CÁNH CỬA TRÍ TUỆ CỦA NGƯỜI
DO THÁI
Dưới đây là những điều tôi học được
qua từng chương sách này.
Tác giả sách là Lý Quế Đông. Sách
gồm 7 chương.
DẪN NHẬP
Do
Thái có biết bao những người thành công và cũng là những người thông minh tuyệt
đỉnh, họ là những người bình thường nhưng họ lại tạo được những thành tích mà cả
thế giới đều phải ngước nhìn. Điều gì đã giúp họ đạt được thành công như vậy?
Quyển
sách này nói về các lĩnh vực như sự sinh tồn, cách ứng xử trong cuộc sống, sinh
hoạt, học tập, kinh doanh và tài sản... của dân tộc Do Thái và bí quyết thành
công của người Do Thái.
CHƯƠNG 1. TRÍ TUỆ SINH TỒN
- KHÔNG CÓ KẺ
YẾU TUYỆT ĐỐI Qua ngày đại lễ chuộc
tội của Do Thái giáo, người Do Thái cho rằng con người rất nhỏ bé, yếu đuối, dễ
sai lầm và phạm tội. Nhưng lại không có kẻ mạnh hay kẻ yếu tuyệt đối nào, nếu
có thì chỉ là tương đối. Có nghĩa là dù yếu đuối con người Do Thái tin rằng không
có kẻ yếu tuyệt đối. Chính hiểu sai về điều này, nên đã có những con người coi
mình là yếu và suốt đời không có ngày vươn lên được.
-
Bi kịch diễn ra là do ta không hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình và
của người khác và không biết cách nào để lẩn tránh nó.
-
Một khi bước vào thế giới phục tùng mù quáng thì ta đã không còn là người tự do
nữa. Cho tới ngày nay, người Do Thái vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc và có sức thu
hút kỳ lạ. Từ hàng ngàn năm qua, người Do Thái tài giỏi xuất hiện khắp thế giới.
“KHÔNG NGỪNG CỐ GẮNG” là ưu điểm truyền thống của người Do Thái. Khi gặp khó
khăn hay vấp ngã, họ cũng không lùi bước, cho dù bị đàn áp và giết hại cũng
không thể cản đường tiến tới của họ. Họ không ngừng cố gắng. Dựa vào tinh thần
“không ngừng vươn lên” để rèn luyện và vượt khó có thể làm cho người bình thường
làm nên sự nghiệp phi thường.
-
Ích lợi của việc không thể sử dụng quá nhiều là: men làm bánh mì, muối và sự do
dự. Người Do Thái cho rằng bánh mì cho quá nhiều men sẽ bị chua. Thức ăn nêm
nhiều muối quá thì sẽ mặn. QUÁ DO DỰ SẼ DỄ ĐÁNH MẤT CƠ HỘI ĐẤU TRANH VÀ DỄ BỊ
TIÊU DIỆT. Hãy đứng lên hành động vì có hành động thì sự việc mới có thể thay đổi.
Họ có sự quyết đoán sáng suốt và quyết tâm cứng rắn. Họ dùng trí tuệ để tìm cơ
hội thành công, dùng nghị lực quả đoán để đạt được thành công. Đừng nên do dự
mà đánh mất cơ hội hiếm có để rồi sau này phải hối hận.
- Cánh cửa của cuộc sống không phải là động, nếu
ta không chủ động đẩy ra thì nó sẽ mãi mãi đóng kín. LUÔN NẮM LẤY MỤC TIÊU GẦN
NHẤT CỦA MÌNH. Quá tham vọng và thiếu thực tế là mục tiêu không có giá trị của
con người. Chỉ có nắm bắt mục tiêu gần
nhất mới có hiệu quả. Chính vì nhiều người Do Thái biết tập trung sức mạnh và
thời gian có hạn của cuộc sống để đánh hạ từng mục tiêu, từ đó đạt được thành
công, đây mới chính là trí tuệ vĩnh hằng.
- Xác lập một
mục tiêu cần phải kết hợp thực tế cá nhân và hoàn cảnh, rồi đặt nó vào trí mà
khả năng cho phép. THẾ GIỚI BẮT ĐẦU TỪ BƯỚC CHÂN. Chuyện lớn thường bắt nguồn từ
những chuyện nhỏ. Bạn nên bắt tay vào những chuyện nhỏ trước, cuối cùng mới có
thể nắm bắt được cục diện. Cho dù hành trình có dài đến đâu chịu khó đi từng bước,
tích lũy thành quả đã đạt được, kết hợp với nhau, bạn sẽ phát hiện không có nhiệm
vụ nào không thể hoàn thành.
- Nơi bạn đứng
chính là trung tâm của thế giới, không nên mơ cao mà quên để ý đến hoa hồng nở
rộ trước cửa sổ. KHÔNG SỢ THẤT BẠI. Người Do Thái cho rằng, mọi thứ đều có ích,
sự việc tốt hay xấu đều do con người chuyển đổi và biến hóa. Cái tốt không tuyệt
đối là tốt, nhất định sẽ có một số khuyết điểm;
cái xấu cũng không tuyệt đối là xấu, nó cũng có lợi ích sử dụng đặc thù.
