CÁCH CẦU NGUYỆN CỦA DAVID YONGGI CHO
Cách cầu nguyện của David Yonggi Cho- Chương VI
Các môn đồ của Chúa Jesus đã hỏi Ngài dạy họ
cách cầu nguyện, họ không hỏi Ngài cách để chuẩn bị sứ điệp, cách cầu nguyện
cho người bệnh hay là cách đuổi quỉ. Họ hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện.
CÁCH CẦU NGUYỆN CỦA DAVID YONGGI CHO
CHƯƠNG VI
LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA
Các môn đồ của Chúa Jesus đã hỏi Ngài dạy
họ cách cầu nguyện, họ không hỏi Ngài cách để chuẩn bị sứ điệp, cách cầu nguyện
cho người bệnh hay là cách đuổi quỉ. Họ hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện. Vì họ
biết qua việc suy gẫm sâu xa chức vụ của Ngài, tất cả quyền năng bày tỏ trong
công việc của Đức Chúa Trời, là do đời sống cầu nguyện của Ngài, dù đó là Ngài
chữa bệnh hay đuổi quỉ. Từ sáng sớm,
Ngài đã cầu nguyện trong nơi vắng vẻ. Và đôi lúc Ngài cũng cầu nguyện suốt đêm
đối với công việc lớn lao của Chúa Jesus . Các môn đồ đã biết rõ công tác vĩ đại
của Jesus nhờ đời sống cầu nguyện của Ngài nên họ hỏi Ngài dạy họ cách cầu nguyện
đúng theo lời cầu nguyện của Chúa ở Mathiơ 6.
Làm sao Ngài dạy các môn đồ qua lời cầu
nguyện của Chúa? Làm sao chúng ta có thể học cầu nguyện theo như khuôn mẫu này?
Trước hết Jesus dạy họ cầu nguyện: “Lạy
Cha chúng con ở trên trời, danh Cha được tôn Thánh”, đó là cách mà chúng ta nên
bắt đầu cầu nguyện . Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không biết nhiều
danh xưng của Đức Chúa Trời, Cha chúng ta.
Ở cựu
ước, Giêhôva là một danh xưng cứu chuộc. Nói cách khác đó là một danh ban sự cứu
rỗi cho con người. Trong Lời Đức Chúa Trời, chúng ta thấy bảy danh xưng của Cha
chúng ta ở trên trời mà đã được khải thị cho con người. Khi chúng ta kêu cầu
Danh Đức Chúa Trời qua các danh xưng này, chúng ta cầu nguyện theo từng danh,
thì Danh của Ngài sẽ thật sự được tôn Thánh. Đây là kinh nghiệm quí báu mà Cơ Đốc
Nhân nên vui hưởng mỗi ngày.
1. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Dirê
Giê hô va Dire. Khi Ápraham dâng con mình là Ysác trên núi Môria khi vâng lời mạng lịnh của Đức Chúa Trời, thì Ngài đã ngưng ông lại và cung ứng cho ông một chiên con. Vậy Apraham dâng một chiên con làm của lễ thiêu và đặt tên tại đó là Giêhôva Dirê nghĩa là “Chúa sẽ cung ứng.” Qua danh này, Đức Chúa Trời bày tỏ với chúng ta rằng Ngài cung ứng tất cả cho chúng ta. Ngài biết mọi sự, Ngài định trước mọi sự và Ngài chuẩn bị mọi sự đúng theo sự quan phòng của Ngài. Sự quan phòng của Ngài được mô tả rõ ở I Côrinhtô 2:9, “Nhưng Kinh Thánh chép những điều mắt chưa thấy, tai chưa nghe và lòng người chưa nghĩ đến thì Đức Chúa Trời lại chuẩn bị sẵn cho những kẻ yêu mến Ngài.”
