao? Liệu anh có tha thứ cho những sai lầm mà bạn đã mắc phải không? Còn rất nhiều, rất nhiều hậu quả do “sống thử” mang lại mà các bạn trẻ chưa có hướng giải quyết. Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

Trong xã hội hiện nay, phần đa giới trẻ đều muốn “sống thử”. Nhưng sau một quá trình “sống thử”, có rất ít cặp bước đến “sống thật”. Bởi khi yêu mọi thứ đều rất đẹp, nhưng khi sống với nhau thì va chạm rất nhiều, dẫn đến xung đột, rồi vỡ mộng và chia tay. Chưa đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm... thì người ta có thể dễ dàng bỏ nhau. Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Có một số người ủng hộ quan điểm “sống thử”. Một số người cho rằng “sống thử là điều không nên”. Một số khác nữa thì ủng hộ quan điểm này. Vậy chúng ta phải đứng ở đâu, nhìn từ góc độ nào để dưa ra lời khuyên đúng đắn và hữu hiệu cho giới trẻ? Như chúng tôi đã nói ở phần đầu, ở mỗi lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền khác nhau, suy nghĩ và quan điểm về vấn đề “sống thử” cũng khác nhau. Từ cái nhìn khác nhau đó sẽ dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau khi cùng suy xét một vấn đề. Thiết nghĩ, chỉ duy những người trong cuộc, những người đã từng “sống thử” mới có cái nhìn sâu sát và đưa ra những lời khuyên chân thành. Cho các bạn trẻ. Sau đây, chúng ta cùng lắng nghe tâm sự của những người đã từng sống chung như vợ chồng trước khi kết hôn. Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?


"Sống thử" diễn ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đa phần là những người sống xa nhà như: Công nhân, nhân viên, sinh viên. Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến: Khi hỏi 100 người nam, "Bạn có muốn sống thử ?", Thì có tới 70 người nói "CÓ", tức 70% số "phái mạnh" muốn “sống thử”. Và, khi hỏi 100 người nữ, “bạn có muốn sống thử?”, thì có 61% các bạn gái cũng muốn "sống chung trước khi kết hôn". Đây là thực trạng khá phổ biến của giới trẻ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là giới sinh viên.

Chị Tuyết Mai ngụ ở Dĩ An – Bình Dương – người đã từng “sống thử” với bạn trai 3 năm,  tâm sự: "tôi và anh quen nhau được 5 năm, 2 năm đầu khi chúng tôi chưa sống chung thì cả hai đều yêu thương và tôn trọng nhau, mọi thứ đều rất tốt. Nhưng khi sống chung dưới một mái nhà như vợ chồng, tôi mới thấy được những khuyết điểm của anh. Anh cố chấp, gia trưởng và bạo lực. Anh bắt tôi phục tùng anh từ cơm nước,... cho đến “tình dục”. Những lần tôi có việc ở bên ngoài hay tham gia sinh hoạt cùng bạn bè về muộn là anh chửi mắng, có khi đánh đập thậm tệ. Anh coi tôi như người ở của nhà anh. Cuộc sống của chúng tôi thường xảy ra xung đột. Tôi đau đớn tuyệt vọng nhưng đành phải nín chịu. Nhiều lúc tôi muốn chạy trốn khỏi anh nhưng tôi lo sợ cho tương lai. Không biết khi xa anh rồi mình sẽ ra sao? Liệu sau này có chàng trai nào dám đến với tôi không? Nếu chồng tương lai của tôi biết tôi không còn con gái nữa liệu anh có chấp nhận không? Tôi đang ở thế tiến thoái lưỡng nan.”. Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

Xin cảm ơn những tâm sự của chị Tuyết Mai. 