Hoàn cảnh tốt hay xấu, thất bại và chiến thắng cũng vậy. Mỗi người đều có thể
phát huy khả năng của mình, quan trọng là bản thân có cố gắng hay không. Người
Do Thái không những kỉ niệm ngày thắng lợi mà còn kỉ niệm ngày bại trận bị áp bức
và lăng nhục, vì họ tin một điều: Chỉ cần bạn nhớ đến ngày thất bại thì sẽ khiến
bạn có sức mạnh to lớn. Điển hình trong
ngày lễ Vượt qua.
- Thượng đế đã
khiến ta thương tích đầy mình nhưng cũng có thể chữa khỏi cho ta; Thượng đế cho ta roi vọt bởi ngài muốn băng bó cho ta. CHẾ
NGỰ TÂM TRẠNG. Người Do Thái nói rằng: Tâm trạng thoải mái sẽ giúp chúng ta sống
vui; phẫn nộ sẽ làm ta giảm thọ, sự vẻ và sống thọ hơn; sự đố kị và lo lắng khiến
ta già đi trước tuổi.
- Sự phẫn nộ
và lo âu không những khiến ta nản chí và ủ rũ mà còn có thể khiến ta mất mạng. KHÔNG
NÊN LO LẮNG TRIỀN MIÊN. Không mất đi niềm tin thì mới có thể tạo ra cuộc sống
tương lai tốt đẹp. Không nên lo âu triền
miên, nên giữ lấy niềm tin mà sống một cách mạnh mẽ.
- THOÁT KHỎI
VÒNG XOAY CUỘC SỐNG. Suối nguồn trí tuệ của dân tộc Do Thái, trong đó có câu:
Vượt qua người khác chưa thể gọi là siêu việt; vượt qua chính mình mới thật sự
là siêu việt. Hình ảnh này được tác giả mô tả độc đáo qua hình ảnh con bọ chét
tập thói quen không nhảy ra khỏi bình trog khi nắp chai không còn. Mỗi người đều
có sức sáng tạo bẩm sinh, nhưng chỉ có một số người có thể phát huy được. Người
hay tư duy có thể mở mang tầm nhìn của chính mình, chỉ có tổng hợp chúng lại mới
có thể phát sinh tư duy mới và sức quan sát.
- CHUYỂN ĐỔI
TƯ DUY. Trước nhiều tình huống, nếu ta cứ suy nghĩ vấn đề theo một đường thẳng
thì vấn đề có thể sẽ không được giải quyết một cách tốt nhất, nhưng nếu ta suy
nghĩ theo góc độ ngược lại thì vấn đề có thể sẽ được giải quyết một cách dễ
dàng. “Đảo ngược lối tư duy thì thành công sẽ ở một ngã rẽ nào đó.”
- CẦN MẪN SẼ DẪN
ĐẾN THÀNH CÔNG. Người Do Thái cho rằng, cần mẫn và thành công thường bổ sung
cho nhau. Người cần mẫn thường đạt được
thành công, còn người lười biếng thì hiếm khi thành công. Người Do Thái cho rằng,
phía sau sự thành công là một nỗi vất vả. Hãy bắt đầu rèn luyện tính cần mẫn
cho mình, tập tính này sẽ có ảnh hưởng đến cả đời bạn đấy. Bởi khả năng thành
công luôn tồn tại ở mỗi người lao động.
- SỰ NGHÈO NÀN
LÀ TRƯỜNG HỌC TỐT NHẤT. Dù ở hoàn cảnh nào đi nữa, dù đã từng nghèo đến không
còn một đồng xu dính túi, thì cũng không nên tuyệt vọng vì sự nghèo khổ là trường
học tốt nhất, nó sẽ giúp ta học được những thứ tốt nhất. Một người có thời trẻ
nghèo khổ cũng tốt, vì sự nghèo nàn sẽ
thúc đẩy con người phấn đấu vươn lên để thành công. “Không nên khinh người
nghèo, bên trong chiếc áo rách rưới của họ cất giấu hạt ngọc của trí tuệ.”
- HÃY GIỮ TÂM
TRẠNG ÔN HÒA. Biết giữ thăng bằng không quá cực đoan chính là dùng tâm trạng
bình thản để đón nhận những thách thức
trước mắt chứ không phải dễ dàng đầu hàng, bỏ cuộc; làm việc gì cũng phải biết
được mức độ của nó. Chúng ta không nên quá lo sợ khi gặp khó khăn và cũng không
nên quá vui mừng khi đạt được thành công. Cho dù gặp chuyện đi nữa thì cũng
không nên quá sa đà vào sự thành công hay thất bại, hãy giữ tâm trạng bình thản
ung dung trước những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
- LÀM MỘT NGƯỜI
LẠC QUAN. Người có tư duy lạc quan và người có suy nghĩ bi quan có cách hành động
và kết quả thu được không giống nhau. Người lạc quan rất dễ khắc phục khó khăn, vì họ luôn tích cực tìm
kiếm những giải pháp mới, có thể chuyển điều kiện bất lợi thành điều kiện có lợi
trong thời gian ngắn.