Giê hô va Dire. Khi Ápraham dâng con mình là Ysác trên núi Môria khi vâng lời mạng lịnh của Đức Chúa Trời, thì Ngài đã ngưng ông lại và cung ứng cho ông một chiên con. Vậy Apraham dâng một chiên con làm của lễ thiêu và đặt tên tại đó là Giêhôva Dirê nghĩa là “Chúa sẽ cung ứng.” Qua danh này, Đức Chúa Trời bày tỏ với chúng ta rằng Ngài cung ứng tất cả cho chúng ta. Ngài biết mọi sự, Ngài định trước mọi sự và Ngài chuẩn bị mọi sự đúng theo sự quan phòng của Ngài. Sự quan phòng của Ngài được mô tả rõ ở I Côrinhtô 2:9, “Nhưng Kinh Thánh chép những điều mắt chưa thấy, tai chưa nghe và lòng người chưa nghĩ đến thì Đức Chúa Trời lại chuẩn bị sẵn cho những kẻ yêu mến Ngài.”
Vậy khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hãy
nhớ danh của Ngài là Giêhôva Dirê và cảm ơn Ngài là Đấng cung ứng của chúng ta.
Chúng ta phải tin cậy Ngài, ngợi khen Ngài bởi vì Ngài đã cung ứng mọi sự cho
chúng ta. Vậy chúng ta phải phó thác mọi sự cho Ngài và cầu nguyện để chúng ta
bước vào con đường Ngài đã cung ứng.
2. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Rôphêca.
Giêhôva Rôphêca. Danh Ngài được bày tỏ ở Xuất Êdíp Tô Ký 15:26 : Khi dân Isaren đến tại Mara, họ khát, tuy nhiên họ đã tìm thấy nước đắng đến nỗi họ không thể uống được. Họ lằm bằm với Đức Chúa Trời và Môi-se. Khi đó, Môi-se kêu cầu với Chúa và Đức Chúa Trời chỉ cho một cây gỗ. Môise ném cây gỗ xuống nước và ngay lập tức nước trở nên ngọt. Tại đó dân Ysơraen bị thử thách, nhưng Đức Chúa Trời nói với họ “Nếu các ngươi chăm chỉ nghe lời Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta sẽ chẳng giáng cho ngươi một trong các bệnh nào mà ta đã giáng cho xứ Êdiptô; Vì Ta là Đức Giêhôva, Đấng chữa bệnh cho ngươi.” (Xuất 15:26)
Giêhôva Rôphêca. Danh Ngài được bày tỏ ở Xuất Êdíp Tô Ký 15:26 : Khi dân Isaren đến tại Mara, họ khát, tuy nhiên họ đã tìm thấy nước đắng đến nỗi họ không thể uống được. Họ lằm bằm với Đức Chúa Trời và Môi-se. Khi đó, Môi-se kêu cầu với Chúa và Đức Chúa Trời chỉ cho một cây gỗ. Môise ném cây gỗ xuống nước và ngay lập tức nước trở nên ngọt. Tại đó dân Ysơraen bị thử thách, nhưng Đức Chúa Trời nói với họ “Nếu các ngươi chăm chỉ nghe lời Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta sẽ chẳng giáng cho ngươi một trong các bệnh nào mà ta đã giáng cho xứ Êdiptô; Vì Ta là Đức Giêhôva, Đấng chữa bệnh cho ngươi.” (Xuất 15:26)
Trong tiếng Hêbơrơ “Giêhôva Đấng chữa
lành” là Giêhôva Rôphêca. Vì thế, chúng ta biết Danh Cha cũng là Giêhôva
Rôphêca. Khi chúng ta tin cậy Ngài, lẽ tự nhiên là sự chữa lành thuộc linh và thuộc thể đều ở trong Ngài.
Chúng ta biết sự thật này và vì thế, chúng ta đến Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus
Christ để mong được chữa lành. Chúng ta cảm tạ Ngài là Giêhôva Rôphêca, Đấng chữa
lành của chúng ta; và chúng ta ngợi khen vì ân điển chữa lành của Ngài trên
chúng ta.
