Minh Nguyên- Hôn nhân bền vững 3- Vâng Phục Lẫn Nhau
Có một thiếu nữ kia, sinh ra
trong một gia đình nông dân tầm thường. Vì nhà nghèo, nàng phải giúp cha mẹ làm
việc ngoài đồng thật là vất vả. Năm cô gái lên 13 tuổi thì bà mẹ qua đời. Năm
năm sau, cha nàng cũng nối gót mẹ nàng ra đi. Ở tuổi 18, cô đơn một mình, không
người hướng dẫn nhưng nàng biết đặt mục tiêu cho đời sống, quyết chí học hành
và đã tốt nghiệp đại học với hạng danh dự. Một thời gian sau, thiếu nữ này yêu
một chàng trai sống trong cùng một thành phố. Không bao lâu sau hai người kết
hôn với nhau.
Vốn là người thông minh và có
tính tự lập, người vợ trẻ này có thể chọn một nghề mình thích hay đặt một mục
tiêu cho đời sống và theo đuổi mục tiêu đó. Nhưng vì là một người đàn bà thuận
phục chồng, nàng đã dẹp bỏ những mơ ước riêng tư qua một bên, sẵn sàng đứng bên
cạnh chồng để giúp chồng gây dựng sự nghiệp. Bạn đang đọc Hôn Nhân Bền Vững 3- Vâng
Phục Lẫn Nhau
Người ta thường nói: Đàn ông sống
cho sự nghiệp còn đàn bà sống cho chồng con. Sự quân bình đó khiến các ông có
thể ra ngoài góp phần xây dựng xã hội mà gia đình không bị thiệt thòi, vì đã có
người vợ ở nhà chăm sóc gia đình. Người đàn bà trong câu chuyện trên đã sống đúng
với vai trò và trách nhiệm của người làm vợ.
Mơ ước của bà là sống một đời
sống giản dị, an lành, trong một thành phố nhỏ; làm một nghề bình thường và
được thoải mái, yên vui bên chồng con. Chồng bà trái lại, là người nhiều cao
vọng. Ông thích làm chính trị, muốn gánh những việc lớn và muốn được nhiều
người biết đến. Với triết lý sống tự do ngày nay, nếu hai vợ chồng có hai ước
mơ trái ngược nhau như thế thì chỉ có một cách giải quyết là đường ai nấy đi,
việc ai nấy làm. Nhưng người vợ trẻ kia đã quên mình, thuận theo ý chồng. Không
những thế, bà đã luôn luôn đứng bên cạnh chồng, làm tất cả những gì bà có thể
làm được để giúp chồng đạt được sự nghiệp mà ông mơ ước. Bạn đang đọc Hôn Nhân Bền Vững 3- Vâng Phục Lẫn Nhau
Nhờ sự hỗ trợ hết lòng của vợ, người
chồng trên đã thành công đến tột đỉnh. Tuy nhiên, ông cũng không thiếu những
lúc thất bại và tủi nhục nặng nề. Dù lúc chồng thành công vẻ vang hay khi thất
bại đau đớn, bà vợ ông không hề phàn nàn, chỉ trích hay tuyên bố những lời cay
đắng như nhiều bà vợ khác thường làm. Bà chỉ yên lặng, chấp nhận tất cả những
thăng trầm trong cuộc đời sự nghiệp của chồng. Dù nhiều khi bị người chung
quanh quên lãng hoặc có nhận định sai lầm về mình, bà cũng không lên tiếng cải
chính. Với lòng kiên trì, nhẫn nhục và vâng phục chồng, bà đã là sức mạnh tinh
thần lớn lao cho chồng nương tựa. Với sự hỗ trợ trung kiên của vợ, sau nhiều
năm tháng thất bại, cuối cùng người đàn ông kia lại đạt đến thành công vẻ vang
một lần nữa.
Ngày nay, khi nhắc lại cuộc đời
của người đàn bà trên, câu mà sách vở nào cũng nói là: ”Bà không bao giờ muốn
làm chính trị nhưng vì chồng muốn làm chính trị nên bà đã thuận phục, hy sinh
cả cuộc đời để giúp chồng.” Người đàn bà gương mẫu đó không ai khác hơn là
Patrice Nixon, vợ của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon.
Kính nhường và vâng phục luôn
luôn đi đôi với nhau
Nếu muốn đời sống hôn nhân được
êm ấm và hạnh phúc, chúng ta chỉ có một bí quyết, cũng là bí quyết mà Chúa đã
truyền cho chúng ta. Đó là vợ vâng phục chồng, chồng yêu thương
vợ, và cả hai cùng kính sợ Chúa mà vâng phục nhau. Vợ chồng vâng phục
nhau nói nôm na chỉ có nghĩa là vợ nhường chồng, chồng chiều vợ. Nhường chồng
là làm theo ý chồng và chiều vợ là làm theo ý vợ.