- SỬA CHỮA SAI
LẦM. Đáng sợ nhất là khi ta muốn che đậy sai lầm thứ nhất lại phạm phải sai lầm
thứ hai và vì muốn che đậy sai lầm thứ hai lại tiếp tục phạm phải sai lầm thứ
ba, thậm chí càng ngày càng tạo nên nhiều sai lầm hơn nữa. Cần can đảm thừa nhận
sai lầm cũng là can đảm đối diện với sư thật về chính mình.
- NUÔI DƯỠNG
TINH THẦN ĐOÀN KẾT. Đoàn kết một lòng, sức mạnh vô biên. Gia đình hòa thuận thì
mọi chuyện đều tốt. Đối với gia đình như vậy và đạo lý đối nhân xử thế ngoài xã
hội cũng phải như vậy.
- TÍCH LŨY LÀ
CƠ SỞ DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG. Thời gian của chúng ta là có hạn, đừng đợi đến lúc ta
xuống dốc rồi mới hối hận, vì đến lúc đó thì đã muộn! Vậy thì bây giờ việc nên
làm là vừa “đi gánh nước” vừa tận dụng thời gian và sức lực của mình để “đào một
giếng nước sau vườn nhà mình” đi “Biết lo xa chính là trang bị trước cho cuộc sống
sau này của chính mình.”
CHƯƠNG II: TRÍ TUỆ ỨNG XỬ TRONG CUỘC SỐNG
- KHO BÁU CỦA
CUỘC SỐNG. Trong nguồn vốn năng lực của
con người, quan hệ giao tiếp rộng chính là tài sản quan trọng nhất, là nguồn vốn
quý báu nhất của sự nghiệp. Có mối quan hệ giao tiếp tốt chính là có vốn làm
giàu, là phép màu dẫn đến thành công.
- TÔN TRỌNG
TÀI HOA CỦA NGƯỜI KHÁC. Những người Do Thái nghèo khổ khi gặp người giàu không
bao giờ mặc cảm, vì những người xuất thân trong gia đình giàu có chưa chắc có học
vấn. Nhưng khi gặp người có tri thức, họ luôn tỏ thái độ tôn trọng. Chính vì
người Do Thái biết coi trọng tài hoa của người khác hơn là hoàn cảnh xuất thân,
nên dân tộc Do Thái mới có nhiều nhân tài kiệt xuất. “Trong ánh mắt của Thượng
đế, mọi người đều bình đẳng. Sự bất bình đẳng là do con người tạo ra.”
- KHÉO LÉO VẬN
DỤNG TÍNH SĨ DIỆN. Tự khen mình có thể trở thành động lực thúc đẩy con người tiến
bộ nhưng cũng có thể khiến cho tính cách ta yếu đuối, dễ nóng nảy, thậm chí dễ
rơi vào cạm bẫy của người khác. Vì vậy, tính sĩ diện phải có mức độ, đặc biệt
là khi cạnh tranh với đối thủ hoặc giao hữu với kẻ địch thì càng phải bỏ tính
sĩ diện, nếu không sẽ bị người khác lợi dụng. Trong thánh điển “Talmud” có nói:
bạn tốt nhất của tính diện là sự khiêm tốn và quan tâm đối với mọi người.
- CHỌN BẠN MÀ
CHƠI. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng! Bạn bè có ba loại: Loại thứ nhất là
tình bạn như không khí và nước - đây là
loại bạn không thể nào thiếu được; loại thứ hai là bạn như cà phê và đồ
ngọt - đây là loại bạn thỉnh thoảng cần đến; loại thứ ba chính là tình bạn giống
câu chuyện về con sư tử như trên - loại bạn này ta phải mau tránh xa.
- KHÔNG NÊN TỰ
KHEN MÌNH. Thế giới có rất nhiều điều không tốt đẹp, trong đó có thói “tự mãn”.
Thất bại không phải vì mình quá nhỏ yếu mà vì tự cho mình là lớn mạnh.
- GIỮ THÁI ĐỘ
BÌNH THẢN. Nói xấu người khác là biểu hiện của sự bất tài. Người có tài, có một
công việc chính đáng, sẽ không có thời gian đi nói xấu người khác. Nếu bạn bị
người khác đả kích, đừng quan tâm đến điều đó, hãy cố gắng tập trung vào công
việc của mình hơn. Hãy để sự đả kích đi theo thời gian và để lịch sử phán xét một
cách chính xác.
- ĐỪNG ĐỂ CƠN
TỨC GIẬN CHI PHỐI. Lời nói và hành động trong cơn phẫn nộ không những không đem
lại tác dụng tích cực, mà ngược lại còn gây ra hàng loạt hành động tiêu cực và
cắt đứt các mối quan hệ bạn bè. Phải bình tĩnh chế ngự tâm trạng của mình và
dùng phương pháp ôn hòa đối với người khác mới là một cách chế ngự tốt nhất,
thúc đẩy mối quan hệ bạn bè tiến triển tốt đẹp. Khi cơn phẫn nộ bùng lên thì hậu
quả của nó không thể lường nổi.