Trong I Phierơ 2:24 chúng ta đọc Chúa
Jesus Christ đã gánh lấy sự yếu đuối của chúng ta trên thân thể Ngài khi vâng lời
ý muốn của Cha Ngài. “Bởi lằn roi Ngài chúng ta đã được lành bệnh.” Khi chúng
ta cầu nguyện, chúng ta phải biết rõ ràng đức tin của chúng ta đặt nơi Vị Thầy
Thuốc Vĩ Đại của chúng ta và cảm tạ Ngài. Chúng ta phải ngợi khen Ngài và tôn
vinh Danh Ngài là Đức Giêhôva Rôphêca của chúng ta.
3. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Nissi.
3. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Nissi.
Giêhôva Nissi. Trong Xuất Eâdiptô ký
chương 17, dân Ysơraen đã bị tấn công bởi dân Amalec khi họ đến Raiphidim. Môise sai Giôsuê với binh lính ra chiến trận, nhưng ông dẫn Arôn và Urơ lên đỉnh đồi
cầu nguyện với nhau. Khi Môise đưa tay ông lên, dân Ysơraên thắng, khi ông hạ
tay xuống , dân Amaléc thắng. Khi tay Môi-se mỏi, Arôn và Urơ mang đến một hòn
đá cho Môise ngồi xuống và họ tiếp tục
nâng cánh tay của ông cho đến khi mặt trời lặn. Và Giôsuê đã chiến thắng trận
đánh! Tại đó, Môise xây một bàn thờ và đặt tên là Giêhôva Nissi, nghĩa là “Đức
chúa Trời là cờ xí, là chiến thắng của chúng ta.” Qua ví dụ này, chúng ta phải
biết rằng tất cả những chiến thắng trong đời sống chúng ta đều ở trong Giêhôva
Nissi. Dưới ngọn cờ chiến thắng này, chúng ta phải đánh trận trong đời sống
chúng ta qua sự cầu nguyện.
4. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Salam.
4. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Salam.
Giêhôva Salam. Trong Các quan xét 6:24 “Danh Chúa của chúng ta được biết là Giêhôva Salam. Khi Giêrubaan, mà cũng là Ghiđêôn, thấy Đức Chúa Trời, ông trở nên sợ hãi và nghĩ là mình sẽ chết. Trong thời Cựu Ước , nếu dân sự thấy Đức Chúa Trời họ cảm thấy họ chắc sẽ chết. Nhưng Đức Chúa Trời bảo đảm với ông, “Bình an cho ngươi; đừng sợ, ngươi sẽ không chết.” Ghiđêôn nghĩ rằng ông sẽ chết vì ông thấy thiên sứ của Chúa. Nhưng Đức Chúa Trời nói ông sẽ không chết. Tại đó, Ghêđêôn xây một đền thờ cho Chúa và gọi là Giêhôva Salam. Đức Chúa Trời ban cho bạn và tôi sự bình an trong con Ngài là Chúa Jesus Christ. Bây giờ, với sự bình an và hy vọng lớn trong tấm lòng của chúng ta, chúng ta có thể đến cách dạn dĩ trước mặt Đức Chúa Trời. Bởi vì chúng ta đã thấy Ngài bởi đức tin, chúng ta có thể cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời là Giêhôva Salam của chúng ta, là sự bình an của chúng ta.
5. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Rôhi.
Giêhôva Rôhi. Thi thiên 23 :1 nói “Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi , tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” Ở đây, Rôhi có nghĩa là “Đấng Chăn Chiên . Trong lời Ngài, Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài đối với chúng ta là Đấng chăn giữ chúng ta. Ngài sở hữu chúng ta, vì thế chúng ta phải ngợi khen Ngài và cảm tạ Ngài vì sự dẫn dắt, sự nuôi nấng, sự nâng đỡ và sự bảo vệ chúng ta như người chăn chiên thật làm cho chiên mình. Chúng ta phải đặt lòng tin của chúng ta vào Đấng chăn chiên của chúng ta với tất cả tấm lòng, theo Ngài và tôn vinh Ngài với tất cả sức mạnh của chúng ta.
6. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Tsidkeenu.