Thánh Kinh dạy:
Lòng yêu thương phải cho thành thật, hãy gớm sự dữ mà mến sự lành. Hãy
lấy lòng yêu thương mềm mại mà yêu nhau như anh em, hãy lấy lẽ kính nhường
nhau... Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau (Rô-ma 12:9-10, 16)
Không gì đẹp cho bằng khi những
người sống chung trong gia đình thành thật với nhau, kính nhường nhau, lấy lòng
yêu thương mềm mại mà chiều nhau.
Thật ra, vợ chồng nào cũng yêu
thương nhau, vì nếu không thương thì đã không lấy nhau. Tuy nhiên, lắm khi tình
yêu của chúng ta thiếu chân thật và mềm mại, vì thế chúng ta không thể chiều
nhau và không kính nhường nhau được. Nếu hai vợ chồng yêu thương nhau nhưng
người nào cũng cứng rắn thì rất dễ đụng chạm và dễ làm tổn thương nhau. Lòng yêu thương mềm mại trái lại, sẽ giúp ta
dễ dàng hạ mình và quên mình để chiều ý nhau.
Trong một lá thư khác, thánh Phao-lô
khuyên:
Vậy, tôi là kẻ tù trong Chúa, khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng
đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em. Phải khiêm nhường đến điều, mềm mại
đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chiều nhau, dùng dây hòa bình
mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh (Ê-phê-sô 4:1-3)
Đây là nguyên tắc áp dụng cho anh
chị em trong hội thánh, là đại gia đình của Chúa, nhưng cũng áp dụng cho gia
đình nhỏ bé của chúng ta. Chúa đã gọi chúng ta vào chức phận làm vợ, làm chồng,
làm cha mẹ, làm con cái. Chúng ta phải ăn ở sao cho xứng đáng với chức phận đó.
Theo Lời Chúa dạy ở trên, chúng
ta phải hết sức khiêm nhường, hết sức mềm mại, phải nhịn nhục và lấy lòng yêu
thương mà chiều nhau. Chữ ”lấy lòng yêu thương mà chiều nhau” rất là quan
trọng. Có nhiều người chiều vợ chiều chồng mà hậm hực, tức tối và rủa thầm
trong lòng. Sự chiều chuộng hay nhường nhịn miễn cưỡng như thế khó có thể mang
lại kết quả tốt đẹp. Có những cặp vợ chồng không những không nhường, không
chiều nhau mà còn ganh với nhau. Vợ làm điều này thì chồng làm điều kia cho bõ
tức. Chẳng hạn như vợ đi làm về trễ không lo cơm nước được thì chồng thay vì về
trước nấu cơm giùm lại bỏ đi chơi để về trễ hơn. Khi vợ tự ý mua một món đồ đắt
tiền thì chồng tức giận, đi mua cho mình một món khác nhiều tiền hơn. Bạn đang
đọc Hôn Nhân Bền Vững 3- Vâng Phục Lẫn Nhau
Có nhiều vợ chồng không ai nhường
ai nhưng cứ ganh đua với nhau như hai quốc gia nghịch thù tranh đua việc phòng
thủ. Vợ bảo con làm việc này thì chồng sai con làm việc khác. Chồng sắp đặt hay
sửa sang nhà cửa không hỏi ý vợ; khi chồng đi vắng, vợ xoay sửa lại theo ý
mình. Khi vợ tự ý lấy tiền giúp gia đình, chồng khó chịu hạch hỏi thì vợ nói:
Đó là tiền của tôi, tôi không đụng đến tiền của ông. Có hai vợ chồng kia, không
đồng ý với nhau trong việc chọn tên cho con, nhưng vì không ai nhường ai nên đứa
con có hai tên khác nhau. Mỗi khi ai hỏi tên đứa bé, vợ nói một tên, chồng nói
một tên khác.
Các ông thường sợ rằng nếu hỏi ý
vợ hay nghe theo lời đề nghị của vợ thì sẽ mất uy quyền của người chồng hoặc bị
chê là sợ vợ, vì thế cứ một mình quyết định hết mọi sự. Chúa ban cho các ông thể xác mạnh mẽ, tinh thần hào hùng nhưng Ngài lại
ban cho các bà một trực giác bén nhạy, sự tế nhị và sức chịu đựng khi gặp khó
khăn. Vì thế nếu vợ chồng nghe theo ý kiến của nhau sẽ mang lại lợi ích lớn lao
cho gia đình.