- TRÍ TUỆ HÀI
HƯỚC. Nếu biết gây cười đúng lúc, nhất định
sẽ đạt được một hiệu quả tốt đẹp và có thể xây dựng một không khí trao đổi hữu
nghị. Lời nói hài hước có thể đem đến tiếng cười và làm cho cuộc sống trở nên
thoải mái hơn. Cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu tiếng cười, bởi vì cuộc
sống không tiếng cười là một cực hình.
- NGƯỜI TÀI GIỎI
THƯỜNG KHIÊM TỐN. Không nên tự bộc lộ sự tinh khôn của mình cho người khác biết.
- LÒNG BIẾT ƠN.
Những gì mà chúng ta đạt được và đang hưởng thụ đều không phải là tự nhiên. Vì
vậy, ta phải tập cho mình có tính cách rộng
rãi, tấm lòng nhân từ.
- SUY XÉT VÀ TỰ
KIỂM ĐIỂM. . Dân tộc Do Thái có tinh thần thận trọng và độc lập, dù sống một
mình cũng không tùy tiện, điều quý nhất là tinh thần tự kiểm và tinh thần tự
phê bình. Nghiêm khắc với bản thân không những có thể nâng cao chính mình còn
có thể ảnh hưởng và cảm hóa người khác.
- ĐỀ PHÒNG SỰ
ĐỐ KỴ. Sự đố kỵ và thù hận không những phá hoại mối quan hệ giữa người với người
mà còn hủy diệt bản thân. Vì vậy, đối với người có tính đố kỵ, ta nên tránh xa.
- KHÔNG NÊN
LĂNG NHỤC NGƯỜI KHÁC. Người thật sự quan tâm người khác không bao giờ đề cập đến
những vấn đề khiến người khác không vui, thậm chí họ không thể chịu được việc
người khác nhắc tới sai lầm của họ. Chính vì vậy, khi giao tiếp, ta nhất định
phải nhớ rõ hai điều: đừng bao giờ nhắc tới sai lầm và nhục mạ người khác. Lời
nói mang tính lăng nhục dù là cố tình hay vô ý cũng để lại trong lòng người
khác một vết thương khó lành.
- NỤ CƯỜI ĐI
SÂU VÀO LÒNG NGƯỜI. Sự vui vẻ và tiếng cười là thần dược trong cuộc sống, “nụ
cười” như một liều thuốc quý có thể giải tỏa áp lực, thả lỏng tâm trạng. “Nụ cười”
là một phần quà mà ta có thể tặng cho những người xung quanh và cũng là một phần
quà tặng cho chính mình. Chúng ta có thể dùng nụ cười để đong đầy cuộc sống.
“Cười” là một vị thuốc bổ tốt hơn cả trăm loại thuốc quý.
- ÂN CẦN ĐỐI
ĐÃI VỚI KHÁCH. Abraham là người có tiếng đối đãi khách rất ân cần. Đó là gương
sống mà người Do Thái noi theo. “Người cho hạnh phúc hơn người nhận, người cho
luôn có được sự đền đáp.”
- LƯƠNG THIỆN
LÀ MỘT LÀN GIÓ XUÂN ẤM ÁP. Người Do Thái quan niệm rằng: người hiền lành luôn
thu hút người khác. Người hung dữ sẽ bị mọi người xa lánh. “Muốn nhận rõ sự thiện
ác phải bắt đầu từ chính bản thân.”
- COI TRỌNG UY
TÍN. Người Do Thái rất coi trọng uy tín, giữ uy tín là đức tính tốt của con người.
Trong xã hội, “chữ tín” đại diện cho sự khen ngợi và cũng là đại diện cho tên
tuổi của mỗi người. “Một người trọng chữ tín thì dù phải hy sinh tính mạng cũng
cố gắng bảo vệ nó.”
- KHÔNG NÊN CỐ
CHẤP. Người Do Thái cho rằng, người cố chấp là người ngu xuẩn, khăng khăng giữ
ý kiến của mình. Khi sự cố chấp và vọng tưởng liên kết với nhau sẽ tạo nên sự
ngu xuẩn suốt đời.
- CHIA SẺ NIỀM
VUI VỚI NGƯỜI KHÁC. Xem niềm vui của người khác là niềm vui của mình cũng là một
trong những phương pháp trí tuệ đối nhân xử thế giỏi giang của người Do Thái.
- KHOAN DUNG VỚI
NGƯỜI KHÁC, BIẾN THÙ THÀNH BẠN. Người Do Thái có câu danh ngôn: “Người mạnh mẽ
nhất chính là người có thể biến thù thành bạn!”. Có thể tha thứ cho chính mình
thì nên tha thứ cho cả người khác.
CHƯƠNG III: TRÍ TUỆ CUỘC SỐNG
- SỨC KHỎE LÀ
QUAN TRỌNG NHẤT. Phải coi trọng sức khỏe của chính mình, bởi vì sức khỏe là động
lực cơ bản của công việc mang tính sáng tạo.