Giêhôva Tsidkeenu. “Đức Giêhôva là sự công bình của chúng ta.” Đức Chúa Trời đã khiến Đấng không biết tội lỗi trở nên tội lỗi thế chỗ chúng ta để chúng ta có sự công bình của Đức Chúa Trời. Bây giờ, chúng ta có sự công bình của Đức Chúa Trời trong Chúa Jesus, khi chúng ta đặt đức tin mình nơi Đấng Christ. Bởi vì Đức Giêhôva là Tsidkeenu của chúng ta, sự công bình của chúng ta, chúng ta phải cảm tạ và ngợi khen Ngài.
7. Danh Đức Chúa Trời là: Giêhôva Shammah.
Giêhôva Shammah. Trong Êxêchiên 48:35 chép “Đức Giêhôva ở đó.” Điều này có nghĩa là sự hiện diện của Đức Chúa Trời luôn luôn ở trong đền thờ của Ngài suốt một ngàn năm. Cũng vậy, đời sống Cơ Đốc Nhân được biến đổi thành đền thờ của Đức Chúa Trời để Đức Thánh Linh ngự vào và Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với chúng ta. Gêhôva Shammah nghĩa là“Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với chúng ta”, là con cái của Ngài. Biết điều này chúng ta có thể sống trong sự tin tưởng rằng Đức Chúa Trời luôn ở với chúng ta, cho dù có điều gì đang xảy ra trong đời sống chúng ta.
Vì thế, sau khi cầu nguyện “Danh Cha được
Thánh” chúng ta có thể tiếp tục cầu nguyện với Ngài qua những Danh xưng kỳ diệu
của Ngài, suy nghĩ cách sâu xa ý nghĩa của
Danh ấy đối với chúng ta. Thế nào mỗi danh xưng liên hệ cách cá nhân đối với
chúng ta là con cái được cứu của Ngài. Khi chúng ta hiểu biết Ngài theo những
danh xưng của Ngài, sự ngợi khen và sự cảm tạ sẽ luôn luôn sôi sục trong chúng
ta. Qua Danh của Ngài, Đức Chúa Trời liên hệ với chúng ta một cách cá nhân hơn
và thực hiện công việc mà Danh Ngài nói đến.
Thứ hai, chúng ta được dạy cầu nguyện
“nước Ngài được đến”. Chúa Jesus Christ của chúng ta đem vương quốc của Đức
Chúa Trời đến thế gian. Ngài giảng “hãy ăn năn vì nước thiên dàng đã đến gần”.
Trong vương quốc của Satan, Chúa Jesus đem vương quốc của Đức Chúa Trời vào rao
giảng ! Nhưng, để vương quốc Đức Chúa Trời được xâm nhập vào trong con người,
Chúa Jesus phải sẳn sàng đến thập tự giá. Chính qua của lễ của thân thể tan nát
của Ngài và sự đổ huyết mà vương quốc của Đức Chúa Trời có thể bước vào lịch sử
nhân loại. Cùng với sự tha thứ tội lỗi, sự tẩy sạch tội lỗi, sự giảng hòa với Đức
Chúa Trời và công việc của Đức Thánh Linh trên đất. Vương quốc của Đức Chúa Trời
cũng cất đi sự rủa sả đối với con người và mang đến phước lành của Apraham. Bởi sự chết và sự sống lại của
Chúa Jesus Christ, Ngài đã hủy phá quyền lực của sự chết và địa ngục ! Bây giờ,
qua vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta có sứ điệp năm mặt của Phúc Âm và những
sự phước hạnh tam diện của sự cứu rỗi. Bây giờ, những sự cung cấp này đã có sẵn
cho tất cả mọi người bất cứ ở đâu, vì bất cứ ai sẽ kêu cầu Danh Chúa thì được cứu
(Rôma 10:13) và cho những ai đặt đức tin nơi Đức Chúa Jesus sẽ nhận được phước hạnh của Ngài: sự thạnh vượng trong
hoàn cảnh và sức khoẻ cũng như tâm linh
được sống động. Vương quốc của Đức Chúa Trời đang được bày tỏ trong Hội Thánh
ngày nay, nơi nào Danh Chúa Jesus được tôn cao.
