Bạn thật khó tin rằng phải tìm
Thánh Nich trong tù lao. Nhưng thánh Nicholas không phải chỉ là một huyền thoại
(chuyện hoang đường) cho trẻ con vào dịp Giáng Sinh. Ông ta là một người bằng
xương bằng thịt, là một đầy tớ của Đấng Christ, một linh mục của thành phố Myra ở Địa Trung Hải.
(Bạn đang đọc Ông Già Nôen là ai?)
Thánh Nicholas thật là ai? Những
người viết cổ sử thật lại cho chúng ta biết rằng, Thánh Nicholas được sanh ra
trong một gia đình giàu có ở thành phố Patara vào khoảng năm 270 sau Công Nguy
ên. Cha mẹ ông qua đời khi ông hãy còn nhỏ và để lại cho ông một gia tài to
lớn. (Bạn đang đọc Ông Già Nôen là ai?)
Khi còn là một thiếu niên, tánh
khiêm nhường của Nicholoas đã biểu lộ ra. Ông nghe có một gia đình nghèo khổ và
đói rách. Người cha làm không đủ tiền để mua lương thực cho gia đình, đinh tiêu
hết những của hồi môn cho ba đứa con gái. Người cha nghèo túng này cũng vừa
định bắt đứa con gái lớn nhất đi làm đỉ bán thân nuôi gia đình. (Bạn đang đọc Ông Già Nôen là ai?)
Trong một đêm tối mịt, Nicholas
quăng một bao túi bạc đồng tiền bằng vàng qua cửa sổ của căn nhà nghèo túng
này. Sáng hôm sau, người cha khám phá ra túi bạc. Ông vui mừng không thể tả:
gia đình ông qua được cơn túng thiếu, thanh danh của đứa con gái được giữ gìn,
ngay cả của hồi môn cho đứa con lớn vẫn còn nguyên. Một khoảng thời gian sau,
Nicholas cũng bí mật cung cấp một của hồi môn cho cô con gái thứ hai, và rồi
đứa thứ ba. (Bạn đang đọc Ông Già Nôen là
ai?)
Nhưng trong cơ hội lần thứ ba,
người cha của mấy cô gái lén rình xem ai bí mật giúp gia đình mình. Vừa khi túi
bạc chạm đến sang nhà, ông đã đuổi theo và bắt gặp câu bé Nicholas. Nicholas
quá kinh hãi khi bị khám phá ra hành động nhân đạo thưong người của mình.
Nicholas van nài người cha giữ kín đừng nói cho ai biết người đã giúp gia đình
ông. Sau đó Nicholas đem hết gia tài của cải vào việc từ thiện dâng cuộc đời
mình cho Chúa. (Bạn đang đọc Ông Già Nôen
là ai?)
Tại một thành phố gần Myra , có một vị giám mục
coi sóc hết các nhà thờ của vùng đó. Khi vị giám mục qua đời, các linh mục và
các thầy giảng của các tỉnh làng lân cận tìm một người khác để thay thế.
Nicholas có thói quen dậy sớm để
đến nhà thờ cầu nguyện. Sáng sớm hôm đó, một linh mục gia nua đứng chờ Nicholas
trong thánh đường. Ông chậm rải hỏi “Con là ai? Con trai của ta?”
“Nicholas một tội nhân,” người
mục sư trẻ tuổi trả lời. “và là kẻ phục vụ ông.”
“Con hãy theo ta,” vị linh mục
hướng dẫn. Nicholas theo sau vị linh mục vào một phòng có nhiều vị llinh mục
khác đang tụ họp. Vị linh mục già lên tiếng trước đám đông. “Tôi có một khải
tượng tối hôm qua rằng ai là người vào thánh đường trước nhất sáng hôm nay sẽ
là giám mục mới cho thành phố Myra .
Đây là người đó: Nicholas.” (Bạn đang đọc Ông
Già Nôen là ai?)
Cuối cùng hội đồng linh mục bổ
nhiệm ông làm giám mục địa phần Myra .
Không may, Nicholas phải lãnh đạo hội thánh của ông trải qua thời kỳ khủng
hoảng nhất trong lịch sử.
Vào năm 303 sau Công Nguyên,
Hoàng Đế La Mã Diocletian ra lệnh bắt bớ tra tấn tàn nhẫn tất cả những người
tin Chúa. Những người bị tình nghi là tin theo Chúa Jêsus bị đem ra làm vật
sinh tế cho các tà thần. Ông Nicholas và hàng ngàn người tin Chúa đã từ chối
mạng lệnh. (Bạn đang đọc Ông Già Nôen là
ai?)