Hãy làm cho người điều ta muốn
người làm cho mình
Trong Phúc Âm Lu-ca 6:31 Chúa
Giê-xu dạy:
Các ngươi muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể
ấy.
Câu này có nghĩa là: Hãy làm cho
người điều ta muốn người làm cho mình. Nếu chúng ta muốn được vợ hay chồng yêu
thương, nhường nhịn và chiều chuộng, chúng ta hãy làm những điều đó trước. Đây
không phải là đổi chác nhưng là thực hành Lời Chúa dạy. Ví dụ, nếu chúng ta
muốn vợ hay chồng mỗi khi đi đâu, làm gì nói cho mình biết thì khi chúng ta đi
đâu, làm gì, chúng ta không nên giấu, cũng đừng để đến giờ chót mới nói, nhưng
nói trước để xem người phối ngẫu có ý kiến gì hay không.
Tương tự như thế, nếu biết chồng
đi làm về thường không vui khi thấy vợ không có ở nhà thì nếu cần đi đâu, chúng
ta cố gắng về sớm hoặc nói cho chồng biết trước hôm đó mình sẽ đi đâu, mấy giờ
mới về. Nếu các ông bực bội khi phải chờ đợi vợ trang điểm quá lâu hoặc không
muốn khi đói mà phải chờ cơm thì cũng nhớ đừng để vợ ở nhà chờ cơm mà không
biết chồng đang ở đâu và mấy giờ mới về. Nếu các bà biết chồng đi làm về không
muốn thấy vợ đang nói điện thoại thì nên tránh gọi điện thoại khi chồng sắp về.
Đó là nhường nhau và chiều nhau. Ở đây nhà nào cũng có điện thoại, chúng ta chỉ
cần gọi cho nhau một tiếng là tránh được bao nhiêu giận hờn, phiền trách.
Thường thường chúng ta lại hay
làm ngược lại nguyên tắc của Chúa, tức là điều gì ta không muốn người khác làm
cho mình thì ta lại cứ làm cho người khác. Không những thế, có người còn cố ý
làm những gì họ biết vợ hay chồng không thích, để cho người đó bực bội, khó
chịu. Có hai vợ chồng kia vợ không làm cho chồng điều chồng muốn mà chồng cũng
không làm cho vợ điều vợ mong ước. Mùa Giáng Sinh năm đó, ông chồng mua tặng vợ
một món quà. Bà vợ mừng lắm nhưng khi mở ra thấy đó là cái máy hình, là điều
ông cần chứ bà không cần. Giận quá, bà vợ ra chợ mua cho chồng một món quà, bà
chọn món quà bà mơ ước lâu nay nhưng ông đã không mua. Đó là cái nồi cơm điện
loại mới thật đẹp.
Khi vợ chồng tôn trọng nhau và vâng phục nhau thì làm việc gì cũng hỏi
ý nhau. Tuy nhiên, khi người phối ngẫu hỏi ý kiến hay xin phép, chúng ta không
nên làm cao, làm khôn, cũng đừng làm khó, cấm điều này cản điều kia, trái lại
hãy tôn trọng tự do của nhau.
Có ông chồng kia buồn vì vợ quá
tự do và tự lập, làm gì cũng không nói cho ông biết. Một hôm tức quá nên ông
nói: ”Bà làm gì cũng được miễn là điều phải, tôi không cấm, nhưng đừng xem
thường tôi quá. Bà đi đâu, làm gì, xài bao nhiêu tiền nên hỏi qua tôi một
tiếng.” Chúng ta phải thành thật nhận rằng người chồng đó đã không đòi hỏi điều
gì quá đáng. Trong khi đó cũng có những ông chồng quá khó, khi vợ làm những
điều tốt như thương người, giúp người, đi nhà thờ, cầu nguyện, lo công việc
Chúa, thì bị chồng la mắng hay cấm đoán. Điều đó thật hơi quá đáng và bất công.
Có những vợ chồng sống bên nhau nhưng làm gì cũng giấu nhau vì nếu hỏi ý hay
nói ra là bị ngăn cản ngay. Có người khi thấy vợ hay chồng làm điều này điều
kia, muốn biết nhưng không dám hỏi thẳng, chỉ cố gắng đoán hay đi hỏi bạn bè.
Nếu vợ chồng sống chung với nhau
mà thiếu tinh thần vâng phục, sẽ không nhường nhau, không chiều nhau và không
tin cậy nhau. Lúc đó gia đình của chúng ta sẽ không khác gì ngục tù hay địa
ngục trên trần gian mà thôi (còn tiếp).
Minh Nguyên Chương
Trình Phát Thanh Tin Lành
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..