- NGHỈ NGƠI RẤT
QUAN TRỌNG. Bí quyết tự giải phóng mình của người Do Thái chính là để cho mình
nghỉ ngơi, và nghỉ ngơi đúng cách.
- PHÂN BIỆT VIỆC
GẤP VIỆC KHOAN, VIỆC NẶNG VIỆC NHẸ. Đối với việc tận dụng thời gian, người Do
Thái luôn biết sắp xếp công việc, lựa chọn việc nặng trước, nhẹ sau. Nếu chúng
ta biết tận dụng thời gian thì không bao giờ lo sợ không đủ thời gian.
- TRÁNH XA TIN
ĐỒN. Tin đồn có thể làm cho những người bạn thân nhất xa lánh ta. Tin đồn thường
có hai mặt, nhưng bạn chỉ có thể thấy được một mặt. Vì vậy, khi đối diện với
tin đồn, bạn không nên quá tin vào nó, nếu không bạn cũng sẽ trở thành người
phao tin đồn.
- SUY NGHĨ KỸ
TRƯỚC KHI NÓI. Nên nói năng chừng mực, nếu nói quá lời thì sẽ không có lợi. Thận
trọng trong lời nói cũng giống như giữ gìn báu vật; giữ im lặng được thì cuộc sống
mới đạt được nhiều lợi ích. Phải tập thói quen suy nghĩ thật kỹ trước khi nói
- KHÔNG NÊN
ĐÙN ĐẨY TRÁCH NHIỆM. Người Do Thái cho rằng, chuyện tốt thì nên chia sẻ với người
khác, nhưng trách nhiệm thì phải tự mình gánh vác. Ruồng bỏ trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình là việc đáng xấu hổ và có tội.
- GIÚP NGƯỜI
NHƯ GIÚP TA. Giúp người chính là đang
giúp ta. Dân tộc Do Thái có được sự phồn vinh như ngày hôm nay là do họ biết
giúp đỡ lẫn nhau.
- THỎA MÃN VÀ
LUÔN VUI VẺ. Người Do Thái biết thỏa mãn, trân trọng những gì đạt được mới có
thể trở thành một dân tộc trí tuệ hơn người.
- TRÂN TRỌNG,
YÊU QUÝ THIÊN NHIÊN. Muốn có sức khỏe tốt và sống trong một môi trường hài hòa,
chúng ta phải biết yêu quý thiên nhiên.
- CHA MẸ LÀ ÂN
NHÂN. Trách nhiệm tôn kính cha mẹ không phải được kết thúc khi cha mẹ già.
CHƯƠNG IV: TRÍ TUỆ LÀM GIÀU
-
GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN. Người Do Thái luôn giữ tâm trạng bình thản trước đồng tiền,
không xem nó như quỷ thần, không phân biệt nó là sạch hay dơ. Đối với họ, tiền
là tiền, chính vì thế mà họ cần mẫn để có được nó, nhưng khi mất nó rồi cũng
không đau lòng lắm.
- THƯỢNG ĐẾ CỦA
TRẦN GIAN. Tiền là thực tế, có thể khiến con người sinh tồn.
- TIỀN LÀ CON
DAO HAI LƯỠI. Người Do Thái xem tiền như là một con dao hai lưỡi, nhận thức được
tiền có thể khiến con người sinh tồn và
có thể bào mòn tâm hồn của một con người. Tuy người Do Thái cho rằng đồng tiền
là “thượng đế của thế tục”, nhưng không thể vì tiền bạc mà đánh mất đạo.
- VAY TIỀN CHỨ
KHÔNG MƯỢN TIỀN. Cho bạn bè mượn tiền sẽ khiến ta mất cả chì lẫn chài.
- QUI TẮC CỦA
TIỀN MẶT.Tiêu chuẩn trong giao dịch kinh doanh của người Do Thái là tuân thủ chủ
nghĩa tiền mặt.
- KHÔNG ĐỂ ĐỒNG
TIỀN ĐIỀU KHIỂN. Người Do Thái coi trọng đồng tiền nhưng cũng chỉ xem đồng tiền
là một công cụ. Đồng tiền có thể không là người hiền lành nhưng chắc chắn là một
nô lệ giỏi giang.
- TIẾT KIỆM TẠO
NÊN SỰ GIÀU CÓ. Tránh những sự lãng phí không cần thiết mới có thể tích lũy từ
số tiền nhỏ thành số tiền lớn, người thông minh không bao giờ chê tiền ít.
- MỘT NGÀY BẮT
ĐẦU TỪ BUỔI HOÀNG HÔN. Ngày nghỉ ngơi của người Do Thái được tính từ hoàng hôn
của ngày thứ sáu, người Do Thái cho rằng, thay vì bắt đầu từ sáng sớm kết thúc
lúc tối mịt, thì đảo ngược lại bắt đầu từ tối kết thúc vào sáng sớm. Đây là một
quan niệm thời gian tích cực của người Do Thái, và họ hi vọng cuộc sống con người
cũng như vậy.