Nhiều linh mục, giám mục, mục sư
và giáo dân bị lôi vào nhà tù. Những vụ tra tấn tàn nhẫn đã đổ trên các tín hữu
khắp đế quốc La Mã. Nhiều tín đồ bị làm mồi cho thú dữ. Nhiều người bị đem ra
đánh nhau với các dũng sĩ đấu gươm để làm thú tiêu khiển cho đám khan giả khát
máu, họ chỉ mong con dân Chúa bị giết cách dã man. Nhiều đàn bà đã bị hành hung
tàn nhẫn. Nhiếu thánh đồ đã bị đánh đập không thương hại, còn một số khác bị
thiêu sống. (Bạn đang đọc Ông Già Nôen là
ai?)
Nhưng cuộc bắt bớ không nghiền
nát được sự bành trướng của Cơ Đốc Giáo. Tetullian, một nhà lãnh đạo hội thánh
vào thế kỷ thứ ba có nhận xét, “máu huyết của những người tuẩn đạo là hột giống
cho hội thánh.”
Những người còn sống sót trong
những hầm tra tấn của Diocletian được thiên hạ gọi là “thánh nhân” hay là
“ngưòi xung hô mình là Cơ Đốc Nhân”, bởi vì họ đã không đánh mất niềm tin của
họ trong Chúa Giê Xu, ông Nicholas là một trong những ngưòi đó. (Bạn đang đọc Ông Già Nôen là ai?)
Cuối cùng, sau nhiều năm bị giam
hảm trong tù, cánh cửa nhà tù lại mở rộng và giám mục Nicholas được thả ra,
theo ban lệnh của Tân Hoàng Đế La Mã Constantine. Khi giám mục Nicholas trở lại
địa phận của mình, giáo dân của ông tụ họp lại để hoan nghênh ông. Họ reo to,
“Giám Mục Nicholas, người Cơ Đốc, Thánh Nicholas đã trở về.” (Bạn đang đọc Ông Già Nôen là ai?)
Giám mục Nicholas bị đánh đập về
thể xác, nhưng con tim không bị tan vở. Ông tiếp tục phục vụ Đấng Christ và
giáo dân địa phận Myra thêm ba mươi năm nữa. Nhờ những lời cầu nguyện trong sự
từng trải khổ đau của vị chiến sĩ đức tin này, nhiều người đã tìm được sự cứu
rỗi và được hàn gắn những vết thương lòng. Giám mục Nicholas đã tham gia vào
hội nghị tôn giáo nỗi tiếng Nicea vào năm 325 sau Thiên Chúa. Ông qua đời vào
ngày 6 tháng 12 năm 343 sau Công Nguyên, trở thành một danh nhân, được sự yêu
chuộng của cả thành phố của ông. (Bạn đang đọc Ông Già Nôen là ai?)
Ông già Nô En của mùa Giáng Sinh
còn mang đầy tính chất của con người hầu việc Chúa lúc xa xưa. Màu sắc của bộ
đồ ông mặc làm hồi tưởng lại bộ áo màu đỏ tươi của vị giám mục. “Making a list,
checking it twice – làm một danh sách, xem xét kỷ càng lại hai lần,” có lẽ muốn
làm nhớ lại những giáo huấn vị thánh đồ Nicholas đã dạy trẻ em về những hành vi
tốt. Những món qua ộng già Nô En bí mật đem đến cho trẻ con vào đêm trước Giáng
Sinh để ghi nhớ lại những hành động khiêm nhường của ông cho ba cô gái nghèo. (Bạn
đang đọc Ông Già Nôen là ai?)
Có lẽ nếu ông sống ngày nay, ông
già Nô En thật sẽ tránh né những sự chú ý quá trầm trồ người ta dành cho ông.
Sẽ không có nón tia ra hay bộ quần áo đỏ rực rở, sẽ không có nai miền hàn đới
hay xe trượt tuyết. Nhưng có lẽ ông sẽ làm giống như ông đã làm hàng mấy thế kỷ
trước đây, giám mục Nicholas sẽ hướng dẫn người ta chú tâm đến Đấng mà ông thờ
phượng.
“Tôi là Nicholas, một tội nhân,
Nicholas, tôi tớ của Đức Chúa Giê Xu.”
[1] Eusebius, church History,
VIII, 6, 9.
Ông Già Nôen là ai?
myTNPA.org
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..