Mỗi quốc gia đều phải có chính phủ, quân
đội , lực lượng cảnh sát. Hội Thánh, thân thể của Đấng Christ không chỉ là
chính thể của vương quốc Đức Chúa Trời mà còn bày tỏ quyền năng mạnh mẽ của Đức
Thánh Linh để “bản chất” của vương quốc thiên đàng được thể hiện trong Hội
Thánh của Ngài ngày nay. Chúa của chúng ta dạy dỗ cho chúng ta cầu nguyện cho sự
hiện diện của Đức Thánh Linh để những dấu lạ, phép lạ được bày tỏ trong thân thể
của Đấng Christ và là một lời chứng cho những người không tin. Quyền năng mạnh
mẽ của Đức Chúa Trời tác động trong Hội Thánh Ngài sẽ là một bản sao quân đội mạnh
mẽ để đánh bại lực lượng Satan tấn công
công việc Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Quyền năng của Đức Thánh Linh cũng
sẽ làm sứ điệp năm mặt của Phúc Âm và phước hạnh tam diện của sự cứu rỗi sống động.
Để nó sống động trong đời sống của tín hữu. Điều này sẽ giúp cho vương quốc của
Đức Chúa Trời được mở rộng.
Với sự mong đợi lớn lao này, Các Cơ Đốc
Nhân phải cầu nguyện khẩn thiết cho nước thiên đàng được đến.
Thứ ba, Chúa chúng ta dạy chúng ta cầu
nguyện “Ý muốn của Ngài được thực hiện ở dưới đất cũng như trên trời.” Ý muốn của
Đức Chúa Trời đã được hoàn thành đời đời ở thiên đàng rồi, bởi vì Đức Chuía Trời
là Alpha và Ômêga, là đầu tiên và cuối cùng. Chỉ có ma quỷ và những người sống
dưới ảnh hưởng của nó mới không tin cậy Đức Chúa Trời và do dự trong việc tiếp
nhận ý muốn của Đức Chúa Trời trên đất, và họ là người ngăn trở ý muốn Chúa
không được hoàn thành trên đất. Satan và những người không tin kết hợp với nhau
để ngăn trở. Chúng ta phải cầu nguyện để ý muốn của Cha chúng ta sẽ được mọi
người tiếp nhận trên đất. Khi chúng ta cầu nguyện theo cách này, chúng ta có thể
đuổi những tà linh ngăn trở và Đức Thánh Linh sẽ làm tan vỡ sự cứng cỏi của con
người, bày tỏ Chúa Jesus Christ cho họ và vương quốc Đức Chúa Trời sẽ bước vào
tấm lòng của họ. Mỗi ngày chúng ta cầu nguyện “Ý cha được nên, ở đất cũng như trời”
Thứ tư, Chúa Jesus nói chúng ta phải cầu
nguyện “xin ban chúng con đồ ăn mỗi ngày”. Chúng ta phải nhận thức ăn thuộc linh
cho con người bề trong cũng như chúng ta nhận thức ăn cho thân thể chúng ta mỗi
ngày để thỏa mãn sự đói khát vật lý của chúng ta mỗi ngày. Nhận thức ăn thuộc
thể và thuộc linh là ý muốn của Đức Chúa Trời trên đời sống chúng ta. Khi chúng
ta cầu nguyện, Ngài sẽ cung cấp cả hai. Khi chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời ban
bánh mỗi ngày, điều đó nghĩa là chúng ta đang cầu xin Ngài về tất cả nhu cầu
cho đời sống chúng ta, nhận biết rằng tất cả những nhu cầu của chúng ta được
Ngài cung cấp. Để có thức ăn hàng ngày, chúng ta cần làm việc. Để làm việc chúng ta cần giáo dục. Và để có được
giáo dục, nhiều nhu cầu vật chất phải được
cung ứng như sự đi lại, nhà cửa, thức ăn. Chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời
một cách tin chắc và cầu xin Ngài cung cấp những điều này, thì chúng ta sẽ nhận
được bất cứ điều gì chúng ta cầu xin Ngài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu xin , vì
thế Ngài dạy chúng ta cầu nguyện như vậy.