CHƯƠNG V: TRÍ TUỆ KINH DOANH
-
BỒI DƯỠNG QUAN NIỆM ĐẦU TƯ QUẢN LÝ TÀI SẢN. Người Do Thái quan niệm rằng tiền gửi
trong ngân hàng xem như là không có sự
quản lý tài sản.
- THƯƠNG NHÂN
PHẢI SÁNG SUỐT. người Do Thái quan niệm rằng kiếm tiền không phải là chuyện
đáng xấu hổ, mà là điều tất yếu hiển nhiên. Sở hữu một đầu óc sáng suốt còn hơn
sở hữu một tài sản kếch sù.
- XÂY DỰNG CỬA
NGÕ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG. Một thông tin có thể quyết định sự tồn vong của một
dân tộc. Vì vậy, các thương nhân Do Thái đã hình thành sự nhạy cảm và xem trọng
nguồn thông tin. Một thông tin có thể quyết định sự sống hay cái chết.
- KHÔNG NÊN
CÂU NỆ TRONG KINH DOANH. Công việc là công việc, không được đặt quá nhiều tình
cảm trong đó. Lần nào cũng là lần đầu tiên, đó là quyển kinh cao cấp về công việc
kinh doanh của người Do Thái có được trong quá trình lịch sử lâu dài. Nếu nhất
thời thiếu cảnh giác, hậu quả không những là thất vọng mà thậm chí tuyệt vọng.
- MƯỢN THẾ ĐỂ
DÙNG SỨC. Mượn thế mạnh của người khác để phát huy sức mạnh của mình chính là
con đường tắt dẫn đến thành công, luôn thăm hỏi những người có trí tuệ hơn mình
có thể khiến chúng ta khó mà thua cuộc.
- BIẾT NGƯỜI
BIẾT TA. Mọi người phải hiểu rõ và tương trợ nhau, mới có thể đạt được kết quả
cùng phát triển và cùng sinh tồn.
- QUY TẮC CẠNH
TRANH KHÉP KÍN. Cạnh tranh khép kín tức là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp,
chia sẻ nguồn vốn, thúc đẩy lẫn nhau, không phải là sự cạnh tranh thua - thắng.
Cạnh tranh khép kín được gọi là giai đoạn cạnh tranh cao cấp, lấy điểm xuất
phát là mục tiêu hai bên cùng thắng, từ đó có được kết quả cả hai cùng thành công và tồn tại, đó
chính là ưu điểm cao tay của người Do Thái. Nghĩ cho người khác chính là trải
đường cho ta, cùng nghề với nhau không hẳn là kẻ thù.
- SỬ DỤNG QUY
TẮC ĐẢO NGƯỢC. Trên chiến trường vị tướng quân nhờ chiến thuật mà thắng kẻ địch,
trên thương trường, thương nhân phải dùng kế sách để mưu sinh. Chỉ cần không vi phạm pháp luật,
tất cả các kế sách đều được phép sử dụng và đều chính đáng.
- KHẾ ƯỚC RẤT
QUAN TRỌNG. Các thương nhân Do Thái cho rằng, kí hợp đồng là một vấn đề rất
nghiêm túc, lúc kí kết hợp đồng đôi bên phải hiểu rõ là hai bên không được phép
vi phạm bất cứ điều khoản nào. “Khế ước
là một hiệp định nghiêm trang, tuyệt đối không thể hủy ước.”
- XEM TRỌNG PHỤ
NỮ VÀ CÁI MIỆNG. Phụ nữ và cái miệng là hai loại tài nguyên chủ yếu nhất, phải
biết nắm bắt.
- SỬ DỤNG LINH
HOẠT TRÒ CHƠI CHỮ SỐ. Ý nghĩa của việc sử dụng linh hoạt chữ số là: người kinh
doanh phải chú trọng việc phân tích mối quan hệ của các con số để dễ dàng tìm
ra đối sách và phương pháp kinh doanh hữu hiệu.
- NUÔI DƯỠNG
TINH THẦN YÊU NGHỀ. Người Do Thái không bao giờ cảm thấy xấu hổ về công việc của
mình, trong kinh doanh cũng vậy, họ không hề tự ti, nếu bạn cũng có tinh thần
làm việc hết mình, nhất định bạn sẽ lấy
được lòng của khách hàng và công việc kinh doanh sẽ ngày càng đi lên. Đồng tiền
không phân biệt cao thấp, dù bạn làm nghề gì thì cũng phải tôn trọng nghề nghiệp
của mình.
- TINH TẾ TỪ
NHỮNG VIỆC NHỎ. Mỗi một vấn đề đều tìm ra được nguyên do từ các chi tiết. Chính
vì vậy, chỉ có làm tốt những chi tiết nhỏ
thì ta có thể làm nên việc lớn.
- CÔNG THỦ CÓ
PHƯƠNG PHÁP. Khi vận dụng sở trường công thủ, tiến thì phải biết lựa chọn
phương pháp, thời cơ và kế sách tiến công. Lùi phải biết nắm bắt thời điểm, địa
điểm và phương pháp phòng thủ. Đương nhiên khi tiến hay lùi cũng luôn phải có
thực lực nhất định làm hậu thuẫn. Nếu không có một thực lực hậu thuẫn nhất định
thì sự tiến - thủ khó có thể thành công.
