Hôm nay:

BÀI VIẾT- BÀI LUẬN- GHI CHÚ

Xem tất cả Các bài luận- viết »

ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

Xem tất cả Đời sống Cơ Đốc»

CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP

Xem tất cả Câu hỏi đáp »

.

Cây Tía Tô- Bên Cạnh Bạn

Đăng bởi Bùi Qúy Đôn | Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

In bài
Cỡ chữ: +A =A -A







CÂY TÍA TÔ- BÊN CẠNH BẠN


Mô tả cây tía tô, hoạt chất của cây tía tô, tác dụng của cây tía tô đối với con người trong sự chữa bệnh và cách dùng cây tía tô để chữa bệnh…

CÂY TÍA TÔ
Cây tía tô
Cây tía tô như thế nào và tác dụng của cây tía tô là gì?


CÂY TÍA TÔ

Tên khoa học cây tía tô là: Perililla Frutescen L.Britt
Họ của cây tía tô:  Hoa môi (Lanmiaceae)
Tên khác cây tía tô: Tử tô

Mô tả cây tía tô: Cây tía tô là cây thảo sống hằng năm, thân vuông, mọc thẳng đứng. Thân cây tía tô có lớp long, vỏ cây tía tô màu tím - xanh. (Hay gọi là cây tía tô tím). Lá cây tía tô đơn nguyên, mọc đối nhau. Phía lá tía tô hình trứng, đầu nhọn, màu tím hoặc màu xanh lam. Trên phiến lá tía tô cũng có lông mịn màu tím, mép lá cây tía tô có răng cưa, gân lồ 5 đôi nổi rõ ở mặt dưới. Hoa cây tía tô mọc từng chụm ở đầu cành và kẽ lá. Hoa cây tía tô nhỏ , cánh màu trắn hoặc tím nhạt. Quả của cây tía tô hạch nhỏ, hình cầu, mầu nâu.

Bộ phận được dùng của cây tía tô là: Toàn cây, quả, hạt, bỏ rễ.
Thành phần hóa học của cây tía tô: Chủ yếu là tinh dầu.
Công dụng của cây tía tô là: Cây tía tô có vị cay, tính ôn vào hai kinh phế và tỳ. Cây tía tô được dùng trong các bệnh về cảm mạo, làm ra mồ hôi, ho, giúp cho sự tiêu hóa. Quả của cây tía tô trị tê thấp, hen suyễn.
Cách dùng cây tía tô:  Ngày dùng 6-20g dạng thuốc sắc lá, với hạt tía tô là 3-10 g/ ngày     
Thơ về cây tía tô

CÂY TÍA TÔ

Tía tô ba lá tía tô
Thần không vật bậu, hồ đồ chê tôi
Lá: làm thuốc toát mồ hôi
Giảm đau, giải độc kế thời chữa ho
Giúp tiêu hóa tốt, nhẹ lo
Cành: cũng tác dụng kém so lá mình
Thêm ân thai cũng đáng tin
Quả: thì giáng khí cho nên trừ đờm
Trị ho, hen suyễn tinh tươm
Tách riêng cho biết, vẫn ươm một nòi.

Liên Quang


Cách hướng dẫn cụ thể sử dụng cây tía tô trong sự chữa bệnh:

- Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá cây tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Làm như vậy, vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Chữa cảm lạnh: Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá cây tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm.
Bạn cũng có thể lấy một nắm lá cây tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá cây tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Chữa ăn phải cua độc: Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa. Lấy cây tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
Chữa ho, tức thở: Lấy cành lá cây tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá cây tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.




Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email: luaphucamhp@yahoo.com


Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..


Share this article :
Blogger Comments ( 0 )
Facebook Comments( )
Google Comments

SỨC KHỎE- ÐỜI SỐNG

Xem tất cả Sức khoẻ đời sống »

SẮC ÐẸP

Xem tất cả Sắc đẹp »

GIA CHÁNH

Xem tất cả Gia chánh »

MẸ & BÉ

Xem tất cả Mẹ và bé »