Thứ năm “hãy tha thứ tội lỗi chúng tôi cũng
như chúng tôi tha thứ kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi”. Ở đây Chúa Jesus soi
sáng chúng ta một lẽ thật. Nếu chúng ta muốn nhận sự tha thứ cho tội lỗi của
chúng ta, chúng ta phải có trách nhiệm tha thứ người đã phạm tôị nghịch cùng chúng
ta! Vì thế, nếu chúng ta không tha thứ cho người đã phạm tội cùng chúng ta, thì
chúng ta cũng không được tha thứ.
Đây là một ý niệm nghiêm chỉnh, và một điều
thực tế. Vì thế, sau khi chúng ta tha thứ người khác về những tội lỗi mà họ đã
phạm cùng chúng ta, chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của chúng ta
thì chúng ta sẽ được tha thứ. Lời Chúa dạy chúng ta, khi chúng ta phạm tội, nếu
chúng ta cố gắng trả thù thay vì tha thứ thì sự trả thù là chống lại ý muốn của
Đức Chúa Trời. Nuôi dưỡng thù hận thì dễ nhưng tha thứ thì khó. Tuy nhiên, để
được Đức Chúa Trời tha thứ, chúng ta phải tha thứ người nào phạm tội cùng
chúng ta!
Thứ sáu, “Xin chớ để chúng con bị cám dỗ”
Sự cám dỗ là sự dụ dỗ và Chúa Jesus dạy chúng ta cầu nguyện để chúng ta không bị
rơi vào bẫy của sự cám dỗ. Tất cả những người tin Chúa đều liên tục dễ bị cám dỗ
như những người không tin. Lời Đức Chúa Trời dạy chúng ta chống trả ma quỉ, “Là
kẻ đến như sư tử rống rình mò người nào
nó có thể nuốt, và phải đứng vững trong đức tin. Để chiến thắng chống cự sự cám
dỗ, chúng ta phải liên tục cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Bao lâu chúng ta
còn sống trên đất, chúng ta dễ bị phạm tội. Chúng ta đang sống giữa sự cám dỗ
vây quanh. Satan muốn cám dỗ chúng ta bằng sự quyến rủ mê tham xác thịt, mê
tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời. Ma quỉ cũng muốn khiến chúng ta trở
thành nô lệ cho thế gian. Chúng ta phải thiết tha bám lấy Đức Chúa Trời mỗi
ngày và cầu nguyện. “Chớ để chúng tôi bị cám dỗ” và chúng ta sẽ nhận biết quyền
năng gìn giữ của Ngài, dầu cho có những thử thách luôn vây quanh chúng ta.
Cuối cùng chúng ta phải cầu nguyện “xin giải
cứu chúng tôi khỏi điều ác”. Kẻ thù chúng ta, Satan là kẻ ác. Trên thập tự giá
đồi Gôgôtha, Satan đã bị tước vũ khí. Tuy nhiên, nó tiếp tục kiện cáo chúng ta
trước ngai Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta lắng nghe sự kiện cáo của nó và rơi vào
bẫy của nó, thì nó sẽ đến và tìm cách cướp giết và hủy diệt chúng ta. Chúng ta
phải cầu nguyện mỗi ngày xin sự bảo vệ của Đức Chúa Trời để chúng ta không mắc
bẫy và sa ngã.
Khi tôi ở châu Phi, một trong những trưởng
lão của chúng tôi đang đi săn và chứng
kiến một đoàn sư tử giết chủ của nó. Lời Đức Chúa Trời ví Satan như sư tử rống,
tìm kiếm những người nào nó có thể cắn nuốt. Satan đi ra để cắn xé những người tin
Chúa trong tâm linh, hồn và thân thể cách tàn nhẫn cho đến khi nó nuốt người ấy
. Vì lý do này, phải cảnh giác và can đảm. Hãy chống cự nó cách vững vàng, và
như thế bạn sẽ không rơi vào bẫy của nó.
<<< Lùi Lại Đọc Tiếp >>>
<<< Lùi Lại Đọc Tiếp >>>
Cách cầu nguyện của David Yonggi Cho
Cách cầu nguyện của David Yonggi Cho
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
0 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!