- SÁCH ĐỘNG
LÒNG NGƯỜI. Sách động lòng người là một trong những kế sách tiêu thụ lớn của
thương nhân Do Thái, ám chỉ điều có lợi nhất là: Người ám chỉ sẽ không bị ảnh
hưởng gì mà người được ám chỉ thì lại bị ảnh hưởng bởi những sở thích theo người
khác. Dù họ bị ảnh hưởng thì cũng không hề liên quan đến người ám chỉ. … Trong
cuộc sống thực tế, người bán hàng thuần túy chỉ là người trung gian trong các hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp, thậm chí anh ta không cần chịu trách nhiệm
với hàng hóa bán ra của các chủ tiệm, mà chỉ cần đem tất cả những hàng hóa
trong tay mình chuyển đến tay khách hàng là được rồi, do đó họ mới có thể nuôi
dưỡng sành sỏi được một kỹ xảo sách động lòng người.
CHƯƠNG IV: TRÍ TUỆ HỌC TẬP
- SỞ HỮU TRI
THỨC LÀ SỞ HỮU TẤT CẢ. Dân tộc Do Thái nổi bật trong tất cả các lĩnh vực trên
thế giới, dù là trong giới khoa học kỹ thuật, giới tư tưởng, giới văn hóa, giới
chính trị hay là giới kinh doanh cũng có trí tuệ của người Do Thái đang tỏa
sáng ở đó. Họ có được những điều này là do có tinh thần ham học hỏi. Nhận thức
và hiểu biết về thế giới này, phải có tầm nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, suy
nghĩ cẩn thận để đưa ra quyết định sáng suốt, khách quan và những luận cớ
lôgích, đó chính là phương pháp dẫn đến thành công. Một người nếu không có tri
thức thì còn có thể có cái gì nữa?
- KHÔNG CÓ HỌC
SINH KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN, CHỈ CÓ GIÁO VIÊN KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN. Mỗi một đứa
trẻ đều ẩn chứa một tiềm năng to lớn, giáo dục chính là để làm bộc phát tiềm
năng này, đây cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên.
- SỰ HOÀI NGHI
CHÍNH LÀ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP. Học tập chính là muốn làm cho mình phong phú thêm,
càng khiến cho ta linh hoạt, lanh trí và giỏi quan sát. Trên thế giới này, sự
việc giống nhau tuyệt đối không thể xuất hiện lần nữa. Do đó, khi đối diện với
một tình trạng mới thì không ai có thể dùng những kiến thức đã học trước đây để
vận dụng vào nó, mà phải vận dụng tri thức một cách linh hoạt trên cơ sở của lập
luận nghi vấn.
- TRÍ TUỆ QUAN
TRỌNG HƠN TRI THỨC. Đương nhiên, bản thân tri thức chính là một số tài sản lớn,
nhưng người Do Thái lại coi trọng việc chuyển hóa tri thức thành một tài sản vật
chất thực tế, tức là sự hiểu biết của
con người cũng chính là trí tuệ của con người.
- HỌC KHÔNG CÓ
GIỚI HẠN. Việc học tập có thể khiến bạn thu hoạch được số tài sản nhiều hơn.
- LỰA CHỌN
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHÍNH XÁC. Người Do Thái rất chú trọng phương pháp học tập,
họ nghĩ rằng học tập là quá trình hoài nghi, tư duy và nâng cao khả năng hiểu
biết. Nhất định phải lựa chọn phương pháp thích hợp với chính mình mới có thể đạt
được thành tựu. Phải không ngừng suy nghĩ về những gì mình làm, cải thiện
phương pháp. Phương pháp học tập không những là nhân tố quan trọng của thành
tích tốt hay xấu. đồng thời nó cũng
chính là công cụ để con người khám phá nhữn g sự việc chưa biết.
- KHIÊM TỐN HỌC
HỎI. Khiêm tốn học hỏi người khác là một cử chỉ trí tuệ của người Do Thái. “Trong
ánh mắt người thông minh, người khác thông minh hơn họ.”
- SÁCH VỞ LÀ
NGƯỜI BẠN HỮU ÍCH. Nếp sống người Do Thái như sau: “Cuộc sống khốn khổ, không
thể không bán các vật dụng để sống qua ngày, bạn nên bán vàng trước, rồi tới ruộng
đất, cho đến giây phút cuối cùng cũng không nên bán đi bất kì cuốn sách nào.” Sách
vở là người thầy và người bạn của con người. Ý nghĩa của một quyển sách không
thể dùng giá tiền của nó mà định lượng giá trị của nó được. Những cuốn sách lý
tưởng là chìa khóa của trí tuệ. Biết cách lựa chọn đọc một quyển sách hay cũng
giống như giao tiếp với nhiều người cao quý và có lợi cho cuộc cuộc đời mình.