Và chúng ta cùng nghe một tâm sự nữa của chị Hà, đang sống và làm việc ở Thành Phố Hồ Chí Minh:
''Quê tôi ở Quảng Trị, tôi là con út trong gia đình. Mặc dù gia đình tôi rất nghèo nhưng cha mẹ tôi vẫn gắng sức để cho tôi ăn học. Họ rất hy vọng vào tôi. Năm đó, tôi đậu vào trường đại học kinh tế ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, tôi đã bị cám dỗ vào con đường “sống thử” ngay khi vừa mới bước vào năm học thứ hai. Tôi và anh gặp nhau gần một năm thì dọn về sống chung. Anh đi làm, lương khá ổn định. Thời gian đầu sống với nhau anh hết mực quan tâm va lo lắng cho tôi. Tôi rất hạnh phúc khi được sống bên anh. Qua năm học thứ 3, tôi bàng hoàng khi biết mình đã mang thai. Những tưởng anh sẽ có giải pháp, nhưng không ngờ anh lại quát mắng tôi vì đã để xảy ra chuyện ấy. Anh bắt tôi phá thai với một trăm lẻ một lí do. Nhưng cái thai quá lớn không thể bỏ được. Tôi phải nghỉ học vào cuối năm học thứ 3 để ở nhà chuẩn bị sinh con. Cuộc tình của tôi và anh ngày càng xung đột và tẻ nhạt. Cuộc sống rối như một mớ bòng bong với hàng ngàn nan đề không giải quyết được. Chúng tôi chia tay nhau sau khi con gái tôi ra đời được hai năm. Tôi làm tất cả mọi việc để có tiền nuôi con. Tôi ngậm ngùi trong nước mắt nhưng biết trách ai bây giờ. Bạn bè, hàng xóm thì dè bỉu khinh chê, anh lại bỏ tôi để kết hôn cùng người khác, học hành thì dang dở, sự nghiệp thì chưa thành. Nhìn sự thành công của bạn bè mà lòng tôi tan nát. Tôi đã mất tất cả Các bạn trẻ ơi, “sống thử “là một cái bẫy vô cùng nguy hiểm. Các bạn có thể ăn thử, uống thử, làm thử, nhưng đừng bao giờ sống thử. Sống thử là con đường dẫn đến địa ngục trần gian”. Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

Cảm ơn những chia sẻ chân thành của chị Hà. Đây là những kinh nghiệm xương máu mà người trong cuộc có được để đưa ra lời khuyên chân thành cho các bạn trẻ. Chúng ta hãy cùng lắng nghe một bạn nam đã từng sống thử tâm sự như thế nào nhé:

“Tôi và cô ấy cùng ở tỉnh lên thành phố học. Chúng tôi yêu nhau được hai năm thì cả hai quyết định sẽ sống chung với nhau. Khi sống chung, bên cạnh những “vị ngọt” mà tình yêu mang lại, cả hai cũng đã nếm trải không ít những trái đắng do bồng bột của tuổi trẻ. Cả tôi và nàng đều thấy thất vọng về nhau, tình yêu không còn trong sáng và đẹp đẽ như ngày nào, yêu thương dần mất hẳn, sự tôn trọng lẫn nhau ngày một xuống dốc… Từ chỗ có nhiều hứa hẹn cho tương lai, thì nay chúng tôi đang sống một cuộc sống không định hướng, không ngày mai, tới đâu hay tới đó và nguy cơ đổ vỡ lên đến 90%. Hỡi những bạn trẻ, ai cũng có hàng ngàn lí do và dẫn chứng để biện minh cho những ham muốn xác thịt của mình, nhưng điểm tận cùng của lối sống buông thả, ngoài khuôn phép đều là sự thất bại. Với kinh nghiệm xương máu của người trong cuộc tôi chân thành khuyên các bạn: Hãy sống thật, đừng bao giờ thử. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi và chỉ khi các bạn có một hôn nhân thật sự”. Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

Chúng ta thử hình dung xem, liệu hạnh phúc mà “sống thử” mang lạit có đủ lớn để khỏa lấp những hậu quả đang tiếc do nó gây ra?. Chúng ta cùng nghe một lời tâm sự nữa của anh Đặng Minh Dũng, ngụ ở Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. có lẽ tâm sự này sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đó“Là sinh viên của một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, tôi là niềm tự hào và là hy vọng của bố mẹ và gia đình. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với tôi, nhưng bóng đêm của căn bệnh thế kỉ đã bao phủ lên cuộc đời tôi chỉ vì một quyết định sai lầm khi bước theo con đường “sống thử”. Tôi quen nàng khi bắt đầu học năm 3, nàng xinh đẹp và có một lối sống rất “tây”. Trước khi đến với tôi, nàng đã trải quả mấy cuộc tình với những người đàn ông khác. Mặc dù biết vậy nhưng sắc đẹp của nàng đã khiến tôi không thể từ chối được. Chúng tôi đã sống chung với nhau như vợ chồng. Sự thât đau buồn đến với cuộc đời tôi khi tôi xét nghiệm máu trong một chương trình hiến máu nhân đạo. Tôi đau đớn nhưng biết trách ai, vì nàng cũng là nạn nhân như tôi. Nàng đâu biết rằng trước khi đến với tôi, nàng đã bị lây nhiễm căn bệnh thế kỉ từ một người đàn ông khác. Các bạn ơi, đừng mạo hiểm với những cuộc vui ngoài hôn nhân. Đừng bao giờ đánh mất niềm vui và hạnh phúc lâu dài của mình chỉ vì những “cuộc vui” tạm bợ. Hãy sống nghiêm túc, đừng bao giờ sống thử, Nếu bất kì ai có quan hệ tình dục với người không phải là vợ hoặc chồng mình, hãy cẩn thận. Vì các bạn không thể lường trước được hậu quả của nó”. Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