- SỰ TRẢI NGHIỆM
QUAN TRỌNG HƠN CẢ TRI THỨC. Người Do Thái cho rằng, lý luận phải là sự tập
trung khái quát đối với qui luật thực tế khách quan và hệ thống tri thức, lý luận
được bắt nguồn từ thực tiễn, dựa vào sự phát triển của thực tiễn mà không ngừng
làm phong phú thêm và hoàn thiện nó. Chân lý là sản vật của thực tiễn.
- KÍNH TRỌNG
THẦY GIÁO. Dân tộc Do Thái rất kính trọng thầy giáo, luôn coi song thân và giáo
viên như ngọn núi cao nguy nga, cao hơn người bình thường rất nhiều.
CHƯƠNG VII: TRÍ TUỆ ĐÀM PHÁN
- CHUẨN BỊ TRƯỚC
KHI ĐÀM PHÁN. Người Do Thái cho rằng, lời nói là chiến tranh không thuốc súng.
“Biết giao tiếp thì có được thiên hạ; không biết giao tiếp, thậm chí sẽ dẫn đến
tai họa chết người.”
- LÀM CHO MÌNH
TRỞ THÀNH NGƯỜI KHÓ ĐOÁN BIẾT. Người Do Thái cho rằng, đàm phán không chỉ là
đôi bên ngồi trên bàn đàm phán đối diện nhau mà trao đổi ý kiến hay ngã giá qua
lại, nó còn hơn là một màn kịch nói được sắp xếp tinh tế, không có sự chuẩn bị
là không thể nào thắng lợi được. Biết người biết ta là rõ thì cơ hội giành phần
thắng cơ sở của sự thành công.
- KHÔNG NÊN CÓ
TÂM LÝ CỦA NGƯỜI THẤP BÉ. Trong các cuộc đàm phán, người Do Thái hay vận dụng
chiến thuật tâm lý, họ luôn cường điệu rằng trong cuộc đàm phán không nên có
tâm lý sợ thua đối phương. “Cho dù là chú sư tử hung tợn, khi bạn cướp đi đứa
con yêu quý của nó thì nó cũng sẽ liều mạng mà rượt theo.”
- KHÔNG NÊN ĐẶT
TÌNH CẢM VÀO CÔNG VIỆC.
- CHUẨN BỊ TÂM
LÝ THẤT BẠI. Trong các cuộc đàm phán của người Do Thái, cho dù trước mắt có lạc
quan như thế nào cũng phải có sự chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, đó là phải
chuẩn bị tâm lý thất bại. “Có sự chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất, không
những làm cho bạn có thể đàm phán dễ dàng, mà còn có thể giảm thiểu hậu quả do
sự thất bại gây nên.”
- GHI CHÉP KỸ
CÀNG TRONG ĐÀM PHÁN. “Trí nhớ tốt không bằng ngòi bút nát!” Tri thức là phải
tích lũy từng li từng tí trong cuộc sống hàng ngày, tri thức có thể gợi mở cho
chúng ta tầm nhìn rộng rãi hơn, giúp ta nhìn sự việc với nhiều góc độ hơn để lựa
chọn cách giải quyết tốt nhất. Ghi chép lại tri thức và một số sự việc quan trọng
trên giấy thiếc mỏng của gói thuốc thơm
cũng là một phương pháp tốt đấy!
9/5/2017
BÙI QUÝ ĐÔN
Mọi đóng góp về bài vở xin liên hệ tới chúng tôi qua email:
luaphucamhp@yahoo.com
Trang Hoithanhkienbai Blog: Một trang chia sẻ cho bạn về niềm tin nơi Thượng Đế trong Đức Chúa Giê-xu Christ: Tin tức, dưỡng linh, đời sống, hôn nhân, vvv..
2 Ý Kiến- Bình Luận- Nhận Xét :
Xin điều chỉnh lại "CHƯƠNG IV: TRÍ TUỆ HỌC TẬP là CHƯƠNG VI: TRÍ TUỆ HỌC TẬP" vì đã có CHƯƠNG IV: TRÍ TUỆ LÀM GIÀU rồi!
Trong CHƯƠNG IV: TRÍ TUỆ LÀM GIÀU luận điểm VAY TIỀN CHỚ KHÔNG MƯỢN TIỀN Cho bạn bè mượn tiền sẽ khiến ta mất cả chì lẫn chài. Theo tôi thấy dường như chưa có kinh nghiệm thực tế nên chưa diễn giải hết luận điểm. VAY hay MƯỢN có gì khác nhau? Tại sao chỉ VAY mà không MƯỢN. Tôi biết 1 câu như thế nầy "Chớ cho ai mượn, chớ mượn của ai, kẻ mượn người cho mượn thường hay mất cả bạn lẫn tiền"
Đăng nhận xét
NỘI QUY ĐĂNG NHẬN XÉT
» Hội Thánh Kiền Bái Blog cảm ơn bạn đã giành chút thời gian để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét. Nhớ ĐỪNG ẨN DANH vì đây là điều TỐT để gây dựng Cơ Đốc.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét, bình luận phải lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu .
Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang Hoithanhkienbai Blog ngày một phát triển! Thank you!!!