Trên đây là những mảnh ghép cuộc đời của các bạn trẻ trong bức tranh “sống thử”. Họ đã từng có suy nghĩ bồng bột và những quyết định sai lầm để phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc. “sống thử” là cái vòng luẩn quẩn, là “viên thuốc độc bọc đường” giết chết tình yêu. Để giữ được tình yêu, để giữ được sự tôn trọng giữa hai người, đừng bao giờ “sống thử”. Hơn nữa, xét về mặt văn hóa, thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, thì “sống thử” lại càng không phù hợp. Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể ăn “thử’, uống “thử”, mặc “thử”, làm “thử”… nhưng với tình yêu, đừng bao giờ “sống thử”. Đừng bao giờ nghĩ đây là nhu cầu thiết yếu của con người và là tất yếu của xã hội hiện đại. 

Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận rằng: Sống ở bất kì thời đại nào, quốc gia nào, thì giá trị đạo đức của con người đều phải đặt ở vị trí hàng đầu. Những gì tựa như điều ác, làm cho nấc thang đạo đức của xã hội ngày càng đi xuống thì chúng ta cần phải lên án và loại bỏ. Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời - cuốn sách đạo đức tồn tại lâu nhất thế giới (trên 1600 năm) đã từng nêu rất rõ về hậu quả của những cuộc tình ngoài hôn nhân.Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

Như chúng ta đã biết, tình dục không phải được sáng tạo bởi các thú vui và ham muốn xác thịt của con người mà là món quà do Đấng Thiêng Liêng vô hạn sáng tạo và ban tặng cho nhân loại để ràng buộc và củng cố tình yêu giữa vợ và chồng. Nhưng món quà ấy, nếu mang ra ngoài ranh giới mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho nó, sẽ trở nên hoàn toàn tác hại. 

Lời Chúa trong Kinh Thánh ghi rõ rằng: "Người nam phải lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình và cả hai sẽ nên một thịt" (Sáng thế kí 2:24). Theo lời dạy này, chỉ khi nào người nam và người nữ công khai lìa cha mẹ, tức là có một lễ cưới để chính thức trở nên vợ chồng, lúc đó mới được phép kết hợp trong phương diện thể xác. 

Và Kinh Thánh sách Hê bơ rơ 13:4 cũng có dạy rằng: "Mọi người phải kính trọng hôn nhân, chốn khuê phòng chớ có ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình".

Điều này cho thấy, Kinh Thánh có phán dạy rõ ràng về vấn đề quan hệ tình dục của con người trước và trong hôn nhân. Người nam và người nữ chỉ được phép kết hợp với nhau về thể xác khi và chỉ khi họ là vợ chồng, Quan hệ tình dục với người không phải, hay chưa phải, là vợ hoặc chồng của mình theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, đều phạm tội tà dâm. Nếu người nào cố tình loại bỏ tiêu chuẩn của Chúa ra khỏi đời sống, Chúa sẽ để mặc cho họ phạm tội, nhưng hậu quả thì họ phải nhận lãnh. Bạn đang đọc bài sống thử có nên không?

Kinh Thánh sách Rô ma đoạn 1 từ câu 21 đến câu 27 có chép: vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại; họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng. Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa, vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời. Ấy vì cớ đó mà Đức Chúa Trời đã phó họ cho sự tình dục xấu hổ; vì trong vòng họ, những người đàn bà đã đổi cách dùng tự nhiên ra cách khác nghịch với tánh tự nhiên. Những người đàn ông cũng vậy, bỏ cách dùng tự nhiên của người đàn bà mà un đốt tình dục người nầy với kẻ kia, đàn ông cùng đàn ông phạm sự xấu hổ, và chính mình họ phải chịu báo ứng xứng với điều lầm lỗi của mình.” Ha-ba-cúc 2:4

Đức Chúa Trời không bao giờ bắt buộc một ai phải vâng  giữ lời Ngài. Ngài cho con người có ý chí tự do quyết định mọi sự. Chuẩn mực mà Ngài đưa ra cho con người là hầu cho ai vâng theo sẽ được phước, còn ai không vâng theo sẽ gặt lấy hậu quả do chính việc mình làm. Kinh Thánh sách Ga la ti 6:7 – 8 có chép: “Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời”.

Qủa đúng như vậy. Lời của Chúa hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không bao giờ thay đổi. Vấn đề “tình dục trước hôn nhân” ở bất kì thời đại nào, quốc gia nào cũng gây nhiều hậu quả đau buồn cho người trong cuộc. Hãy nói không với điều này để có một hôn nhân tốt đẹp.

Các bạn trẻ thân mến, “sống thử” và “tình dục trước hôn nhân” là cạm bẫy ngọt ngào giết chết tình yêu chân chính. Tương lai của các bạn có thật sự hạnh phúc hay không là do chính quyết định của các bạn hôm nay.

Sống thử có nên không?
OnewayVn


Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »